Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNhận diện di sản văn hóa phi vật thể phở Nam Định

Nhận diện di sản văn hóa phi vật thể phở Nam Định


Phở- văn hóa ẩm thực

Theo số liệu kiểm kê, hiện nay trên địa bàn tỉnh Nam Định, có khoảng gần 300 cửa hàng bán phở phân bố khắp 10 huyện, thành phố; trong đó Thành phố Nam Định và huyện Nam Trực là những địa phương có số lượng nhiều nhất. Tại những địa phương trên, có nhiều cửa hàng đã qua 2-3 thế hệ, có tuổi đời từ 30 – 50 năm. Bên cạnh đó, còn còn rất nhiều cửa hàng có tuổi đời từ 10 năm đến 20 năm, và nhiều cửa hàng được mở trong những năm gần đây. Những quán phở không chỉ được mở tại trung tâm thành phố, mà còn được mở tại các vùng lân cận, các địa phương trên toàn tỉnh Nam Định.

Nhận diện di sản văn hóa phi vật thể phở Nam Định  - Ảnh 1.

Phở là món ăn truyền thống lâu đời của người Việt

Trên cơ sở hình thành và phát triển của nghề nấu phở, tại Nam Định đã hình thành nhiều làng, nhiều dòng họ bán phở ở khắp các địa phương. Tiêu biểu như: làng Vân Cù, làng Giao Cù, làng Tây Lạc (xã Đồng Sơn, huyện Nam Trực), làng Thạch Bi, làng Phúc Thọ (xã Nam Thái, huyện Nam Trực).

Theo thống kê thì xã Đồng Sơn, xã Nam Thái huyện Nam Trực có số người đi bán phở nhiều nhất. Xã Đồng Sơn có 590 người bán phở. Trong đó: thôn Vân Cù: 82 người bán phở; thôn Giao Cù: 168 người bán phở; thôn Tây Lạc: 340 người bán phở. Xã Nam Thái có 600 người bán phở.

Ông Trần Xuân Kiên, Bảo tàng tỉnh Nam Định cho biết, hiện nay, nghề nấu phở, bán phở đã phát triển và lan tỏa ra khắp các địa phương trên toàn quốc, trong đó có nhiều người gốc Nam Định và ở các làng nghề có truyền thống nấu phở như: Vân Cù, Giao Cù, Tây Lạc, Thạch Bi, Phúc Thọ…có mặt tại các thành phố lớn như Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng… để đưa phở Nam Định lan tỏa và phát triển.

Làm phở, chế biến phở là một quy trình cầu kỳ với những kỹ năng, bí quyết gia truyền, được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Chế biến phở, nấu phở công phu bao nhiêu thì ăn phở, thưởng thức phở lại đa dạng và phong phú bấy nhiêu. Nếu như để làm ra một bát phở thơm, ngon, bổ dưỡng, cần kết hợp nhiều yếu tố: nước trong, bánh dẻo, thịt mềm. Nước dùng được ninh từ xương bò, hòa quyện cùng các gia vị nước mắm, muối, gừng, thảo quả, quế, hồi…đặc biệt là phải có hành tươi. Bánh phở chín đều, chín lục, có vị dẻo, mềm, khi ăn xong, bánh phở không bị nát vụn. Thịt bò tươi, ngon, mềm dẻo. Để rồi khi chan nước lèo, các hương vị hòa quyện vào nhau, kích thích mọi giác quan của người thưởng thức.

“Ăn phở, thưởng thức phở thực sự trở thành một nét văn hóa ẩm thực của người Thành Nam – Nam Định. Từ “ăn phở” trở thành “thưởng thức phở” là sự cảm nhận sâu sắc của tâm hồn và cảm xúc. Muốn thưởng thức được hết cái ngon, cái tinh tế của phở, phải cảm nhận được đủ các chuẩn mực, đó là: tri kỳ hương (biết đến hương), tri kỳ vị (biết đến vị), tri kỳ hình (thưởng thức bằng mắt) và tri kỳ linh (thưởng thức với cảm giác). Nói một cách khác, chúng ta thưởng thức phở bằng mọi giác quan, cảm xúc của con người”- ông Trần Xuân Kiên chia sẻ.

Nhận diện di sản văn hóa phi vật thể phở Nam Định  - Ảnh 2.

Làm bánh phở cũng là một khâu quan trọng để có được bát phở ngon

Đáp ứng đầy đủ tiêu chí Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

PGS.TS. Đặng Văn Bài, Phó Chủ tịch Hội đồng di sản văn hóa quốc gia cho biết, văn hóa ẩm thực với tư cách là một hợp phần quan trọng của văn hóa cũng mang các đặc điểm như: (1) văn hóa ẩm thực là sáng tạo của con người, nó phải thuộc về con người; (2) văn hóa ẩm thực thể hiện năng lực sáng tạo và khả năng thích ứng/thích nghi của con người với các điều kiện tự nhiên và kinh tế – xã hội; (3) văn hóa ẩm thực mang tính lưỡng hợp giữa văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể, cũng có nghĩa là văn hóa ẩm thực chứa đựng cả hai loại hình di sản văn hóa vật thể và phi vật thể nhưng giá trị văn hóa phi vật thể mang tính nổi trội hơn. Do đó, chúng ta cần tiếp cận văn hóa ẩm thực từ góc độ liên ngành và đa chiều: văn hóa, xã hội, y tế (dinh dưỡng, chữa bệnh), kinh tế dịch vụ, du lịch, đặc biệt cả từ góc độ vật chất và góc độ tinh thần.

Từ góc độ vật chất, ta thấy văn hóa ẩm thực, biểu hiện qua các món ăn, đồ uống, chất liệu chế biến, mùi vị, màu sắc, sự sắp đặt các món ăn trong bữa cơm, bữa tiệc… Từ góc độ tinh thần, văn hóa ẩm thực thể hiện qua nghệ thuật chế biến, nghệ thuật sắp đặt, cách thưởng thức các món ăn cũng như cách ứng xử giao tiếp trong ăn uống, ý nghĩa biểu tượng tâm linh hay cách trang trí món ăn. Và cuối cùng phải kể tới vai trò sáng tạo của chủ thể văn hóa – các đầu bếp nổi tiếng, các nghệ nhân ẩm thực với những bí quyết nghề nghiệp riêng có của mình chỉ truyền dạy theo huyết thống cho con cháu trong nhà.

Phở là món ăn/bữa ăn sáng hoặc quà sáng đặc trưng và mang tính phổ biến trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Tuy nhiên, trong “văn hóa phở” thì vai trò cá nhân của những nghệ nhân nắm giữ bí quyết nghề (cách chế biến, lựa chọn nguyên liệu…) lại có tính chất quyết định mà không ai thay thế được.

Nhận diện di sản văn hóa phi vật thể phở Nam Định  - Ảnh 3.

TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Cục Di sản văn hóa: Xét trong cấu trúc văn hóa liên quan thiết thực đến đời sống con người: ăn, mặc, ở, đi lại thì phở là một trong những biểu hiện văn hóa sống động, cụ thể của bản sắc dân tộc Việt Nam.

Cũng từ định nghĩa về văn hóa ẩm thực và phân loại di sản văn hóa phi vật thể (Tiếng nói, chữ viết; Ngữ văn dân gian; Nghệ thuật trình diễn dân gian; Tập quán xã hội và tín ngưỡng; Lễ hội truyền thống; Nghề thủ công truyền thống; Tri thức dân gian) ta thấy, văn hóa ẩm thực nói chung và phở nói riêng thuộc loại hình Tri thức dân gian. Ở đây, sự hiểu biết về nguyên liệu, cách thức chế biến, cách thức pha trộn và tỉ lệ các loại gia vị là yếu tố hồn cốt của vị phở hay hương vị phở.

“Có thể khẳng định Phở Nam Định đáp ứng được các tiêu chí cần thiết để ghi danh vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia: (1) Có tính đại diện, thể hiện bản sắc của cộng đồng, địa phương; (2) Phản ánh sự đa dạng văn hóa và sự sáng tạo của con người, được kế tục qua nhiều thế hệ;(3) Có khả năng phục hồi và tồn tại lâu dài; (4) Được cộng đồng đồng thuận, tự nguyện đề cử và cam kết bảo vệ.

Đồng quan điểm, TS. Nguyễn Thị Thu Trang, Cục Di sản văn hóa cho rằng, ẩm thực cũng như các loại hình di sản văn hóa phi vật thể khác, chứa đựng các mặt giá trị tiêu biểu: Giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, giá trị khoa học, giá trị kinh tế.

“Việc phong tặng danh hiệu vinh dự nhà nước và đưa di sản vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia có ý nghĩa quan trọng trong việc khẳng định giá trị của di sản văn hóa phi vật thể và tôn vinh vai trò của chủ thể di sản văn hóa đối với việc sáng tạo, duy trì, thực hành và trao truyền di sản của họ nói riêng và của cộng đồng nói chung”- TS Nguyễn Thị Thu Trang chia sẻ.

Toạ đàm khoa học “Phở trong bối cảnh đương đại dưới góc nhìn từ di sản văn hoá” nhằm nhận diện và kiểm kê, tiến tới đề nghị ghi danh phở vào danh sách di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Cũng theo TS Nguyễn Thị Thu Trang, xét trong cấu trúc văn hóa liên quan thiết thực đến đời sống con người: ăn, mặc, ở, đi lại thì phở là một trong những biểu hiện văn hóa sống động, cụ thể của bản sắc dân tộc Việt Nam. Vấn đề đặt ra là chúng ta cần nhận diện được mối liên hệ để gắn kết những cá nhân và cộng đồng sáng tạo, sở hữu, thực hành và truyền thừa toàn bộ quy trình liên quan tới chế biến, thưởng thức phở, từ chất liệu, nguyên vật liệu, kỹ thuật, mỹ thuật, bí quyết, người nấu, người thưởng thức… cùng toàn bộ không gian văn hóa và môi trường xã hội liên quan.

Văn hóa phở phản ánh rất rõ bản sắc văn hóa Nam Định nói riêng và người Việt Nam nói chung, song để nhận diện chính xác khía cạnh di sản văn hóa phi vật thể của biểu hiện văn hóa này và xa hơn là đưa vào Danh mục quốc gia hay Danh sách của UNESCO, biểu hiện văn hóa ấy cần được các cộng đồng, nhóm người hoặc cá nhân, công nhận đó là một phần di sản văn hóa của họ, cũng như chứng minh được biểu hiện văn hóa này thuộc các tập quán, các hình thức thể hiện, biểu đạt, tri thức, kĩ năng – kèm theo đó là các công cụ, đồ vật, đồ tạo tác và không gian văn hóa liên quan, được cộng đồng không ngừng trao truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác với ý thức về bản sắc và sự kế tục. Có như thế, chúng ta mới thực hiện được việc nhận diện di sản văn hóa phi vật thể liên quan đến Phở Nam Định hay Phở Việt Nam (cùng với Hà Nội hay các tỉnh, thành phố khác) và thành công trong việc xây dựng hồ sơ đưa vào Danh mục quốc gia và tiến tới đệ trình ghi danh tại các Danh sách của UNESCO./.



Nguồn: https://toquoc.vn/nhan-dien-di-san-van-hoa-phi-vat-the-pho-nam-dinh-20240608103609213.htm

Cùng chủ đề

Việt Nam sẽ là cái nôi sản xuất bánh cho thế giới

Sau nhiều ngày tranh tài, cuộc thi Đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam đã có "cơn mưa" giải thưởng trao cho gần 500 đầu bếp, nhà làm bánh trong nước và quốc tế. Nhiều giải thưởng cao được trao cho các đầu bếp đến từ Việt Nam - Ảnh: H.K Sau nhiều ngày tranh tài ở cuộc thi Đầu bếp bánh tài năng quốc tế tại Việt Nam (từ ngày 11 đến 14-12), 500 đầu bếp, người...

Nhiều hoạt động đặc sắc phục vụ người dân và du khách đón Giáng sinh – Chào năm mới ở Đà Nẵng

(Tổ Quốc) - Sở Du lịch thành phố Đà Nẵng cho biết, “Lễ hội đón Giáng sinh – Chào năm mới Đà Nẵng 2025” lần đầu tiên tổ chức kéo dài trong 20 ngày với nhiều hoạt động vui chơi, giải trí đặc sắc, độc đáo và mới lạ… ...

Yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng hệ giá trị con người Hà Nội phù hợp với thời đại

(Tổ Quốc)- Sáng 13/12, Sở Văn hoá và Thể thao Hà Nội phối hợp với Cục Văn hóa cơ sở (Bộ VHTTDL) tổ chức Hội nghị toạ đàm triển khai các giải pháp thực hiện tuyên truyền về hệ giá trị văn hoá, hệ giá trị gia đình và chuẩn mực...

Lễ hội trên 200 năm làng chài ở Bình Định thành di sản

Ngày 12/12, Sở Văn hóa và Thể thao (VH&TT) tỉnh Bình Định cho biết Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã ký quyết định đưa lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý vào danh mục Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia. Lễ hội cầu ngư Vạn đầm Xương Lý nằm trên địa bàn xã Nhơn Lý, TP. Quy Nhơn còn có tên gọi khác là lễ hội Khai sơn Cầu ngư Xương Lý ra đời từ hơn 200 năm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Đà Nẵng nỗ lực nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch

(Tổ Quốc) - Hội thi Lễ tân khách sạn Đà Nẵng năm 2024 là hoạt động nhằm giúp các nhân viên lễ tân khách sạn có cơ hội trao đổi kinh nghiệm, tăng cường giao lưu học hỏi, góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch TP Đà...

Những người gánh sông trăng và những câu thơ yêu không già theo năm tháng

(Tổ Quốc) - Sáng 17/12, tại NXB Hội Nhà văn Việt Nam đã diễn ra Lễ ra mắt sách thơ và ký chân dung "Những người gánh sông trăng". ...

Cấm ô tô trên 29 chỗ vào trung tâm Nha Trang

(Tổ Quốc) - Doanh nghiệp du lịch phải thay đổi việc chở du khách đến tận cửa khách sạn ở Nha Trang bằng ô tô trên 29 chỗ ngồi như trước đây, theo Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hòa. ...

Gỡ khó trong thu hút đầu tư để Làng Văn hóa trở thành trung tâm hoạt động VHTTDL quốc gia

(Tổ Quốc) - Hội nghị cơ chế chính sách và giải pháp thu hút đầu tư vào Làng Văn hóa- Du lịch các dân tộc Việt Nam đã diễn ra sáng 17/12 tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. Hội nghị do Ban quản lý Làng Văn hóa- Du lịch các...

Điểm báo hoạt động ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch ngày 17/12/2024

(Tổ Quốc) - Bế mạc Ngày hội Văn hóa các dân tộc Việt Nam năm 2024; Các kỳ thủ trẻ Việt Nam xuất sắc giành 3 HCV cờ nhanh vô địch thế giới 2024; Bình Định phấn đấu thu hút 10 triệu lượt khách du lịch trong năm 2025 là những...

Bài đọc nhiều

Nhan sắc ngọt ngào của người đẹp đăng quang Hoa hậu Việt Nam thời đại 2024

Chung kết Hoa hậu Việt Nam Thời đại 2024 vừa diễn ra tại Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận. Kết quả, danh hiệu tân Hoa hậu thuộc về người đẹp Nguyễn Ngọc Thảo Nguyên đến từ Quảng Trị. Cô hiện là sinh viên Trường Đại học Công nghệ TP.HCM.Tân Hoa hậu sở hữu số đo 3 vòng 83-62-88cm, có vẻ đẹp trong sáng và ngọt ngào.Ngoài ra, danh hiệu Á hậu 1, 2, 3...

Dấu ấn “đặc biệt” trong sự nghiệp ca hát của CEO Ong Xinh Lounge & Karaoke

(NADS) - Trong đêm Chung kết Gala xếp hạng Tiếng hát Việt toàn cầu 2024 vừa diễn ra tại Nhà hát VOH - TP.HCM, cái tên Thu Trang đã được xướng lên với danh hiệu "Giải đặc biệt". Qua nhiều biến cố, Thu Trang cuối cùng đã "về đích" thành công khi đảm nhận nhiệm vụ CEO của tổ hợp giải trí Ong Xinh Lounge & Karaoke, đồng thời ghi thêm một dấu son trong sự nghiệp ca...

Công ty Luật SALA: Chuyên gia pháp lý đồng hành cùng doanh nghiệp

Công ty Luật SALA tự hào là một trong những đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực tư vấn pháp lý và giải quyết tranh chấp cho doanh nghiệp tại Việt Nam. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật và từng công tác tại cơ quan thanh tra nhà nước, tại một số đơn vị thuộc Tập đoàn...

Công ty Luật SALA: Bảo vệ quyền lợi phụ nữ và trẻ em trong các vụ việc hôn nhân và gia đình

Hôn nhân và gia đình là nền tảng của xã hội, nhưng không phải lúc nào cuộc sống gia đình cũng diễn ra suôn sẻ. Khi những mâu thuẫn không thể giải quyết, ly hôn trở thành lựa chọn cuối cùng. Trong quá trình này, phụ nữ và trẻ em thường là những đối tượng dễ bị tổn thương nhất. Hiểu rõ điều đó, Công ty Luật SALA  đã và đang trở thành một địa chỉ pháp lý đáng...

Công ty Luật SALA: Điểm tựa pháp lý uy tín và toàn diện

Công ty Luật Sala là một trong những đơn vị pháp lý uy tín, được thành lập và dẫn dắt bởi Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng - người có gần 20 năm kinh nghiệm trong ngành luật. Với bề dày chuyên môn, Luật sư Đỗ Thị Thanh Hằng không chỉ là một Luật sư mà còn là Đấu giá viên, Quản tài viên, và Thừa phát lại. Trước khi sáng lập Công ty Luật Sala, bà đã có...

Cùng chuyên mục

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? Anh Lê Trí Thông -...

Nga lần đầu tiên trưng bày loại vũ khí này tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024

Lần đầu tiên Nga đưa xe Typhoon-K MRAP với tên lửa Kornet-EM cũng như xe chiến đấu bộ binh BMP-3 với giáp tăng cường ra giới thiệu bên ngoài lãnh thổ, các loại khí tài này đã xuất hiện tại Triển lãm quốc phòng quốc tế Việt Nam 2024. ...

Chia sẻ thông tin là điều vô cùng cần thiết trong đảm bảo an toàn thông tin

Liên quan đến công tác đảm bảo an toàn thông tin, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương cho rằng, việc chia sẻ thông tin giữa các tổ chức, giữa các quốc gia là điều vô cùng cần thiết. Chiều ngày 17/12, tại trụ sở Bộ TT&TT, Thứ trưởng Bộ TT&TT Bùi Hoàng Phương đã có buổi làm việc với công ty Novicom (Cộng hoà Séc) do CEO Jindrich Savel làm trưởng đoàn. Cùng dự buổi tiếp có lãnh đạo...

Ngành tài chính – ngân hàng lương bỏ xa các ngành khác

Hướng dẫn lương 2025 của ManpowerGroup Việt Nam, cẩm nang thị trường lao động Việt Nam cho thấy ngành tài chính - ngân hàng có lương bỏ xa các ngành khác. Nguồn:...

Đại diện Việt Nam hé lộ “hậu trường” sau 4 ngày nhập cuộc Miss Charm 2024

Vừa hoàn thành vòng phỏng vấn kín, 37 thí sinh Miss Charm 2024 lập tức diện những bộ cánh sang trọng, lộng lẫy dự tiệc Beauty of Charm cùng ban tổ chức. Đại diện Việt Nam hé lộ "hậu trường" cuộc thi. (Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/dai-dien-viet-nam-he-lo-hau-truong-sau-4-ngay-nhap-cuoc-miss-charm-2024-post1002680.vnp

Mới nhất

Công ty thu hàng nghìn tỉ từ bán nhựa đường muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận

Tổng công ty Hóa dầu Petrolimex (HNX: PLC) lấy ý kiến cổ đông bằng văn bản, muốn giảm chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế năm nay xuống 65 tỉ đồng, thấp hơn kế hoạch 54%. ...

Thông cáo báo chí-Kiki Auto chính thức đạt 1 triệu lượt cài đặt trên ô tô

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 17 tháng 12 năm 2024 - Sau 4 năm phát triển, trợ lý “make-in-Vietnam” - Kiki Auto đã chính thức cán mốc 1 triệu lượt cài đặt và sử dụng trên ô tô. Ra mắt vào tháng 12/2020, Trợ lý tiếng Việt của Zalo AI ghi nhận trung bình gần 1.100 lượt...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi khúc quân hành’

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). ...

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính...

Thủ tướng chủ trì phiên họp về chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn...

Chiều 17/12, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo của Chính phủ tổng kết việc thực hiện Nghị quyết số 18-NQ/TW "Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả" đã chủ trì phiên họp thứ 4 của...

Mới nhất