Trang chủKinh tếCông nghiệp - Xây dựngNhà ở xã hội đang đối mặt với tình trạng nghịch lý...

Nhà ở xã hội đang đối mặt với tình trạng nghịch lý vừa thiếu vừa “ề”.


Khó khăn chồng chất khó khăn

Dữ liệu nghiên cứu của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho thấy, kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. Số lượng dự án nhà ở mới được phê duyệt ngày càng bị hạn chế. Trong khi đó, ước tính khoảng 1.200 dự án với giá trị khoảng 30 tỷ USD lại đang gặp vướng mắc trong quá trình triển khai. Kể từ cuối năm 2022 đến nay, mới chỉ có khoảng 500 dự án đang được tháo gỡ.

Kinh tế - Nhà ở xã hội vừa thiếu vừa “ế”: Đâu là giải pháp?

Kể từ năm 2018 đến nay, nguồn cung nhà ở có xu hướng sụt giảm nghiêm trọng. (Ảnh:baochinhphu)

Nguồn cung nhà ở hạn chế, thiếu trầm trọng nhà ở phù hợp túi tiền, chi phí ở các khâu làm dự án đều cao,… khiến giá địa ốc, đặc biệt là căn hộ chung cư ở các thành phố lớn liên tục tăng và chưa có dấu hiệu ngừng lại. Nhà ở xã hội gần như là cơ hội duy nhất cho giấc mơ an cư của đại đa số người dân.

Thời gian qua, Nhà nước đã có nhiều nỗ lực trong việc ban hành chính sách nhằm thu hút doanh nghiệp tham gia phát triển nhà ở xã hội, cải thiện nguồn cung phân khúc nhà ở xã hội. Tuy nhiên, những chính sách này vẫn còn nhiều bất cập, thiếu đồng bộ, tạo ra nhiều điểm nghẽn khiến các chủ đầu tư gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở xã hội.

Tại sự kiện công bố báo cáo quý 3/2023 của VARS, ông Nguyễn Hoàng Nam, Thành viên Tổ công tác Nghiên cứu thị trường VARS, Tổng Giám đốc G-Home cho biết, cơ chế pháp luật liên quan đến nhà ở xã hội rất phức tạp. Việc xin cấp phép xây dựng dự án còn dề dà, thậm chí mất thời gian hơn dự án nhà ở thương mại. Để “ra” được giấy phép xây dựng, chủ đầu tư phát triển nhà ở xã hội phải mất ít nhất 2 năm hoàn thành thủ tục.

Theo đó, mặc dù nội dung quy định hiện hành ưu đãi cho dự án nhà ở hội được miễn tiền sử dụng đất nhưng trước đó, dự án nhà ở xã hội vẫn phải “kinh” qua định giá đất – hiện vẫn đang còn nhiều vướng mắc, tranh cãi liên quan đến phương pháp định giá. Đồng thời, chủ đầu tư không được giảm trừ mà vẫn phải nộp tiền M3 (giá trị nộp ngân sách nhà nước bằng tiền do nhà đầu tư đề xuất trong hồ sơ dự thầu ngoài các nghĩa vụ của nhà đầu tư đối với ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật hiện hành). Hơn thế nữa, chủ đầu tư vẫn phải tự ứng trước tiền để giải phóng mặt bằng. Khoản tiền này sau đó sẽ được đối trừ vào dự án khác hoặc được bù vào giá đất.

Chưa kể, sau 2 năm làm thủ tục đầu tư, dự án nhà ở xã hội mất khoảng 2 năm tiếp theo để xây dựng và bàn giao nhà cho khách hàng. Sau đó, chủ đầu tư vẫn phải dành tỷ lệ tối thiểu 20% diện tích nhà ở xã hội để cho thuê trong các dự án nhà ở xã hội và chỉ được bán sau 5 năm đưa vào sử dụng.

Quá trình này kéo dài lên đến 9 năm, sau đó, dự án mới được kiểm toán. Và chỉ khi được kiểm toán xong, doanh nghiệp mới được nhận về khoản lợi nhuận cố định 10%. Trong khi đó, xuyên suốt cả quá trình thực hiện dự án, bản thân doanh nghiệp cũng không chắc chắn, khoản chi phí nào sẽ được ghi nhận là hợp lý, hợp lệ, khoản phí nào sẽ không được quyết toán, bị gạt đi. Chính vì vậy, doanh nghiệp làm nhà ở xã hội luôn trong trạng thái “hên, xui” như trong một “canh bạc”.

Khó khăn chưa chỉ dừng lại ở đó, việc tiếp cận nguồn vốn cũng là một trở ngại lớn đối với các Chủ đầu tư. Theo nghiên cứu, hầu hết các dự án BĐS được đầu tư xây dựng tại Việt Nam, thì vốn chủ sở hữu chiếm khoảng 20%, 30% huy động từ khách hàng và có đến 50% phải trông chờ vào các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đã có trường hợp chủ đầu tư gặp khó khăn khi tiếp cận với các khoản vay do không có tài sản thế chấp, chỉ bởi “khu đất để phát triển dự án nhà ở xã hội bị định giá 0 đồng” vì ưu đãi được miễn tiền sử dụng đất. Lúc này, ưu đãi chưa thấy đâu, chỉ thấy vô hình chung làm khó doanh nghiệp.

Tồn tại quá nhiều khó khăn, vướng mắc và bất cập, khiến cho đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội dường như rất khó có thể đạt được mục tiêu đề ra.

Người cần mua không mua được

Khó khăn trong quá trình triển khai khiến nguồn cung ra thị trường ngày càng khan hiếm nhưng thị trường vẫn xảy ra hiện tượng nhà ở xã hội vừa thiếu vừa “ế”. Dù nhu cầu về nhà ở xã hội rất lớn đang ngày càng gia tăng cùng với tốc độ đô thị hóa và khoảng cách ngày càng xa giữa tỷ lệ gia tăng giá địa ốc và thu nhập.

Kinh tế - Nhà ở xã hội vừa thiếu vừa “ế”: Đâu là giải pháp? (Hình 2).

. Nhà ở xã hội là cơ hội có được chốn an cư của đại đa số người dân, nhưng hiện tại đang vướng nhiều khó khăn. (Ảnh:baochinhphu)

Với tỷ lệ độ thị hóa năm 2022 đạt 41,5%, và sẽ tăng lên khoảng 50% vào năm 2030. Mỗi năm, Việt Nam phải tăng thêm khoảng 70 triệu m2 nhà ở đô thị. Theo Bộ Xây dựng, nhu cầu về nhà ở xã hội dành cho người thu nhập thấp, công nhân KCN của các địa phương giai đoạn 2021 – 2030 vào khoảng 2.400.000 căn.

Như vậy, ngay cả khi đề án xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội được thực thi tối đa, nguồn cung cũng không đủ đáp ứng nhu cầu. Trong khi đó, con số hiện tại cho thấy vẫn rất xa so với mục tiêu của đề án, dù các cấp từ trung ương đến địa phương đều đang rất nỗ lực thực hiện.

Theo thông tin nghiên cứu của VARS tại các khu vực có dự án nhà ở xã hội được mở bán, nhiều dự án ghi nhận lượng quan tâm, gửi hồ sơ gần hết bảng hàng ngay khi tung ra thị trường trong khi một số địa phương có khu chế xuất, khu công nghiệp với hàng trăm nghìn lao động nhập cư ghi nhận tình trạng “ế ẩm” dù chào bán nhiều lần.

Hồi tháng 8 vừa qua, trong báo cáo gửi Bộ Xây dựng, UBND tỉnh Bắc Ninh cho biết, dù tỉnh Bắc Ninh triển khai đầu tư xây dựng hàng chục ngàn căn nhà ở công nhân, nhưng dường như công nhân làm việc trên địa bàn tỉnh lại không mặn mà với việc mua nhà ở công nhân.

Theo đó, trong số 7 dự án nhà ở công nhân đã hoàn thành, hoàn thành một phần tại Bắc Ninh, cung cấp ra thị trường khoảng 4.000 căn hộ hoàn thiện, nhưng số công nhân làm việc trong các khu công nghiệp đăng ký mua nhà rất ít.

Báo cáo nêu rõ, thời gian qua, các chủ dự án đã rao bán 1.681 căn nhà ở công nhân nhưng số lượng bán được rất ít, hiện 7 dự án vẫn còn tồn 1.324 căn nhà.

Lý giải nguyên nhân, theo ông Nguyễn Hoàng Nam, nguyên nhân chính là do người cần mua thì không mua được trong khi chính sách lại hướng về người không cần mua.

“Luật liên quan nhà ở xã hội rất xiết đối tượng mua, nhiều tỉnh chỉ bán cho công nhân. Nhiều tỉnh lại chỉ bán cho công nhân trong một khu công nghiệp. Thậm chí, có tỉnh chỉ bán cho đối tượng công nhân trong KCN nhưng chỉ thuộc một huyện. Trong khi đó, tính gắn kết của công nhân với địa phương chưa chắc đã cao”, ông Nam chia sẻ.

Do đó, để đảm bảo an sinh, xã hội, để không còn hiện tượng nhà ở xã hội vừa thiếu vừa “ế”, cần tiếp tục nghiên cứu, ban hành các cơ chế, chính sách theo hướng khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư phát triển nhà ở xã hội. Đồng thời, mở rộng đối tượng được thụ hưởng các chính sách về nhà ở, đặc biệt là nhà ở xã hội. Đối tượng được hưởng chính sách hỗ trợ nhà ở xã hội (được thuê, thuê mua, mua) cần được điều chỉnh với tiêu chí đơn giản, dễ nhận biết, giảm tối đa các yêu cầu về giấy tờ, thủ tục hành chính như tình trạng chỗ ở, mức thu nhập…

Bên cạnh đó, cần thay đổi tư duy phát triển nhà ở xã hội. Dự án nhà ở xã hội cần được nâng cao chất lượng, đảm bảo đủ điều kiện cho người dân sinh sống lâu dài. Để nâng cao chất lượng nhưng vẫn đảm bảo giá thành hợp lý, chủ đầu tư thu được lợi nhuận, nên phát triển dự án nhà ở xã hội với quy mô phù hợp.

Quy định đối tượng được thụ hưởng chính sách về nhà ở xã hội cũng cần thay đổi phù hợp hơn, nhà ở xã hội không phải là bán cho người giàu nhưng cần hướng đến cả những đối tượng có thu nhập thuộc diện phải đóng thuế, có tích lũy, nhưng không tiếp cận được với nhà ở thương mại hiện có giá bán ở ngưỡng cao. Bởi, nếu người dân có thu nhập quá thấp, hộ nghèo, cận nghèo, dưới mức phải đóng thuế thu nhập cá nhân, có nghĩa, những người này không đủ tiền để trang trải cuộc sống, không có tích luỹ. Do đó, họ cũng không thể mua nhà ở xã hội.

N.Giang





Nguồn

Cùng chủ đề

Loạt đề xuất để không “lỡ hẹn” dự án 1 triệu nhà ở xã hội

DNVN - Để công nhân khu công nghiệp không còn phải ở trong những căn nhà trọ không bảo đảm và chương trình 1 triệu nhà ở xã hội không "lỡ hẹn" thì các vướng mắc, bất cập cần được sớm tháo gỡ. ...

Đề xuất người mua nhà giá từ 3,5 tỷ trở xuống được vay gói 125.000 tỷ đồng

HoREA vừa có văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Xây dựng đề xuất một số giải pháp liên quan đến nhà ở xã hội (NOXH). Đáng chú ý, liên quan đến gói tín dụng 120.000 tỷ đồng cho NOXH, nay đã được nâng lên thành 125.000 tỷ đồng (do có một ngân hàng thương mại cổ phần khác tham gia 5.000 tỷ đồng), HoREA đề xuất Ngân hàng Nhà nước xem xét mở rộng thêm 2...

Quảng Nam kiến nghị gỡ khó cho loại hình nhà ở nhà hội

Việc kêu gọi đầu tư phát triển nhà ở xã hội trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn còn gặp nhiều khó khăn. Vì sao? UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, việc đầu tư nhà ở xã hội hiện nay trên địa bàn tỉnh thực hiện chủ yếu từ vốn của doanh nghiệp. Do vốn đầu tư các doanh nghiệp bỏ ra lớn, thời gian thu hồi vốn...

Đề xuất cho chủ nhà trọ hưởng vay vốn ưu đãi có khả thi?

Nhu cầu ở trọ là rất cao Trong cuộc họp trực tuyến với của Chính phủ với các địa phương về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy triển khai các dự án nhà ở xã hội ngày vừa qua, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản thành phố Hồ Chí Minh (HoREA) đã đưa ra nhiều đề xuất về chương trình phát triển nhà ở xã hội cũng như các thông tin kiến nghị...

Ban IV đề xuất loạt giải pháp thực hiện đề án 1 triệu căn NOXH

Theo báo cáo tóm tắt được trích dẫn từ Báo cáo Đề xuất giải pháp triển khai hiệu quả Đề án 338 - Đầu tư xây dựng 1 triệu căn nhà ở xã hội do Ban Nghiên cứu phát triển Kinh tế tư nhân (Ban IV) nhận định, việc triển khai đề án 338 có thể diễn biến theo 2 hướng. Trường hợp thứ nhất, nếu các hạn chế, bất cập đã chỉ ra trong Đề án không...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hội Luật gia Việt Nam tưởng niệm các nạn nhân vụ khủng bố ở Nga

Sáng ngày 25/3, bà Lê Thị Kim Thanh - Phó Chủ tịch Hội Luật gia Việt Nam cùng một số lãnh đạo, cán bộ, hội viên Hội luật gia Việt Nam có mặt tại Đại sứ quán Liên Bang Nga (quận Đống Đa, Hà Nội) để tưởng niệm các nạn nhân trong vụ khủng bố tại Crocus City Hall (Moskva, Liên bang Nga).  Xúc động ghi vào sổ tang, bà Lê Thị Kim Thanh viết: "Hội luật gia...

Sau vụ tấn công khủng bố ở Nga, châu Âu được khuyên cảnh giác cao độ

Trong bối cảnh dư âm gây sốc của vụ tấn công khủng bố đẫm máu ở gần thủ đô Moscow của Nga cuối tuần qua, các nước châu Âu cần duy trì sự cảnh giác, Bộ trưởng Tài chính Vương quốc Anh Jeremy Hunt cho biết khi nói với truyền thông địa phương hôm 24/3. Cùng ngày 24/3, tức 2 ngày sau cuộc tấn công ở khu phức hợp Crocus City Hall nằm ở ngoại ô thủ đô,...

VNDIRECT thông tin việc website bị tấn công

Công ty Cổ phần chứng khoán VNDIRECT (VND) thông tin chính thức về sự cố hệ thống giao dịch trực tuyến của VND ngày 25/3/2024. Cụ thể, 10h sáng Chủ nhật ngày 24/3/2024, toàn bộ hệ thống của VNDIRECT bị tấn công bởi một tổ chức quốc tế dẫn đến toàn bộ nền tảng giao dịch của VNDIRECT bị tạm thời không truy cập được. Đội ngũ công nghệ của VNDIRECT đã nỗ lực hết sức để khôi...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Kịch bản nào cho thị trường bất động sản trong thời gian tới?

Giá chung cư tăng mạnh trong 2 tháng đầu năm Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Theo dữ liệu mới nhất từ Batdongsan.com.vn cho thấy, giá rao bán trung bình của chung cư ở Hà Nội trong 2 tháng đầu năm nay tăng đến 17% so với cùng kỳ 2023. Trên thực...

Trang trại chăn nuôi bị “biến tướng” thành khu sinh thái

Video: Cận cảnh trang trại chăn nuôi “biến tướng” thành khu sinh thái, nhà hàng Khu đất rộng 12.268 m2 tại thôn Nhuế (xã Kim Chung, huyện Đông Anh, Tp.Hà Nội) đã được UBND huyện Đông Anh phê duyệt dự án đầu tư xậy dựng trang trại chăn nuôi, thủy sản vào năm 2008 và đồng ý về chủ trương bổ sung (vào tháng 01/2020) thêm mục đích trồng hoa lan và được phép xây dựng thêm 4...

Vì sao nhà đầu tư quay trở lại với đất nền?

Lượng giao dịch đất nền tăng mạnh Theo Lao Động, trong bối cảnh thị trường bất động sản "ấm" dần, các nhà môi giới, sàn giao dịch và chủ đầu tư đã khởi động sớm nhiều chiến dịch kinh doanh để không bỏ lỡ cơ hội tiếp cận lượng lớn khách hàng tiềm năng. Chia sẻ về vấn đề này, bà Nguyễn Thị Hoa Dung - Giám đốc Kinh doanh Công ty Cổ phần Tập đoàn VNG (chuyên kinh...

Thị trường căn hộ Tp.HCM rục rịch tăng giá theo Hà Nội

Nhu cầu tìm hiểu căn hộ tăng Từ đầu năm 2024, thị trường bất động sản tại thành phố Hồ Chí Minh ghi nhận nhiều thông tin tích cực khi hàng loạt các doanh nghiệp chạy chương trình quảng cáo, ra mắt dự án, công bố bán hàng ở sản phẩm mới. Đặc biệt, nhiều sàn môi giới hiện nay đang ghi nhận lượng khách đến tham quan, tìm hiểu dự án ngày càng đông. Dữ liệu nghiên cứu...

Tuyến đường trị giá 740 tỷ đồng sau hơn 1 năm thi công

https://nguoiduatin.vn Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật Cơ quan chủ quản: Hội Luật gia Việt Nam Giấy phép số 80/GP-BTTTT của Bộ TT&TT cấp ngày 27/2/2020 Tổng biên tập: Nguyễn Tiến Thanh Bản quyền thuộc Tạp chí điện tử Người đưa tin Pháp luật - Tạp chí Đời sống và Pháp luật. Chỉ được phép dẫn nguồn khi có thoả thuận bằng văn bản. Báo giá quảng cáo Miền Bắc: 098 9033388Miền Trung : 0912...

Mới nhất

Bình Định:Tập đoàn PNE có 7 kiến nghị để triển khai dự án điện gió ngoài khơi

Bình Định:Tập đoàn PNE có 7 kiến nghị để triển khai dự án điện gió ngoài khơi Tỉnh Bình Định vẫn đang tiếp tục hỗ trợ, tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình thực hiện Dự án Điện gió ngoài khơi Hòn Trâu của Tập đoàn PNE. ...

F88 nằm trong top nơi làm việc xuất sắc năm 2024

Trong thông báo mới nhất của Great Place To Work, Công ty Cổ phần Kinh doanh F88 - chủ sở hữu chuỗi cửa hàng tài chính tiện ích F88 - được ghi nhận là một trong những Nơi làm việc xuất sắc năm 2024. Công...

Bị tai nạn giao thông trầy da, 2 tuần sau phát uốn ván nặng

Chiều 25-3, bác sĩ Đặng Minh Hiền - giám đốc Bệnh viện Đa khoa Sóc Trăng - cho biết bệnh viện vừa điều trị thành công, cứu sống bệnh nhân Mạch Văn M. (52 tuổi, ngụ phường Khánh Hòa, thị xã...

Ngắm công nghệ rửa tàu tự động của metro Nhổn

20/03/2024 | 15:54 TPO - Sau 1 tuần vận hành thử nghiệm để chuẩn bị đưa vào hoạt động từ tháng 7 tới, tàu metro Nhổn -...
10:43:46

Flycam vẻ đẹp bất tận của rừng dừa Cẩm Thanh, Hội An

Được ví như lồng ấp tôm cá nằm trong vùng đệm Khu dự trữ sinh quyển thế giới Cù Lao Chàm, rừng dừa Cẩm Thanh không chỉ có giá trị về sinh thái mà còn là không gian sinh kế rộng lớn cho người dân Hội An. Một lạch sông nước được dùng làm lối di chuyển cho thuyền thúng...

Mới nhất