Trang chủChính trịQuân sựNhận dạng tàu cá Trung Quốc - Kỳ 6: Lần mò xuống...

Nhận dạng tàu cá Trung Quốc – Kỳ 6: Lần mò xuống Trường Sa


Thượng tá Trần Như Hải, nguyên chỉ huy trưởng đảo Phan Vinh A (Trường Sa) là một trong những chỉ huy đảo có thâm niên nhất ở Trường Sa nên có rất nhiều chuyện kể về các cuộc đấu tranh với tàu cá Trung Quốc.




Nhóm tàu cá dân binh Trung Quốc (trái) đi gần đảo Sinh Tồn Đông (Trường Sa), tháng 1.2017.

Ông Hải cho biết: Tàu cá Trung Quốc tập trung nhiều nhất tại khu vực Trường Sa từ tháng 2 đến tháng 5. Đặc biệt là cụm đảo Sinh Tồn, có thời điểm xung quanh đá Huy Gơ (thuộc chủ quyền Việt Nam, bị Trung Quốc cưỡng chiếm từ cuối tháng 2.1988) có hàng trăm tàu cá Trung Quốc tập trung, ban đêm bật đèn như thành phố nổi.

Có khi các tàu cá Trung Quốc kéo dài đến gần đảo Sinh Tồn Đông (do bộ đội lữ đoàn 146, Vùng 4 hải quân đang đóng quân), bởi Sinh Tồn Đông chỉ cách Huy Gơ 4 hải lý (7,5 km), khiến xuồng CQ của đảo và tàu trực phải liên tục xua đuổi.




Ngư dân Trung Quốc đánh bắt hải sản trong bãi cạn Ba Đầu (Trường Sa), phía xa là tàu dân binh bảo vệ, tháng 3.2020.

Các tàu cá Trung Quốc thường bật giàn đèn dùng lưới đánh bắt cá ban đêm. Có khi đi vào sát mép xanh của đảo và nối nhau vây xung quanh. Buổi sáng, các tàu cá kéo nhau ra xa, neo đậu thành cặp hoặc cụm vài chục chiếc, nghỉ ngơi.

Ban ngày, chỉ một số tàu làm nghề câu hoạt động ở bãi cạn không người, hạ thuyền nhỏ cho ngư dân (1 – 2 người/ xuồng), chạy vào bãi san hô để câu cá hoặc lặn bắt mò tìm san hô, hải sâm…




Các xuồng CQ của đảo Sinh Tồn xuất phát đi làm nhiệm vụ xua đuổi tàu cá Trung Quốc, tháng 1.2018.

Bên cạnh các tàu cá, có rất nhiều tàu giả dạng tàu cá, cũng treo đèn và lưới nhưng không bao giờ đánh bắt, chỉ nhăm nhe vào sát mép xanh các đảo để… nghe ngóng.

Một số tàu cá còn thường trực bảo vệ các bãi đá mà Trung Quốc đã cưỡng chiếm của Việt Nam, xây dựng thành căn cứ quân sự hiện đại (Chữ Thập, Xu Bi, Châu Viên, Vành Khăn, Gạc Ma, Huy Gơ, Ga Ven).

Cứ phát hiện tàu thuyền  phương tiện nổi của nước khác đi vào gần 12 hải lý, là tàu cá bảo vệ sẽ lao ra ngăn cản, xua đuổi, thậm chí húc ủi đâm va không cho vào sâu hơn và gọi các tàu hải cảnh, tàu quân sự từ khu vực khác đến can thiệp.




Tàu cá vỏ gỗ Trung Quốc (màu xanh, nằm giữa 2 tàu vận tải) làm nhiệm vụ bảo vệ, trong quá trình Trung Quốc tôn tạo, xây dựng căn cứ quân sự trái phép trên bãi Gạc Ma (cưỡng chiếm của Việt Nam, tháng 3.1988). Hình chụp tháng 4.2013

“Cuối 2012 đến đầu 2013, khi Trung Quốc bắt đầu xây dựng trái phép trên các bãi đã cưỡng chiếm của Việt Nam, các tàu cá Trung Quốc tham gia áp tải, dẫn đường các tàu công trình, chở máy móc vật liệu. Nhiều tàu vận tải Việt Nam chở hàng hóa ra các đảo cho bộ đội, bị các tàu cá dân binh Trung Quốc áp sát, thậm chí cản mũi ép chuyển hướng”, thiếu tá Vũ Đức Vinh, nguyên chính trị phó đảo Sinh Tồn Đông (Trường Sa) kể lại.




Tàu dân binh Quế Bắc Ngư 39168 và 1 tàu dân binh khác của Trung Quốc, neo đậu ở bãi Ba Kè (Bà Rịa Vũng Tàu), tháng 12.2016

Ở khu vực DK1, thềm lục địa phía Nam, cũng có nhiều tàu cá Trung Quốc xâm phạm, nhất là các bãi Ba Kè, Tư Chính, Phúc Tần, Huyền Trân…

Trung tá Nguyễn Văn Hùng, nguyên chỉ huy trưởng nhà giàn Tư Chính B (DK1/5) kể: Từ trước 2008, các tàu cá Trung Quốc có khi vào đánh bắt cách nhà giàn chỉ 1 hải lý.

Từ năm 2009 trở đi, do ta tăng cường tàu trực bảo vệ chủ quyền, nên các tàu Trung Quốc rút ra ngoài xa 5 – 6 hải lý.

Mấy năm gần đây, lượng tàu dân binh Trung Quốc đến các bãi ngầm thuộc DK1 tăng đột biến. Nhiều tàu chỉ thả trôi hoặc neo đậu quan sát hoạt động của bộ đội, công nhân trên các nhà giàn.




Bộ đội nhà giàn DK1 quan sát hoạt động của tàu cá Trung Quốc trong khu vực, tháng 12.2016

Tuy tàu cá Trung Quốc có nhiều phương thức hoạt động, nhưng ở các vùng biển Trường Sa và DK1, Bộ Quốc phòng đã tăng cường tàu trực bảo vệ chủ quyền của hải quân, cảnh sát biển và số lượng lớn các tàu kiểm ngư của Bộ NN – PTNT cùng tham gia bảo vệ ngư trường, tuần tra kiểm soát các hoạt động trên vùng biển Trường Sa, DK1.




Biên đội tàu của Chi đội Kiểm ngư 2, Bộ NN&PTNT phối hợp cùng tàu của Vùng 2 hải quân chuẩn bị làm nhiệm vụ xua đuổi tàu cá Trung Quốc vào gần các nhà giàn, bảo vệ chủ quyền, tháng 12.2016.

Đại tá Nguyễn Công Sơn, nguyên phó chính ủy Vùng 4 hải quân cho biết: “Những năm về trước, việc tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm chủ quyền biển, đảo nước ta rất nghiêm trọng, nhất là khu vực quần đảo Trường Sa, bằng số lượng đông, trang bị hiện đại… tàu thuyền Trung Quốc luôn tỏ thái độ ngang ngược và coi thường luật pháp quốc tế, co cụm, thách thức các lực lượng của ta. Với tinh thần kiên quyết tuyên truyền, xua đuổi, giữ vững đối sách, các lực lượng của Vùng 4 Hải quân đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đấu tranh, làm sạch vùng biển, đẩy lực lượng tàu thuyền Trung Quốc ra xa đảo”.

Đại tá Sơn khẳng định: “Đến nay, tỉ lệ tàu thuyền đánh cá của ngư dân và các lực lượng của ta đã chiếm ưu thế trên các khu vực biển, đảo Trường Sa, vừa làm nhiệm vụ đánh bắt, vừa tham gia đấu tranh, vừa khẳng định chủ quyền của Tổ quốc”…




2 tàu kiểm ngư (màu trắng, phía xa) Việt Nam đang xua đuổi nhóm tàu dân binh Trung Quốc trên bãi Ba Kè, tháng 1.2017.

Một số hình ảnh tàu cá Trung Quốc hoạt động trái phép ở khu vực quần đảo Trường Sa, DK1 và hoạt động của bộ đội hải quân, cảnh sát biển, kiểm ngư, biên phòng trong việc canh gác, nắm tình hình hoạt động, tuần tra kiểm soát, ngăn cản đẩy đuổi các phương tiện vi phạm… do PV Thanh Niên thực hiện trong các chuyến công tác:




Tàu cá Quỳnh Quỳnh Hải 02093 (màu xanh, phải) bảo vệ tàu vận tải Trung Quốc chở máy móc ra xây dựng trái phép trên bãi Gạc Ma, tháng 4.2013.




Nhóm tàu cá Trung Quốc gồm 2 tàu vỏ sắt và 2 tàu vỏ gỗ áp tải tàu vận tải (trái) chở máy móc, vật liệu ra xây dựng trái phép trên bãi Huy Gơ (Trường Sa), tháng 5.2013




Tàu cá dân binh Trung Quốc trực bảo vệ căn cứ phi pháp trên bãi Gạc Ma, tháng 6.2015




Tàu dân binh Trung Quốc trực bảo vệ căn cứ phi pháp trên bãi Huy Gơ (Trường Sa), tháng 6.2015




Các tàu cá dân binh Trung Quốc neo đậu bảo vệ căn cứ phi pháp trên bãi Ga Ven (Trường Sa), tháng 6.2015




Các tàu dân binh Trung Quốc sẵn sàng ngăn cản, đẩy đuổi các tàu nước khác vào gần căn cứ mà họ xây dựng trái phép trên các bãi đá đã cưỡng chiếm của Việt Nam




Tàu cá dân binh Trung Quốc đi sau theo dõi tàu hải quân Việt Nam làm nhiệm vụ trên khu vực DK1, tháng 1.2017.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nhan-dang-tau-ca-trung-quoc-ky-6-lan-mo-xuong-truong-sa-185988371.htm

Cùng chủ đề

Thăm tặng quà đến thân nhân liệt sỹ, cán bộ Hải quân công tác ở Trường Sa

Tại Khu tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma (huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa) đoàn báo Dân trí dâng hương, hoa tưởng nhớ 64 liệt sỹ anh hùng đã hy sinh trong sự kiện Gạc Ma năm 1988 để bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc.Ngay sau đó, đoàn công tác đến thăm và tặng quà Trung thu gia đình Thiếu tá Trần Thị Thủy, con gái của liệt sỹ Trần Văn Phương -...

Trung tâm Y tế Trường Sa cấp cứu ngư dân bị viêm tụy cấp

Ngày 12-9, chỉ huy Trung tâm Y tế thị trấn Trường Sa - cho biết đơn vị đang tiếp nhận điều trị một ngư dân ở Bình Định nghi bị viêm tụy cấp khi đang đánh bắt trên biển.Trước đó, sáng 11-9, ông Lê Ku (45 tuổi, trú thị xã Hoài Nhơn, Bình Định) là ngư dân trên tàu cá KH 91580, bị...

Triển lãm và tuyên truyền biển, đảo tại Đà Nẵng

Ngày 9/9, tại Trường Đại học Kinh tế Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân đã phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng, Nhà Trưng bày Hoàng Sa tổ chức Triển lãm tư liệu, hình ảnh và tuyên truyền biển, đảo với chủ đề “Tuổi trẻ với biển đảo quê hương” năm 2024. Thông tin về tình hình biển đảo đến hơn 3000 người ở An Giang ...

Cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn tặng quà cho ngư dân vào tránh trú bão số 3

Ngày 5/9, cán bộ, chiến sĩ đảo Sinh Tồn, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa đã trao tặng quà cho các ngư dân của 3 tàu cá vào tránh trú bão số 3 tại đảo, trước khi các tàu rời đảo để tiếp tục vươn khơi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Nếu đưa nhà giáo ra khỏi viên chức nhà nước sẽ là một thiệt thòi rất lớn

Ngày 17/9, Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam tổ chức hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo. TS Trần Anh Tuấn, Chủ tịch Hiệp hội Khoa học hành chính Việt Nam, nguyên Thứ trưởng Bộ Nội vụ cho biết, để thực hiện 1 trong 3 đột phá chiến lược nhiệm kỳ Đại hội 13 là phát triển nguồn nhân lực (nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao), đội ngũ thầy, cô giáo giữ vai...

Cưỡng chế hộ dân ở Quảng Bình không chịu bàn giao hơn 3.000m2 đất cho cao tốc

Ngày 17/9, UBND huyện Lệ Thủy đã tổ chức buổi cưỡng chế thu hồi 3.058,9m2 đất đối với hộ gia đình bà Nguyễn Thị Nguyệt và ông Hồ Đăng Ánh (trú tại xã Phú Thuỷ). Việc cưỡng chế thu hồi đất để bàn giao cho đơn vị thi công dự án xây dựng công trình đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2021 – 2025. Theo đó, chính quyền đã giải tỏa toàn bộ tài sản...

Miền Trung sắp xảy ra đợt mưa lớn diện rộng, Bắc và Nam Bộ vẫn mưa to cục bộ

Chiều nay (17/9), Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông di chuyển nhanh, vẫn giữ khả năng mạnh lên thành bão trong tối và đêm nay.  Đáng lưu ý, hoàn lưu trước áp thấp nhiệt đới/bão có thể gây mưa rào và giông cho khu vực Trung Trung Bộ ngay ngày 18/9. Thời gian để ứng phó với áp thấp nhiệt đới/bão lần này ngắn hơn nhiều...

Học sinh ở Hà Nội ngã từ tầng 3 xuống sân trường

Sáng 17/9, nam sinh V.V.Đ - học sinh lớp 5 tại Trường Tiểu học Đại Thắng, (huyện Phú Xuyên, Hà Nội) chơi đùa trong giờ ra chơi và ngã từ tầng 3 xuống sân trường. Ngay sau khi phát hiện sự việc, giáo viên cùng nhân viên phòng y tế đã hỗ trợ đưa nam sinh đi cấp cứu. Chiều 17/9, trao đổi với VietNamNet, lãnh đạo Phòng GD-ĐT huyện Phú Xuyên xác nhận sự việc và cho biết...

Công nghệ thu phát Wifi mới truyền xa lên tới hơn 15 km

Công nghệ này được kỳ vọng sẽ thay thế sóng di động tầm gần, sau khi kết quả thử nghiệm đã vượt qua kỷ lục trước đó cũng do chính công ty này thực hiện. Hồi tháng 1 năm nay, Morse Micro đã thử nghiệm tại bãi biển San Francisco, cho kết quả tốc độ kết nối dao động từ 11 Mb/giây ở khoảng cách 500 mét, đến 1 Mb/giây ở khoảng cách tối đa 2,9 km. Trong khi đó,...

Bài đọc nhiều

Bộ Công an biểu dương Công an Thanh Hóa triệt phá đường dây sản xuất thuốc giả

Ngày 16/9, Thiếu tướng Nguyễn Ngọc Lâm, Thứ trưởng Bộ Công an có Thư khen gửi Giám đốc Công an tỉnh Thanh Hóa và Trưởng Công an TP Thanh Hóa về thành tích triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc. Trong Thư nêu rõ: Lãnh đạo Bộ Công an được báo cáo: Thời gian qua, Công an TP Thanh Hóa, tỉnh...

Thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - hải đảo. ...

Lan tỏa hiệu quả phong trào thi đua Quyết thắng ở Học viện Quân y

Lãnh đạo Học viện Quân y kiểm tra công tác thực hành diễn tập cuối khóa của học...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - hải đảo. ...

Ban Phụ nữ Quân đội tiếp tục thăm hỏi, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ

 Ban Phụ nữ Quân đội và các đơn vị đồng hành trao tặng quà  cho nhân dân xã...

Cùng chuyên mục

Ban Phụ nữ Quân đội tiếp tục thăm hỏi, hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão lũ

 Ban Phụ nữ Quân đội và các đơn vị đồng hành trao tặng quà  cho nhân dân xã...

Lan tỏa hiệu quả phong trào thi đua Quyết thắng ở Học viện Quân y

Lãnh đạo Học viện Quân y kiểm tra công tác thực hành diễn tập cuối khóa của học...

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - hải đảo. ...

Thủ tướng chủ trì cuộc họp về phát triển bền vững kinh tế biển

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - hải đảo. ...

Thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về công tác Biển Đông - hải đảo. ...

Mới nhất

Giá tiêu sẽ khó có đợt tăng mạnh như hồi đầu năm

Dự báo giá tiêu ngày 17/9/2024 quay đầu giảm mạnh. Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, trong tháng 8, Việt Nam xuất khẩu 19.420 tấn hồ tiêu, đạt 116,7 triệu USD giảm 10,9% về lượng và 10,1% về trị giá so với tháng 7 năm 2024. Lũy kế, 8 tháng năm 2024,...

Lợi ích của giấc ngủ REM với người thường xuyên thức đêm

Giấc ngủ REM là gì?Tiến sĩ Prashant, bác sĩ tư vấn tại Bệnh viện Yatharth Super Speciality, Greater Noida cho biết, REM là viết tắt cụm từ Rapid Eye Movement, có ý nghĩa là chuyển động nhanh của mắt.Có thể hiểu, REM là giai đoạn mắt di chuyển nhanh chóng trong quá trình ngủ. Trong giai đoạn này,...

Thúc đẩy phát triển bền vững kinh tế biển gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh

Tại cuộc họp, trên cơ sở phân tích sâu sắc, toàn diện tình hình quốc tế, khu vực và Biển Đông cũng như nhu cầu phát triển của đất nước trong tình hình mới, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chỉ đạo các bộ, ban, ngành và địa phương liên quan thời gian tới cần tiếp...

Ước vọng Trung thu nơi đảo xa

Giữa biển khơi nắng và gió, tiếng trẻ con ríu rít như át tiếng sóng biển ngoài khơi...

Mới nhất