Triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024, hiện nhiều địa phương đã ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS. Thông tin thu thập được về diện tích đất canh tác tại các xã/phường, thị trấn trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV là dữ liệu tham chiếu quan trọng để các địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương bảo đảm chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.Cùng với các chương trình, dự án chính sách dân tộc, nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã và đang giúp nhiều hộ đồng bào ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) an tâm ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nổi bật là nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1; Nội dung hỗ trợ sinh kế tại Dự án 2; Nội dung giáo dục, đào tạo nghề nghiệp ở Dự án 5…, đang tác động tích cực đến từng hộ đồng bào.Tối 2/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (02/12/1964 – 02/12/2024) do Tỉnh uỷ, HĐND, UBND, Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.Triển khai Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024, hiện nhiều địa phương đã ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS. Thông tin thu thập được về diện tích đất canh tác tại các xã/phường, thị trấn trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV là dữ liệu tham chiếu quan trọng để các địa phương thực hiện hiệu quả chủ trương bảo đảm chính sách đất đai cho đồng bào DTTS.Phát triển rừng vốn là thế mạnh của Nghệ An- địa phương có diện tích lâm nghiệp lớn nhất cả nước, đặc biệt khi triển khai Tiểu dự án 1, Dự án 3 “Phát triển kinh tế nông – lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng và nâng cao thu nhập cho người dân”, thuộc Chương trình MTQG phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS&MN giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719)… đang dần hiện thực hóa giấc mơ từ rừng của người dân xứ Nghệ.Cùng với các chương trình, dự án chính sách dân tộc, nguồn vốn đầu tư từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã và đang giúp nhiều hộ đồng bào ở huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An) an tâm ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo bền vững. Nổi bật là nội dung hỗ trợ nhà ở tại Dự án 1; Nội dung hỗ trợ sinh kế tại Dự án 2; Nội dung giáo dục, đào tạo nghề nghiệp ở Dự án 5…, đang tác động tích cực đến từng hộ đồng bào.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau đã tích cực triển khai, phát huy hiệu quả từ thực hiện các dự án, tiểu dự án, qua đó tạo động lực để đồng bào DTTS phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống. Phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Trần Minh Nhân, Phó Chủ tịch UBND huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau về đặc điểm tình hình và việc triển khai Chương trình MTQG 1719 tại Thới Bình.Rạng sáng 3/12, lễ bốc thăm vòng 3 FA Cup đã khép lại với những cặp đấu đáng chú ý. Trong khi hai gã khổng lồ Man United và Arsenal sẽ phải loại nhau thì các ông lớn khác đều gặp các đối thủ dưới cơ rất nhiều.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 3/12, có những thông tin đáng chú ý sau: “Chợ phiên vùng cao – Chào năm mới 2024”. Giếng cổ Gio An, điểm du lịch sinh thái hấp dẫn. Gia Lai mùa cà phê chín đỏ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Nhờ sự đồng hành của chính quyền, người dân huyện Sơn Dương (tỉnh Tuyên Quang) không chỉ có cơ hội thoát nghèo mà còn phấn đấu vươn lên phát triển bền vững, góp phần xây dựng nông thôn đổi mới, bản làng khang trang.Trang phục thổ cẩm được coi là tinh hoa trong kho tàng văn hóa độc đáo, đặc sắc của đồng bào các dân tộc vùng cao ở Lào Cai. Thời gian qua, để bảo tồn, phát triển, quảng bá nét đẹp trang phục truyền thống, tỉnh Lào Cai đã có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả.Cách đây 5 năm, ngày 30/10/2019, Bộ Chính trị đã ban hành Kết luận số 65-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá IX về công tác dân tộc (CTDT) trong tình hình mới. Việc quán triệt, nghiêm túc thực hiện Kết luận số 65-KL/TW đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp uỷ Đảng, chính quyền các cấp về công tác dân tộc, từ đó phát huy hiệu quả các chính sách đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, khơi dậy tinh thần tự lực của người dân, tạo ra những bước chuyển đột phá ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) được triển khai tại tỉnh Ninh Thuận đã tạo diện mạo mới cho vùng đồng bào dân tộc Raglay ở thôn Liên Sơn 2, xã Phước Vinh, huyện Ninh Phước. Cấp ủy Đảng, chính quyền và các tổ chức đoàn thể đặc biệt quan tâm đồng hành cùng người dân sử dụng hiệu quả nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ, tạo sinh kế, nâng cao đời sống cho đồng bào vùng khó khăn.Được sự quan tâm của Đảng và Chính phủ, sau gần 40 năm đổi mới (1986 – 2024), các DTTS đã nêu cao truyền thống đoàn kết, quyết tâm xây dựng tỉnh Điện Biên phát triển và phồn vinh. Bên cạnh những thành tựu đạt được trên tất cả các lĩnh vực kinh tế – xã hội thì văn hóa nói chung, “văn hóa mặc” của các DTTS nói riêng là một trong những hoạt động được quan tâm nhất…
Đất canh tác không nhiều
Ngày 24/10/2024, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) đã ký ban hành Quyết định số 3411/QĐ-BTNMT phê duyệt và công bố kết quả thống kê diện tích đất đai của cả nước năm 2023.
Theo quyết định này, tính đến ngày 31/12/2023, tổng diện tích đất nông nghiệp (hay còn gọi đất canh tác) có diện tích 27.976.827ha (gồm đất sản xuất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất nuôi trồng thủy sản và đất nông nghiệp khác).
Như vậy, so với năm 2019, diện tích đất canh tác của cả nước giảm khoảng 9.163ha. Cách đây 05 năm, theo số liệu kiểm kê diện tích đất đai năm 2019 được công bố tại Quyết định số 1435/QĐ-BTNMT của Bộ TN&MT, cả nước có 27.986.390ha đất canh tác.
Trung du và miền núi phía Bắc là vùng có diện tích đất nông nghiệp lớn thứ 2 cả nước (sau Bắc Trung Bộ và Duyên hải Miền Trung), với 8.061.999ha; trong đó chỉ có 2.275.463ha đất sản xuất nông nghiệp, còn lại là đất sản xuất lâm nghiệp.
Ở địa bàn vùng đồng bào DTTS và miền núi, theo kết quả điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ III năm 2019, tổng diện tích đất 7.389.000ha; tập trung chủ yếu khu vực nông thôn, với diện tích 6.855.200ha.
Như vậy, mặc dù là địa bàn có diện tích tự nhiên lớn (chiếm ¾ diện tích tự nhiên của cả nước) nhưng diện tích đất canh tác ở khu vực miền núi, vùng đồng bào DTTS chỉ chiếm khoảng ¼ diện tích đất canh tác của cả nước.
Sau 05 năm (2019 – 2024), diện tích đất canh tác ở vùng đồng bào DTTS và miền núi chắc chắn sẽ giảm xuống. Nguyên nhân là do, địa bàn vùng đồng bào DTTS giảm xuống. Năm 2019, theo Quyết định số 582/QĐ-TTg, toàn vùng có 5.256 xã; trong đó có 1.935 xã khu vực III, 2.018 xã khu vực II và 1.313 xã khu vực I.
Giai đoạn 2021 – 2025, theo Quyết định số 861/QĐ-TTg, vùng đồng bào DTTS và miền núi có 3.434 xã; trong đó có 1.673 xã khu vực I, 210 xã khu vực II và 1.551 xã khu vực III.
Ngoài ra, từ năm 2021 đến nay, thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), nhiều diện tích đất canh tác đã được bố trí để thi công các công trình phục vụ sản xuất, sinh hoạt.
Điều này dẫn tới việc vùng đồng bào DTTS và miền núi vốn không có nhiều đất canh tác, tiếp tục bị giảm xuống. Diện tích đất canh tác ở địa bàn này đã được thu thập trong cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS lần thứ IV năm 2024 vừa qua, dự kiến được công bố vào tháng 7/2025.
Việc thu thập thông tin về diện tích đất canh tác của các xã/phường/thị trấn tính đến ngày 01/7/2024 được thực hiện tại 51 tỉnh có xã thuộc vùng đồng bào DTTS và miền núi theo Quyết định số 861/QĐ-TTg và 03 tỉnh, thành phố có các xã/phường/thị trấn có nhiều người DTTS sinh sống gồm: TP. Hồ Chí Minh, Long An và Hà Tĩnh.
Bảo đảm quy định của luật được thực thi
Để thể chế Nghị quyết 18-NQ/TW, ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao, Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 đã có những quy định cụ thể về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS.
Trong đó, Điều 16 của Luật Đất đai (sửa đổi) quy định rõ trách nhiệm của Nhà nước về đất đai đối với đồng bào DTTS. Luật quy định cụ thể các chính sách bảo đảm sinh hoạt cộng đồng; giao đất, cho thuê đất đối với đồng bào dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất.
Đặc biệt, Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 quy định chính sách tạo điều kiện cho đồng bào DTTS trực tiếp sản xuất nông nghiệp ở nông thôn có đất để sản xuất nông nghiệp. UBND cấp tỉnh xây dựng, trình HĐND cùng cấp ban hành chính sách hỗ trợ của địa phương về đất đai đối với đồng bào DTTS phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương và tổ chức thực hiện.
Cùng với thu thập thông tin về diện tích đất canh tác, cuộc điều tra thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024 cũng đã thu thập dữ liệu về diện tích đất canh tác được tưới tiêu. Đây là số liệu cần thiết để triển khai thực hiện đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất thuộc Chương trình MTQG 1719 trong giai đoạn tới.
Triển khai quy định của luật, hiện nhiều địa phương đã ban hành Nghị quyết của HĐND tỉnh về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS, như: Nghị quyết số 19/2024/NQ-HĐND ngày 13/11/2024 của HĐND tỉnh Bình Thuân; Nghị quyết số 21/2024/NQ-HĐND ngày 09/11/2024 của HĐND tỉnh Lào Cai; Nghị quyết số 87/2024/NQ-HĐND ngày 14/10/2024 của HĐND tỉnh Cao Bằng;…
Các chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS vừa được các địa phương ban hành đều căn cứ vào điều kiện thực tế của mỗi địa phương, nhưng cơ bản bám sát các quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 về bảo đảm chính sách đất đai cho đồng bào DTTS, nhất là bảo đảm đất canh tác.
Mặc dù, nhiều địa phương đã ban hành nghị quyết nhằm đưa quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) năm 2024 về chính sách đất đai đối với đồng bào DTTS vào cuộc sống; nhưng việc triển khai trong thực tiễn như thế nào thì phải còn chờ vào kế hoạch thực hiện nghi quyết của chính quyền các địa phương.
Đặc biệt, đối với chính sách bảo đảm đất canh tác cho đồng bào DTTS là một vấn đề không hề dễ dàng. Đơn cử như Cao Bằng, là một tỉnh miền núi, biên giới, địa hình chủ yếu là đồi núi, quy đất canh tác không có nhiều.
Vì thế, lâu nay, Cao Bằng rất khó triển khai chính sách hỗ trợ hộ đồng bào DTTS không có (hoặc thiếu) đất sản xuất. Ngay cả với Chương trình MTQG 1719, việc thực hiện chính sách hỗ trợ trực tiếp đất sản xuất thuộc Dự án 1, phần lớn tỉnh buộc phải chuyển sang hỗ trợ chuyển đổi nghề.
Do đó, để thực hiện Nghị quyết số 87/2024/NQ-HĐND ngày 14/10/2024 của HĐND tỉnh thì UBND tỉnh và các địa phương trên địa bàn phải rà soát lại quỹ đất, nhất là quỹ đất canh tác để cân đối phù hợp. Trong quá trình thực hiện, tỉnh Cao Bằng cũng như các địa phương khác cần tham chiếu dữ liệu từ cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024, nhất là khi dữ liệu đã được Tổng cục Thống kê tổng hợp, được Ủy ban Dân tộc và các đơn vị, tổ chức liên quan tiến hành phân tích, dự kiến công bố vào tháng 7/2025 tới đây.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nhan-dien-thuc-trang-kinh-te-xa-hoi-theo-dieu-tra-phieu-xa-bao-dam-chinh-sach-dat-dai-cho-dong-bao-dtts-bai-7-1733202742537.htm