Thu thập thông tin về tình hình kinh tế, an sinh xã hội, văn hóa, y tế, giáo dục,… của các xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi là nội dung quan trọng trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024. Dữ liệu thu thập được không chỉ là thước đo tác động của các chính sách đầu tư phát triển đã và đang triển khai ở các địa bàn “lõi nghèo”, mà còn là cơ sở để hoạch định chính sách dài hơi cho sự phát triển bền vững của vùng đồng bào DTTS và miền núi.Cùng với những tập tục lạc hậu trong đời sống sinh hoạt, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết; suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn tồn tại…đang là những vấn đề trăn trở trong việc nâng cao chất lượng dân số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An. Vì thế, nguồn vốn đầu từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, sẽ là cơ hội, góp phần thực hiện mục tiêu cải thiện tình trạng dân số, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS…Để bắt kịp xu thế thời đại, đáp ứng sự mong đợi của Đảng, Nhà nước, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của đất nước, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình mong muốn Đại học Lâm nghiệp phải không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học, gắn chặt với thực tiễn; đào tạo phải gắn với nhu cầu thực tiễn quản lý nhà nước và sản xuất của ngành lâm nghiệp.Sáng 16/11, tại Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc Liên hoan nghệ thuật hát Then, đàn Tính các dân tộc Tày, Nùng, Thái lần thứ VII-năm 2024. Liên hoan là hoạt động lần đầu tiên được tổ chức tại Hà Nội trong chuỗi hoạt động Tuần “Đại đoàn kết dân tộc-Di sản văn hóa Việt Nam” năm 2024.Cùng với những tập tục lạc hậu trong đời sống sinh hoạt, tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết; suy dinh dưỡng, tử vong bà mẹ, trẻ em còn tồn tại…đang là những vấn đề trăn trở trong việc nâng cao chất lượng dân số ở vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An. Vì thế, nguồn vốn đầu từ Chương trình MTQG phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, sẽ là cơ hội, góp phần thực hiện mục tiêu cải thiện tình trạng dân số, nâng cao thể trạng, tầm vóc người DTTS…Với mong muốn hỗ trợ học sinh hoàn cảnh khó khăn, con em đồng bào các dân tộc thiểu số có áo ấm trong mùa đông năm nay, Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Điện Biên vừa quyết định trao 1.000 áo ấm tặng 1.000 học sinh tại ba trường trong địa bàn hai huyện: Mường Chà và Mường Ảng, thuộc tỉnh Điện Biên.Tối 15/11, Khoa Công tác Thanh Thiếu niên – Học viện Thanh thiếu niên Việt Nam tổ chức Chương trình “Sắc thái hoa Ban” nhằm tôn vinh và bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc Thái, xây dựng cầu nối giữa văn hóa Thái và cộng đồng các dân tộc khác.Ngày 15/11, Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk phối hợp với UBND huyện Krông Ana tổ chức Triển lãm tác phẩm Cuộc thi ảnh nghệ thuật “Đắk Lắk – Hội tụ và Bản sắc” và ảnh đẹp về huyện Krông Ana. Tham dự có Bí thư Huyện ủy huyện Krông Ana H’Yâo Knul; Chủ tịch UBND huyện Krông Ana Nguyễn Thanh Vũ; lãnh đạo các phòng, ban của huyện. Về phía Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Đắk Lắk có Chủ tịch Hội Văn học Nghệ thuật tỉnh Niê Thanh Mai và các văn nghệ sĩ.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 15/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch của đồng bào Khmer tỉnh Kiên Giang. Độc đáo Chợ phiên biên giới Phiêng Khoài. Nỗ lực “vá” rừng bằng cây gỗ lớn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chiều 15/11, Ban Tổ chức Giải đua ghe Ngo trong Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa, Thể thao và Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024 đã bế mạc.Sau 2 ngày tranh tài sôi nổi và quyết liệt, Giải đua ghe Ngo trong khuôn khổ Lễ hội Oóc Om Bóc – Đua ghe Ngo Sóc Trăng, khu vực Đồng bằng sông Cửu Long lần thứ VI và Tuần Văn hóa – Thể thao – Du lịch Sóc Trăng lần thứ I, năm 2024, đã kết thúc trong sự chứng kiến của hàng chục ngàn khán giả.Chiều 15/11, Ngày hội Di sản văn hóa năm 2024 đã khai mạc tại khuôn viên Bảo tàng tỉnh Gia Lai. Tham dự có lãnh đạo tỉnh Gia Lai, cùng đại diện các đơn vị phối hợp tổ chức Ngày hội và hơn 200 nghệ nhân, nghệ sĩ, thành viên đến từ các địa phương, câu lạc bộ, đội nhóm trong và ngoài tỉnh.Tối 15/11, tại Cung Văn hóa Lao động hữu nghị Việt Xô, Hà Nội, Ban Tuyên giáo Trung ương chủ trì, phối hợp với Đài Truyền hình Việt Nam cùng các cơ quan liên quan tổ chức Chương trình “Hồ Chí Minh – Hành trình khát vọng 2024” – Tôn vinh các điển hình tiêu biểu toàn quốc trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.Phát biểu tại Đối thoại giữa các Nhà Lãnh đạo APEC với các khách mời, sáng ngày 15/11, giờ địa phương, tại Trung tâm Hội nghị Lima, Chủ tịch nước Lương Cường khẳng định, là khu vực đứng đầu thế giới về quy mô, tốc độ tăng trưởng và mức độ hội nhập kinh tế quốc tế, châu Á-Thái Bình Dương đang tự tin bước vào một kỷ nguyên mới vì hòa bình, ổn định, thịnh vượng, bền vững và bao trùm hơn.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội vừa ban hành các nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính (ĐVHC) cấp huyện, cấp xã của 21 tỉnh, thành phố giai đoạn 2023 – 2025. Với đặc thù địa bàn miền núi, sau sáp nhập, nhiều xã sẽ gặp rất khó khăn trong phát triển kinh tế – xã hội. Dữ liệu thu thập được từ cuộc Điều tra thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024 là một trong những công cụ để nhận diện khó khăn, thách thức trước mắt, từ đó góp phần định hướng chính sách đầu tư, hỗ trợ cho các xã miền núi, vùng cao sau sáp nhập.
Nhiều thách thức sau sáp nhập
Theo số liệu của Bộ Nội vụ, nước ta có 6.191/11.160 ĐVHC cấp xã chưa đạt tiêu chuẩn về diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số. Trong đó có 5.106 xã (gồm 1.922 xã miền núi vùng cao; 3.173 xã đồng bằng, trung du; 11 xã hải đảo), 794 phường (gồm 422 phường thuộc quận; 327 phường thuộc thành phố thuộc tỉnh; 45 phường thuộc thị xã) và 291 thị trấn.
Để tinh gọn bộ máy, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội và đảm bảo an ninh – quốc phòng, công tác sắp xếp ĐVHC cấp xã tiếp tục được Đảng, Nhà nước chủ trương triển khai quyết liệt.
Ngày 24/10/2024, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã biểu quyết thông qua các Nghị quyết về việc sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025 của 21 tỉnh, thành phố. Theo kế hoạch, sau sắp xếp sẽ giảm 6/18 ĐVHC cấp huyện và 233/487 ĐVHC cấp xã.
Trong 21 tỉnh, thành phố thuộc diện sắp xếp ĐVHC cấp huyện, cấp xã vừa được thông qua, ngoài TP. Đà Nẵng, tỉnh Hải Dương, TP. Hải Phòng, Bắc Ninh, Hưng Yên, Bến Tre thì các địa phương còn lại đều thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi.
Phát biểu tại phiên họp ngày 14/11/2024, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, việc sắp xếp các ĐVHC cấp huyện, cấp xã là rất quan trọng. Chủ tịch Quốc hội đề nghị Chính phủ, chính quyền các tỉnh, thành phố rút kinh nghiệm trong việc xây dựng và phê duyệt phương án tổng thể về sắp xếp ĐVHC của địa phương để thực hiện tốt hơn trong giai đoạn tiếp theo, bảo đảm mục tiêu và yêu cầu của công tác sắp xếp ĐVHC.
Cũng cần lưu ý là, việc sáp nhập ĐVHC cấp xã ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề cần lưu ý. Ở nhiều địa phương miền núi, khoảng cách về địa lý giữa các thôn, bản là rất lớn; khoảng cách địa lý từ nhiều hộ gia đình đến trung tâm thôn, bản và trung tâm của xã cũng rất xa.
Điều này dẫn đến khó khăn trong việc tổ chức họp, tuyên truyền vận động, sinh hoạt cộng đồng, cũng như thực hiện các chương trình, chính sách phát triển kinh tế – xã hội trên địa bàn. Thực tế này đã được các địa phương chỉ ra sau quá trình thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024.
Đơn cử, từ nay đến năm 2025, huyện Minh Hóa (tỉnh Quảng Bình) sẽ sáp nhập 03 xã: Hóa Phúc, Hóa Tiến, Hóa Thanh để thành lập mới xã Tân Thành theo Nghị quyết số 1242/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Diện tích của 03 xã này rất rộng, nhưng dân cư rất thưa thớt; trong đó, xã Hóa Phúc có diện tích là 30,29km2, dân số chỉ có 714 người; xã Hóa Thanh có diện tích 33,16km2, dân cố có 1.571 người; đông nhất chỉ có xã Hóa Tiến, với diện tích 26,32km2, dân số là 3.169 người.
Không riêng 03 xã nêu trên mà hầu hết các xã miền núi, vùng cao ở tỉnh Quảng Bình đều có đặc điểm diện tích rộng nhưng dân cư thưa thớt. Điều này đã được nêu rõ trong Báo cáo số 528/BC-CTK, ngày 30/8/2024 về kết quả triển khai điều tra thu thập thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024 của Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình.
Theo đánh giá của Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình, từ ngày 01/7 đến 15/8/2024, toàn tỉnh có 18 xã triển khai điều tra; trong đó có 15 xã thuộc xã miền núi cao, 3 xã thuộc xã miền núi. Nếu tính từ trung tâm TP. Đồng Hới đến trụ sở UBND xã thì có 09 xã có khoảng cách từ 100 km – 140 km; 06 xã có khoảng cách từ 50 km – 90 km, 03 xã có khoảng cách từ 25 km – 45 km.
“Đặc điểm của dân tộc ít người tại Quảng Bình là điểm dân cư phân bố nhỏ lẻ ở giữa núi rừng; trong cùng 01 xã có những bản không có đường giao thông, phải đi thuyền hoặc đi bộ theo lối mòn, cách trụ sở UBND xã 3 đến 4 ngày đường đi bộ”, Cục Thống kê tỉnh Quảng Bình cho biết.
Quan tâm đầu tư hạ tầng
Không riêng Quảng Bình mà các địa phương vùng đồng bào DTTS và miền núi thuộc diện sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023 – 2025 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 24/10/2024 cũng sẽ đối diện với nhiều vấn đề sau khi sáp nhập các xã.
Đơn cử tại Nghệ An, theo Nghị quyết số 1243/NQ-UBTVQH15 ngày 24/10/2024 của Ủy ban thường vụ Quốc hội, địa phương này sẽ tiến hành sáp nhập để giảm 48 xã; trong đó có nhiều xã miền núi, vùng sâu, vùng xa được sáp nhập để thành xã mới.
Theo báo cáo phân tích kết quả điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2019, khoảng cách trung bình từ trung tâm xã vùng DTTS đến trung tâm huyện là 16,7km; vẫn còn khoảng 10 % các thôn thuộc vùng đồng bào DTTS chưa có đường giao thông đến trung tâm xã được cứng hóa.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, Nghệ An là tỉnh có diện tích lớn nhất cả nước (16.490,25 km2, chiếm 3,2% diện tích cả nước); trong đó khu vực miền núi, có đông đồng bào DTTS sinh sống chiếm khoảng 84% diện tích tự nhiên của tỉnh.
Từ cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024, Cục Thống kê tỉnh Nghệ An đã đưa ra những khó khăn trong quá trình thực hiện. Theo Cục thống kê tỉnh, địa hình miền núi rộng, khoảng các từ địa bàn này đến địa bàn khác quá xa.
“Các địa bàn điều tra, các hộ ở cách nhau xa qua khe suối. Có nhiều địa bàn không có sóng hoặc sóng yếu, lại không đồng bộ được. Có những địa bàn không đi xe máy được, phải đi bộ mất cả tiếng mới đến nơi địa bàn điều tra”, Cục Thống kê tỉnh Nghệ An nhận định.
Tất nhiên, những khó khăc khách quan này không làm thay đổi quyết tâm sắp xếp ĐVHC của các địa phương. Tuy nhiên, điều cần thiết là từ những dữ liệu đã thu thập được, các bộ, ngành, địa phương sẽ tiến hành đánh giá một cách kỹ lưỡng, từ đó tham mưu cấp thẩm quyền ban hành, triển khai những chính sách đầu tư phù hợp ở những xã miền núi sau sáp nhập.
Tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sáng ngày 14/11/2024, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm đề nghị Chính phủ, các địa phương cần có lộ trình, kế hoạch cụ thể đảm bảo việc sắp xếp đúng yêu cầu, mục tiêu đề ra. Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cũng cho rằng, cần chú ý tới vấn đề về đầu tư hạ tầng ở những địa phương sau sắp xếp còn nợ một số tiêu chí, tiêu chuẩn.
21 Nghị quyết về sắp xếp ĐVHC giai đoạn 2023 – 2025 được Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua ngày 24/10/2024 bao gồm các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Đà Nẵng, Bắc Ninh, Thanh Hóa, Bà Rịa – Vũng Tàu, Nghệ An, Quảng Nam, Lâm Đồng, Bình Định, Bạc Liêu, Bình Thuận, Cà Mau, Lạng Sơn, Hưng Yên, Long An, Quảng Bình, Yên Bái, Bến Tre, Thái Nguyên, Kiên Giang. Trong đó, Nghị quyết của Hải Phòng, Đà Nẵng, Quảng Nam, Thanh Hóa và Bà Rịa – Vũng Tàu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025; các Nghị quyết khác có hiệu lực thi hành từ ngày 01/12/2024.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nhan-dien-thuc-trang-kinh-te-xa-hoi-theo-dieu-tra-phieu-xa-hoach-dinh-chinh-sach-sau-sap-nhap-bai-1-1731633381505.htm