Nhật Bản lần đầu tiên tìm được hạt vi nhựa trong các đám mây

Báo Quốc TếBáo Quốc Tế03/09/2023


Nhóm nhà nghiên cứu Nhật Bản đã lần đầu tiên phát hiện các hạt vi nhựa cũng tồn tại trong các đám mây.
Nhật Bản lần đầu tiên phát hiện các hạt vi nhựa trong các đám mây
Phân tích các mẫu nước lấy từ các đám mây ở đỉnh và chân núi Phú Sỹ, Nhật Bản, các nhà khoa học phát hiện tổng cộng 70 hạt vi nhựa, có thể được phân thành 9 loại. (Ảnh minh họa - Nguồn: Getty)

Nhóm sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn các chi tiết vì các hạt vi nhựa trong các đám mây có thể ảnh hưởng đến khí hậu và có hại cho cơ thể con người.

Đây là loại hạt gây lo ngại về tác động đối với hệ sinh thái đại dương. Người ta cho rằng, các hạt vi nhựa được đưa vào khí quyển khi nước biển ngưng tụ thành mây.

Nhóm nghiên cứu, đứng đầu là GS. Hiroshi Okochi của Đại học Waseda, đã kiểm tra 44 mẫu nước lấy từ các đám mây ở đỉnh và chân núi Phú Sỹ cũng như đỉnh núi Tanzawa-Oyama, phía Tây Yokohama thuộc tỉnh Kanagawa.

Phân tích các mẫu, nhóm nghiên cứu tìm thấy tổng cộng 70 hạt vi nhựa, có thể được phân thành 9 loại. Các hạt đo được từ 7,1-94,6 micromet và với nồng độ trung bình từ 6,7-13,9 hạt/lít.

Cho đến nay, người ta biết rất ít về tác động mà các hạt này có thể gây ra, nhưng có thể bao gồm tác động đến khí hậu.

Hạt vi nhựa có thể trở thành một số "hạt giống" khiến các giọt mây xung quanh ngưng tụ thành hạt mưa, do đó làm tăng lượng mây thoát ra và tổng lượng mưa.

Các nhà nghiên cứu cho biết, các hạt vi nhựa trong đám mây rơi xuống đất dưới dạng nước mưa sau đó có thể xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các sản phẩm nông nghiệp và vật nuôi, tác động tiêu cực đến sức khỏe.



Nguồn

Bình luận (0)

No data
No data

Cùng chủ đề

Cùng chuyên mục

Cùng tác giả

Nhân vật

Người cha Pháp đưa con gái về VN tìm mẹ: Kết quả ADN sau 1 ngày không tin được
Cần Thơ trong mắt tôi
Video 17 giây cảnh Măng Đen đẹp tới nỗi dân mạng nghi ngờ cắt ghép
Mỹ nhân phim giờ vàng gây sốt vì vai nữ sinh lớp 10 quá xinh dù chỉ cao 1m53

No videos available