Trang chủVăn hóa - Xã hộiY tếNhận biết dấu hiệu nặng ở trẻ mắc tay chân miệng

Nhận biết dấu hiệu nặng ở trẻ mắc tay chân miệng


BỆNH THƯỜNG GẶP Ở TRẺ DƯỚI 5 TUỔI

Theo Bộ Y tế, trong 5 tháng đầu năm nay, khu vực miền Bắc ghi nhận 1.502 trường hợp mắc tay chân miệng (TCM); không có ca tử vong. Riêng tại Hà Nội, trong 5 tháng đầu năm ghi nhận 588 ca, tăng so với cùng kỳ năm 2022. Hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm ghi nhận từ đầu năm 2023 đến nay cả nước có gần 9.000 trường hợp mắc TCM, trong đó 3 bệnh nhân tử vong.

Nhận biết dấu hiệu nặng ở trẻ mắc tay chân miệng  - Ảnh 1.

5 biện pháp phòng bệnh tay chân miệng

Số ca TCM có xu hướng tăng nhanh trong các tuần gần đây, đồng thời đã ghi nhận sự xuất hiện của vi rút Enterovirus (EV71) có khả năng gây bệnh nặng ở một số trường hợp mắc bệnh.

TCM do vi rút đường ruột gây ra, là bệnh truyền nhiễm lây từ người sang người, dễ thành dịch. Hai nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus (EV71). Biểu hiện chính của TCM là tổn thương da, các phỏng nước ở niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối…

TCM lây chủ yếu theo đường tiêu hóa. Nguồn lây chính từ nước bọt, phỏng nước và phân của trẻ nhiễm bệnh. Bệnh TCM gặp rải rác quanh năm ở hầu hết các địa phương. Tại các tỉnh phía nam, các ca mắc TCM có xu hướng tăng cao vào hai thời điểm: từ tháng 3 – 5 và từ tháng 9 – 12 hằng năm.

Bệnh có thể gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, đặc biệt tập trung ở nhóm dưới 3 tuổi. Môi trường sinh hoạt tập thể như: nhà trẻ, mẫu giáo, nơi vui chơi tập trung… là yếu tố nguy cơ lây truyền bệnh.

3 dẤU HIỆU CẦN NHẬP VIỆN

Theo Bệnh viện (BV) Nhi T.Ư (Hà Nội), có 3 dấu hiệu gia đình cần lưu ý để đưa trẻ mắc TCM nhập viện: trẻ sốt cao không đáp ứng điều trị, sốt trên 38,5 độ C liên tục hơn 48 tiếng đồng hồ và thuốc hạ nhiệt paracetamol không có tác dụng; trẻ giật mình nhiều; trẻ quấy khóc dai dẳng.

Khi thấy trẻ bị TCM, cha mẹ cần đưa trẻ đi khám sớm để xác định mức độ bệnh và được điều trị phù hợp nhất.

Để phòng bệnh, cần cho trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng, ăn uống hợp vệ sinh, thường xuyên lau rửa các bề mặt, dụng cụ tiếp xúc hằng ngày…

Theo Bộ Y tế, TCM có thể gây biến chứng thần kinh như: viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não, với biểu hiện: ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược, yếu, liệt chi, co giật, hôn mê. Đó là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn… Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.

Có 4 mức độ nặng khi mắc TCM. Độ 1: Trẻ có biểu hiện loét miệng và/hoặc tổn thương da; chăm sóc, theo dõi tại nhà. Độ 2: gồm 2a (dấu hiệu: giật mình dưới 2 lần/30 phút và không ghi nhận lúc khám; sốt trên 2 ngày hoặc sốt trên 39 độ C, nôn, lừ đừ, khó ngủ, quấy khóc vô cớ) và 2b (dấu hiệu: giật mình, ngủ gà, mạch nhanh; sốt cao từ 39 độ C không đáp ứng với thuốc hạ sốt; run chi, run người, ngồi không vững, đi loạng choạng, lác mắt; yếu chi hoặc liệt chi; liệt thần kinh sọ (nuốt sặc, thay đổi giọng nói…). Bệnh nhân (BN) mắc TCM độ 2 cần điều trị nội trú tại BV huyện hoặc tỉnh.

Độ 3: BN cần điều trị nội trú tại BV tỉnh hoặc BV huyện nếu đủ điều kiện. Các ca bệnh này có các dấu hiệu: mạch nhanh trên 170 lần/phút (khi trẻ nằm yên, không sốt); một số trường hợp có thể mạch chậm (dấu hiệu rất nặng); vã mồ hôi, lạnh toàn thân hoặc khu trú; huyết áp tăng; thở nhanh, thở bất thường (cơn ngưng thở, thở bụng, thở nông, rút lõm ngực, khò khè, thở rít thanh quản); rối loạn tri giác… Độ 4: Trẻ cần được điều trị nội trú tại BV T.Ư, hoặc BV tỉnh, huyện nếu đủ điều kiện. BN có một trong các dấu hiệu: sốc; phù phổi cấp; tím tái, SpO2 dưới 92%; ngưng thở, thở nấc. 



Source link

Cùng chủ đề

Châu Phi đã đạt được tiến bộ đáng kể trong cuộc chiến chống bệnh lao

Báo cáo Bệnh lao toàn cầu năm 2024 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa công bố cho thấy châu Phi đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong điều trị bệnh lao, tuy nhiên vẫn còn những thách thức to lớn. Nhân viên y tế lấy máu để xét nghiệm. (Nguồn: Getty Images) Theo...

Gia tăng nhiễm ký sinh trùng từ thú cưng

Thông tin được bác sĩ Nguyễn Trung Cấp, Phó giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương chia sẻ bên lề Hội nghị Khoa học toàn quốc về bệnh truyền nhiễm và HIV/AIDS, diễn ra ngày 1/11.Theo bác sĩ Cấp, sự thay đổi của môi trường sống, điều kiện kinh tế xã hội cũng tạo điều kiện cho nhiều loại ký sinh trùng có cơ hội bùng phát. Điển hình là bệnh giun đũa chó mèo lây...

Số ca mắc sởi tại TP.HCM đã giảm

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM vừa báo cáo tình hình dịch bệnh truyền nhiễm tuần 43, trong đó số ca mắc sởi và tay chân miệng giảm. Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.HCM (HCDC), tính từ ngày 21 đến 27-10,...

Dấu hiệu nhận biết viêm màng não ở trẻ em

Hỏi:Tôi được biết nhiều trẻ mắc viêm màng não nhưng thường đến bệnh viện...

Đau đầu, nôn, sốt, bé trai 7 tuổi mắc viêm màng não

Tại Bệnh viện Nhi Trung ương, thời gian gần đây, các bác sĩ Trung tâm Bệnh nhiệt đới của bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị cho nhiều trẻ nhập viện mắc viêm màng não, nguyên nhân...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến lưu thông máu, dẫn đến tích tụ máu và chất...

H’Hen Niê hóa nữ chiến binh quyến rũ, thu hút của Hà Thanh Việt

Trong những thiết kế mang đậm chất nghệ thuật với hình ảnh chủ đạo là những đôi cánh...

Bài đọc nhiều

Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ tim

Nữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. Tin mới y tế ngày 6/11: Tưởng mắc dạ dày không ngờ lại bị nhồi máu cơ timNữ bệnh nhân, 67 tuổi, đầy hơi chướng bụng uống thuốc cả tuần không khỏi, nhập viện bất ngờ phát hiện nhồi máu cơ tim. ...

Bộ Y tế làm rõ phản ánh thiếu vắc-xin tiêm chủng trong chương trình mở rộng

Bộ Y tế vừa có báo cáo làm rõ phản ánh về việc thiếu vắc xin Chương trình tiêm chủng mở rộng trong báo cáo kết quả giám sát việc giải quyết, trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV của Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Bộ Y tế làm rõ phản ánh thiếu vắc-xin tiêm chủng trong chương trình mở rộngBộ Y tế vừa có báo cáo làm rõ...

Phát hiện kiểu ngủ tối ưu nhất để người lớn tuổi sống thọ hơn

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí nghiên cứu BMC Public Health đã khám phá tác động của các kiểu ngủ khác nhau đến 'quá trình lão hóa thành công' ở người lớn tuổi. ...

Cùng chuyên mục

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh. Nguyên nhân là do bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến lưu thông máu, dẫn đến tích tụ máu và chất...

Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi

Sở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởi trong bệnh viện. Hà Nội tăng cường các biện pháp phòng, chống lây nhiễm bệnh sởiSở Y tế Hà Nội vừa có Công văn số 5405/SYT-NVY gửi các bệnh viện trong và ngoài công lập trên địa bàn Thành phố về việc...

Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăng

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2022 có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7 triệu ca tử vong. Các loại ung thư phổ biến nhất là ung thư phổi, vú, và đại trực tràng. Tin mới y tế ngày 9/11: Gánh nặng bệnh ung thư tại Việt Nam; ca bệnh sốt xuất huyết ở TP.HCM vẫn tăngTheo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 2022 có 20 triệu ca ung thư mới và 9,7...

Hạn chế hình ảnh diễn viên sử dụng thuốc lá trong tác phẩm sân khấu, điện ảnh

Theo bà Hải, hiện nay, việc các diễn viên, ca sĩ sử dụng việc hút thuốc lá như là một cách thể hiện tính cách nhân vật, hoặc thể hiện tâm trạng trong quá trình biểu diễn, gây ảnh hưởng rất lớn đến hành vi, lối sống của giới trẻ. Bên cạnh đó, các công ty thuốc lá...

Bộ Y tế thông tin về tiến độ dự án cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch Mai

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 có khối lượng hoàn thành trên 90%, Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 hoàn thành khoảng 60%. Hôm nay, nhà thầu Bệnh viện Việt Đức đang khởi động lại, tiếp tục thi công dự án. Bộ Y tế thông tin về tiến độ dự án cơ sở 2 Bệnh viện Việt Đức và Bạch MaiTheo lãnh đạo Bộ Y tế, Bệnh viện Bạch Mai cơ sở...

Mới nhất

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư

Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang ngày càng phát triển, có thể dễ dàng kết nối với cảng biển và sân bay. Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang...

Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt

Chính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế về dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại. Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệtChính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế...

Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tế

Là mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan Consumer bền bỉ tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số, giữ vững vai trò một trong hai trụ cột quan trọng nhất của tập đoàn. Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tếLà mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan...

Tập đoàn Hateco nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Kinhtedothi - Tối 9/11, Tập đoàn Hateco kỉ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn tham dự chương trình. Sau 20 năm...

Mới nhất