Trang chủNewsChính trịNhận diện những bất cập trong công tác lập pháp, nâng cao...

Nhận diện những bất cập trong công tác lập pháp, nâng cao chất lượng xây dựng pháp luật

Những hạn chế, tồn tại trong công tác xây dựng, hoàn thiện pháp luật, ngoài những nguyên nhân khách quan như tình hình thế giới biến động phức tạp, ảnh hưởng đến tình hình kinh tế-xã hội ở Việt Nam như đã nêu ở trên…, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn nhận nghiêm túc những nguyên nhân chủ quan để công tác này ngày càng đạt hiệu quả hơn, đáp ứng tốt hơn những chuyển biến nhanh, khó lường từ thực tiễn.

Theo Tổng Bí thư Tô Lâm, phải đổi mới mạnh mẽ tổ chức, hoạt động của Quốc hội, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của đại biểu Quốc hội, coi đây là một trong những yếu tố then chốt của then chốt để đổi mới hoạt động của Quốc hội…

Tìm hiểu về vấn đề này, phóng viên Báo Nhân Dân nhận thấy, hiện nay, tỷ lệ đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm vẫn còn cao hơn so với quy định. Đại biểu kiêm nhiệm cùng lúc phải đảm nhiệm nhiều chức vụ, chức danh ở nhiều bộ, ngành, địa phương khiến cho họ không còn quá nhiều thời gian để có thể chuyên tâm hoàn toàn vào nhiệm vụ đóng góp cho quá trình xây dựng, hoàn thiện luật.

Thực tế, hiện nay, tỷ lệ đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm vẫn còn cao hơn so với quy định.

Thực tế, hiện nay, tỷ lệ đại biểu Quốc hội kiêm nhiệm vẫn còn cao hơn so với quy định.

Trong khi đó, đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách có vai trò rất quan trọng, là “nòng cốt” trong hoạt động của Quốc hội và các cơ quan của Quốc hội. Bởi vậy, việc tăng số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách đều được Quốc hội quyết tâm đặt ra và tích cực thực hiện trong các nhiệm kỳ gần đây.

Cụ thể, Luật Tổ chức Quốc hội năm 2014 đề ra mục tiêu “Số lượng đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ít nhất là 35% phần trăm tổng số đại biểu Quốc hội”. Tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2020, tỷ lệ này được nâng lên là ít nhất 40% tổng số đại biểu Quốc hội.

Thực tế, số lượng đại biểu Quốc hội chuyên trách tăng qua các nhiệm kỳ: Quốc hội khóa XI có 121 đại biểu chuyên trách (chiếm gần 25% tổng số đại biểu Quốc hội), Quốc hội khóa XII có 145 đại biểu chuyên trách (chiếm 29,41%), Quốc hội khóa XIII có 154 đại biểu chuyên trách (chiếm 30,8%), Quốc hội khóa XIV có 167 đại biểu chuyên trách (chiếm 33,80%).

Đặc biệt, Quốc hội khóa XV hiện nay có 126 đại biểu chuyên trách ở Trung ương và số đại biểu hoạt động chuyên trách ở địa phương trúng cử là 67 người (đạt tỷ lệ 39%). Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đạt chỉ tiêu “ít nhất 40%” được đề ra tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Quốc hội năm 2020.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Quang cảnh Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV.

Trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga, Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Hải Dương, Ủy viên Ủy ban Văn hóa, Giáo dục của Quốc hội cho biết, nếu như chúng ta chỉ quá tập trung vào cơ cấu, tỷ lệ đại biểu hoạt động chuyên trách mà không chú trọng tới chất lượng của đại biểu chuyên trách thì vẫn sẽ không bảo đảm được yêu cầu đặt ra.

Theo đại biểu Việt Nga, tỷ lệ đại biểu chuyên trách cao phải song song cùng với chất lượng đại biểu chuyên trách cao. Có như vậy, hoạt động của Quốc hội nói chung và của đại biểu Quốc hội chuyên trách nói riêng mới thực sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Chất lượng đại biểu chuyên trách cần được quan tâm ở những giai đoạn khác nhau.

“Ở giai đoạn giới thiệu người ứng cử, bầu cử, chúng ta phải lựa chọn bảo đảm những tiêu chí về chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ, đạo đức – những yếu tố cơ bản cần có tạo nên một người đại biểu có tâm, có tầm. Ở giai đoạn đại biểu Quốc hội chuyên trách đã đi vào thực hiện nhiệm vụ, cần tiếp tục đề cao việc trau dồi kỹ năng, kiến thức, đồng thời có những quan tâm, chính sách, đãi ngộ xứng đáng đối với đại biểu” – đại biểu Nguyễn Thị Việt Nga đề xuất.

Theo đại biểu Việt Nga, tỷ lệ đại biểu chuyên trách cao phải song song cùng với chất lượng đại biểu chuyên trách cao. Có như vậy, hoạt động của Quốc hội nói chung và của đại biểu Quốc hội chuyên trách nói riêng mới thực sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Chất lượng đại biểu chuyên trách cần được quan tâm ở những giai đoạn khác nhau.

Theo đại biểu Việt Nga, tỷ lệ đại biểu chuyên trách cao phải song song cùng với chất lượng đại biểu chuyên trách cao. Có như vậy, hoạt động của Quốc hội nói chung và của đại biểu Quốc hội chuyên trách nói riêng mới thực sự chuyên nghiệp và hiệu quả. Chất lượng đại biểu chuyên trách cần được quan tâm ở những giai đoạn khác nhau.

Một nguyên nhân rất quan trọng khác là, trong thời gian gần đây, nhiều tờ trình dự thảo luật được trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội do các bộ, ngành chủ trì soạn thảo quá muộn. Bên cạnh đó, các bộ, ngành cũng thường xuyên đề nghị bổ sung thêm nhiều dự án luật vào chương trình xây dựng pháp luật dẫn đến phải liên tục thay đổi chương trình dù chương trình này đã được Quốc hội biểu quyết thông qua ngay từ đầu nhiệm kỳ Quốc hội cho từng kỳ họp trong cả nhiệm kỳ 5 năm.

Việc này khiến cho Ủy ban Thường vụ Quốc hội, các Ủy ban của Quốc hội, các đại biểu Quốc hội có rất ít thời gian nghiên cứu một khối lượng tài liệu khổng lồ trong thời gian quá ngắn, dễ khiến họ khó có thể thể bao quát được vẹn tròn.

Đại biểu Quốc hội chuyên trách Phạm Văn Hòa băn khoăn khi một số tờ trình dự thảo luật được trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội do các bộ, ngành chủ trì soạn thảo quá muộn.

Đại biểu Quốc hội chuyên trách Phạm Văn Hòa băn khoăn khi một số tờ trình dự thảo luật được trình xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội do các bộ, ngành chủ trì soạn thảo quá muộn.

Về vấn đề này, trao đổi với phóng viên Báo Nhân Dân, đại biểu Quốc hội chuyên trách Phạm Văn Hòa, Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp, Ủy viên Ủy ban Pháp luật của Quốc hội kiến nghị: Để có thời gian cho đại biểu nghiên cứu, tham gia thảo luận thì chương trình xây dựng luật, pháp luật phải phù hợp; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng gần tới kỳ họp mới đưa vào chương trình. Theo đại biểu, đây cũng chính là một tư duy đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật.

Để có thời gian cho đại biểu nghiên cứu, tham gia thảo luận thì chương trình xây dựng luật, pháp luật phải phù hợp; hạn chế đến mức thấp nhất tình trạng gần tới kỳ họp mới đưa vào chương trình. Đây cũng là một tư duy đổi mới trong công tác xây dựng pháp luật

Đại biểu Phạm Văn Hòa – Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Tháp

Theo tìm hiểu của phóng viên Báo Nhân Dân, Nghị quyết số 129/2024/QH15 về Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 đã quyết định như sau: Về điều chỉnh Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024: Bổ sung vào chương trình, trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua tại Kỳ họp thứ 7 (tháng 6/2024) theo quy trình tại 1 kỳ họp và theo trình tự, thủ tục rút gọn 1 dự án, dự thảo luật và 1 dự án, dự thảo nghị quyết; trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8 (tháng 10/2024) thêm 8 luật; trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, thông qua 2 dự án pháp lệnh.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh.

Bên cạnh đó, nhiều dự án luật do các bộ, ngành dự thảo chưa được chuẩn bị kỹ lưỡng, chưa đánh giá hết tác động, chưa dự báo đúng tình hình, chưa bao quát được hết các vấn đề của thực tiễn.

Ngay tại Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV đang diễn ra, ngay sau khi Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng trình bày tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh khi thẩm tra đã khẳng định: “Báo cáo đánh giá tác động còn nhận định chung chung, định tính, thiếu số liệu minh chứng thể hiện sự cấp bách và vướng mắc trên thực tiễn, đặc biệt trong một số chính sách còn nhận định chưa thể đánh giá được cụ thể các tác động về kinh phí mang tính định lượng, thiếu cơ sở để lựa chọn giải pháp phù hợp”.



Nguồn: https://nhandan.vn/bai-2-nhan-dien-nhung-bat-cap-trong-cong-tac-lap-phap-nang-cao-chat-luong-xay-dung-phap-luat-post844603.html

Cùng chủ đề

Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế

Tại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) mới nhất, mức hưởng BHYT được thiết kế trên cơ sở xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh. Xóa bỏ “địa giới hành chính” trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tếTại Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT) mới nhất, mức hưởng BHYT được thiết kế trên cơ...

VietinBank tài trợ hơn 12 tỷ đồng an sinh xã hội tại Thanh Hóa

Ngày 15/11/2024, VietinBank phối hợp với chính quyền huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa tổ chức Lễ Khánh thành Công trình Trường Tiểu học thị trấn Nga Sơn và Công trình Nhà văn hóa tiểu khu Nga Lộ 1, thị trấn Nga Sơn.Thực hiện chủ trương xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục và xây dựng nông thôn mới, VietinBank đã đồng hành cùng chính quyền địa phương huyện Nga Sơn triển khai xây dựng Công trình...

Long An tăng cường xúc tiến thương mại, đầu tư tại châu Âu

Chuyến công tác nhằm mở rộng quan hệ quốc tế của tỉnh Long An với các đối tác tại châu Âu, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thu hút đầu tư các dự án chuyển đổi xanh, đóng góp tích cực vào sự chuyển dịch nguồn vốn FDI vào tỉnh. Chuyến công tác nhằm mở rộng quan hệ quốc tế của tỉnh Long An với các đối tác tại châu Âu, thúc đẩy hợp tác kinh tế, thu hút đầu...

Vinhomes hợp tác cùng Tập đoàn Samty (Nhật Bản) ra mắt dự án căn hộ The Opus One tại Vinhomes Grand Park

Ngày 15/11/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes (Mã CK: VHM) chính thức ra mắt dự án The Opus One thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức, TP.HCM). Vinhomes hợp tác cùng Tập đoàn Samty (Nhật Bản) ra mắt dự án căn hộ The Opus One tại Vinhomes Grand ParkNgày 15/11/2024, Công ty Cổ phần Vinhomes (Mã CK: VHM) chính thức ra mắt dự án The Opus One thuộc đại đô thị Vinhomes Grand Park (TP. Thủ Đức,...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giải pháp phát triển hạ tầng giao thông xanh

NDO - Ngày 15/11, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Thiết bị Tân Phát Sài Gòn (Tân Phát Etek) tổ chức Hội thảo “Giải pháp công nghệ thiết bị, dụng cụ chuyên nghiệp cho bảo dưỡng, sửa chữa và sạc ô-tô điện”. Tham dự của các chuyên gia, giảng viên các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề khu vực miền nam cùng hơn 150 doanh nghiệp đang hoạt động...

Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

NDO - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện về tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi. Bệnh sởi là bệnh truyền nhiễm lây lan qua đường hô hấp, đã từng xảy ra những đợt dịch lớn; hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong những tháng gần đây, bệnh sởi có xu hướng gia tăng tại một số địa phương, có địa phương đã công bố dịch...

Nhân viên y tế thôn bản được hỗ trợ mức đóng bảo hiểm y tế

NDO - Sáng 15/11, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 39, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về việc giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế. Dự thảo Luật đã được Quốc hội thảo luận, cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 8, với 137 lượt ý kiến phát biểu tại tổ, 27 lượt phát biểu ý kiến...

[Ảnh] Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah

Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, chiều 14/11/2024 (giờ địa phương, sáng 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. Trong chương trình tham dự Tuần lễ cấp cao APEC 2024 tại Lima, Peru, chiều 14/11/2024 (giờ địa phương, sáng 15/11 giờ Việt Nam), Chủ tịch nước Lương Cường gặp Quốc vương Brunei Hassanal Bolkiah. ...

Việt Nam-Cộng hòa Séc hướng tới kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân nhấn mạnh Việt Nam luôn coi trọng tăng cường quan hệ hữu nghị truyền thống với Séc, đối tác hàng đầu của Việt Nam tại Trung Đông Âu. Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân tặng quà lưu niệm cho Phó Chủ tịch Đảng Cộng sản Séc - Morava Petr Simunek. (Ảnh: Ngọc Biên/TTXVN) Trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 13-16/11 theo lời mời của Thủ...

Bài đọc nhiều

Tăng cường quan hệ truyền thống Việt Nam – Venezuela

Tăng cường quan hệ truyền thống Việt Nam - Venezuela Chiều qua (29/10), tại Hà Nội, Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp bà Delcy Rodríguez Gómez, Phó Tổng thống Thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ nghĩa Thống nhất Venezuela (PSUV) nhân dịp thăm chính thức Việt Nam. Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp bà Delcy Rodríguez Gómez, Phó Tổng thống Thường trực Cộng hòa Bolivar Venezuela, Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Xã hội chủ...

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà họp gỡ khó cho 2 “siêu dự án” tỷ đô tại Bà Rịa – Vũng Tàu

2 Dự án "Nhà máy sản xuất Polypropylene và Kho ngầm chứa khí hóa lỏng LPG" của Công ty TNHH Hóa chất Hyosung Vina có tổng vốn đầu tư 1,67 tỷ USD và dự án "Tổ hợp Hóa dầu miền Nam" của Công ty TNHH Hóa dầu Long Sơn (LSP) có tổng vốn đầu tư 5,3 tỷ USD, hiện đang gặp rất nhiều khó khăn cần tháo gỡ. ...

Đợt 1 của Kỳ họp thứ 8 đạt được nhiều kết quả quan trọng

Ngày 14/11, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Ủy ban Thường vụ Quốc hội khai mạc phiên họp thứ 39 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Phát biểu khai mạc phiên họp, Chủ...

Ủy ban Thường vụ Quốc hội thông qua sáp nhập cấp huyện, cấp xã tại Hà Nội, TP Hồ Chí Minh cùng 10 tỉnh

Ngày 14/11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2025 của 12 tỉnh, thành phố: An Giang, Đồng Tháp, Hà Nam, Hà Nội, Hà Tĩnh, TP Hồ Chí Minh, Phú Thọ, Sơn La, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Trà Vinh, Vĩnh Phúc. ...

Thủ tướng Chính phủ làm việc với Lạng Sơn và Cao Bằng

Ngày 14/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã khảo sát thực địa và có cuộc làm việc với các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng về tình hình triển khai 2 dự án cao tốc Đồng Đăng (Lạng Sơn) - Trà Lĩnh (Cao Bằng) và Hữu Nghị - Chi Lăng (tỉnh Lạng Sơn). ...

Cùng chuyên mục

Tôn vinh 25 điển hình toàn quốc trong Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Tối 15/11 tại Hà Nội đã diễn ra Chương trình tôn vinh những điển hình trong trong học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh với tên gọi Hồ Chí Minh - Hành trình khát vọng 2024: Đổi mới và phát triển do Ban Tuyên giáo Trung ương, Bộ Công an và Đài Truyền hình Việt Nam phối hợp tổ chức. ...

Bộ Chính trị xem xét, thi hành kỷ luật tổ chức đảng, đảng viên

Bộ Chính trị quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh nhiệm kỳ 2020-2025, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Đắk Lắk nhiệm kỳ 2015-2020 và các ông Nguyễn Xuân Ký, Bùi Văn Cường. ...

Cao Bằng miễn học phí cho học sinh  bị ảnh hưởng mưa bão

Ngày 15/11, HĐND tỉnh Cao Bằng đã tiến hành Kỳ họp thứ 25 (chuyên đề), nhiệm kỳ 2021 - 2026 thông qua 2 Nghị quyết, 1 Tờ trình các lĩnh vực kinh tế - ngân sách, văn hóa - xã hội. ...

Kỷ nguyên phồn vinh, hạnh phúc

Ngày 15/11, Hội đồng khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia: “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam-Những vấn đề lý luận và thực tiễn”. ...

Tăng cường quan hệ song phương Việt Nam – Peru

Theo tin từ Bộ Ngoại giao, nhận lời mời của Tổng thống nước Cộng hòa Peru Dina Boluarte, Chủ tịch nước Lương Cường thăm chính thức Peru từ ngày 12-14/11. Chiều ngày 13/11 (giờ địa phương), tại Phủ Tổng thống, ngay sau Lễ đón chính thức trọng thể và cuộc gặp riêng, Chủ tịch nước Lương Cường đã hội đàm với Tổng thống Dina Boluarte. ...

Mới nhất

Thượng tướng Võ Minh Lương dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại tỉnh Bình Dương

(Bqp.vn) - Chiều 15/11, Thượng tướng Võ Minh Lương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc với nhân dân khu phố Rạch Bắp, phường An Tây, thành phố Bến Cát, tỉnh Bình Dương.Các đại biểu dự ngày hội.Phát...

Thứ trưởng Đỗ Thành Trung tham dự Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam”

(MPI) - Tham dự và phát biểu tại Hội thảo “Kiến tạo tương lai AI cho Việt Nam” diễn ra ngày 15/11/2024, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đỗ Thành Trung khẳng định, với mong muốn thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của cộng đồng AI Việt Nam, đưa Việt Nam trở thành một trong...

Bộ Giáo dục và Đào tạo khẳng định không tổ chức bài thi V-SAT

Những ngày qua, trên một số phương tiện thông tin đại chúng có đăng tải thông tin về bài thi V-SAT do 18 cơ sở giáo dục đại học phối hợp với Trung tâm Khảo thí Quốc gia và Đánh giá...

Ba nước Đông Nam Á đã trở thành quốc gia đối tác BRICS

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Aleksandr Pankin ngày 15/11 xác nhận ba nước Đông Nam Á, gồm Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã trở thành đối tác của Nhóm các nền kinh tế mới nổi hàng đầu thế giới (BRICS).

Mới nhất