Nhật Bản phóng thành công tên lửa H3 thế hệ mới sau nhiều thất bại

Công LuậnCông Luận17/02/2024


Một buổi phát trực tiếp của JAXA cho thấy cảnh các nhà khoa học vỗ tay và ôm nhau ăn mừng tại Trung tâm vũ trụ Tanegashima ở miền nam Nhật Bản, sau khi được thông báo rằng tên lửa H3 đã cất cánh thành công lúc 9h22 (giờ Tokyo) và đi đúng hướng với động cơ hoạt động bình thường.

JAXA cho biết tên lửa H3 đã được phóng thành công và đi vào quỹ đạo, mang theo 1 vệ tinh kiểm định và 2 vệ tinh chức năng siêu nhỏ.

nhat ban phong thanh cong ten lua h3 the he moi sau nhieu that bai hinh 1

Tên lửa H3 cất cánh từ bệ phóng tại Trung tâm vũ trụ Tanegashima trên đảo Tanegashima phía tây nam, tỉnh Kagoshima, Nhật Bản ngày 17 tháng 2 năm 2024. Ảnh: Kyodo

Vụ phóng thành công tên lửa H3 thế hệ mới đã đánh dấu chiến thắng thứ hai liên tiếp của Cơ quan Thám hiểm Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) sau khi tàu đổ bộ mặt trăng SLIM đạt được cú hạ cánh chính xác lên Mặt trăng vào tháng trước.

Là một quốc gia tương đối nhỏ về số lần phóng tên lửa vào không gian, Nhật Bản đang tìm cách khôi phục chương trình vệ tinh của mình khi hợp tác với đồng minh Mỹ trong cuộc đua với Trung Quốc. 

Giáo sư Ko Ogasawara tại Đại học Khoa học Tokyo cho biết: "Đây là một dấu hiệu tốt. Phải mất một thời gian để chương trình đạt được mục tiêu, nhưng với lần ra mắt này, họ sẽ giải quyết được các yêu cầu từ khắp nơi trên thế giới".

Tên lửa H3 sẽ thay thế tên lửa H-IIA đã có tuổi đời hai thập kỷ. JAXA và nhà thầu chính Mitsubishi Heavy Industries hy vọng rằng chi phí thấp hơn và khả năng tải trọng lớn hơn sẽ thu hút các khách hàng toàn cầu.

Chuyến bay đầu tiên của H3 hồi tháng 3 năm ngoái đã kết thúc thất bại khi bộ điều khiển mặt đất phá hủy tên lửa sau 14 phút cất cánh vì động cơ giai đoạn hai của nó không đốt cháy được. Đến tháng 10, JAXA đã liệt kê ba lỗi điện có thể xảy ra nhưng không xác định được nguyên nhân trực tiếp. 

Tên lửa H3 dài 63 m, được thiết kế để mang trọng tải 6,5 tấn vào không gian. Bằng cách đơn giản hóa các cấu trúc và thiết bị điện tử, chi phí mỗi lần phóng H3 được giảm xuống mức thấp nhất là 5 tỷ yên (33 triệu USD), thấp hơn nhiều so với khoảng 10 tỷ yên mỗi lần phóng tên lửa H-IIA.

Nhật Bản có kế hoạch phóng khoảng 20 vệ tinh và tàu thăm dò bằng tên lửa H3 đến năm 2030. H3 dự kiến ​​​​sẽ cung cấp một tàu thám hiểm Mặt trăng cho dự án LUPEX chung giữa Nhật Bản và Ấn Độ vào năm 2025, cũng như tàu vũ trụ chở hàng cho chương trình thám hiểm Mặt trăng Artemis do Mỹ dẫn đầu trong tương lai.

Nhu cầu phóng vệ tinh đã tăng vọt nhờ sự gia tăng của các phương tiện thương mại giá cả phải chăng như tên lửa Falcon 9 có thể tái sử dụng của SpaceX và một số tên lửa mới đang được thử nghiệm trong năm nay.

Hoài Phương (theo Reuters)



Nguồn

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Người cha Pháp đưa con gái về VN tìm mẹ: Kết quả ADN sau 1 ngày không tin được
Cần Thơ trong mắt tôi
Video 17 giây cảnh Măng Đen đẹp tới nỗi dân mạng nghi ngờ cắt ghép
Mỹ nhân phim giờ vàng gây sốt vì vai nữ sinh lớp 10 quá xinh dù chỉ cao 1m53

No videos available