Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNhà trường thành 'nhà tù' do cấm dùng điện thoại trong giờ...

Nhà trường thành ‘nhà tù’ do cấm dùng điện thoại trong giờ học?


Nhà trường thành 'nhà tù' do cấm dùng điện thoại trong giờ học? - Ảnh 1.

Ngày càng nhiều quốc gia từ Đông đến Tây ban hành lệnh cấm điện thoại trong trường học

Lý do gây tranh cãi

Hồi tháng 5, Florida thông qua luật yêu cầu các trường công lập trên toàn tiểu bang cấm học sinh dùng điện thoại trong giờ học, đồng thời chặn học sinh truy cập mạng xã hội thông qua wifi của học khu. Đến tháng 9, học khu Quận Cam tại Florida còn quyết liệt hơn khi cấm dùng điện thoại xuyên suốt cả ngày, thậm chí trong giờ giải lao giữa 2 tiết học. Và quyết định này lập tức gây tranh cãi.

Trong các cuộc phỏng vấn mới đây với tờ The New York Times, hàng chục phụ huynh và học sinh tại Quận Cam bày tỏ ủng hộ với quy định cấm dùng điện thoại trong giờ học, song phản đối lệnh cấm kéo dài cả ngày. Phụ huynh lập luận rằng con cái nên có cơ hội liên hệ trực tiếp với họ trong thời gian rảnh, trong khi học sinh lại mô tả quyết định cấm là không công bằng và đi ngược lại thời đại.

“Họ hy vọng chúng tôi chịu trách nhiệm về lựa chọn của mình. Nhưng sau đó, họ lại lấy đi khả năng được lựa chọn và được học tập một cách có trách nhiệm của chúng tôi”, Sophia Ferrara, một học sinh lớp 12 cần dùng điện thoại trong thời gian rảnh để dự các lớp ĐH trực tuyến, bức xúc. Nhiều học sinh khác thì cho rằng việc cấm dùng điện thoại khiến các em không thể tra cứu lịch học hay phải đến văn phòng xin phép dùng điện thoại nếu muốn gọi cho phụ huynh, khiến trường học có vẻ giống như “nhà tù” hơn.

Áp dụng các biện pháp ngày càng nghiêm khắc để kéo giới trẻ rời xa điện thoại là động thái chung của nhiều trường công lập trên khắp xứ sở cờ hoa. Thống kê của Bộ Giáo dục Mỹ năm 2021 cho thấy, khoảng 77% trường cấm các hoạt động dùng điện thoại vì mục đích phi học thuật trong giờ học. Một số quận như South Portland, Maine… cũng cấm dùng điện thoại xuyên suốt cả ngày tương tự Quận Cam.

Nhà trường thành 'nhà tù' do cấm dùng điện thoại trong giờ học? - Ảnh 2.

Tranh cãi giữa cho phép hay cấm dùng điện thoại trong giờ học vẫn còn “nóng” cho đến hiện tại (ảnh minh họa)

Theo các nhà lập pháp và lãnh đạo học khu, việc dùng mạng xã hội tràn lan trong khuôn viên trường đang đe dọa năng lực học tập, sự hạnh phúc và an toàn thể chất của học sinh. Như ở một số trường, học sinh đã lên kế hoạch và quay phim các vụ hành hung bạn học để đăng trên TikTok, Instagram. Trong khi đó, các ứng dụng nhắn tin được cho là nguyên nhân hàng đầu gây xao nhãng và mất tập trung, khi các em liên tục “nói chuyện” với nhau trên không gian ảo trong suốt tiết học.

Nhiều quốc gia chung động thái

Trước đó, vào đầu tháng 10, Bộ Giáo dục Anh đã ban hành hướng dẫn mới, khuyến nghị các trường học trên toàn quốc cấm học sinh dùng điện thoại xuyên suốt cả ngày, kể cả giờ giải lao. Điều này nhằm giảm tình trạng bắt nạt trực tuyến, đồng thời tăng cường sự tập trung trong giờ học. Nếu các trường không thực hiện theo hướng dẫn này, chính phủ Anh sẽ xem xét ban hành thành luật trong tương lai, thông cáo nêu.

Một năm trước, Bộ Giáo dục Ý cũng ban hành lệnh cấm dùng điện thoại trong trường học ở quy mô toàn quốc và giáo viên được hướng dẫn để thu điện thoại của học sinh vào đầu giờ học. Mặt khác, việc dùng điện thoại trong lớp học bị mô tả là “một yếu tố gây mất tập trung” và “thiếu tôn trọng giáo viên”. “Chúng ta phải bảo vệ được lợi ích của học sinh là được đến lớp để học”, thông cáo viết.

Từ năm 2021, Trung Quốc bắt đầu cấm học sinh tiểu học, trung học mang điện thoại đến trường. Nguyên nhân được Bộ Giáo dục Trung Quốc đưa ra là để “bảo vệ thị lực của học sinh, giúp các em tập trung học tập, ngăn việc nghiện internet và game”, đồng thời có thêm mục tiêu là “tăng cường phát triển thể chất và tâm lý của học sinh”, theo tờ South China Morning Post.

Nhà trường thành 'nhà tù' do cấm dùng điện thoại trong giờ học? - Ảnh 3.

Thông báo cho phép dùng điện thoại để mua đồ ăn dán được tại căn tin Wellington College (New Zealand). Thời gian còn lại trong trường, học sinh hầu như không được phép dùng điện thoại

Vào năm 2018, Pháp thông qua luật cấm trẻ em tiểu học, trung học dùng điện thoại, máy tính bảng và đồng hồ thông minh trong khuôn viên trường học. Lệnh cấm cũng áp dụng với các trường nội trú và trong những chuyến dã ngoại của trường. Cùng năm đó, Bộ Giáo dục Hy Lạp cũng cấm dùng điện thoại ở tất cả các trường mẫu giáo, tiểu học, trung học và giáo viên chỉ được dùng điện thoại vì mục đích giảng dạy.

Tại New Zealand, một số trường mới đây cũng cấm dùng điện thoại trong giờ học, đơn cử như Wellington College. Trao đổi với Báo Thanh Niên, ông Patrick Smith, Phó hiệu trưởng nhà trường, cho biết lệnh cấm nhằm giúp học sinh cảm thấy an toàn khi ở trường, có cơ hội tương tác trực tiếp với bạn cùng lớp, đồng thời cho phép giáo viên dạy học mà không bị phân tâm. “Song, trong những tiết học như công nghệ, thầy cô có thể cho phép các em dùng điện thoại để theo dõi bài hiệu quả”, ông Smith nói.

Về tính hiệu quả của lệnh cấm, các nghiên cứu ở quy mô quốc gia đưa ra nhiều kết luận khác nhau. Chẳng hạn, một cuộc khảo sát liên bang với các hiệu trưởng Mỹ năm 2016 cho thấy những trường cấm dùng điện thoại có tỷ lệ bắt nạt trên mạng cao hơn các trường cho phép sử dụng, song không nêu rõ nguyên nhân cụ thể.

Một nghiên cứu về các trường học ở Tây Ban Nha được công bố vào năm ngoái thì cho thấy tình trạng bắt nạt qua mạng đã giảm đáng kể ở hai khu vực ban hành lệnh cấm điện thoại trong trường học. Tại một trong những khu vực khảo sát, điểm kiểm tra môn toán và khoa học của học sinh cũng tăng lên đáng kể.

Trong khi đó, một nghiên cứu gần đây ở Na Uy thông tin những học sinh nữ bị cấm dùng điện thoại ở trường trung học có điểm trung bình cao hơn. Nghiên cứu cũng cho thấy lệnh cấm “không có tác dụng” với điểm trung bình của nam sinh, có lẽ vì nữ sinh dành nhiều thời gian hơn cho điện thoại.

Lời khuyên từ UNESCO

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc (UNESCO) hồi tháng 7 công bố báo cáo Giám sát giáo dục toàn cầu năm 2023, trong đó khẳng định việc dùng điện thoại quá mức sẽ làm giảm hiệu suất học tập và tác động tiêu cực đến sự ổn định cảm xúc của trẻ. Vì lẽ đó, cơ quan này kêu gọi các quốc gia cấm dùng điện thoại trong trường học đồng thời duy trì mục tiêu giáo dục “lấy con người làm trung tâm”.

Cũng theo UNESCO, học sinh cần tìm hiểu những rủi ro và cơ hội đi kèm với công nghệ, phát triển kỹ năng tư duy phản biện, hiểu cách sống chung với công nghệ và cách thích ứng khi không có công nghệ. “Việc bảo vệ học sinh khỏi những công nghệ mới và sáng tạo có thể khiến các em gặp bất lợi”, báo cáo lưu ý thêm.



Source link

Cùng chủ đề

Chia sẻ thực tiễn, kinh nghiệm ở Việt Nam và Israel

Sáng 20/7, Đại sứ quán Israel tại Việt Nam và Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đã phối hợp tổ chức Hội thảo "Việt Nam và Israel phòng chống bắt nạt trên môi trường mạng'.

Cần tạo “vaccine số” cho trẻ em trên mạng xã hội

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, bà Nguyễn Thị Nga, Phó Cục trưởng Cục Trẻ em – Bộ Lao động, Thương Binh và Xã hội cho rằng, tạo “vaccine số” cho trẻ em là cần thiết, để trẻ có thể tự bảo vệ mình trước những nội dung độc hại trên mạng xã hội.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

‘Giáo viên cũng chịu sức ép phải cho học sinh học thêm’

Nếu không đi học thêm, học sinh, phụ huynh lo sợ bị điểm thấp, không vào được trường mơ ước, không có cơ hội trong tương lai. Thầy cô giáo cũng chịu áp lực không nhỏ từ việc đánh giá, xếp loại giáo viên dựa trên kết quả các kỳ thi. Lời tòa soạn: Học thêm đang trở thành một áp lực vô hình và khó tránh với nhiều gia đình. VietNamNet mở diễn đàn Sức ép học thêm với mong...

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Vì sao nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ?

Hàng loạt trường đại học công bố sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT từ năm 2025. Bên cạnh đó nhiều trường cắt giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức này hoặc chỉ là điều kiện sơ tuyển. Đến thời...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Mới nhất

Việt Nam đón làn sóng đầu tư mới

Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ sự chuyển hướng thương mại toàn cầu và những thay đổi trong chuỗi cung ứng. Đón làn sóng đầu tư mới sẽ hỗ trợ Việt Nam tiến cao hơn trong thang giá trị gia tăng. Việt Nam đang ở vị thế thuận lợi để hưởng lợi từ...

Lời giải cho bài toán điện gió ngoài khơi

Để có dự án điện gió ngoài khơi đầu tiên Tại Diễn đàn và Triển lãm Kinh tế Xanh 2024 vừa qua, ông Bruno Jaspaert, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), nhấn mạnh: “Các doanh nghiệp châu Âu gặp khó khăn trong việc triển khai các dự án điện gió ngoài khơi đầu...

Phát triển kinh tế 2025 và bài toán giải quyết tình trạng Kho bạc Nhà nước thừa tiền

Diễn đàn đầu tư Việt Nam 2025 vừa được diễn ra, nhiều nội dung liên quan đến bối cảnh kinh tế vĩ mô, xu hướng chuyển dịch dòng vốn được quan tâm phân tích, mổ xẻ. ...

Thành viên Tập đoàn Bamboo Capital đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng

BCG Energy đề nghị UBND tỉnh Lâm Đồng xem xét, cho phép khảo sát, nghiên cứu lập dự án đầu tư, tìm cơ hội phát triển dự án thủy điện tích năng Đơn Dương và đề xuất dự án đốt rác phát điện. BCG Energy đề xuất khảo sát, đầu tư thủy điện tích năng tại Lâm ĐồngBCG Energy đề...

Móng chân mọc ngược nên xử trí thế nào?

Móng chân mọc ngược không chỉ gây đau đớn mà còn ảnh hưởng nhiều đến hoạt động thường ngày. Đặc biệt, khi không được xử lý đúng cách, người bệnh còn có nguy cơ...

Mới nhất