Trang chủKinh tếNông nghiệp"Nhận lương tốt" chục triệu mỗi tháng nhưng người dân nuôi tằm...

“Nhận lương tốt” chục triệu mỗi tháng nhưng người dân nuôi tằm một xã ở Lâm Đồng “sợ” loại bệnh này


Thu nhập cao từ nuôi tằm

Có mặt tại xã Tân Văn, phóng viên được bà La Hoàng Quyên – Chi hội trưởng Chi hội nông dân thôn Tân Thuận dẫn đi tham quan các mô hình trồng dâu, nuôi tằm của người dân địa phương. Bà Quyên cho hay, đời sống người dân thôn Tân Thuận khoảng 10 năm nay đã đổi thay rõ rệt nhờ nghề trồng dâu, nuôi tằm.

Có thu nhập chục triệu mỗi tháng nhưng người dân đang “sợ” loại bệnh này trên con tằm - Ảnh 1.

Những cánh đồng trồng lúa trước kia tại thôn Tân Thuận được thay vào những vườn trồng dâu để nuôi tằm.

Ghi nhận của phóng viên, tại thôn Tân Thuận, trước đây người dân chủ yếu trồng lúa nước, vì vậy thu nhập của người dân còn khá thấp. Tuy nhiên, gần đây, người dân đã học hỏi nhau cách trồng dâu nuôi tằm, mang lại thu nhập ổn định từ 10-20 triệu đồng mỗi tháng. Trong thôn Tân Thuận có đến 80% người dân làm nghề trồng dâu, nuôi tằm.

Trao đổi với phóng viên, anh Quàng Thanh Trường (dân tộc Thái, 37 tuổi, thôn Tân Thuận, xã Tân Văn) cho hay: Trước đây, với 6.000m2 đất, mỗi năm gia đình anh chỉ trồng được một vụ lúa do thiếu nước tưới nên chỉ đủ ăn, không có dư. Tuy nhiên, khoảng 10 năm nay, anh đã chuyển đổi diện tích trên sang trồng dâu, nuôi tằm để phát triển kinh tế.

Có thu nhập chục triệu mỗi tháng nhưng người dân đang “sợ” loại bệnh này trên con tằm - Ảnh 2.

Anh Quàng Thanh Trường hái dâu để nuôi tằm tại vườn của mình.

“Với 6.000m2 đất trồng dâu, mỗi tháng tôi nuôi được 2 hộp tằm gối đầu. Mỗi lứa tằm nuôi trong 15-17 ngày sẽ cho thu hoạch kén. Mỗi tháng tôi thu được 100kg kén, giá kén khoảng 200.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí tôi có thu nhập khoảng 15 triệu đồng, cao gấp nhiều lần so với trồng lúa trước đây.

Công việc nuôi tằm lại khá nhàn, chỉ tập trung khoảng 1 tuần tằm ăn rỗi, nếu trời mưa thì hơi vất vả một chút thôi. Nhưng cũng nhờ trồng dâu, nuôi tằm mà tôi có điều kiện để nuôi hai con ăn học ổn định”, anh Trường chia sẻ.

Có thu nhập chục triệu mỗi tháng nhưng người dân đang “sợ” loại bệnh này trên con tằm - Ảnh 3.

Bà La Hoàng Quyên cho biết, nghề trồng dâu, nuôi tằm đã thay đổi cuộc sống nhiều hộ gia đình trong thôn.

Trong khi đó, bà Voòng Thanh Lan (59 tuổi, dân tộc Hoa, thôn Tân Thuận, xã Tân Văn) cho hay, gia đình bà nuôi tằm đã được gần 20 năm nay. Mỗi tháng gia đình bà nuôi được 4 hộp tằm, thu hoạch được khoảng 200kg kén. Với mức giá 200.000 đồng/kg kén như hiện nay, mỗi tháng gia đình bà Lan có thu nhập từ 20-30 triệu đồng sau khi trừ các chi phí. Nhờ trồng dâu, nuôi tằm mà gia đình bà Lan đã mua được thêm 2.000, 3.000 rồi đến 1ha đất như hiện nay.

Bà Lương Nữ Hoài Thanh – Chủ tịch Hội nông dân xã Tân Văn cho hay, khu vực thôn Tân Thuận trước đây chủ yếu trồng lúa 1 vụ/năm và một số diện tích trồng cà phê. Nhiều năm gần đây, việc chuyển diện tích trồng lúa sang trồng dâu, nuôi tằm đã giúp cho người dân địa phương có thu nhập cao, ổn định cuộc sống, phát triển kinh tế.

Lo ngại bệnh trên tằm

Mặc dù những năm qua, người dân tại thôn Tân Thuận đã và đang có thu nhập ổn định nhờ nghề trồng dâu, nuôi tằm. Thế nhưng, 1 năm trở lại đây, tình trạng bệnh tiêu chảy vào những ngày ăn rỗi đã xuất hiện nhiều hơn khiến cho người dân nuôi tằm bị thất thu.

Có thu nhập chục triệu mỗi tháng nhưng người dân đang “sợ” loại bệnh này trên con tằm - Ảnh 4.

Bà Voòng Thanh Lan phun thuốc để trị bệnh cho lứa tằm của mình bị tiêu chảy.

Ông Chu A Hải (50 tuổi, người dân tộc Hoa) cho biết, trong vòng 1 năm qua, người dân tại thôn Tân Thuận đã nhiều người phải đổ bỏ tằm khi gần đến ngày quấn kén vì tằm bị bệnh tiêu chảy. Mặc dù người dân đã đến các cửa hiệu chuyên bán thuốc trị bệnh cho tằm mua thuốc về chữa cũng không hết bệnh.

“Những ngày tằm ăn tư thì rất đẹp, nhưng đến khi tằm ăn rỗi, chỉ còn khoảng 1 tuần nữa là cho thu hoạch là lại bị tiêu chảy. Mình hỏi các nhà ươm tằm về việc tằm bị triệu chứng như vậy thì chữa trị thế nào, họ chỉ đủ thứ thuốc nhưng cũng không khỏi.

Thậm chí, chúng tôi đã thay đổi các cửa hàng bán tằm khác nhau để xem có cải thiện được tình hình không nhưng tằm vẫn không hết bệnh. Chính vì vậy, chúng tôi nghĩ chắc là do con giống tằm mà thôi. Người dân chúng tôi mong Nhà nước xem xét để cung cấp giống tằm chuẩn giúp người dân nuôi tằm nuôi đạt năng suất, không bị thiệt hại”, ông Chu A Hải cho hay.

Có thu nhập chục triệu mỗi tháng nhưng người dân đang “sợ” loại bệnh này trên con tằm - Ảnh 5.

Ông Hải cho biết, có lứa tằm phải đổ bỏ 100% vì tằm bị bệnh tiêu chảy.

Người dân thôn Tân Thuận cho hay, tằm bị tiêu chảy có triệu chứng thải ra phân dây, có nước và nhớt màu vàng. Ngoài ra, khi người nuôi bỏ lá dâu cho tằm ăn thì tằm sẽ bò lên trên lá, không chịu ăn. Những con tằm bị như vậy dần dần sẽ còi, không lớn được, không quấn kén. Người dân nuôi tằm cũng cho biết, tỷ lệ tằm bệnh không cố định nhưng hầu như đợt nuôi nào cũng có, từ 20 – 50%, có khi lên đến 100%.

Có thu nhập chục triệu mỗi tháng nhưng người dân đang “sợ” loại bệnh này trên con tằm - Ảnh 6.

Tằm bị bệnh thường có triệu chứng thải ra phân dây, có nước và nhớt màu vàng.

Trong khi đó, ông Sỳ Lỷ Sầu (54 tuổi, dân tộc Hoa tại thôn Tân Thuận) cho hay, trước đây tình trạng tằm bị bệnh lâu lâu mới xuất hiện một lần. Tuy nhiên, một năm trở lại đây, tằm bị bệnh xuất hiện ngày càng nhiều. Mặc dù người dân dùng đủ các loại thuốc nhưng vẫn không thể chữa được.

Vừa cho lứa tằm con ăn, ông Sỳ Lỷ Sầu nói: “Tằm bị bệnh có nhiều nhà đổ bỏ luôn, nhưng nhà tôi vẫn ráng nuôi để được bao nhiêu kén thì tốt bấy nhiêu. 1 hộp kén nếu nuôi đạt thì sẽ thu được khoảng 50-60kg kén, nhưng nếu bị bệnh mình ráng nuôi thì sẽ vớt vát được khoảng 20-30kg kén, sản lượng giảm đến 50%”.

Có thu nhập chục triệu mỗi tháng nhưng người dân đang “sợ” loại bệnh này trên con tằm - Ảnh 7.

Ông Sỳ Lỷ Sầu cho tằm ăn, ông đã làm nghề này hàng chục năm qua.

Theo thống kê của Sở NNPTNT tỉnh Lâm Đồng, toàn tỉnh hiện có khoảng 10.000ha dâu phục vụ nuôi tằm. Mỗi năm, địa phương có nhu cầu 350.000-400.000 hộp giống tằm phục vụ sản xuất. Phần lớn, nguồn giống tằm được nhập khẩu tiểu ngạch từ Trung Quốc. Trong đó, sản lượng kén tằm đạt 15.000 tấn, chiếm 80% kén của cả nước.





Nguồn: https://danviet.vn/nhan-luong-tot-chuc-trieu-moi-thang-nhung-nguoi-dan-nuoi-tam-mot-xa-o-lam-dong-so-loai-benh-nay-20240924204534738.htm

Cùng chủ đề

Học viện Lục quân gặp mặt Kỷ niệm 71 năm Quốc khánh Vương quốc Campuchia

NDO - Chiều 8/11, tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng, Học viện Lục quân tổ chức gặp mặt Kỷ niệm 71 năm Quốc khánh Vương quốc Campuchia và Ngày thành lập Quân đội Hoàng gia Campuchia (9/11/1953-9/11/2024). Dự buổi gặp mặt có Thiếu tướng Nguyễn Công Sơn, Phó Chính ủy Học viện Lục quân; Đại tá Lê Anh Vương, Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Lâm Đồng; đại diện chỉ...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ...

Bắt nhân viên bảo vệ rừng cấu kết với lâm tặc đốn hạ gỗ quý ở Lâm Đồng

Ngày 8/11, Cơ quan CSĐT Công an huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) ra quyết định tạm giữ hình sự 4 người có hành vi khai thác lâm sản trái phép.Những người bị tạm giữ, gồm K’Thắng (34 tuổi), K’Thức (36 tuổi), Kiều Văn Nguyên (48 tuổi) cùng ngụ xã Lộc Bảo, huyện Bảo Lâm và Phạm Văn Chung (41 tuổi, nhân viên Công ty TNHH Một thành viên Lâm nghiệp Lộc Bắc, huyện Bảo Lâm).Phạm Văn Chung được xác...

Festival Hoa Đà Lạt 2024 dự kiến thu hút khoảng 60.000 lượt khách quốc tế

07/11/2024 19:03 Ông Phạm S, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng phát biểu tại buổi họp báo (PLVN) - Chiều 7/11, tại TP HCM, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức thông tin với báo giới về Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 với chủ đề “Hoa Đà Lạt - Bản giao hưởng sắc màu”. Festival Hoa Đà Lạt lần thứ X - năm 2024 là lễ hội văn hóa - du lịch...

Bỏ việc lương 40 triệu/háng, từ Sài Gòn về Đà Lạt chỉ để trồng cà chua, vườn đẹp như phim luôn

Từ bỏ mức lương 40 triệu đồng mỗi tháng tại TP. Hồ Chí Minh, anh Châu Ngọc Hải đã quyết định về TP. Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng) để trồng cà chua, bước đầu mang lại hiệu quả cao. ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bổ thân cây tre ở TT-Huế thấy con sâu, loài động vật chưa chuyển kiếp, người ối giời ơi, kẻ ham ăn

Trong một chuyến công tác qua các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dọc theo dãy Trường Sơn, tôi có dịp làm quen với Hồ Xuân Chí, 34 tuổi, người Tà Ôi tại thôn A Roi, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chí cho...

Toàn cảnh điểm bay Đồi Bù, nơi người nhảy dù lượn mắc trên đường dây điện 110kV

Mới đây, người đàn ông nhảy dù từ độ cao 800 m xuống cánh đồng ở xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ đã bị mắc trên đường dây cao thế 110kV. ...

Một xã của tỉnh Thái Bình, nông dân quanh năm suốt tháng trồng đủ loại rau mà thu 500

500 - 600 triệu đồng/ha/năm, mức thu nghe ra khó tin nhưng là chuyện có thật ở vùng chuyên canh rau màu xã Trung An (Vũ Thư, Thái Bình). Nghề trồng rau đã giúp nhiều hộ nông dân nơi đây trở thành triệu phú, có người còn được mệnh danh là...

Cấp giấy chứng nhận mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ cho HTX Chè Nhật Thức

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên vừa phối hợp với UBND xã Phục Linh (huyện Đại Từ) tổ chức tổng kết và cấp giấy chứng nhận mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam cho HTX chè Nhật Thức. ...

Khám phá Dinh thự Pháp cổ 106 năm tuổi lần đầu mở cửa đón khách tham quan ở Hà Nội

Lần đầu tiên du khách được tham quan và chứng kiến tận mắt dinh thự 106 tuổi - Bắc Bộ Phủ (nay là Nhà khách Chính phủ), nơi chứng tích lịch sử của mùa thu cách mạng tại Thủ đô. Đây là hoạt động nằm trong Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024 diễn ra từ...

Bài đọc nhiều

Dùng vốn Ngân hàng CSXH đầu tư chăn nuôi, trồng quế, nông dân Lào Cai vươn lên khá giả

Nhờ nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng Chính sách xã hội, nhiều hội viên nông dân ở huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai có điều kiện phát triển kinh tế, tăng thu nhập và thoát khỏi hộ nghèo. ...

Con động vật hoang dã tình cờ phát hiện ở Khánh Hòa là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới

Nếu thế giới ghi nhận loài chuột chù Etruscan là loài động vật có vú có hình thể nhỏ nhất thế giới thì thế giới cũng ghi nhận con hươu chuột (cheo cheo lưng bạc) là loài thú móng guốc nhỏ nhất thế giới. Và ở Việt Nam, con động vật...

Hà Nội tổ chức Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề lần thứ 3 trong 5 ngày

Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 năm 2024 sẽ diễn ra trong 5 ngày, từ (29/11-3/12/2024) tại Khu đô thi Mailand HaNoi City, xã An Khánh, huyện Hoài Đức. Dự kiến sẽ có 260 đơn vị tham gia trưng bày, giới thiệu, quảng bá...

5 tỉnh thành miền Trung đối diện nguy cơ mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất

Bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định, từ ngày 12/11 đến ngày 13/11, khu vực từ Thừa Thiên Huế đến Bình Định có khả năng xảy ra một đợt mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to. Lượng mưa phổ biến trong hai ngày tới phổ biến từ 70 - 150mm, cục bộ có nơi trên 250mm; nguy cơ xảy ra lũ quét, sạt lở đất...

Một nơi ở Bình Thuận vốn là khu rừng rậm, loài hổ dữ, động vật hoang dã kéo nhau ra ao uống nước

Thủa ban đầu ngôi chùa được người dân địa phương dựng lên bằng tranh tre, vách lá trên dốc đá để thờ Phật và cầu an. Sau nhiều năm, chùa bị hư hỏng nặng. Đến năm 1851, chùa Linh Long dời về đồi cát Nghĩa Trũng, giếng Ông Hổ, thuộc khu...

Cùng chuyên mục

Bổ thân cây tre ở TT-Huế thấy con sâu, loài động vật chưa chuyển kiếp, người ối giời ơi, kẻ ham ăn

Trong một chuyến công tác qua các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dọc theo dãy Trường Sơn, tôi có dịp làm quen với Hồ Xuân Chí, 34 tuổi, người Tà Ôi tại thôn A Roi, xã A Ngo, huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế. Chí cho...

Một xã của tỉnh Thái Bình, nông dân quanh năm suốt tháng trồng đủ loại rau mà thu 500

500 - 600 triệu đồng/ha/năm, mức thu nghe ra khó tin nhưng là chuyện có thật ở vùng chuyên canh rau màu xã Trung An (Vũ Thư, Thái Bình). Nghề trồng rau đã giúp nhiều hộ nông dân nơi đây trở thành triệu phú, có người còn được mệnh danh là...

Cấp giấy chứng nhận mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ cho HTX Chè Nhật Thức

Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thái Nguyên vừa phối hợp với UBND xã Phục Linh (huyện Đại Từ) tổ chức tổng kết và cấp giấy chứng nhận mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn hữu cơ Việt Nam cho HTX chè Nhật Thức. ...

WinMart tung ưu đãi “khủng” mừng sinh nhật 10 tuổi

Với xu hướng tiêu dùng gia tăng từ nay cho tới Tết Nguyên Đán, dự kiến tăng khoảng hơn 20% so với các tháng thường, hệ thống siêu thị WinMart cho biết, sẽ tăng cường nguồn cung cho tất cả các nhóm sản phẩm, giúp khách hàng an tâm mua sắm với giá bình ổn. Để đáp ứng nhu cầu mua sắm của người tiêu dùng, đặc biệt tập trung vào các sản phẩm tươi sống và thực phẩm...

Đột phá xuất khẩu rau quả chính ngạch sang thị trường Trung Quốc

10 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc thu về 4,09 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm trước và chiếm 66% tổng xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Với kết quả này, chỉ trong vòng 10 tháng, kim ngạch xuất khẩu rau quả của Việt Nam sang Trung Quốc đã đạt mức cao nhất và vượt giá trị xuất khẩu các năm trong giai đoạn 2013-2023. ...

Mới nhất

Những chữ ‘dám’ đầy ấn tượng tại Sinh viên thế hệ mới 2024

Sinh viên thế hệ mới 2024 mang đến một điểm hẹn giao lưu giữa những chiến binh Gen Z tràn đầy tinh thần 'dám bứt phá, dám rực rỡ' với hàng loạt ý tưởng và dự án sáng tạo. ...

Trường chuyên ở TP.HCM cấm học sinh dùng điện thoại trong lớp

Trường phổ thông Năng khiếu, Đại học Quốc gia TP.HCM yêu cầu học sinh không sử dụng điện thoại trong lớp học. Ngày 13-11,...

Bộ Tổng Tham mưu trao kinh phí hỗ trợ xây Nhà tình nghĩa, Nhà đại đoàn kết tại Cao Bằng

(Bqp.vn) - Nhân niệm 80 năm Ngày thành lập QĐND Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2024), ngày 13/11, Đoàn công tác Bộ Tổng Tham mưu do Thượng tướng Phùng Sĩ Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam làm Trưởng đoàn đã trao kinh phí hỗ...

Bổ thân cây tre ở TT-Huế thấy con sâu, loài động vật chưa chuyển kiếp, người ối giời ơi, kẻ ham ăn

Trong một chuyến công tác qua các bản làng vùng đồng bào dân tộc thiểu số, dọc theo dãy Trường Sơn, tôi có dịp làm quen với Hồ Xuân Chí, 34...

Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai, bão lũ

Chiều 13/11 Lữ đoàn 101, Vùng 4 Hải quân đã tổ chức luyện tập các phương án phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ. Theo đó, Lữ đoàn đã xây dựng phương án sát thực tế đơn vị, do ảnh hưởng của cơn bão, gió thổi tốc mái nhà của đơn vị, đồng thời do mưa...

Mới nhất