Trang chủNewsNhân quyềnNhật Bản hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu USD cho IOM và...

Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu USD cho IOM và UNICEF tại Việt Nam để khắc phục hậu quả bão Yagi

Nguồn hỗ trợ quan trọng này sẽ góp phần giúp các hộ gia đình và trẻ em bị ảnh hưởng và phải di dời do tác động của cơn bão Yagi khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống.

Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu USD cho IOM và UNICEF tại Việt Nam để khắc phục hậu quả bão Yagi
Khoản hỗ trợ này sẽ giúp giải quyết nhu cầu cấp thiết của trẻ em và các gia đình bị ảnh hưởng bởi cơn bão Yagi.

Sau siêu bão Yagi và hệ quả ngập lụt, sạt lở đất xảy ra tại các tỉnh phía Bắc Việt Nam, vào ngày 7/9, Chính phủ Nhật Bản đã công bố khoản hỗ trợ 2 triệu USD cho IOM và UNICEF để triển khai các nỗ lực cứu trợ quan trọng và khắc phục sớm tại Việt Nam.

Dự án bao gồm 1 triệu USD để thực hiện các dịch vụ thiết yếu về nước sạch, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường (WASH) và bảo vệ trẻ em do UNICEF Việt Nam cung cấp cho 21.251 cá nhân và 1 triệu USD để IOM Việt Nam hỗ trợ nơi ở tạm thời và cung cấp các đồ dùng thiết yếu cho 16.800 cá nhân tại các tỉnh chịu ảnh hưởng nặng nhất từ cơn bão.

Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki chia sẻ, Việt Nam có câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, chính phủ Nhật Bản muốn bảo đảm rằng khoản hỗ trợ này góp phần trợ giúp cho quá trình phục hồi, tái thiết của một số cộng đồng dễ bị tổn thương nhất tại Việt Nam ở các vùng nông thôn chịu thiệt hại nặng nề sau cơn bão.

“Tôi hy vọng rằng cách tiếp cận toàn diện này với những đối tác đáng tin cậy sẽ đặt ra một lộ trình vững chắc cho quá trình phục hồi và tái thiết. Giờ đây, điều quan trọng hơn cả là chúng ta phải hành động nhanh chóng để đạt được tầm nhìn chung về một Việt Nam hùng mạnh, thịnh vượng và kiên cường”, Đại sứ Ito nhấn mạnh.

Khoản hỗ trợ này sẽ giúp giải quyết nhu cầu cấp thiết của trẻ em và các gia đình bị ảnh hưởng bởi cơn bão có sức tàn phá lớn nhất đổ bộ vào Việt Nam trong 70 năm qua. Với sức ảnh hưởng trên diện rộng ở khắp các tỉnh phía Bắc, cơn bão đã gây ra thiệt hại lớn, làm hơn 300 người chết, hơn 100.000 ngôi nhà, trường học và cơ sở chăm sóc y tế bị phá hủy hay hư hại, 237.000 gia đình đã phải sơ tán và di dời, ước tính khoảng 570.000 người không được tiếp cận nước sạch và vệ sinh an toàn, bên cạnh đó, rủi ro trong bảo vệ trẻ em càng khó khăn hơn.

Khoản hỗ trợ này cũng sẽ đóng vai trò cầu nối, tạo điều kiện cho sự phối hợp đa ngành rộng rãi hơn, tăng cường các nỗ lực xuyên suốt trong việc bảo đảm nơi ở, chăm sóc y tế, giáo dục và dinh dưỡng để đáp ứng nhu cầu toàn diện của trẻ em và gia đình. Là một phần của kế hoạch hợp tác chung của Liên hợp quốc (LHQ) với Chính phủ Việt Nam, IOM và UNICEF tập trung vào việc hỗ trợ các hộ gia đình dễ bị tổn thương nhất trong đó có trẻ em, những người phải sơ tán và di dời.

Mặc dù các nỗ lực hỗ trợ khẩn cấp đang được tích cực triển khai, các hoạt động trợ giúp tiếp theo là cần thiết để bảo đảm những người dân bị ảnh hưởng có được nơi ở an toàn và có thể tiếp cận các dịch vụ thiết yếu. Các khoản hỗ trợ từ phía Nhật Bản sẽ cho phép IOM và UNICEF mở rộng phạm vi tiếp cận và đẩy nhanh các nỗ lực tái thiết và phục hồi.

Những đóng góp của chính phủ Nhật Bản cũng sẽ góp phần giải quyết các vấn đề về giới thông qua các hoạt động hỗ trợ sửa chữa các cơ sở vệ sinh, cải thiện ánh sáng tại các trung tâm sơ tán và thúc đẩy sự an toàn cho phụ nữ và trẻ em gái bằng các biện pháp can thiệp có mục tiêu.

Nhật Bản hỗ trợ khẩn cấp 2 triệu USD cho IOM và UNICEF tại Việt Nam để khắc phục hậu quả bão Yagi
Sự hỗ trợ này sẽ giúp các cộng đồng khôi phục khả năng tiếp cận WASH và các dịch vụ thiết yếu trong bảo vệ trẻ em đã bị cơn bão làm suy yếu, hư hại hoặc phá hủy.

“Sự hỗ trợ này từ chính phủ Nhật Bản đến vào thời điểm then chốt khi trẻ em và những gia đình ở những khu vực bị ảnh hưởng bởi cơn bão đang phải đối mặt với những khó khăn không thể tưởng tượng nổi”, Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam Silvia Danailov cho biết.

Trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam hy vọng sự hỗ trợ này sẽ giúp các cộng đồng khôi phục khả năng tiếp cận WASH và các dịch vụ thiết yếu trong bảo vệ trẻ em đã bị cơn bão làm suy yếu, hư hại hoặc phá hủy.

Quyền Trưởng phái đoàn IOM Việt Nam Mitsue Pembroke đánh giá cao sự hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản: “Thông qua khuôn khổ Đối tác giảm nhẹ rủi ro thiên tai tại Việt Nam cùng với chính quyền và các bên liên quan ở cấp tỉnh và địa phương, IOM sẽ bảo đảm các nỗ lực phối hợp để hỗ trợ những người dân dễ bị tổn thương nhất bị thiệt hại nặng hoặc đang phải di dời khỏi nơi ở cũ, đặc biệt là những người gặp khó khăn về kinh tế, phụ nữ, trẻ em gái và người khuyết tật”.

Nhật Bản và Việt Nam có quan hệ hợp tác đối tác lâu bền. Tính đến nay, chính phủ Nhật Bản đã cung cấp viện trợ vật tư cứu trợ khẩn cấp nhằm khắc phục thiệt hại do bão gây ra, bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng, cho 2.000 hộ gia đình thông qua Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA), các lô hàng cứu trợ khẩn cấp thông qua Trung tâm điều phối ASEAN về hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA) và UNICEF.

Ngoài ra, trong công tác phòng chống thiên tai, Nhật Bản cũng là quốc gia thường xuyên chịu tác động của thiên tai và có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này. Nhật Bản cam kết tiếp tục phối hợp cùng Việt Nam nhằm chia sẻ kinh nghiệm về phòng chống thiên tai trong tương lai.

Với sự hỗ trợ quan trọng của Nhật Bản, IOM và UNICEF cam kết giúp đỡ người dân các tỉnh miền Bắc của Việt Nam xây dựng lại cuộc sống sau thảm họa thiên nhiên này. Sự hỗ trợ liên tục của các đối tác quốc tế là rất quan trọng, không chỉ trong thời điểm các cộng đồng đang tái thiết sau sự tàn phá khốc liệt do bão Yagi để lại mà còn góp phần kiến thiết, tăng cường khả năng phục hồi trước các thảm họa trong tương lai.

Tính đến nay, những hỗ trợ của chính phủ Nhật Bản nhằm khắc phục hậu quả của bão Yagi có thể kể đến:

* Viện trợ vật tư cứu trợ khẩn cấp, bao gồm thiết bị lọc nước và tấm plastic đa chức năng, cho 2.000 hộ gia đình nhằm khắc phục thiệt hại do bão gây ra.

* Cung cấp các lô hàng cứu trợ khẩn cấp thông qua Trung tâm Điều phối ASEAN về Hỗ trợ nhân đạo trong thiên tai (Trung tâm AHA) (bao gồm 2.000 bộ dụng cụ gia đình, 1.000 bộ dụng cụ sửa chữa nơi sơ tán, 1.000 bộ đồ dùng bếp và 3.000 bộ dụng cụ vệ sinh cá nhân, với tổng trị giá khoảng 250.000 USD, trong đó có 230.000 USD được cung cấp thông qua Quỹ Hội nhập Nhật Bản-ASEAN (Quỹ JAIF).

* Viện trợ vật tư cứu trợ khẩn cấp thông qua UNICEF (bao gồm 850 thùng chứa nước, trị giá 70.000 USD).





Nguồn: https://baoquocte.vn/nhat-ban-ho-tro-khan-cap-2-trieu-usd-cho-iom-va-unicef-tai-viet-nam-de-khac-phuc-hau-qua-bao-yagi-289668.html

Cùng chủ đề

IOM ấn tượng trước những nỗ lực của Việt Nam trong quản trị di cư

Ngày 18/12/2024, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao đã phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM). Hội nghị nhằm mục đích rà soát tình hình thực hiện Kế hoạch triển khai Thỏa thuận GCM theo Quyết định số 402/QĐ-TTg ngày 20/3/2020 của Thủ tướng Chính...

Gần trăm hộ dân hồ hởi về nhà sau 3 tháng phải di dời vì sạt trượt

99 hộ dân với 351 nhân khẩu ở vùng sạt lở tại phường Quang Hanh, TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) đã được trở về nhà sau thời gian chính quyền ban bố lệnh di dời khẩn cấp để đảm bảo an toàn. ...

IOM hỗ trợ tỉnh Quảng Bình nâng cao nhận thức cho người dân về di cư an toàn, hợp pháp

UBND tỉnh Quảng Bình vừa có Quyết định số 3465/QĐ-UBND ngày 10/12/2024, phê duyệt khoản viện trợ phi dự án “Chiến dịch truyền thông mở rộng nhằm nâng cao nhận thức về di cư an toàn và phòng ngừa di cư trái phép từ Việt Nam sang Úc bằng đường biển” do Tổ chức Di cư Quốc tế (IOM) tại Việt Nam tài trợ. Với số vốn thực hiện không hoàn lại 300 triệu đồng...

Dân trồng quất Tứ Liên rục rịch chuẩn bị cho Tết Nguyên đán 2025

(CLO) Dù bị thiệt hại lớn sau bão Yagi (bão số 3), tuy nhiên, những ngày này dân trồng quất cảnh làng Tứ Liên (quận Tây Hồ, Hà Nội) đang rục rịch chăm sóc, tỉa tót để kịp cung ứng cây cảnh ra thị trường trước dịp Tết cổ truyền. ...

Khách vay thiệt hại vì bão Yagi được gia hạn nợ đến hết năm 2025

(Dân trí) - Ngân hàng Nhà nước cho phép các nhà băng được cơ cấu hạn trả nợ đến hết năm 2025 với khách vay bị ảnh hưởng bởi cơn bão số 3 (bão Yagi), theo Thông tư mới nhất. Ngân hàng Nhà nước vừa ban hành Thông tư quy định việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ đối với khách hàng gặp khó khăn do ảnh hưởng, thiệt hại của bão Yagi.Chính sách này áp dụng cho người...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ninh Thuận đã thu hút, hội tụ được các doanh nghiệp lớn, các “sếu đầu đàn”

Ninh Thuận đã có quyết tâm chính trị cao để tạo động lực phát triển. Cụ thể, những năm qua, tỉnh đã và đang phát triển hệ thống như logistic, nông nghiệp công nghệ cao, cảng biển, năng lượng, kinh tế đô thị…

Thưởng tết giảng viên đại học năm nay thế nào?

Đến thời điểm này, một số trường ĐH đã có kế hoạch thưởng Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 cho cán bộ, giảng viên và người lao động.

Nga đáp trả các nước không thân thiện, BRICS sắp thêm 2 quốc gia đối tác, sẽ có ngân hàng vàng miếng tại Đông...

Nga gia hạn mức thuế cao đối với hàng xa xỉ từ các nước không thân thiện, Trung Quốc nói Mỹ “sai lầm”, BRICS sắp có thêm hai quốc gia đối tác, Indonesia đã sẵn sàng thành lập ngân hàng vàng miếng… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Tập đoàn năng lượng hàng đầu CH Czech công bố kế hoạch đầu tư chiến lược vào Việt Nam

Chiều 18/12, tại Hà Nội, Tập đoàn Sev.en Global Investments (CH Czech) đã công bố kế hoạch đầu tư chiến lược tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Czech.

Những nhóm người không nên ăn tổ yến sào

Người đang ốm, cảm, dị ứng protein... đều không thích hợp ăn yến sào.

Bài đọc nhiều

Nhận diện thách thức, thúc đẩy các giải pháp bảo đảm quyền con người

Ngày 15/8, Ban Chỉ đạo Nhân quyền Chính phủ phối hợp với Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tỉnh Thanh Hóa tổ chức Hội nghị tập huấn công tác nhân quyền toàn quốc năm 2024 tại thành phố Thanh Hóa.

Giá trị thời đại của Tuyên ngôn phổ quát về quyền con người năm 1948 và ý nghĩa đối thúc đẩy và bảo vệ...

Quyền con người, quyền công dân được xác định là vấn đề trọng tâm trong xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người.

Bảo đảm mọi nhà, mọi người đều có điều kiện vui xuân, đón Tết

Ngày 11/12/2024, thay mặt Ban Bí thư, đồng chí Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị , Thường trực Ban Bí thư, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã ký ban hành Chỉ thị số 40-CT/TW, về việc tổ chức Tết Ất Tỵ năm 2025. Toàn văn Chỉ thị như sau: Đất nước ta đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 cùng dịp kỷ niệm 95 năm Ngày...

Đối thoại Nhân quyền Việt Nam-Hoa Kỳ lần thứ 27

Baoquocte.vn. Phía Hoa Kỳ ghi nhận thành tựu trong các lĩnh vực bảo đảm quyền con người của Việt Nam như bình đẳng giới, quyền của người lao động.

Rà soát tình hình, nâng cao hiệu quả triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự

Ngày 18/12, tại Hà Nội, Bộ Ngoại giao phối hợp với Tổ chức Di cư quốc tế (IOM) tổ chức Hội nghị rà soát tình hình triển khai Thỏa thuận toàn cầu về di cư hợp pháp, an toàn và trật tự (Thỏa thuận GCM).

Cùng chuyên mục

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Những mái ấm nghĩa tình trên cao nguyên Hà Giang

Tiết trời rét buốt là đặc trưng của cùng cao Hà Giang mỗi khi Đông về. Thế nhưng, cái rét đó dường như đã được xóa tan bởi sự ấm áp từ những trái tim chia sẻ, nghĩa tình của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân các dân tộc trong phong trào “chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, xây lên những mái ấm kiên cố hơn, bền đẹp hơn cho người có công với cách mạng,...

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Trao giải cho 24 tác phẩm báo chí xuất sắc về bình đẳng giới

Các tác phẩm báo chí xoay quanh chủ đề trọng tâm: thúc đẩy phòng chống bạo lực trên cơ sở giới, tăng cường bình đẳng giới trong chuyển đổi số trong phát triển kinh tế. Sáng 18/12, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) Việt Nam, Cơ quan Liên hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho phụ nữ (UN Women) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải...

Mới nhất

Bảo vệ tính toàn vẹn và giá trị nổi bật toàn cầu của di sản

Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long là di tích đầu tiên của Hà Nội được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa thế giới vào năm 2010 nhờ tính toàn vẹn, tính xác thực và những giá trị nổi bật toàn cầu. Đây không chỉ là một di sản của đất nước và dân tộc Việt Nam mà...

Khu du lịch Quốc tế Đồi Rồng: Nhiều trải nghiệm du lịch mới, sẵn sàng cho lễ hội

Những năm gần đây, quận Đồ Sơn đang không ngừng nỗ lực cải thiện chất lượng dịch vụ, cơ sở vật chất, định hướng trở thành đô thị du lịch biển thông minh, hấp dẫn và thân thiện. Lãnh đạo thành phố Hải Phòng và lãnh đạo UBND Quận Đồ Sơn liên tục triển khai đồng bộ các...

Mới nhất