Cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV tiến hành thu thập thông tin về số chợ của xã/phường/thị trấn còn hoạt động tính đến ngày 01/7/2024. Dữ liệu thu thập được là cơ sở tham chiếu quan trọng để định hướng thực hiện chính sách, cân đối nguồn lực đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại nông thôn ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Thu thập số lượng doanh nghiệp, hợp tác xã chế biến nông, lâm sản ở các xã vùng đồng bào DTTS và miền núi, là nội dung trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS. Từ dữ liệu này, các bộ, ngành, địa phương sẽ đánh giá thực trạng, từ đó có các giải pháp để thu hút doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực chế biến nông, lâm sản, khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế về nông, lâm nghiệp theo chuỗi giá trị ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 01/12, Bộ Chính trị, Ban Bí thư tổ chức Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII; tình hình kinh tế – xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế – xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.Ngày 1/12, tại công viên Lưu Hữu Phước (quận Ninh Kiều, TP. Cần thơ), Ủy ban MTTQ Việt Nam TP. Cần Thơ phối hợp Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), Đoàn TNCS Hồ Chí Minh TP. Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức Chương trình “Đi bộ đồng hành vì người nghèo” lần thứ 2 năm 2024.Sáng chủ nhật 01/12/2024 hàng trăm công nhân từ Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh) sang VietcomBank Chi nhánh Bình Dương giao dịch ngân hàng. Nhưng bị bảo vệ đóng cửa không cho vào bên trong gây ra cảnh đông người nhốn nháo phía trước Chi nhánh ngân hàng, nhiều người còn bất bình trước hành xử của bảo vệ của Chi nhánh…Là người con của người Dao Tiền, dù đã rời quê lên tỉnh công tác mấy chục năm nhưng ông vẫn luôn đau đáu nỗi niềm khi nhận thấy bản sắc văn hóa của dân tộc mình có nguy cơ mai một. Nghỉ hưu trở về quê hương, ông dành thời gian, tâm huyết để gìn giữ, bảo tồn, lan tỏa những nét văn hóa đặc sắc dân tộc mình đến nhiều người và nhiều vùng miền khác nhau. Ông là Bàn Công Hiến ở xã Yên Nguyên, huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang.Thông thường, Người có uy tín trong đồng bào DTTS đều thuộc lứa tuổi trung niên, cao niên, có nhiều kinh nghiệm, hiểu biết rõ về lịch sử, văn hóa dân tộc ở địa phương. Tuy nhiên, tại nhiều bản làng ở Lai Châu, có những người trẻ thuộc thế hệ 8X, 9X đã được bà con tín nhiệm bầu là Người có uy tín và họ đã phát huy tốt vai trò sức trẻ của bản thân đối với dân làng.Trong tháng 3/2024, có một người con gái dân tộc Thái duy nhất của tỉnh Sơn La được vinh danh trong đợt phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân, Nghệ sĩ Ưu tú (NSƯT) lần thứ X, năm 2023, đó là NSƯT Hà Thị Lĩnh (Hồng Lĩnh), Đội phó Đội múa của Nhà hát Ca múa nhạc tỉnh Sơn La.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 29/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Long An – Tỏa sáng Khát vọng sông Vàm. Bánh ngũ sắc – Đặc sản độc đáo của đồng bào Cao Lan. Nơi bản sắc văn hóa Ba Na được gìn giữ và phát huy. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Trong đời sống sinh hoạt của đồng bào Tày vùng Tây Bắc, chiếc chăn thổ cẩm không chỉ là vật dụng để đắp giữ ấm mà còn gắn liền với bản sắc văn hoá, phong tục tập quán từ lâu đời. Đến các bản làng của người Tày ở Tây Bắc, du khách sẽ được chiêm ngưỡng nét đẹp văn hóa và cảm nhận được sự ấm êm của những tấm chăn thổ cẩm khi trải nghiệm du lịch cộng đồng.Phú Yên là một trong những địa phương được đánh giá cao trong việc triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG). Từ nguồn vốn của các chương trình, tỉnh Phú Yên đã phân bổ cho các huyện miền núi xây dựng hạ tầng giao thông, đầu tư công trình thiết yếu và hỗ trợ người dân xây dựng nhà ở, phát triển sản xuất… Nhờ đó, đời sống của đồng bào DTTS được nâng lên, diện mạo miền núi ngày càng thay đổi tích cực.Qua 10 năm thực hiện Chỉ thị số 40-CT/TW ngày 22/11/2014 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với tín dụng chính sách xã hội (gọi tắt là Chỉ thị số 40), nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh Hòa Bình đã được tăng cường, khơi thông, đến gần hơn với người dân. Góp phần giảm nghèo nhanh, bền vững, tạo việc làm, đẩy lùi tín dụng đen, nâng cao đời sống Nhân dân, đảm bảo an sinh xã hội, xây dựng nông thôn mới.Với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, quyết tâm cao, qua 4 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững huyện Bình Gia đã đạt được nhiều thành quả quan trọng trong công tác xóa đói giảm nghèo. Tuy nhiên, để kết quả giảm nghèo được duy trì bền vững vẫn còn nhiều khó khăn, vướng mắc cần tháo gỡ. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Nông Ngọc Nam, Phó Chủ tịch UBND huyện Bình Gia xung quanh vấn đề này.Đẩy mạnh thực hiện các chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn, công tác đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm trên địa bàn huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) trong những năm qua đã và đang mang lại hiệu quả thiết thực.
Cuộc khảo sát thực trạng chợ
Năm 2021, Tổng cục Thống kê đã thực hiện cuộc điều tra mạng lưới chợ trên phạm vi toàn quốc. Theo kết quả điều tra, cả nước có 8.581 chợ các loại, bao gồm 236 chợ hạng 1; 902 chợ hạng 2 và 7.443 chợ hạng 3. Ở khu vực miền núi, vùng có đông đồng bào DTTS sinh sống chủ yếu là chợ hạng 3.
Chợ hạng 3 là chợ có dưới 200 điểm kinh doanh hoặc chưa được đầu tư xây dựng kiên cố, bán kiên cố; có mặt bằng phạm vi chợ phù hợp với quy mô hoạt động của chợ; tổ chức các hoạt động tối thiểu như vệ sinh công cộng.
Đơn cử, khu vực Tây Bắc bộ có 243 chợ, thì có 239 chợ hạng 3, chỉ có 4 chợ hạng 2 (là chợ có từ 200 điểm kinh doanh đến 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố hoặc bán kiên cố theo quy hoạch);
Khu vực Bắc Trung bộ có 1.185 chợ thì có 1.145 hạng 3, có 16 chợ hạng 1 (chợ có trên 400 điểm kinh doanh, được đầu tư xây dựng kiên cố theo quy hoạch); …
Theo Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, trong hạ tầng thương mại nông thôn, miền núi, chợ truyền thống vẫn khẳng định vai trò, vị trí không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt người dân.
Vì thế, những năm qua, với nỗ lực cố gắng các địa phương miền núi, sự hỗ trợ chính sách của Chính phủ, các bộ, ngành, việc phát triển hạ tầng thương mại miền núi, trong đó có phát triển hệ thống chợ đã có nhiều cải thiện.
Riêng giai đoạn 2021 – 2025, từ đề xuất của Bộ Công thương, chính sách đầu tư phát triển chợ khu vực miền núi được tích hợp trong Nội dung số 2, Tiểu dự án 1 – Dự án 4 của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719).
Theo văn bản số 4292/BCT-TTTN ngày 25/7/2022 của Bộ Công thương hướng dẫn thực hiện Chương trình MTQG 1719 do Bộ chủ trì, giai đoạn 2021 – 2025, sẽ có 3.788 chợ được đầu tư xây mới (trên nền chợ cũ) thuộc 37 tỉnh; ngoài ra sẽ có 1.972 chợ trên địa bàn 40 tỉnh, thành phố được bố trí vốn để nâng cấp, cải tạo.
Sau hơn 4 năm triển khai Nội dung số 2, Tiểu dự án 1 – Dự án 4 của Chương trình MTQG 1719 và các dự án phát triển thương mại miền núi khác, thực trạng về chợ ở vùng đồng bào DTTS và miền núi đã thay đổi so với số liệu trong cuộc điều tra mạng lưới chợ cả nước được Tổng cục Thống kê thực hiện năm 2021.
Do đó, trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024, Ủy ban Dân tộc và Tổng cục Thống kê đã tiến hành thu thập thông tin về thực trạng chợ ở các xã/phường/thị trấn vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Điều tra viên thu thập tổng số chợ trên địa bàn các xã/phường/thị trấn, phân loại chợ theo tiêu chí tại Nghị định số 60/2024/NĐ-CP, ngày 05/6/2024 của Chính phủ quy định về phát triển và quản lý chợ. Đây có thể xem là một cuộc khảo sát toàn diện về thực trạng chợ ở địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Cân đối nguồn lực để đầu tư
Việc thu thập thông tin về thực trạng chợ ở các xã/phường/thị trấn trong cuộc điều tra có ý nghĩa quan trọng trên lộ trình phát triển thương mại ở vùng đồng bào DTTS và miền núi. Dữ liệu thu thập được sẽ phản ánh hiệu quả đầu tư của các chương trình, dự án; đồng thời nhận diện những bất cập, vướng mắc để kịp thời điều chỉnh.
Thực hiện Tiểu dự án 2 – Dự án 4 thuộc Chương trình MTQG 1719, Bộ Công thương được giao chủ trì, phối hợp với các địa phương triển khai Nội dung số 02 “Đầu tư xây dựng, cải tạo nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào DTTS và miền núi”. Ở một số địa phương đã xuất hiện tình trạng đầu tư thiếu bài bản, dẫn đến không cân đối được nguồn vốn thực hiện, công trình thực hiện dở dang.
Đơn cử tại xã Phúc Ứng, huyện Sơn Dương (Tuyên Quang) được đầu tư xây mới chợ cuối năm 2023, với tổng kinh phí 4,4 tỷ đồng thuộc Chương trình MTQG 1719. Do địa điểm chợ cũ không đủ diện tích, nên chính quyền địa phương đã lựa chọn đầu tư tại địa điểm mới trên diện tích 1,4ha.
Do diện tích quá rộng, sau khi thực hiện san đắp mặt bằng, bồi thường giải phóng mặt bằng được một nửa (0,7ha) và xây dựng được hệ thống thoát nước, mương thủy lợi thì hết kinh phí. Các hạng mục khác chưa được đầu tư xây dựng nên chợ chưa thể đi vào hoạt động.
Tình trạng “nửa vời” ở chợ xã Phúc Ứng được ghi nhận trong cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024. Chiếu theo Nghị định số 60/2024/NĐ-CP, ngày 05/6/2024 của Chính phủ quy định về phát triển và quản lý chợ thì xã Phúc Ứng vẫn chỉ mới có chợ hạng 3, dù diện tích chợ hiện “đủ chuẩn” để nâng cấp thành chợ hạng 2 nếu như có thêm nguồn lực đầu tư.
Từ thực tế ở xã Phúc Ứng cho thấy, việc cân đối nguồn lực để đầu tư chợ không chỉ là trách nhiệm của Trung ương, cấp tỉnh mà quan trọng là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng của cấp huyện, cấp xã. Nếu không tính toán khoa học thì hiệu quả đầu tư của ngân sách nhà nước sẽ không cao, địa phương sẽ khó hoàn thiện tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong xây dựng nông thôn mới.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nhan-dien-thuc-trang-kinh-te-xa-hoi-theo-dieu-tra-phieu-xa-nang-cap-ha-tang-thuong-mai-nong-thon-bai-4-1733015253383.htm