Trang chủNewsThời sựNhân rộng và lan tỏa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm...

Nhân rộng và lan tỏa Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững- Nhìn từ thực tiễn vùng đồng bào DTTS và miền núi


Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đã hỗ trợ cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Phú Bình thoát nghèo. Ảnh: Hộ gia đình chăn nuôi gà ở huyện Phú Bình
Hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế và nhân rộng mô hình giảm nghèo thuộc Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững đã hỗ trợ cho hàng nghìn hộ dân trên địa bàn huyện Phú Bình thoát nghèo. Ảnh: Hộ gia đình chăn nuôi gà ở huyện Phú Bình

Hiệu quả từ đa dạng hóa sinh kế

Năm 2024, UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Kế hoạch số 85/KH-UBND, ngày 8/5/2024 về thực hiện Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững trên địa bàn. Sau gần 1 năm thực hiện Kế hoạch số 85 trên, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được nhiều kết quả tích cực. Đặc biệt, có nhiều địa phương trong tỉnh hằng năm đều thực hiện tốt công tác giảm nghèo, xây dựng và nhân rộng được các mô hình giảm nghèo hiệu quả.

Minh chứng như ở Phú Bình, là một trong những huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao của tỉnh Thái Nguyên (5,4%). Tuy nhiên, khoảng 3 năm gần đây (từ năm 2022), thực hiện Chương trình MTQG, huyện đã giảm được gần 1.000 hộ nghèo, vượt hơn 180% kế hoạch đề ra. Nhiều dự án, tiểu dự án, như: Hỗ trợ, chuyển giao giống bò lai Sind, giống gà đồi sinh học, trồng rau vụ đông, bò sinh sản cùng với sự hỗ trợ tích cực từ nguồn vốn vay Ngân hàng Chính sách xã hội, đã mang lại cho hàng trăm hộ dân cơ hội thoát nghèo và từng bước có thu nhập.

Trong 3 năm, huyện đã xây dựng 9 mô hình từ các Dự án thuộc Chương trình MTQG, như: Đa dạng hóa sinh kế; phát triển mô hình giảm nghèo; hỗ trợ phát triển sản xuất về lĩnh vực nông nghiệp. Nhiều chính sách hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận các dịch vụ an sinh xã hội, như: Cấp bảo hiểm y tế miễn phí; đưa trẻ trong độ tuổi thuộc hộ nghèo, cận nghèo đến trường; hỗ trợ lao động hộ nghèo, cận nghèo, thu nhập thấp được đào tạo nghề, tạo việc làm; hỗ trợ pháp lý miễn phí; tổ chức ngày hội việc làm, hướng nghiệp cho học sinh…

Những năm qua, huyện cũng đã dành hơn 4 tỷ đồng hỗ trợ xây dựng nhà mới cho hộ nghèo; xây dựng các công trình nước sạch… ở các thôn, bản đặc biệt khó khăn. Huyện cũng làm việc với Ngân hàng chính sách xã hội, để tạo điều kiện cho hơn 9 nghìn lượt hộ nghèo được vay vốn xây dựng và phát triển sản xuất với tổng số tiền hơn 93 tỷ đồng. Đánh giá về hiệu quả của các mô hình giảm nghèo tại địa phương, ông Tạ Văn Nguyên, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện, cho biết: Các mô hình đều mang lại hiệu quả nhất định, giúp các hộ nghèo có cơ sở để phát triển sản xuất, mang lại thu nhập cho gia đình. Đặc biệt là, các mô hình đã thực hiện đều có khả năng nhân rộng. Nhiều hộ khác đã đến học tập và đề nghị được vay tiền ngân hàng để làm theo.

Có được thành công đó, Phú Bình đã làm tốt phương châm đầu tư, hỗ trợ đúng đối tượng và phù hợp với điều kiện lao động, sản xuất của từng hộ. Ban chỉ đạo giảm nghèo của huyện thường xuyên kiểm tra, giám sát và kịp thời hỗ trợ các hộ xử lý những khó khăn trong quá trình triển khai. Việc này giúp Ban Chỉ đạo huyện đánh giá đúng thực trạng hộ nghèo trên địa bàn, để có giải pháp hỗ trợ kịp thời, phù hợp.

Giảm nghèo từ tiếp cận thông tin

Xín Mần là huyện đặc biệt khó khăn của tỉnh Hà Giang. Tỷ lệ hộ nghèo và tỷ lệ đồng bào DTTS rất cao, trong khi địa bàn cư trú phân tán, đi lại rất khó khăn. Nhận thấy hiểu biết của người dân về Chương trình MTQG còn hạn chế, Xín Mần rất chú trọng hoạt động   giảm nghèo thông tin tới các hộ nghèo. Hệ thống thông tin được triển khai tới cấp xã phát thanh hàng ngày; tài liệu tuyên truyền thông qua nhiều kênh được chuyển tải đến người dân. Tính đến hết quý III/2024, huyện đã lắp đặt 53 bộ thu phát truyền thanh; mở rộng, bổ sung 14 bộ tại các bản vùng sâu. 

Theo đó, được tiếp cận nhiều nguồn thông tin giúp cho người dân nâng cao khả năng tiếp nhận các nguồn vốn giảm nghèo; kích thích ý thức và ham muốn thoát nghèo. Vì vậy, khi triển khai các mô hình thực tiễn phát triển sản xuất, đã có rất nhiều hộ dân “xung phong” được làm trước. Tuy nhiên, căn cứ thực tế, Ban chỉ đạo huyện đã lựa chọn những hộ phù hợp nhất, nhằm đảm bảo mỗi mô hình sẽ có tỷ lệ thành công cao nhất. Từ nguồn vốn phân bổ dự án, Ban chỉ đạo huyện xây dựng Kế hoạch đối với từng xã, thị trấn, khu vực nào thích hợp mô hình sản xuất nào sẽ tập trung đầu tư cho khu vực đó. 

Mô hình chăn nuôi dê hàng hóa giúp người dân huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng bước giảm nghèo.
Mô hình chăn nuôi dê hàng hóa giúp người dân huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình từng bước giảm nghèo.

Trong năm 2023, huyện huy động được gần 35 tỷ đồng, để tổ chức 77 dự án, mô hình sản xuất. Tổng kết lại, sau một năm, huyện đã giảm được 6,17% số hộ nghèo và cận nghèo (854 hộ). Một số xã có tỷ lệ giảm nghèo cao, như: Cốc Dế (giảm 8,1%), Tả Nhìu (10,4%), Nà Chì (8,8%)… Như vậy, chủ trương đa dạng hóa mô hình của huyện Xín Mần đã cho thấy, đó là lựa chọn tốt nhất cho công tác giảm nghèo của địa phương. 

Tuy nhiên, cái khó của địa phương vẫn là việc áp dụng và nhân rộng mô hình do những trở ngại về năng lực và số lượng cán bộ chuyên trách; năng lực tự sản xuất của hộ dân; địa hình và giao thông khó khăn; nguồn vốn dàn trải; phương án trao đổi hàng hóa thấp…

Theo Chủ tịch UBND huyện Xín Mần Nguyễn Tiến Hùng, thành công lớn nhất của huyện cho đến thời điểm này, là giúp cán bộ và Nhân dân nâng cao nhận thức và khơi dậy ý thức, khát vọng vươn lên xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên, đây sẽ là tiền đề, để Nhân dân của huyện tiếp tục thực hiện thành công những mục tiêu của Chương trình đề ra, hướng tới sự bền vững và tính tới khả năng nhân rộng các mô hình trong cộng đồng.

Lồng ghép hiệu quả các nguồn vốn

Tỉnh Hòa Bình nằm tiếp giáp khu vực trung tâm kinh tế đồng bằng sông Hồng và miền núi Tây Bắc. Theo báo cáo của cơ quan thường trực Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, đến cuối năm 2023, tỉnh Hòa Bình còn 9,2% hộ nghèo, kế hoạch trong năm 2024, tỉnh giảm được khoảng 2,5% số hộ.

Năm 2024, Hòa Bình được Chương trình MTQG phân bổ khoảng 290 tỷ đồng, trong đó gần 110 tỷ đồng vốn đầu tư phát triển, còn lại là vốn sự nghiệp. Tỉnh bố trí được khoảng 29 tỷ đồng đối ứng. Tuy nhiên, tính đến hết quý III, nguồn vốn giải ngân được trên địa bàn rất thấp, việc triển khai các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị còn chậm. Nguyên nhân do một số xã chưa có các doanh nghiệp, hợp tác xã, để thực hiện liên kết và văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện các dự án còn chung chung. Vì vậy, nhiều mục tiêu tỉnh Hòa Bình đặt ra có nguy cơ bị chậm, do tỉnh đặt ưu tiên hàng đầu là quyết tâm giải ngân nguồn vốn.

Mặc dù vậy, trong quá trình thực hiện Chương trình MTQG, Hòa Bình đã có những bước đi mang tính “đột phá”. Đây là địa phương có tỷ lệ sai sót trong rà soát, phân loại hộ nghèo rất thấp. Do vậy, nguồn vốn đầu tư đã đến được đúng đối tượng, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo thực tế. Bên cạnh đó, nhiều phong trào vận động, hỗ trợ hộ nghèo được tỉnh chú trọng đẩy mạnh, như: chương trình “Tết vì người nghèo”; phong trào “Vì người nghèo – không ai bị bỏ lại phía sau; phong trào xóa nhà tạm, dột nát; phong trào hướng đến địa chỉ khó khăn vận động các ban, ngành, địa phương có điều kiện hỗ trợ địa phương, hộ khó khăn…

Đặc biệt, từ thực hiện lồng ghép các nguồn vốn từ các Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, Nông thôn mới, vốn Chương trình 1719, vốn đối ứng, vốn hỗ trợ… chỉ trong vòng 2 năm, nhiều hộ nghèo ở Hòa Bình đã thoát nghèo một cách bền vững, một số hộ có thể tự mình sản xuất-kinh doanh. 

Tiêu biểu như Đà Bắc, là huyện nghèo nhất tỉnh, từ khi thực hiện Chương trình MTQG, huyện đã tập trung xóa được gần 2000 nhà tạm; xây dựng mới và tu bổ, mở rộng 75 công trình hạ tầng; tổ chức tập huấn, đào tạo và giới thiệu việc làm cho hàng trăm lao động DTTS, hộ nghèo, triển khai các mô hình sản xuất hỗ trợ người dân xóa đói giảm nghèo…;Trong vòng 2 năm, huyện Đà Bắc đã thành công giảm gần 15% số hộ nghèo; tăng thu nhập trung bình lên 41,3 triệu/người/năm. Quan trọng hơn, đây là tiền đề để huyện tập trung dồn sức cho nhiệm vụ phát triển sản xuất, tạo lực “xóa” hộ nghèo trong những tiếp theo.

Có thể thấy, mỗi một địa phương có cách triển khai thực hiện các mục tiêu của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững, nhưng đều hướng đến mục tiêu giảm nghèo bền vững cho người dân. Mặc dù mới chỉ là những kết quả bước đầu, nhưng những cách vận dụng sáng tạo, đa dạng, phù hợp thực tế của mỗi địa phương đã cho thấy hướng đi đúng. Hiệu quả và bền vững ở mỗi mô hình, mỗi địa phương sẽ là bài học có sức lan tỏa mạnh mẽ và rộng khắp, góp phần hoàn thành mục tiêu giảm nghèo của Đảng và Nhà nước đề ra./.

Ninh Thuận đẩy mạnh hỗ trợ sản xuất vùng đồng bào DTTS





Nguồn: https://baodantoc.vn/nhan-rong-va-lan-toa-chuong-trinh-muc-tieu-quoc-gia-giam-ngheo-ben-vung-nhin-tu-thuc-tien-vung-dong-bao-dtts-va-mien-nui-1729156880763.htm

Cùng chủ đề

Bác Ái (Ninh Thuận) chú trọng giảm nghèo trong đồng bào DTTS

Đến hết năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo ở Bác Ái giảm còn 34,81%, hộ cận nghèo 8,78%. Để giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo, theo lãnh đạo UBND huyện Bác Ái, trong thời gian tới, chính quyền địa phương sẽ tập trung quy hoạch mở rộng diện tích canh tác nông nghiệp ở những vùng chủ động nguồn nước tưới, đồng thời tiếp tục vận động bà con chuyển đổi cây trồng thích hợp...

Trách nhiệm, sáng tạo trong thực hiện chính sách giảm nghèo tại Vĩnh Yên

Nhiều năm nay, thành phố không còn nhà tạm, nhà dột nát. Toàn thành phố chỉ còn 175 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 0,47% tổng số hộ, vượt mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố đề ra. Chính sách đa dạng, đối tượng tập trung Sau 2 năm thực hiện chương trình giảm nghèo bền vững giai đoạn 2022-2025, thành phố Vĩnh Yên đã cải thiện đáng kể điều kiện sống của các hộ...

Toàn tỉnh Thái Nguyên phấn đấu giảm 3.486 hộ nghèo và cận nghèo trong năm 2024

Giai đoạn 2021 – 2023 tỉnh Thái Nguyên đã huy động gần 3.500 tỷ đồng để hỗ trợ giảm nghèo theo Chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh.Trong đó, có 1.212 tỷ đồng từ ngân sách Trung ương, hơn...

TP Bảo Lộc của Lâm Đồng đã chi hàng tỷ đồng để tạo sinh kế, bò giống trao tận tay người nghèo

Thành phố Bảo Lộc ngày nay là một trong hai trung tâm lớn của tỉnh Lâm Đồng nằm ở độ cao 800 - 1.000m. TP. Bảo Lộc nổi tiếng với cây chè với lịch sử lâu đời. Đây cũng là địa phương có nghề trồng dâu,...

Đa dạng nhiều dự án giảm nghèo ở Phú Lương, tạo sinh kế giúp bà con thoát nghèo

Nhiều dự án tạo sinh kế cho người dân giảm nghèoThái Nguyên: Huyện Phú Lương "rót" hơn 14,5 tỷ đồng thực hiện giảm nghèo, tạo sinh kế cho bà con khó khănThực hiện chương trình Mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, trong giai đoạn...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nhiều hoạt động thiết thực chào mừng Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Kiên Giang lần thứ IV, 2024

Ngay từ đầu năm 2024, Tiểu ban Tuyên truyền phục vụ Đại hội đã được thành lập. Nội dung tuyên truyền tập trung phản ánh kết quả thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, về xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và phong trào thi đua yêu nước của đồng bào các DTTS tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2019 - 2024; tuyên truyền các gương điển hình trong đồng bào DTTS...

Bên dòng Đăk Bla

Sông Đăk Bla là dòng sông hiếm hoi ở Việt Nam chảy theo hướng Đông - Tây, thay vì từ Tây sang Đông như hầu hết các dòng sông khác. Điều này đã tạo nên biệt danh “dòng sông chảy ngược” cho Đăk Bla, làm nó trở thành một biểu tượng đặc biệt của vùng đất Kon Tum.Ông A Jar, làng Plei Đôn, phường Quang Trung, TP. Kon Tum chia sẻ: Trải qua nhiều thế hệ, đồng bào các...

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lạng Sơn lần thứ IV sẽ diễn ra vào giữa tháng 11/2024

Các đại biểu tham dự Đại hội sẽ được nghe báo cáo điển hình của tập thể, cá nhân tiêu biểu về các lĩnh vực, chú trọng các lĩnh vực giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới, thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia... và các đề xuất về cơ chế, chính sách phát triển vùng DTTS và miền núi giai đoạn tiếp theo.Nhân dịp này, UBND tỉnh Lạng Sơn sẽ khen thưởng cho các...

Truyền cảm hứng khởi sự kinh doanh ở miền núi xứ Thanh

Tiên phong để “đất nghèo nở hoa”Khu vực miền núi Thanh Hóa có 11 huyện, thì có tới 6 huyện nằm trong danh sách 74 huyện nghèo của cả nước giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 352/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ. Tuy nhiên, những năm gần đây, với các chương trình, dự án đầu tư, hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, những vùng đất còn nhiều khó khăn nhưng giàu...

Quảng Yên (Quảng Ninh): Ưu tiên tạo điều kiện để người dân phục hồi nghề nuôi trồng thủy sản

Trao đổi về nội dung này, Chủ tịch UBND thị xã Quảng Yên - Trần Đức Thắng nhấn mạnh: Đối với 462 hộ thuộc đối tượng sinh kế từ nghề NTTS sẽ cố gắng trong tháng 10 giao mặt biển cho các hộ, tạo điều kiện cho người dân phục hồi sản xuất;Đồng thời, khi giao mặt biển thị xã có cơ sở hỗ trợ cho người dân và cũng thuận lợi hơn cho công tác quản...

Bài đọc nhiều

Bộ TT-TT phổ biến chính sách, pháp luật về biển đảo cho phóng viên

Ngày 16.10, tại TP.HCM diễn ra hội nghị tập huấn, phổ biến chính sách, pháp luật về chủ quyền biển đảo năm 2024, do Bộ TT-TT tổ chức, dành cho cán bộ làm công tác thông tin đối ngoại và phóng viên, biên tập viên báo, đài.   Ông Hồ Hồng Hải, Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ TT-TT chủ trì hội nghị. Các báo cáo viên gồm thượng tá Phạm Ngọc Khoái, nguyên Trợ lý Phòng Tuyên huấn Bộ đội...

Quan điểm, giải pháp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc

NDO - Ngày 16/10, hội thảo khoa học "Quan điểm, giải pháp xây dựng, phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045" đã diễn ra tại Hà Nội. Hội thảo do Hội đồng Lý luận Trung ương phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội tổ chức nhằm đề xuất quan điểm, định hướng giải pháp xây dựng phát triển đất nước, bảo vệ Tổ quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến...

Bộ Công Thương thực hiện Chương trình ứng dụng thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Thực hiện Quyết định số 914/QĐ-TTg ngày 26/8/2024 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình ứng dụng thành tựu của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) trong việc đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia đến năm 2030, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã ký Quyết định số 2707/QĐ-BCT ngày 15/10 ban hành Kế hoạch của Bộ Công Thương thực hiện Chương trình ứng dụng...

Hướng dẫn kích hoạt kết nối 5G trên điện thoại iPhone và Android

(Dân trí) - Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách thức kích hoạt kết nối 5G trên smartphone chạy Android và iPhone, giúp người dùng có thể trải nghiệm internet tốc độ cao. Bắt đầu từ tuần trước, nhiều thuê bao di động tại Việt Nam bất ngờ phát hiện smartphone của mình hiển thị thông báo đang kết nối mạng 5G. Ban đầu, mạng 5G chỉ xuất hiện tại những khu vực trung tâm của các thành...

Việt Nam phối hợp với Thái Lan dẫn độ đối tượng khủng bố Y Quynh Bdap

(VTC News) - Theo Người phát ngôn Bộ Ngoại giao, việc dẫn độ đối tượng Y Quynh Bdap về Việt Nam là phù hợp, nhằm bảo đảm mọi đối tượng phạm tội bị xử lý theo pháp luật. Ngày 17/10, trả lời câu hỏi của phóng viên về quan điểm của Việt Nam đối với việc Tòa án Thái Lan quyết định dẫn độ đối tượng khủng bố Y Quynh Bdap về Việt Nam, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm...

Cùng chuyên mục

Việt Nam – Australia phấn đấu trở thành đối tác thương mại hàng đầu của nhau

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng đề nghị các doanh nghiệp Australia sẽ tiếp tục đầu tư chất lượng, bền vững vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo,... ...

Thanh tra Chính phủ chỉ rõ các vi phạm cấp phép khoáng sản ở Bộ TN&MT

Chiều 17/10, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra trách nhiệm thực hiện công vụ của cán bộ, công chức, viên chức trong giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công cho người dân và doanh nghiệp tại Bộ TN&MT.Kết luận thanh tra nêu rõ, Cục Khoáng sản Việt Nam (Bộ TN&MT) lấy ý kiến các cơ quan liên quan trước khi kiểm tra thực địa cấp giấy phép khai thác khoáng sản...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào

Ngay sau lễ đón, hai Chủ tịch Quốc hội đã tiến hành hội đàm. Chủ tịch Quốc hội Saysomphone Phomvihane nhiệt liệt chào mừng Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sang thăm chính thức Lào và tham dự Đại hội đồng AIPA-45 do Quốc hội Lào làm Chủ tịch; đánh giá cao ý nghĩa chuyến thăm chính thức Lào đầu tiên của đồng chí Trần Thanh Mẫn...

Doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm lớn đến Việt Nam

Doanh nghiệp Nhật Bản vẫn chọn Việt Nam là điểm đến đầu tư Thủ tướng kêu gọi doanh nghiệp Nhật Bản tăng cường đầu tư vào ASEAN Đây là chia sẻ của ông Sugano Yuichi - Trưởng đại diện Văn phòng JICA Việt Nam tại buổi Họp báo giữa kỳ Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) năm 2024 diễn ra...

Đoàn đại biểu cấp cao thành phố Hà Nội thăm và làm việc Nhật Bản

Ông Trần Sỹ Thanh bày tỏ mong muốn chính quyền tỉnh Kanagawa tiếp tục dành sự quan tâm, hỗ trợ cho cộng đồng người Việt Nam và doanh nghiệp Việt Nam tại tỉnh Kanagawa. Ông Trần Sỹ Thanh gửi lời cảm ơn việc tỉnh Kanagawa đã duy trì tổ chức Lễ hội Việt Nam tại đây từ năm 2015 đến nay, tạo cho người Việt Nam tại Kanagawa có cơ hội được cảm...

Mới nhất

Đà Nẵng thông tin về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại bệnh viện

Đà Nẵng thông tin về tình trạng thiếu thuốc, vật tư y tế tại bệnh việnTheo Sở Y tế Thành phố Đà Nẵng, tình trạng thuốc thuốc, vật tư y tế tại các bệnh viện vẫn đến từ việc đấu thầu khó khăn và “chờ kết quả đấu thầu”. ...

Hoa hậu Quế Anh mặc áo yếm, hát ‘Đất nước lời ru’ ở Miss Grand International

Tối 17/10, vòng 2 của phần thi Grand Voice - Tài năng ca hát tại Miss Grand International 2024 diễn ra sôi động tại thủ đô Bangkok. Top 14 thí sinh xuất sắc nhất đến từ Anh, Nigeria, Hà Lan, Na Uy, Greenland, Trinidad & Tobago, Mỹ, Pháp, Kosovo, Việt Nam, Malaysia, Canada, Venezuela và Philippines đã cống hiến...

Công tác giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn của các dự án

(ĐCSVN) - Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND TP Hồ Chí Minh Phan Văn Mãi cho rằng, những khó khăn, vướng mắc do công tác giải phóng mặt bằng vẫn là điểm nghẽn của các dự án. Cùng với đó, trình tự thủ tục còn kéo dài, phức tạp, chính sách bồi thường hỗ trợ...

Việt Nam – Australia phấn đấu trở thành đối tác thương mại hàng đầu của nhau

(ĐCSVN) - Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng đề nghị các doanh nghiệp Australia sẽ tiếp tục đầu tư chất lượng, bền vững vào Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn, đổi mới sáng tạo,... ...

Mới nhất