Trang chủNewsThời sựNhận rõ trách nhiệm sau lấy phiếu tín nhiệm

Nhận rõ trách nhiệm sau lấy phiếu tín nhiệm

Ngày 25-10, Quốc hội đã công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm đối với 44 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn.
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu kín lấy phiếu tín nhiệm vào ngày 25-10 - Ảnh: TTXVN

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo Đảng, Nhà nước bỏ phiếu kín lấy phiếu tín nhiệm vào ngày 25-10 – Ảnh: TTXVN

Theo kết quả lấy phiếu tín nhiệm được công bố, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là hai người có số phiếu tín nhiệm cao nhất.

Bộ trưởng quốc phòng nhiều tín nhiệm cao nhất

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang có 448/481 (tính theo số phiếu hợp lệ) đại biểu đánh giá tín nhiệm cao. Còn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ có 437/480 đại biểu đánh giá tín nhiệm cao. Tính riêng trong khối Quốc hội với 17 người, ông Huệ là người có số phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất.

Còn với khối Chính phủ, trong số 23 người được lấy phiếu tín nhiệm lần này, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang có số phiếu tín nhiệm cao nhất. Tiếp theo là Phó thủ tướng Lê Minh Khái với 384/480 phiếu. Thủ tướng Phạm Minh Chính xếp ở vị trí thứ 3 với 373/480 phiếu. Tiếp theo là Bộ trưởng Bộ Tư pháp Lê Thành Long (371/480 phiếu), Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (370/480 phiếu), Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà (353/480 phiếu), Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc (334/480 phiếu).

Tiếp theo đó, trong danh sách 44 người thì những người có số phiếu tín nhiệm cao ở các vị trí lần lượt sau Bộ trưởng Phan Văn Giang và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ là Phó chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương với 426/478 phiếu, Phó chủ tịch thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn với 414/481 phiếu, Phó chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân với 410/481 phiếu.

Nhận rõ trách nhiệm sau lấy phiếu tín nhiệm - Ảnh 2.

Bộ trưởng giáo dục, khoa học công nghệ “đội sổ”

Ở chiều ngược lại, người có số phiếu “tín nhiệm cao” thấp nhất là Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt với 187/480 phiếu.

Tiếp theo là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng với 219/481 phiếu; Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên với 229/479 phiếu; Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Văn Thắng với 237/479 phiếu; Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan với 239/479 phiếu.

Cũng theo số liệu được công bố, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn nhận nhiều phiếu tín nhiệm thấp nhất với 72/479 phiếu. Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Huỳnh Thành Đạt đứng tiếp theo với 71/480 phiếu.

Người có nhiều phiếu tín nhiệm thấp thứ 3 là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng với 62 phiếu. Kế tiếp đó là Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên với 61 phiếu tín nhiệm thấp, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan với 54 phiếu tín nhiệm thấp…

Tất cả các thành viên có phiếu tín nhiệm thấp đều ở mức dưới 20%.

Kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ là thông số để các thành viên Chính phủ, bộ trưởng, các chức danh lấy phiếu lần này có thêm cơ sở hoạch định chiến lược, kế hoạch tốt hơn nữa cho công việc của mình. Đồng thời cũng hình dung hơn về sự kỳ vọng của đại biểu cũng như cử tri để nỗ lực hơn nữa trong nửa nhiệm kỳ còn lại.
Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa

Cơ sở để người được lấy phiếu nhận thấy rõ trách nhiệm

Phát biểu sau khi Quốc hội thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ khẳng định việc lấy phiếu tín nhiệm đã được tiến hành một cách chặt chẽ, dân chủ, khách quan, công khai, minh bạch và nghiêm túc theo đúng nội dung, quy trình, thủ tục được quy định tại nghị quyết số 96 của Quốc hội.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, đại biểu Đỗ Chí Nghĩa – ủy viên thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục – chỉ rõ sau lấy phiếu tín nhiệm, những vị trí được tín nhiệm cao thì sẽ vui hơn, người có vị trí thấp sẽ tâm tư vì nỗ lực thời gian qua không chỉ của cá nhân mình mà cả một ngành, lĩnh vực. Do vậy, ông nói đó không phải là đánh giá “đóng đinh” mà chỉ là hướng để các bộ trưởng nhìn về phía trước và sẽ có sự tháo gỡ, thúc đẩy ngành đi lên.

Ông dẫn chứng thực tế các lần lấy phiếu trước có những bộ trưởng được lấy phiếu lúc đầu thấp nhưng kỳ sau cao hơn do nhìn rõ khó khăn vướng mắc để tháo gỡ.

“Ở đây cũng phải chia sẻ rất rõ là có những việc, khó từ nhiều nhiệm kỳ dồn lại. Có những lĩnh vực nhận được sự kỳ vọng rất lớn nhưng nguồn lực dành cho còn hạn chế, muốn tháo gỡ cần nhiều thời gian như lĩnh vực giáo dục, văn hóa…”, ông nói.

Phó trưởng Ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên cho rằng điều đáng mừng là tất cả các nhân sự được lấy phiếu đều có kết quả phiếu ở mức an toàn – tức là không lãnh đạo nào có tỉ lệ phiếu tín nhiệm thấp trên 50%. Trên thực tế, một số ngành như giáo dục, khoa học công nghệ, công thương, văn hóa, y tế, giao thông trong thời gian qua đã có nhiều cố gắng để khắc phục nhưng vẫn còn những tồn tại hạn chế.

Bà Yên cũng nói các tư lệnh ngành được lấy ý kiến cũng đều là những nhân sự mới, nhiều vị lần đầu tiên nắm giữ các trọng trách, nên cần có thêm thời gian để trải qua thử thách, kinh nghiệm để làm tốt hơn nữa các vị trí này.

Vì vậy, theo đại biểu Yên, kết quả lấy phiếu tín nhiệm sẽ là cơ sở để người được lấy phiếu nhận thấy rõ trách nhiệm của mình trước đồng bào, cử tri cả nước để tiếp tục phấn đấu, rèn luyện. Từ đó nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả công tác; đồng thời là cơ sở, căn cứ quan trọng để cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí, sử dụng cán bộ.

Động lực cho các vị bộ trưởng nhìn lại

Đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy – phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Tây Ninh – cho rằng kết quả lấy phiếu tín nhiệm đã thể hiện sự khách quan, thẳng thắn của các đại biểu Quốc hội với các lãnh đạo. Nhìn vào kết quả, những ngành, lĩnh vực nhạy cảm mà dư luận quan tâm đều cho thấy số phiếu tín nhiệm cao ở mức thấp và số tín nhiệm thấp có tỉ lệ cao hơn.

“Kết quả này phản ánh đúng thực tế. Do đây là những lĩnh vực khó, cần nhiều vấn đề phải xử lý, việc giải quyết cần thời gian dài với nhiều giải pháp, đòi hỏi cao hơn cho các vị bộ trưởng.

Từ kết quả này để làm tốt hơn công tác cán bộ, chọn lựa và đánh giá cán bộ, chuẩn bị đội ngũ cán bộ cho Đại hội Đảng nhiệm kỳ tới. Đây cũng là động lực cho các vị bộ trưởng nhìn lại, xem lại các hạn chế, thiếu sót để làm tốt hơn công việc của mình. Các đánh giá cũng cho thấy sự công tâm, dù lãnh đạo giữ chức vụ cao hay thấp đều có mức đánh giá tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp đồng đều” – bà Thúy nói.

Quốc hội thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm - Ảnh: TTXVN

Quốc hội thông qua nghị quyết xác nhận kết quả lấy phiếu tín nhiệm – Ảnh: TTXVN

Vì sao các ngành giáo dục, công nghệ, văn hóa, công thương “đội sổ”

Nêu quan điểm về các trưởng ngành có phiếu tín nhiệm thấp ở mức cao, đại biểu Hoàng Thị Thanh Thúy thẳng thắn chỉ ra những lĩnh vực này còn một số hạn chế nhất định, trong khi đây là những lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến xã hội, được cử tri quan tâm.

Như lĩnh vực giáo dục và đào tạo, các vấn đề liên quan đổi mới chương trình giáo dục phổ thông đặt ra vấn đề cho ngành và bộ trưởng phải là người đứng mũi chịu sào, là thuyền trưởng gặp khó khăn nên phải đề ra giải pháp hiệu quả hơn. Chính vì vậy thể hiện việc đánh giá và kỳ vọng nhiều hơn, cao hơn với những bộ trưởng này trong việc khắc phục những hạn chế của ngành này. Hoặc lĩnh vực khoa học công nghệ là những ngành quan trọng hàng đầu, các đại biểu cho rằng thời gian qua còn nhiều hạn chế trong lĩnh vực này.

Lĩnh vực khoa học công nghệ chưa phát triển theo đúng sự đầu tư và kỳ vọng của Nhà nước. Mặc dù đầu tư khoa học công nghệ của nước ta không bằng quốc gia khác nhưng ngân sách vẫn dành một nguồn lực không nhỏ cho hoạt động này. Tuy nhiên, các hoạt động đầu tư khoa học công nghệ mới dừng ở các đề tài nghiên cứu mà thiếu tính ứng dụng nên tỉ lệ đóng góp của khoa học công nghệ cho sự phát triển của nền kinh tế vẫn chưa rõ nét.

Cũng nêu quan điểm về vấn đề này, đại biểu Trương Xuân Cường (đoàn Hà Nội) cho rằng có những ngành khó, có tính lịch sử để lại như ngành giáo dục, ngành công thương, khoa học công nghệ đều là những ngành rất nhạy cảm, tác động đến nhiều người dân.

Như với ngành công thương đều có những vấn đề rất nóng. Ví dụ như yêu cầu phát triển ngành điện, đặc biệt là điện sạch như thế nào, đầu tư xây dựng, giá bán và hòa lưới điện ra sao khi chính sách vẫn chưa theo kịp nhu cầu. Hay lĩnh vực xăng dầu sẽ quản lý theo cơ chế thị trường ra sao? Công tác quản lý thị trường, tình trạng hàng giả, hàng lậu, hàng cấm vào Việt Nam trong khi khâu cuối cùng là của Bộ Công Thương quản lý.

Đại biểu Đỗ Chí Nghĩa cho rằng việc đánh giá mức độ tín nhiệm lần này cũng chỉ là một bước, vào một thời điểm nhất định và còn rất nhiều dư địa trong tương lai để phát triển tiếp.

Trong khi đó, muốn bước tiếp phải nhìn lại những thứ đã qua. “Những thông số này với định lượng rất cụ thể sẽ tạo áp lực với các bộ trưởng, trưởng ngành nhưng cũng là động lực, tôi tin vào đánh giá công tâm của đại biểu và bản lĩnh của người được lấy phiếu”, ông Nghĩa nêu quan điểm.

Cùng chủ đề

Tăng tuổi nghỉ hưu cấp tướng lên 62, cấp tá không lên tướng được

Bộ trưởng Quốc phòng Phan Văn Giang cho rằng, nếu tăng tuổi nghỉ hưu với sĩ quan cấp tướng lên 62 tuổi, mà cấp tá 58 tuổi đã nghỉ hưu thì cấp tá không lên cấp tướng được, trong khi trong lực lượng quân đội có rất nhiều cấp, chức vụ khác nhau. Ngày 5/11, Quốc hội thảo luận ở hội trường về Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân...

Đại tướng Phan Văn Giang dự, chỉ đạo Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II

Sáng 3/11, Tổng cục II tổ chức Hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Tổng cục trưởng Tổng cục II. Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng dự và chỉ đạo hội nghị. Cùng dự có Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam; đại biểu lãnh đạo các cơ quan, đơn vị chức...

Bộ trưởng Phan Văn Giang lý giải quy định cấp Tướng quân đội nghỉ hưu ở tuổi 60

Phát biểu trong cuộc thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang làm rõ những băn khoăn về đề xuất nâng hạn tuổi nghỉ hưu với sĩ quan theo dự thảo luật.  Bộ trưởng Phan Văn Giang cho biết, việc nâng hạn tuổi phục vụ sẽ cho phép sĩ quan là cấp trung tá trở xuống khi nghỉ hưu, có đủ số năm tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng lương hưu mức tối đa...

Bộ trưởng Quốc phòng lý giải đề xuất không nâng tuổi hưu cấp tướng quân đội

Giải thích việc không nâng tuổi nghỉ hưu cấp tướng lên 62 tuổi, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Phan Văn Giang chia sẻ công việc sĩ quan quân đội rất đặc biệt. ...

Xây dựng khu vực biên giới Việt – Lào hòa bình, ổn định, hợp tác

Làm việc với tỉnh Sơn La, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng nhấn mạnh việc xây dựng khu vực biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác; không để các thế lực thù địch lợi dụng, kích động chia rẽ quan hệ Việt Nam - Lào. XEM VIDEO: Sáng 22/10, tại huyện Mộc Châu (tỉnh Sơn La), Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Quốc phòng đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Sơn La. Thời gian...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường đặc biệt cho tân sinh viên, học sinh, giáo viên Phú Yên

Nói là đặc biệt bởi không chỉ có tân sinh viên, lễ trao học bổng Tiếp sức đến trường tại Phú Yên ngày 8-11 còn có học sinh và cả các thầy cô giáo được tiếp sức. ...

Khổ với kiểm định chất lượng giáo dục

Nhiều giảng viên đại học cho biết rất sợ mỗi khi trường vào đợt kiểm định vì họ mất rất nhiều thời gian, công sức cho việc này. Tốn thời gian, công sức vẫn phải kiểm địnhLý giải việc giảng viên đại học sợ...

Những điều không phải ai cũng biết khi dùng lò vi sóng

Nhiều người cho rằng nấu hoặc hâm thức ăn trong lò vi sóng có thể gây hại cho chúng ta. Thực tế thế nào? Nhiều người cũng lo ngại một số hợp chất trong các dụng cụ trữ thức ăn bằng nhựa, chẳng hạn...

Khám phá chuỗi sản xuất kinh tế tuần hoàn của TH true MILK

Trong chương trình 'Khám phá nhà máy Xanh' lần này, khán giả sẽ được tìm hiểu những sáng kiến về kinh tế xanh, chuỗi sản xuất kinh tế tuần hoàn khép kín “từ đồng cỏ xanh tới ly sữa sạch” và phát triển bền vững tại trang trại, nhà máy TH. Trang trại TH hiện đang giữ kỷ lục thế giới "Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô...

Thủ tướng: Cần dự báo tác động kết quả bầu cử Mỹ, phản ứng chính sách kịp thời

Cần chủ động, tích cực, phản ứng chính sách kịp thời, có các kịch bản điều hành với mọi tình huống, Thủ tướng nhấn mạnh các nhiệm vụ, giải pháp để hoàn thành tất cả các mục tiêu của năm 2024. Sáng 9-11,...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Doanh nghiệp phải sẵn sàng nguồn lực trước nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ

Xuất khẩu hàng hoá sang thị trường Hoa Kỳ, doanh nghiệp phải sẵn sàng các nguồn lực cần thiết trước các vụ kiện phòng vệ thương mại. Các nguy cơ bị kiện phòng vệ thương mại tại thị trường Hoa Kỳ đối với hàng hoá xuất khẩu Việt Nam là luôn hiện hữu. Vì vậy, việc chuẩn bị tâm thế và sẵn sàng nguồn lực ứng phó hết sức quan trọng. Ông Đỗ Ngọc Hưng -...

Từng bước giúp đồng bào dân tộc thiểu số ổn định cuộc sống

Đất ở, đất sản xuất là một trong những điều kiện tiên quyết giúp đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Vì vậy, trong những năm qua tỉnh Hòa Bình đã đẩy nhanh các hoạt động, từng bước đưa chính sách dân tộc gần hơn với cuộc sống của bà con. ...

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV diễn ra phiên trù bị

Sáng 9/11, tại Hội trường 2/9 Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2024 đã diễn ra phiên trù bị.Sáng 9/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Theo chương trình, phiên họp tập trung thảo luận, đánh giá tình hình kinh tế-xã hội tháng 10, 10 tháng đầu năm,...

Tạp chí Phổ biến Pháp luật Việt Nam có Tổng Biên tập mới

Kinhtedothi - Sáng ngày 08/11/2024, Hội Phổ biến và Tham vấn Pháp luật Việt Nam đã tổ chức Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm Nhà báo Nguyễn Thành Đoàn giữ chức vụ Tổng Biên tập Tạp chí Phổ biến Pháp luật Việt Nam. Tại Lễ công bố Quyết định bổ nhiệm, Luật sư Nguyễn Đình Lục, Chủ tịch Hội Phổ biến và Tham vấn Pháp luật Việt Nam chúc mừng Nhà báo Nguyễn Thành Đoàn đã được Ban chấp...

Đổi mới mạnh mẽ xây dựng và thi hành pháp luật để đất nước vững bước vào kỷ nguyên mới

Trên hành trình tìm đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh - vị lãnh tụ thiên tài của dân tộc ta đã ý thức rất rõ tầm quan trọng của Hiến pháp, pháp luật, của “thần linh pháp quyền” đối với việc “bảo toàn lãnh thổ”, “kiến thiết quốc gia”. ...

Mới nhất

Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV diễn ra phiên trù bị

Sáng 9/11, tại Hội trường 2/9 Tp. Pleiku, Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Gia Lai lần thứ IV - năm 2024 đã diễn ra phiên trù bị.Sáng 9/11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 10/2024, thảo luận nhiều nội dung quan trọng. Theo chương...

Thu hút người có trình độ cao tham gia tuyển dụng làm nhà giáo

Nhà nước có chính sách thu hút người có trình độ cao, người có tài năng, sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ, người có năng khiếu đặc biệt tham gia tuyển dụng làm nhà giáo ...

Quảng Trị sắp có thêm bệnh viện quy mô 250 giường

Dự án Bệnh viện Quân y 4 tại xã Thanh An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị có tổng mức đầu tư 550 tỷ đồng từ ngân sách Nhà nước, bao gồm 6 gói thầu xây lắp. Dự án Bệnh viện Quân y 4 tại xã Thanh An, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị có tổng mức đầu tư 550...

Cập nhật lãi vay mua nhà tháng 11/2024

Trong khi lãi vay mua nhà ở thương mại gần như không có sự thay đổi đáng kể, phân khúc nhà ở xã hội lại chứng kiến mức lãi vay tăng cao, từ 4,8%/năm lên 6,6%/năm. Trong khi lãi vay mua nhà ở thương mại gần như không có sự thay đổi đáng kể, phân khúc nhà ở xã hội...

Gần 140 dự án tham gia Diễn đàn Mekong startup lần II/2024

Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng kiến Mekong năm 2024 nhận được 136 dự án tham gia dự thi và đang tổ chức đánh giá, xét chọn các dự án vào bán kết. Vòng chung kết sẽ diễn ra ngày 15/11 trong khuôn khổ Diễn đàn Mekong startup lần II/2024. Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng kiến Mekong năm 2024...

Mới nhất