Trang chủDestinationsBắc GiangNhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả ở Bắc Giang |=>...

Nhân rộng mô hình giảm nghèo hiệu quả ở Bắc Giang |=> Đăng trên báo Bắc Giang


(BGĐT) – Cùng với huy động tối đa các nguồn lực, việc khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế địa phương để lựa chọn hỗ trợ nhân rộng các mô hình sản xuất là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. 

Thoát nghèo nhờ được trao sinh kế

Xã Tiến Thắng (Yên Thế) có 3 thôn đặc biệt khó khăn gồm: Rừng Chiềng, Song Sơn, Hố Luồng với hơn 50% là đồng bào dân tộc thiểu số (Nùng, Tày, Sán Dìu). Năm 2022, toàn xã còn 85 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 6,04%, giảm 1,78% so với năm 2021 và giảm 29,5% so với năm 2015 (năm đầu thực hiện rà soát hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều). 

Bắc Giang, Nhân rộng, mô hình, giảm nghèo, hiệu quả

Nhờ phát huy thế mạnh địa phương, nhiều hộ dân ở xã Quang Thịnh (Lạng Giang) nuôi gà thoát nghèo.

Theo ông Mã Văn Hoàng, Phó Chủ tịch UBND xã, có được kết quả này là nhờ sự phân bổ, lồng ghép các nguồn lực hợp lý. Bình quân mỗi năm, xã được phân bổ khoảng 7 tỷ đồng từ nguồn vốn T.Ư, tỉnh, huyện cho thực hiện chương trình MTQG giảm nghèo bền vững. Bên cạnh đầu tư cho hạ tầng cơ sở, xã ưu tiên dành hơn 3 tỷ đồng cho các dự án hỗ trợ sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo phù hợp với thế mạnh địa phương và nhu cầu thực tế của người nghèo.

Gia đình chị Hoàng Thị Thế (SN 1973), dân tộc Tày ở thôn Hố Luồng là một trong những hộ nghèo được hưởng lợi từ dự án hỗ trợ sinh kế. Chị Thế vẫn còn nhớ, khoảng 10 năm trước, cuộc sống gia đình chị vô cùng khó khăn. Do chồng sức khoẻ không tốt nên một mình chị chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ, lo trang trải cuộc sống gia đình 5 nhân khẩu, 3 con còn nhỏ. Trở ngại nhất với gia đình lúc đó là không có vốn và chưa tìm được hướng sản xuất phù hợp nhưng chị Thế luôn mong mỏi thoát nghèo. 

Nhiều địa phương, đơn vị có cách làm sáng tạo trong hoạt động hỗ trợ hộ nghèo vươn lên. Điển hình như huyện Sơn Động có hình thức khen thưởng các gia đình tự nguyện đăng ký thoát nghèo; huyện Lục Ngạn giao cho các hội, đoàn thể nâng cao hiệu quả của tổ tiết kiệm, tổ vay vốn, cung ứng phân bón trả chậm cho hộ nghèo 9 xã đặc biệt khó khăn; Hội Nông dân tỉnh giao chỉ tiêu mỗi xã, thị trấn đăng ký giúp đỡ ít nhất hai gia đình hội viên thoát nghèo.

Năm 2017, chị và 8 hộ nghèo khác trong xã, mỗi hộ được hỗ trợ 2 con bò sinh sản từ dự án nhân rộng các mô hình giảm nghèo của huyện. Được cán bộ khuyến nông hướng dẫn tỉ mỉ quy trình nuôi, vệ sinh chuồng trại, phòng dịch bệnh, đến nay, chị đã xuất bán được 4 lứa. Từ nguồn tích luỹ, cùng với vay mượn thêm người thân, năm 2019, chị Thế còn cải tạo khu vườn đồi cằn cỗi trồng 50 gốc vải thiều trước đó. Nhờ mạnh dạn đầu tư thêm từ nguồn hỗ trợ ban đầu, năm 2022, gia đình chị đã ra khỏi danh sách hộ nghèo.

Chỉ khoảng 6 năm trước, giấc mơ thoát nghèo của gia đình anh Tạ Văn Mạnh (SN 1979), thôn Lãng Sơn, xã Đông Hưng (Lục Nam) tưởng chừng như khó thành hiện thực. Đất sản xuất ít, ngoài làm nông, vợ chồng anh Mạnh không có việc làm thêm, điều kiện kinh tế ngày càng khó khăn. Năm 2019, nhờ Hội Nông dân xã đứng ra tín chấp, gia đình anh được vay 90 triệu đồng từ nguồn Quỹ quốc gia về việc làm (do Ngân hàng Chính sách xã hội huyện quản lý). 

Thêm nữa, được cán bộ chuyên môn tư vấn lựa chọn mô hình kinh tế phù hợp ở địa phương, anh Mạnh đầu tư thêm vốn trồng hơn 1 ha rừng keo và gần 100 cây bưởi Diễn. Lấy công làm lãi, vợ chồng anh chăm chỉ vun trồng, học hỏi thêm kinh nghiệm chăm sóc của chủ vườn đi trước ở địa phương. Đến nay, rừng keo đang phát triển tốt, chỉ còn hơn 1 năm nữa được thu hoạch, lứa bưởi đầu cho năng suất cao, anh Mạnh đã tự nguyện xin thoát nghèo vào đợt rà soát năm 2022.

Quan tâm bố trí, lồng ghép nhiều nguồn lực

Theo kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo (theo chuẩn nghèo đa chiều áp dụng cho giai đoạn 2022-2025), toàn tỉnh còn hơn 17,9 nghìn hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 3,81%, giảm 1,46% so với năm 2021; cận nghèo còn hơn 19,7 nghìn hộ, chiếm tỷ lệ 4,2%, giảm 1,04% so với năm 2021. 10/10 huyện, TP đều hoàn thành kế hoạch giảm nghèo năm 2022; riêng huyện Sơn Động, tỷ lệ hộ nghèo còn 20,8%, giảm 4,98% so với năm trước, vượt mục tiêu đề ra.

Những năm qua, kết quả giảm nghèo trên địa bàn tỉnh luôn đạt và vượt mục tiêu đề ra. Có được điều này, ngoài thực hiện chính sách hỗ trợ, lồng ghép các nguồn lực đầu tư cho vùng khó khăn thì việc khai thác thế mạnh địa phương, lựa chọn cây, con giống phù hợp, giúp người dân phát triển mô hình kinh tế, vươn lên thoát nghèo là giải pháp quan trọng. 

Từ năm 2016 đến nay, toàn tỉnh triển khai 200 dự án, mô hình giảm nghèo với hơn 49 nghìn lượt hộ nghèo tham gia. Một số dự án hiện vẫn duy trì hiệu quả như: Nuôi bò sinh sản tại các xã: Đồng Tiến, Canh Nậu, Tiến Thắng, Đồng Hưu (Yên Thế); trồng cam, bưởi tại xã Lục Sơn (Lục Nam); nuôi dê, ong kết hợp trồng trọt tại xã An Bá, Phúc Sơn, Cẩm Đàn, Đại Sơn (Sơn Động). 

Ông Trương Đức Huấn, Phó Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội khẳng định, thành công lớn nhất của các dự án giảm nghèo là thực hiện việc góp vốn đối ứng, quy định thu hồi theo thời gian triển khai cụ thể và luân chuyển nguồn (dưới dạng vốn hoặc cây, con giống), giúp thêm nhiều người nghèo được tiếp cận với các mô hình sản xuất phù hợp. 

Đặc biệt, việc thay đổi phương thức hỗ trợ, chuyển từ “cho không” sang trợ giúp một phần, giúp đỡ có điều kiện đã khắc phục đáng kể tư tưởng trông chờ vào chính sách ưu đãi. Hộ nghèo nhận vốn, giống sẽ có trách nhiệm hơn, mạnh dạn và quyết tâm hơn trong phát triển kinh tế để vươn lên giảm nghèo bền vững.

Là một trong 5 huyện thuộc diện hỗ trợ của Chương trình 135 (giai đoạn 2021 – 2025), Lục Ngạn còn 81 thôn đặc biệt khó khăn. Ông Trương Văn Năm, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết, cấp uỷ, chính quyền các cấp trên địa bàn luôn xác định, muốn kết quả giảm nghèo được bền vững thì trước hết phải khơi dậy được ý chí thoát nghèo của người dân. Mà việc này chỉ đạt hiệu quả nếu người nghèo được hỗ trợ phù hợp. 

Chính vì vậy, hằng năm, trên cơ sở nguồn vốn được phân bổ, huyện quan tâm bố trí, lồng ghép nhiều nguồn lực hỗ trợ giống, vốn, kỹ thuật cho người nghèo xây dựng mô hình sản xuất phù hợp với lợi thế địa phương. Để các mô hình giảm nghèo phát huy hiệu quả, sau khi lựa chọn và bàn giao cây, con giống, UBND huyện chỉ đạo phòng chuyên môn phối hợp chặt chẽ với các xã thường xuyên theo dõi tiến độ triển khai, phổ biến kiến thức, kỹ thuật chăm sóc, phòng dịch bệnh tới người dân.

Bài, ảnh: Tường Vi

 

Quỹ quốc gia về việc làm: Đồng hành giảm nghèo bền vững

(BGĐT) – Tập trung đầu tư nguồn lực, hỗ trợ sinh kế cho người nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025. Nguồn vốn từ Quỹ quốc gia về việc làm (gọi tắt là Quỹ) đã và đang được hệ thống ngân hàng chính sách xã hội triển khai hiệu quả, mở hướng sản xuất mới, giúp hộ nghèo, hộ mới thoát nghèo có cơ hội vươn lên.  

 

Thể lệ Cuộc thi báo chí về công tác giảm nghèo nhanh, bền vững năm 2023

Nhằm đẩy mạnh thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và của tỉnh đối với công tác giảm nghèo, Hội Nhà báo tỉnh Bắc Giang phối hợp với Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tổ chức Cuộc thi báo chí về công tác giảm nghèo nhanh, bền vững, chống tái nghèo và không để phát sinh hộ nghèo mới trên các phương tiện thông tin đại chúng của tỉnh.

 

Hiệp Hòa: Đa dạng cách làm, giảm nghèo bền vững

(BGĐT) – Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) đã triển khai nhiều cách làm hiệu quả, qua đó góp phần từng bước giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn.

 

Bước tiến trong công tác giảm nghèo ở Bắc Giang

(BGĐT) – Với phương châm “không để ai bị bỏ lại phía sau”, từ sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền các cấp, Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã đạt được kết quả tích cực. Ý Đảng, lòng dân đồng thuận, bộ mặt nông thôn thêm khởi sắc, đời sống nhân dân ngày càng nâng lên.

 

Yên Thế: Giảm nghèo nhờ phát triển lâm nghiệp

(BGĐT) – Trồng rừng sản xuất phát triển ở huyện Yên Thế (Bắc Giang) từ hàng chục năm nay. Các khâu: Trồng, thu hoạch, chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo chuỗi giá trị đem lại thu nhập cao hơn, cải thiện đời sống người trồng rừng.

 



Source link

Cùng chủ đề

Công nhân sốt ruột khi nhà cách nơi làm 300km sắp sập, công đoàn hỗ trợ ngay

Làm công nhân ở Bắc Giang, cách nhà hơn 300km, chị Vàng Thị Dung mừng rỡ khi nhận được tiền hỗ trợ xây nhà mới từ tổ chức công đoàn. Hôm trước, chị lo mất ăn mất ngủ vì các vết nứt lớn trên tường, từng mảng xi măng rơi xuống. ...

Xu hướng chăn nuôi bò thịt dựa trên công nghệ và thị trường

Chăn nuôi bò thịt trên thế giới đang có sự chuyển đổi mạnh mẽ dựa trên công nghệ và yêu cầu thị trường,...

Cuộc ‘cách mạng’ xóa đói, giảm nghèo

Xóa đói, giảm nghèo là chính sách quan trọng, xuyên suốt của Đảng, Nhà nước Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua. Là quốc gia đầu tiên và duy nhất ở châu Á thực hiện chương trình giảm nghèo đa chiều, bao trùm, bền vững, những nỗ lực của Việt Nam đã được quốc tế ghi nhận như “một cuộc cách mạng” trong xóa đói, giảm nghèo, làm nên sự đổi thay trải đều và rộng khắp ở cả những...

Nỗ lực giảm nghèo bền vững tại các huyện miền núi xứ Thanh

Những năm qua, công tác giảm nghèo tại các huyện miền núi Thanh Hóa luôn được Đảng bộ, chính quyền quan tâm và thực hiện có hiệu quả bằng những chương trình, dự án hỗ trợ tạo sinh kế, hướng dẫn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân. Nhờ đó, nhiều hộ nghèo tại các huyện miền núi Thanh Hóa đã có điều kiện để chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng thu nhập, vươn...

Bà Rịa – Vùng Tàu: Tập trung nguồn lực để giảm nghèo bền vững

Theo báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vùng Tàu, giai đoạn 2021-2025, tổng nguồn vốn dự kiến triển để triển khai đã thực hiện các chính sách thuộc Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là 1.157,751 tỷ đồng, đồng thời mở rộng các chính sách và mức thụ hưởng chính sách giảm nghèo. Từ năm 2021 đến nay, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu giảm nghèo bền vững là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nghỉ hưu trước tuổi phải đóng bảo hiểm xã hội đủ 20 năm

Thông thường khi nghỉ hưu trước tuổi lao động sẽ bị trừ tỷ lệ %. Tuy nhiên, Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) sửa đổi mới đây đã đưa thêm điều kiện lao động muốn nghỉ hưu trước tuổi hưởng lương hưu phải đóng đủ BHXH 20 năm.Ảnh minh họa.Điều kiện về số năm đóng BHXH tối thiểu để được hưởng lương hưu hàng tháng sẽ giảm từ 20 năm xuống 15 năm. Tuy nhiên, quy định...

Lạng Giang: Hiến hơn 950 đơn vị máu

BẮC GIANG - Ngày 16/8, Ban Chỉ đạo vận động hiến máu tình nguyện huyện Lạng Giang (Bắc Giang) tổ chức Ngày hội hiến máu tình nguyện  đợt 2 năm 2023 với thông điệp “Hiến giọt máu đào - Trao đời sự sống”.Các đồng chí lãnh đạo Hội Chữ thập đỏ tỉnh và UBND huyện Lạng Giang động viên tình nguyện viên hiến máu.Thời gian qua, huyện Lạng Giang đẩy mạnh các hình thức tuyên truyền, vận động nhằm...

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng đường kết nối Bắc Giang – Thái Nguyên

BẮC GIANG - Đường nối từ quốc lộ (QL) 37 - QL 17 - Võ Nhai (Thái Nguyên) được khởi công cuối tháng 12/2021, đi qua các huyện: Việt Yên, Tân Yên, Yên Thế có tổng mức đầu tư hơn 1,4 nghìn tỷ đồng từ nguồn ngân sách T.Ư và tỉnh.Dự án do Ban Quản lý dự án (BQLDA) đầu tư xây dựng các công trình giao thông, nông nghiệp tỉnh Bắc Giang làm chủ đầu tư, gồm tuyến...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì họp Ban Chỉ đạo Trung ương phòng, chống tham nhũng

Sáng 16/8, dưới sự chủ trì của đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), phiên họp thứ 24 đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động của Ban Chỉ đạo 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XIII của Đảng đến nay;...

Công an TP Bắc Giang tăng cường lực lượng cho công an cấp xã xử lý vi phạm ATGT

BẮC GIANG - Lực lượng cảnh sát giao thông Công an TP Bắc Giang đang tăng cường tuần tra kiểm soát trên địa bàn các phường, xã. Lực lượng chức năng xử lý vi phạm tại phường Thọ Xương.Thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an tỉnh tại Kế hoạch số 305/KH-CAT-PC08 ngày 28/7/2023 về tăng cường công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông 6 tháng cuối năm 2023, Công an TP Bắc Giang chỉ đạo...

Bài đọc nhiều

Phòng tránh bạo lực học đường

(BGĐT) - Sáng 22/5, Thư viện tỉnh Bắc Giang chủ trì phối hợp với Trường Phổ thông Dân tộc nội trú tỉnh tổ chức nói chuyện chuyên đề giáo dục kỹ năng sống với chủ đề "Bạo lực học đường (BLHĐ) - nguyên nhân và biện pháp phòng tránh".Tham gia buổi nói chuyện có diễn giả, thạc sĩ, bác sĩ Mai Xuân Phương, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Truyền thông - Giáo dục, Tổng cục Dân số -...

Ban Bí thư yêu cầu di dời trụ sở cơ quan hành chính nhà nước ra khỏi nội đô |=> Đăng trên báo Bắc...

Ban Bí thư yêu cầu thực hiện nghiêm lộ trình di dời trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, học viện, trường đại học ra ngoài khu vực trung tâm thành phố theo quy hoạch.Hà Nội ùn tắc giờ tan tầm. Chỉ thị số 23 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới ban hành ngày 25/5 cũng...

Công an tỉnh Bắc Giang trao trả 2 công dân Ấn Độ quay trở về nước |=> Đăng trên báo Bắc Giang

(BGĐT) - Ngày 26/5, 2 công dân người Ấn Độ là Praisimol Kochuparambil Sabu (SN 1999) và Ashly Merrin John (SN 1993) được đại diện lãnh đạo Phòng Quản lý Xuất nhập cảnh - Công an tỉnh Bắc Giang, đại diện Lãnh sự quán Ấn Độ tại Việt Nam hỗ trợ các thủ tục xuất cảnh quay trở về Ấn Độ qua Cửa khẩu Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài.Trước đó, đầu tháng 4/2023, Phòng Quản lý...

Nông sản Việt Nam hội nhập CPTPP – vải thiều Lục Ngạn

Vải thiều là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Hàng năm giá trị sản xuất vải thiều ước đạt 4000-4500 tỷ đồng chưa tính thêm doanh thu từ các hoạt động phụ trợ chiếm 25-28% giá trị ngành trồng trọt của tỉnh.

Phát huy vai trò tuổi trẻ trong chuyển đổi số |=> Đăng trên báo Bắc Giang

(BGĐT) - Phát huy vai trò của thanh niên trong chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ số, thời gian qua, tuổi trẻ TP Bắc Giang đã tích cực thực hiện nhiều hoạt động, phần việc ý nghĩa.Đa dạng mô hìnhThực hiện hiệu quả các nội dung của Đề án “Nâng cao năng lực số cho thanh, thiếu niên; phát huy vai trò nòng cốt, đi đầu của các cấp bộ đoàn trong chuyển đổi số giai...

Cùng chuyên mục

Đậm đà gỏi cá chép Nội Hoàng

Gỏi cá chép Nội Hoàng là một món ăn đặc sản nổi tiếng của tỉnh Bắc Giang. Món ăn này được chế biến từ cá chép tươi sống được đánh bắt tại sông Cầu, kết hợp với các loại rau thơm và gia vị đặc trưng tạo nên hương vị độc đáo và khó quên. Gỏi cá chép Nội Hoàng là một món ăn ngon và bổ dưỡng, thích hợp để thưởng thức trong các dịp lễ Tết, hội hè...

Điệu ca cổ bên lòng hồ Kiên Lao

Hồ Kiên Lao dựa lưng bên các dãy núi, không gian vắng lặng bình yên, bầu trời xanh thẳm, đâu đó tiếng mái chèo khua nước nhè nhẹ, đắm mình trong cảnh sắc thiên nhiên còn hoang sơ, huyền ảo. Điệu hát lời ca cổ từ nghìn năm trước được cất lên từ những chàng trai, cô gái nơi đây. Chẳng biết từ bao giờ những câu hát ấy trở thành tập quán của người Sán Chỉ. Lời hát...

Nông sản Việt Nam hội nhập CPTPP – vải thiều Lục Ngạn

Vải thiều là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế nông nghiệp của tỉnh Bắc Giang. Hàng năm giá trị sản xuất vải thiều ước đạt 4000-4500 tỷ đồng chưa tính thêm doanh thu từ các hoạt động phụ trợ chiếm 25-28% giá trị ngành trồng trọt của tỉnh.
00:03:05

Bắc Giang – điểm sáng thu hút FDI

Những năm gần đây, thu hút đầu tư, nhất là thu hút đầu tư trực tiếp từ nước ngoài FDI của Bắc Giang tăng mạnh qua các năm và luôn nằm trong nhóm các thành phố đứng đầu cả nước. https://media.techcity.cloud/vietnam.vn/2023/06/Bac-Giang-diem-sang-thu-hut-FDI-3p.mp4 Năm 2021, dịch bệnh tăng cao nhưng Bắc Giang vẫn thu hút được 1740 triệu USD vốn đầu tư quy đổi, đạt 4,8% so với năm 2020. Đặc biệt từ đầu năm 2022 đến nay, mặc dù chịu ảnh hưởng...

Bí mật của con dâu |=> Đăng trên báo Bắc Giang

(BGĐT)- Đã gần 23 giờ mà chưa thấy con dâu về, bà Minh buông màn lên giường từ lâu nhưng không sao ngủ được. Bà nằm nhẩm tính, dễ cũng đến cả tháng nay Hương về khuya mà các lý do cô đưa ra đều rất qua loa. Có dạo Hương nói phải tăng ca vì cơ quan đang chuẩn bị cho sự kiện quan trọng của ngành. Hôm lại bảo đang có đề án cần hoàn thành gấp nên...

Mới nhất

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. ...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá...

Chó robot tuần tra Mar-a-Lago, bảo vệ tuyệt đối cho ông Trump

Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ tiến hành nhiều phương án để siết chặt an ninh quanh Mar-a-Lago, bao gồm triển khai chó robot tuần tra. ...

Giá vàng giảm, vàng nhẫn từ chỗ khan hiếm lại dồi dào

Giá vàng tăng giảm loạn xạ khiến người nắm giữ vàng chọn giải pháp an toàn là bán ra. Nguồn cung vàng trên thị trường lại trở nên dồi dào. ...

Mới nhất