Trang chủNewsNhân quyềnNhà nông vùng cao "thay tư duy, đổi cuộc đời"...

Nhà nông vùng cao “thay tư duy, đổi cuộc đời”…


Nỗ lực nhiều…

Công bằng mà nói: ngành nông nghiệp tỉnh Lai Châu trong những năm qua đã được một số thành tựu nhất định so với nhiều năm trở lại đây. Đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) đã bắt đầu thay đổi thói quen canh tác, tư duy mùa vụ “ơn trời mưa nắng phải thì”, thay vào đó là tạo ra những sản phẩm có giá trị cao, như: Sâm ngọc linh, cây chè cổ thụ, hoa địa lan và rau củ quả… Đồng bào các DTTS ở Lai Châu không đơn thuần trồng ngô, lúa. Đã biết thay đổi cơ cấu cây trồng theo thị hiếu của thị trường, nhu cầu người tiêu dùng.

Lai Châu từ năm 2020 đến nay có khoảng 124 sản phẩm của 57 chủ thể được công nhận sản phẩm OCOP, đạt 3 sao trở lên 113 sản phẩm, 4 sao 11 sản phẩm và 5 sao có 2 sản phẩm. Đó chưa phải là tất cả những gì của ngành nông nghiệp Lai Châu đã và đang có, song phần nào phản ánh những nỗ lực của địa phương, của ngành và đồng bào các DTTS ở Lai Châu.

Song, có một thực tế hiện nay, Lai Châu và một số tỉnh trong Khu vực Tây Bắc đang tồn tại một thực trạng, sản phẩm OCOP chỉ đủ để chào và giới thiệu sản phẩm tại một số gian hàng nhỏ lẻ, hội chợ thương mại nông sản trong nước và trong tỉnh.

chuoi_lchau.jpg
Cây chuối cây xóa đói giảm nghèo của bà con vùng biên huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Vùng nguyên liệu chưa đủ để các thương lái hàng nông sản có thể tham gia mua với số lượng lớn. Ở Lai Châu các sản phẩm nông nghiệp dường như thứ gì cũng có, nhưng không tập trung, nên sản phẩm nông nghiệp của Lai Châu chưa thể trở thành hàng hóa theo đúng nghĩa để tham gia thị trường lớn…

Trong những khó khăn của ngành sản xuất nông nghiệp có yếu tố khách quan do địa hình dốc, đất canh tác không tập trung, khó đưa cơ giới vào trong sản xuất, nên đồng bào mất nhiều công lao động. Mặt khác, khí hậu phân biệt rõ 2 mùa: mùa mưa và mùa khô, nên làm ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi. Hệ thống kênh mương thủy lợi vì thế cũng bị bão lũ thường xuyên làm hư hại, đất trồng bị rửa trôi màu mỡ…

Ngoài ra còn có yếu tố xã hội, đơn cử một lao động tham gia sản xuất nông nghiệp có sự may rủi, chịu sự tác động từ nhiều phía thời tiết, khí hậu, thị trường… Nhẩm tính, mỗi một hộ gia đình người dân vùng cao bỏ ra 2 lao động chính để sản xuất lúa nương, sau 1 năm trừ chi phí, công chăm sóc thì lợi nhuận không xứng với công sức bỏ ra. Trung bình, 1ha lúa nương chỉ được khoảng hơn 1 tấn lúa tươi/ vụ đầu, nếu mất mùa thì chỉ được 7 – 8 bao. Trong khi 1 tấn lúa tươi chỉ bán được khoảng 7 – 8 triệu đồng. Nếu 1 công lao động chính tham gia làm công nhân cho các nhà máy trừ chi tiêu ăn uống, tiết kiệm mỗi năm vẫn để ra được vài chục triệu đồng. Đó là những nguyên nhân dẫn đến ngành nông nghiệp nói chung, ở Lai Châu nói riêng gặp khó khăn trong quá trình triển khai các đề án tái cơ cấu lại ngành sản xuất nông nghiệp.

… và hướng đến giảm nghèo bền vững

Trước những thực trạng đó của ngành nông nghiệp Lai Châu đã xây dựng Đề án phát triển nông nghiệp hàng hóa tập trung; đề án phát triển rừng và một số cây dược liệu; đề án phát triển sản xuất nông nghiệp dành riêng cho những xã biên giới đặc biệt khó khăn; đề án xây dựng nông thôn mới gắn với du lịch nông thôn… cho cả giai đoạn từ 2021 – 2025 và định hướng tầm nhìn đến năm 2030 cùng với đó là một số chính sách đi kèm như: chính sách hỗ trợ về phát triển nông nghiệp hàng hóa; chính sách hỗ trợ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cho cả giai đoạn.

Nhìn lại ngành nông nghiệp Lai Châu trong thời gian qua, sản lượng lúa đông xuân tăng so với kế hoạch 280 tấn, góp phần đảm bảo an ninh lương thực. Đưa tổng đàn gia súc chính ước đạt 323.130 con, tăng 13.665 con so với kế hoạch cùng kỳ năm trước, thể tích nuôi cá nước lạnh đạt 21.588m3. Diện tích cây chè 9.357ha, sản lượng chè búp tươi 48.000 tấn; cây ăn quả 8.170ha, sản lượng ước đạt 60.000 tấn…

Cùng với đó, Lai Châu đã triển khai đồng bộ các giải pháp bảo vệ và phát triển rừng, quản lí lâm sản quý hiếm, nên các vụ cháy rừng giảm rõ rệt. Công tác bảo vệ, phát triển rừng, trồng rừng được từng bước được nâng lên và cải thiện đáng kể. 

Chương trình xây dựng nông thôn mới từng bước được nâng lên đã có 39/94 xã đạt chuẩn từ 15 – 18 tiêu chí trở lên, 35 xã đạt từ 10 – 14 tiêu chí. Kinh tế trang trại có khoảng 135 HTX đang hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp trên địa bàn toàn tỉnh Lai Châu, thu hút 1.207 thành viên, giải quyết việc làm cho 1.451 lao động; có 20 HTX tham gia liên kế, tổng thu nhập bình quân lao động ước đạt 6 triệu đồng/người/tháng. Tổng doanh thu bình quân 6 tháng đầu năm 2023 ước đạt 450 triệu đồng/HTX. 

Đó là những con số biết nói, phản ánh những nỗ lực cố gắng của ngành nông nghiệp Lai Châu. Tuy chưa phải là tất cả, song đã đem lại phần nào đời sống ấm no, thu nhập ổn định cho người dân.

anh-5.jpg
Phát triển  vùng sâm trên địa bàn tỉnh Lai Châu sẽ tạo việc làm, thu nhập ổn định giúp người dân vươn lên làm giàu

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Hoàng Văn Bình, Chủ nhiệm HTX cá tầm Dương Yến cho biết: Việc thành hay bại đều phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, song cơ bản nhất vẫn là chất lượng tuyên truyền xuống cho người dân, sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, các chính sách đi kèm và năng lực của cán bộ cùng với khát vọng làm giàu của người dân. 

Nếu lòng dân đã thuận, có ý trí vươn lên, có khát vọng làm giàu, không ngại khó, ngại khổ, không trông chờ ỷ nại… thì mọi khó khăn trước mắt chỉ là một vật cản rất nhỏ trên đường đi đến đích. Chẳng có con đường hạnh phúc no ấm nào lại không lao tâm khổ tứ, không đổ mồ hôi. Quan trọng là người dân có thực sự muốn thoát nghèo. 

Gắn bó với vùng cao nhiều năm, tôi nhận thấy, nếp nghĩ cách làm của đồng bào các DTTS vài năm trở lại đây đã thay đổi. Họ đã bắt đầu biết áp dụng khoa học – kỹ thuật vào trong chăn nuôi, trồng trọt, biến sản phẩm nông nghiệp trở thành hàng hóa. Điển hình như huyện Phong Thổ, tính riêng năm 2021, 2022 huyện đã bán cho các thương lái mua chuối xuất khẩu sang Trung Quốc hàng vài trăm tấn. Trong những năm qua, cây chuối là cây xóa đói giảm nghèo của huyện Phong Thổ, Lai Châu. 

chi-tan-thi-van-ban-son-thau-1-xa-ma-li-pho-huyen-phong-tho-tinh-lai-chau-thu-mua-chuoi-xk-sang-tq.jpg
Chị Tẩn Thị Vân, bản Sòn Thẩu 1, xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu thu mua chuối của người dân xuất khẩu sang Trung Quốc. Ảnh M.H

Chính quyền cấp huyện, thị các địa phương đều ý thức được tầm quan trọng, vai trò của ngành kinh tế nông nghiệp, phát triển nông nghiệp. Đặc biệt, việc thay đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với điều kiện canh tác, khí hậu thổ nhưỡng ở Lai Châu.  Chính vì vậy, đã có nhiều mô hình được hình thành nhân rộng từ địa phương, như: Mô hình nuôi cá hồi, cá tầm, mô hình trồng địa lan của huyện Phong Thổ; Mô hình trồng sâm ngọc linh, cây đương quy dưới tán rừng… bước đầu đã mang lại hiệu quả, thu nhập cho người dân.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Nguyễn Cảnh Đức, Phó phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phong Thổ, chia sẻ: Những năm trở lại đây, đồng bào các DTTS bắt đầu chuyển hướng nuôi, trồng những giống cây, giống con mang lại hiệu quả kinh tế cao thay cho việc trồng ngô, trồng lúa. Đó là những tín hiệu tốt trong việc nhận thức của người dân hướng đến sản xuất nông sản theo hàng hóa. Điển hình như huyện Phong Thổ, diện tích trồng chuối của người dân đã tăng lên gần 4.000 ha, mặc dù đang trong giai đoạn bước vào thoái hóa cần trồng thay thế. Song điều đó đã cho thấy đồng bào các DTTS biết thay đổi nếp nghĩ để trồng cả một vùng, biến địa phương mình trở thành vùng nguyên liệu để thu hút các tư thương lớn có mối xuất khẩu sang thị trường lớn. Nhiều hộ gia đình của Phong Thổ vì đó vươn lên thoát nghèo trong những năm qua.

Không riêng gì cây chuối, cây sâm… một số giống cây trồng khác như: Lúa, ngô, chè… đã giúp đồng bào Lai Châu thoát nghèo trong những năm qua. 



Nguồn

Cùng chủ đề

Đoàn nhà báo Hà Nội, tỉnh Điện Biên, Lai Châu làm việc với quận Tây Hồ

Đại diện đoàn Hội Nhà báo có các đồng chí: Kiều Thanh Hùng - Phó Chủ tịch Hội Nhà báo Hà Nội và đồng chí Phạm Ngọc Hân - Chủ tịch Hội Nhà báo tỉnh Điện Biên. Về phía UBND quận Tây Hồ có các đồng chí: Bùi Thị Lan Phương - Phó Chủ tịch UBND quận; Trần Thị Thu Hường - Trưởng Ban Tuyên giáo Quận ủy Tây Hồ cùng đại diện các phòng chức năng liên quan....

Điện Biên, Lai Châu chủ động đề xuất vướng mắc để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế

Về đầu tư công, mặc dù các tỉnh phía Bắc được quan tâm nhưng Bộ trưởng Đặng Quốc Khánh đề nghị lãnh đạo tỉnh đôn đốc để địa phương triển khai, giải ngân vốn đầu tư công kịp thời tạo động lực phát triển kinh tế...

Quy định Hệ số điều chỉnh giá đất năm 2024

Theo đó, giá đất trên địa bàn tỉnh Lai Châu được quy định tại các điểm a,b,c và d khoản 4, Điều 114, khoản 2 Điều 172 và khoản 3 Điều 189 của Luật Đất đai, xác định giá đất để làm giá khởi điểm đấu...

Lai Châu kỷ niệm 20 năm chia tách thành lập tỉnh

Đây là sự kiện chính trị có ý nghĩa rất quan trọng của Đảng bộ, chính quyền, Nhân dân các dân tộc trong tỉnh Lai Châu nhằm ôn lại truyền thống, phát huy lòng yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, niềm tự hào dân...

Lai Châu ưu tiên phát triển kinh tế nông nghiệp, cửa khẩu

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 542/TB-VPCP ngày 29/12/2023 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại buổi làm việc với lãnh đạo tỉnh Lai Châu.Lai Châu có điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế biên mậuThông...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ngành Tài nguyên và Môi trường đoàn kết, đồng lòng hoàn thành 6 nhiệm vụ trọng tâm năm 2025

(TN&MT) - Bộ trưởng Đỗ Đức Duy khẳng định sẽ cùng các lãnh đạo Bộ, lãnh đạo đơn vị, cán bộ, viên chức người lao động, đoàn kết, đồng lòng, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu hoàn thành toàn diện các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2025 và cả nhiệm kỳ. ...

Ngành TN&MT hướng về địa phương, nỗ lực giải quyết vướng mắc trong thực tiễn

(TN&MT) - Tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Tài nguyên và Môi trường, các đại biểu đã tham luận, nêu bật những chuyển biến về xây dựng, triển khai chính sách pháp luật của ngành trong năm qua. ...

Hợp nhất hai Bộ TN&MT và Bộ NN&PTNT sẽ thành mô hình đáng tự hào trong kỷ nguyên phát triển mới

(TN&MT) - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng, trong bối cảnh đất nước đang bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc hợp nhất hai Bộ Tài nguyên và Môi trường và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn "sẽ thành một mô hình phát triển, mô hình đáng tự hào". ...

Tạo đột phá về ngoại giao kinh tế để góp phần tăng trưởng 2 con số

Chiều tối 20/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị với các Đại sứ, Trưởng cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài tổng kết công tác ngoại giao kinh tế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025 nhằm tạo đà bứt phá cho tăng trưởng. ...

Công bố 10 sự kiện của ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024

(TN&MT) - Trong khuôn khổ Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngày 21/12, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã công bố các sự kiện ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Theo Quyết định số: 4132/QĐ-BTNMT ngày...

Bài đọc nhiều

Gìn giữ ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng ở xứ Lạng

Dân tộc Tày, Nùng chiếm phần lớn dân số toàn tỉnh Lạng Sơn và vì thế, văn hóa của nhóm người này được xem là tiêu biểu cho văn hóa xứ Lạng. Việc bảo tồn ngôn ngữ dân tộc Tày, Nùng là vấn đề quan trọng, được các cấp, ngành quan tâm.

Kết hợp hài hòa giữa ‘xây’ và ‘chống’

Tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm quyền con người là quan điểm nhất quán, xuyên suốt mọi đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam. Do đó, việc cung cấp thông tin về những thành tựu bảo đảm quyền con người và đấu tranh bác bỏ thông tin sai lệch, luận điệu xuyên tạc về tình hình quyền con người tại Việt Nam là một nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, kết hợp hài hòa giữa “xây” và “chống”.

Cần đổi mới thực sự từ tư tưởng, nhận thức đến cách làm

Trong thời kỳ hội nhập quốc tế toàn diện và kỷ nguyên kỹ thuật số, thông tin đối ngoại về quyền con người cần được đổi mới và sáng tạo như thế nào cả về nội dung và phương thức?

Tăng cường tính sáng tạo trong tuyên truyền thông tin đối ngoại về quyền con người

Sáng 19/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo ‘Thông tin đối ngoại về quyền con người trong tình hình mới’. Hội thảo do Báo Thế giới và Việt Nam phối hợp với Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo về Nhân quyền tổ chức nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948-10/12/2024). Tổng Biên tập Báo Thế giới và Việt Nam Nguyễn Trường Sơn cùng Đại diện Văn phòng Thường...

Thông tin đối ngoại về quyền con người cần có những cách làm mới để “ai hiểu rồi thì yêu ta”

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt nhấn mạnh, cần phải tăng cường hợp tác với các tổ chức quốc tế và báo chí nước ngoài trong lĩnh vực truyền thông đối ngoại nhằm đấu tranh và bảo vệ quyền con người ở Việt Nam, qua đó thúc đẩy hình ảnh quốc gia, nâng cao nhận thức quốc tế về tình hình nhân quyền ở Việt Nam.

Cùng chuyên mục

Bổ sung, kiện toàn thành viên Ban chỉ đạo Trung ương xóa nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Quyết định số 1623/QĐ-TTg ngày 21/12 bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo (BCĐ) Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước. Theo Quyết định, bổ sung, kiện toàn thành viên Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước như sau: Bà Phạm Thị Thanh Trà, Bộ trưởng Bộ Nội Vụ tham gia...

Vạch trần thủ đoạn tội phạm, Anh đẩy mạnh chiến dịch bảo vệ người di cư

Bộ Nội vụ Anh đẩy mạnh truyền thông toàn cầu trên mạng xã hội với chủ đề “Vạch trần thủ đoạn của những đối tượng đưa người di cư trái phép”.

WVIV hỗ trợ bà con Quảng Ngãi tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu

Ngày 20/12, tại tỉnh Quảng Ngãi, Tổ chức World Vision International tại Việt Nam (WVIV) đã phối hợp với UBND huyện Ba Tơ khởi động Dự án “Mô hình nông lâm bền vững tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu tại tỉnh Quảng Ngãi” (ESAR). Hội thảo khởi động Dự án “Mô hình nông lâm bền vững tăng cường...

Anh tiếp tục hỗ trợ Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế bền vững

Chiều ngày 20/12/2024, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy. Tại cuộc điện đàm, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn và Bộ trưởng Ngoại giao và Phát triển Vương quốc Anh David Lammy bày tỏ vui mừng trước sự phát triển ngày càng hiệu quả và sâu rộng của...

Trưởng thôn Ma Seo Chứ – Niềm tự hào của thôn Kho Vàng

Vừa qua, anh Ma Seo Chứ, dân tộc Mông, Trưởng thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà là 1 trong 2 cá nhân của tỉnh Lào Cai được Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam trao tặng giải thưởng “Thanh niên sống đẹp”. Đây là niềm vinh dự, tự hào của trưởng thôn trẻ tuổi này, cũng là phần thưởng xứng đáng dành cho những cống hiến, đóng góp của anh với bà con dân...

Mới nhất

Thiết kế robot gieo hạt với độ chính xác cao, học sinh Việt hào hứng giúp nông dân gia tăng lợi nhuận

"Với hình thức canh tác trong nhà kính, người nông dân sẽ không phải gieo hạt thủ công nữa mà điều khiển robot gieo hạt với độ chính xác cao hơn...

Thầy trò HLV Shin Tae-yong ở thế chân tường

* NHẬN ĐỊNH TRƯỚC TRẬN ĐẤUChiến thắng 1-0 trước đội tuyển Myanmar trong ngày ra quân giúp đội tuyển Indonesia chiếm lợi thế trong việc giành vé vào bán kết. Họ có cùng 4 điểm, cùng mọi chỉ...

“Em gái mưa” của chồng thường xuyên đến nhà tôi ăn cơm, mua sắm cùng mẹ chồng

Chồng tôi có một cô "em gái mưa" thích anh từ ngày còn học đại học, mãi không chịu lấy chồng, suốt ngày qua nhà tôi ăn uống, đi mua sắm cùng mẹ chồng tôi, đôi lần tôi nghe...

Trực tiếp bóng đá Indonesia 0-0 Philippines: Cầu thủ nhập tịch đá chính

TRẬN ĐẤU BẮT ĐẦUIndonesia 0-0 PhilippinesĐội hình ra sânĐội tuyển Indonesia: Cahya, Ferrari, Kadek, Pratama Arhan, Dony Tri Pamungkas, Asnawi Mangkualam, Marselino Ferdinan, Maulana, Arkhan, Hannan, Rafael Struick.Đội tuyển Philippines: Deyto, Kempter, Aguinaldo, Tabinas, Ugelvik, Bailey, Woods, Monis, Mariona, Sison Reyes, Kristensen.Thông tin trước trận Indonesia vs PhilippinesĐội tuyển Indonesia đang xếp thứ nhì bảng B với 4...

Mới nhất