Trang chủChính trịNgoại giaoNhật Bản đứng trước nguy cơ mất vị trí thứ 3 về...

Nhật Bản đứng trước nguy cơ mất vị trí thứ 3 về tay Đức, hé lộ “đối thủ” đáng gờm nhăm nhe soán ngôi


Những số liệu mới nhất về tốc độ tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản đang được tính toán để xác nhận rằng nước này đã tụt hạng từ vị trí thứ ba xuống thành nền kinh tế lớn thứ tư trên thế giới trong năm 2023, do tác động của việc đồng tiền yếu và dân số già đi.

Tiền lương thực tế liên tục giảm, Thủ tướng Nhật bản sốt sắng triển khai kích thích kinh tế
Những số liệu mới nhất về tốc độ tăng trưởng của kinh tế Nhật Bản đang được tính toán để xác nhận rằng nước này đã vuột mất vị trí thứ 3 thế giới. (Nguồn: Kyodo)

Trong khi nền kinh tế được cho là đang quay trở lại mức tăng trưởng hàng năm trung bình 1,2% trong quý IV/2024 sau khi suy giảm mạnh vào mùa Hè, các số liệu trong năm gần như chắc chắn cho thấy GDP của Nhật Bản thấp hơn Đức tính theo đồng USD.

Việc kinh tế Nhật Bản tụt bậc trong danh sách xếp hạng sẽ đặt ra những câu hỏi mới cho dư luận trong nước về định hướng của quốc gia. Hiện phản ứng của công chúng đối với các nhà hoạch định chính sách Nhật Bản đã bớt gay gắt hơn so với thời điểm nền kinh tế Trung Quốc vượt qua nền kinh tế Nhật Bản vào năm 2010 và đang trên đà lớn hơn gấp bốn lần hiện nay.

Một lý do là công chúng nhận thức rằng nền kinh tế đang chịu tác động do những biến động lớn về tiền tệ. Các yếu tố khác là tình trạng không mấy khả quan của nền kinh tế Đức và những dấu hiệu về một bình minh mới ở Nhật Bản, với thị trường chứng khoán tăng vọt và ngân hàng trung ương sẵn sàng tăng lãi suất lần đầu tiên kể từ năm 2007. Số liệu được công bố vào ngày 15/2 có thể bật đèn xanh cho Ngân hàng trung ương Nhật Bản hành động.

Nhà kinh tế điều hành tại Viện nghiên cứu Dai-Ichi Life, Hideo Kumano, cho rằng yếu tố chính đằng sau sự sụt giảm GDP của Nhật Bản là biến động tiền tệ. Ông nói đồng tiền giá rẻ đang thu hẹp quy mô của nền kinh tế Nhật Bản.

Số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho thấy, tính theo đồng USD, nền kinh tế Nhật Bản giảm từ mức 6.300 tỷ USD vào năm 2012 xuống khoảng 4.200 tỷ USD vào năm 2023. Nguyên nhân phần lớn là do đồng tiền của Nhật Bản lao dốc từ mức dưới 80 yen đổi 1 USD xuống còn khoảng 141 yen vào năm ngoái. Nếu tính theo đồng yen danh nghĩa, nền kinh tế có thể đã tăng trưởng hơn 12% trong khoảng thời gian đó.

Trong khi đó, khả năng nền kinh tế Đức vượt qua Nhật Bản hầu như không thu hút nhiều sự chú ý, do sự bất bình của công chúng đối với các chính sách kinh tế trong bối cảnh lạm phát tiếp diễn, giá năng lượng tăng vọt và tăng trưởng chững lại.

Cả hai nền kinh tế này có những vấn đề chung là dân số già, khan hiếm tài nguyên thiên nhiên, phụ thuộc vào xuất khẩu và sản xuất ô tô.

Trong khi Đức đang phải đối mặt với nguồn cung lao động đang thu hẹp, xu hướng này rõ ràng hơn ở Nhật Bản, nơi dân số đã giảm liên tục kể từ khoảng năm 2010. Điều đó dẫn đến tình trạng thiếu lao động kinh niên và tình hình dự kiến sẽ trở nên tồi tệ hơn do tỷ lệ sinh vẫn thấp. Dữ liệu GDP quý IV/2023 của Nhật Bản dự kiến sẽ cho thấy mức tiêu dùng tư nhân không thay đổi, làm tăng sự phụ thuộc của nền kinh tế vào nhu cầu bên ngoài.

Trong khi đó, nền kinh tế Ấn Độ có triển vọng vượt qua cả hai nền kinh tế này trong vài năm tới. Theo số liệu của IMF, nền kinh tế Ấn Độ dự kiến sẽ vượt Nhật Bản vào năm 2026 và Đức vào năm 2027.

Dân số Ấn Độ đã vượt qua Trung Quốc vào năm ngoái và quốc gia này dự kiến sẽ duy trì mức tăng trưởng trong nhiều thập kỷ tới. Với hơn 2/3 số người trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi), Ấn Độ được kỳ vọng sẽ sản xuất nhiều hàng hóa hơn và thúc đẩy đổi mới công nghệ, trái ngược với nhiều quốc gia châu Á khác đang phải đối mặt với tình trạng dân số ngày càng giảm và già đi.

Chuyên gia kinh tế tại Ấn Độ của Goldman Sachs Research, Santanu Sengupta, cho rằng dân số đông của Ấn Độ rõ ràng là một lợi thế, nhưng thách thức là sử dụng lực lượng lao động một cách hiệu quả với việc tăng tỷ lệ tham gia lực lượng lao động. Ấn Độ có thể giành được lợi thế hơn nữa trước Trung Quốc nếu nước này giảm bớt các quy định và giảm thuế quan để thu hút nhiều đầu tư hơn khi các công ty tìm cách giảm thiểu rủi ro địa chính trị liên quan đến Trung Quốc.

Chính phủ của Thủ tướng Narendra Modi đang cung cấp các ưu đãi tài chính trị giá hàng tỷ USD để thúc đẩy sản xuất trong nước và biến Ấn Độ thành trung tâm xuất khẩu toàn cầu. Chương trình trị giá 24 tỷ USD đang cho thấy một số thành công khi các công ty như Apple và Samsung Electronics xây dựng nhiều cơ sở hơn tại quốc gia này. Mục tiêu là tăng mức đóng góp của ngành này vào GDP lên 25% vào năm 2025.

Nhật Bản đang nỗ lực tận dụng một phần tiềm năng tăng trưởng đó, dành quỹ công để tăng cường năng lực sản xuất và bảo đảm an ninh nguồn cung bán dẫn trong nước như một phần của kế hoạch lâu dài, với mục tiêu dài hạn là tăng gấp ba lần doanh thu từ chip sản xuất trong nước lên hơn 15.000 tỷ yen (100 tỷ USD) vào năm 2030.

Ông Kumano cho rằng Nhật Bản cần thành lập nhiều ngành công nghiệp sử dụng nhiều công nghệ hơn trong nước, chẳng hạn như xây dựng các trung tâm R&D.

Một lý do mà người Nhật không quá lo lắng về việc mất vị trí trong bảng xếp hạng kinh tế toàn cầu là mức sống ổn định của người dân. Dân số giảm đã ít nhiều giúp duy trì GDP đầu người tính theo đồng nội tệ.

Tuy nhiên, Nhật Bản sẽ cần nhiều lao động hơn để sản xuất hàng hóa và tiêu dùng. Thu hút thêm lao động nước ngoài là một biện pháp nhỏ theo chiều hướng này.

(theo TTXVN)





Nguồn

Cùng chủ đề

Phấn đấu tăng trưởng quý IV đạt khoảng 7,5%

Sáng 9/11, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Tham dự phiên họp có các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Trung ương Đảng, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các thành viên Chính phủ, lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng...

Mặc ông Trump hù dọa, Trung Quốc vẫn tự tin đặt mức tăng trưởng 5% cho năm 2025

Theo ông Zhang Ming, Phó giám đốc Viện Tài chính và Ngân hàng thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, Bắc Kinh dự kiến ​​sẽ đặt lại mục tiêu tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng 5% vào năm 2025 bất chấp lời đe dọa về việc tăng thuế quan trong nhiệm kỳ Tổng thống thứ hai của ông Donald Trump.

Chứng khoán Mỹ rực xanh sau chiến thắng của ông Trump, xuất khẩu LNG Nga đạt kỷ lục, EU siết thuế VAT

Chứng khoán Mỹ tăng điểm mạnh sau chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử tổng thống, dự báo thời điểm nhu cầu dầu toàn cầu đạt đỉnh, khí đốt Nga sang EU và Moldova qua Ukraine vẫn tăng, xuất khẩu của Trung Quốc ghi nhận tín hiệu tích cực… là những tin kinh tế thế giới nổi bật tuần qua.

Gỡ điểm nghẽn đầu tư, nhân lực để thúc đẩy tăng trưởng

Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng, cần tiếp tục gỡ những điểm nghẽn về đầu tư, nhân lực để nền kinh tế có thể tăng tốc. Mặc dù toàn bộ 15/15 chỉ tiêu của kế hoạch năm 2024 dự kiến đều có thể đạt và vượt, song nhiều vị đại biểu Quốc hội vẫn cho rằng,...

Nhật Bản liệu có còn là thị trường hấp dẫn với người Viêt?

Nhật Bản, quốc gia tiên tiến với nền kinh tế mạnh mẽ và nhu cầu nhân lực lớn, từ lâu đã thu hút nguồn lao động Việt Nam. Tuy nhiên, sau những biến động của thị trường kinh...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Người đứng đầu ngành ngoại giao và an ninh EU đến Kiev bàn chuyện gì hậu bầu cử Mỹ?

Ngày 9/11, quan chức cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell đã tới thủ đô Kiev của Ukraine trong chuyến thăm cuối cùng trên cương vị người đứng đầu ngành ngoại giao của EU.

Dịch vụ du lịch xa xỉ ở Nam Cực

Du khách đến Nam Cực được ở trong các phòng hạng sang trên các con tàu lớn, dịch vụ ăn uống cao cấp, có cả spa và được cungc ấp quần áo chống lạnh đặc biệt.

Liên hợp quốc kêu gọi Nhật Bản sửa đổi luật để phù hợp Công ước về đối xử với phụ nữ

Kết luận do Ủy ban Liên hợp quốc về xóa bỏ phân biệt đối xử với phụ nữ (CEDAW) công bố và kêu gọi Chính phủ và Quốc hội Nhật Bản nghiêm túc xem xét và giải quyết tình trạng này.

Quỹ Đào Minh Quang lần đầu trao học bổng trọn đời cho tài năng trẻ Việt

Với thành tích âm nhạc và kết quả học tập phổ thông tốt, ca sĩ nhí Cao Phú Quý, 12 tuổi đã được Quỹ Đào Minh Quang phá lệ, lần đầu trao học bổng trọn đời. Lễ trao học bổng được tổ chức vào tối 8/11 tại Nhà hát Âu Cơ, Hà Nội

Một nước ASEAN xác nhận có công dân tham chiến tại Ukraine

Chính quyền Malaysia xác nhận công dân nước này là Lee Bing Hang, 20 tuổi, đã đăng ký làm lính đánh thuê cho quân đội Ukraine hồi tháng 4 năm nay.

Bài đọc nhiều

Việt Nam đủ khả năng để vươn lên mạnh mẽ

Chiều 7/11, tại Hội thảo “Chuỗi cung ứng thiết bị bán dẫn toàn cầu: Cơ hội cho ngành sản xuất Việt Nam”, ông Nguyễn Đức Tâm, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư bày tỏ lạc quan về tương lai của ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam và hy vọng đất nước sẽ trở thành một đối tác tin cậy trong chuỗi cung ứng sản xuất bán dẫn toàn cầu.

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng đang được điều chỉnh mạnh

Giá vàng hôm nay 2/11/2024: Giá vàng thế giới cắt đứt chuỗi ngày liên tiếp lập kỷ lục, rời đỉnh gần 2.800 USD/oune. Thị trường trong nước bất ngờ có "diễn biến lạ" ngay ngày đầu tháng, giá giảm mạnh, nhiều người tranh thủ mua vào. Giá vàng đã bớt lạc quan?

Ông Trump tái đắc cử Tổng thống Mỹ, đây là điều Trung Quốc, châu Âu và phần còn lại của thế giới cần làm...

Chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử Mỹ năm 2024 và lời đe dọa áp thuế đối với tất cả hàng nhập khẩu vào nước này nêu bật một vấn đề quan trọng đối với nền kinh tế toàn cầu.

Việt Nam-Áo tăng cường hợp tác trong lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật, công nghệ xanh

Vừa qua, Thứ trưởng Bộ Xây dựng Phạm Minh Hà tiếp Đại sứ Áo tại Việt Nam Philipp Agathonos và đoàn doanh nghiệp đến từ Áo đến tìm hiểu thị trường Việt Nam và tìm kiếm cơ hội hợp tác trong các lĩnh vực phát triển công trình xanh, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải…

Ông Donald Trump chiến thắng

Bài phát biểu của ông Donald Trump trước toàn quốc vào đêm bầu cử Mỹ đã xác nhận, "một trong những người chiến thắng lớn nhất của buổi tối hôm đó—ngoài chính ông—là Elon Musk".

Cùng chuyên mục

EU ra Tuyên bố Budapest ‘hối hả’ tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 đã thông qua Tuyên bố Budapest về Thỏa thuận cạnh tranh châu Âu mới trong cuộc họp không chính thức của Hội đồng châu Âu tại Budapest (Hungary), trong đó phác thảo khuôn khổ chiến lược nhằm nâng cao vị thế của khối thông qua các cải cách và sáng kiến mục tiêu.

Giá cà phê robusta thế giới mất hơn 100 USD phiên cuối tuần, trong nước đã tăng trở lại, nguồn cung nhiều hơn dự...

Xuất khẩu cà phê toàn cầu trong tháng 9 tăng 24,9% so với cùng kỳ năm trước, đạt tổng cộng 10,76 triệu bao. Kết thúc niên vụ 2023-2024 (10/2023-9/2024) tổng xuất khẩu cà phê toàn cầu tăng 11,7% so với niên vụ trước, đạt tổng cộng 137,27 triệu bao, theo báo cáo của Tổ chức Cà phê quốc tế (ICO).

Vai trò của tỷ phú Elon Musk trong cuộc điện đàm giữa ông Zelensky và Tổng thống đắc cử Donald Trump?

Mạng Axios ngày 8/11 đưa tin, doanh nhân tỷ phú người Mỹ Elon Musk đã tham gia cuộc điện đàm giữa Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump.

Giá heo hơi tăng nhẹ tại một số địa phương; hàng Việt Nam ở đâu trong bức tranh tổng thể toàn thế giới 2025?

Theo khảo sát, giá heo hơi hôm nay tăng nhẹ tại một số địa phương khu vực miền Nam và Nam Miền Trung; khu vực miền Bắc đi ngang trong khoảng 62.000 - 64.000 đồng/kg. Định vị sản lượng thịt heo Việt Nam trong bức tranh tổng thể thịt heo thế giới 2025.

Giá vàng “nỗ lực” ngược dòng, pha bay màu 100 USD là bình thường, thị trường đang củng cố, tích lũy lên vùng giá...

Giá vàng hôm nay 9/11/2024: Giá vàng thế giới phục hồi sau vài phiên giảm mạnh, mất tới cả 100 USD. Giá vàng trong nước tăng giảm liên tục, nhiều người chọn giải pháp bán ra, khiến nguồn cung dồi dào. Lý do một số chuyên gia giữ vững quan điểm đà tăng của kim loại quý vẫn đang tiếp tục được hỗ trợ?

Mới nhất

Đề xuất giao quyền tuyển, sử dụng giáo viên cho ngành giáo dục

Sáng 9.11, trình dự án luật Nhà giáo, Bộ trưởng GD-ĐT Nguyễn Kim Sơn cho hay, bên cạnh các chính sách ưu tiên về tiền lương, tuổi nghỉ hưu, dự thảo luật cũng đề nghị giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong tuyển dụng, sử dụng nhà giáo. Theo đó, Chính phủ đề xuất giao Bộ GD-ĐT, Bộ LĐ-TB-XH...

Khởi tố vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn SJC

Theo thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên, cơ quan điều tra đã khởi tố vụ án xảy ra tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC), đồng thời khởi tố 6 người để điều tra về hai tội danh. Thiếu tướng Hoàng Anh Tuyên thông tin về vụ án tại Công ty Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC)...

Gần 3.000 thanh niên dự Ngày hội Thanh niên Quốc tế năm 2024

(ĐCSVN) - Ngày hội Thanh niên Quốc tế năm 2024 (International Youth Festival) là sân chơi văn hóa, nghệ thuật, thể thao bổ ích góp phần nâng cao đời sống văn hóa, tinh thần cho các bạn trẻ Thủ đô Hà Nội và quốc tế. Ngày 9/11, Thành đoàn Hà Nội tổ chức Ngày hội Thanh niên quốc tế lần...

Người phụ nữ 39 tuổi bị đột quỵ sau 5 ngày đau đầu

GĐXH – Theo các bác sĩ, đau đầu kéo dài là triệu chứng phổ biến nhất của huyết khối tĩnh mạch não, xảy ra ở gần 90% trường hợp. ...

Khách quốc tế đến Việt Nam tăng hơn 40% trong 10 tháng qua

NDO - Theo dữ liệu từ Tổng cục Thống kê mới công bố, trong 10 tháng đầu năm 2024, có hơn 14,1 triệu lượt khách quốc tế đến Việt Nam, tăng 41,3% so cùng kỳ năm trước. Con số này đã giúp ngành du lịch tiến gần hơn tới mục tiêu đến hết năm, nước ta có thể đón...

Mới nhất