Trang chủFigureTổng Bí thư Nguyễn Phú TrọngNhà ngoại giao nhớ chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư...

Nhà ngoại giao nhớ chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ

(Dân trí) – Những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong những năm qua, đặc biệt trong lĩnh vực đối ngoại, đều mang đậm dấu ấn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
 
Nhà ngoại giao nhớ chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ

Quan hệ Việt – Mỹ được đánh dấu bằng nhiều chuyến thăm cấp cao giữa lãnh đạo hai bên, trong đó có chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ vào tháng 7/2015. Chuyến thăm diễn ra sau 40 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam và đúng vào dịp kỷ niệm hai nước kỷ niệm 20 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.

Là người trực tiếp tham gia vào quá trình chuẩn bị cho chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ, nguyên Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh nhận định với phóng viên Dân trí rằng đây là chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử.  

Đây là lần đầu tiên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam thăm chính thức Mỹ, một quốc gia vốn là cựu thù, có hệ thống chính trị khác biệt và là cường quốc số một thế giới. Cuộc gặp diễn ra ở Phòng Bầu Dục, Nhà Trắng và được tổ chức với nghi lễ rất cao.

Ông Vinh nhớ lại rằng, theo lịch trình ban đầu, hai bên dự kiến chỉ làm việc khoảng 60 phút, bao gồm 45 phút hội đàm và 15 phút họp báo. Tuy nhiên, hai nhà lãnh đạo đã có cuộc trao đổi kéo dài đến 90 phút về nhiều vấn đề mà hai nước cùng quan tâm. Đây cũng là một ngoại lệ trong hoạt động đối ngoại, vì thông thường, lịch trình hội đàm của các nhà lãnh đạo cấp cao đều rất sát sao về mặt thời gian.

Một điều đặc biệt nữa là, cùng với Tổng thống Barack Obama tiếp Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, còn có Phó Tổng thống Joe Biden. Đây là một nghi thức rất cao. Phía Mỹ cũng cử Phó Tổng thống Biden chủ trì cuộc chiêu đãi Tổng Bí thư. Tại cuộc hội đàm lẫn cuộc chiêu đãi, hai bên đã trao đổi cởi mở với nhau về cả những vấn đề quá khứ cũng như góc nhìn tương lai.

Ông Vinh cho rằng, chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tới Mỹ vào năm 2015 đã tạo đà mới cho quan hệ Việt – Mỹ.

Nếu nhìn xuyên suốt một hành trình, từ năm 2013 khi hai nước thiết lập quan hệ Đối tác toàn diện, năm 2015 khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thăm Mỹ, năm 2023 khi Tổng thống Mỹ Joe Biden thăm Việt Nam, xuất phát điểm từ cuộc điện đàm giữa Tổng thống Joe Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vào tháng 3/2023, có thể thấy những dấu ấn của quan hệ Việt – Mỹ đều mang đậm dấu ấn cá nhân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Dấu ấn của Tổng Bí thư trong quan hệ Việt – Mỹ

Nhà ngoại giao nhớ chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ - 1
 

Tại Nhà trắng ở Thủ đô Washington (Mỹ), Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hội đàm với Tổng thống Barack Obama (Ảnh: TTXVN).

Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh cho rằng, nói về quan hệ Việt – Mỹ, giai đoạn 8 năm (từ 2015 đến 2023) là chặng đường mang đậm dấu ấn cá nhân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Năm 2015, lần đầu tiên người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam thăm Mỹ, đánh dấu cột mốc rất lớn trong quan hệ hai nước. Chuyến thăm mang ý nghĩa lịch sử trên nhiều khía cạnh.

Một là, trong tuyên bố tầm nhìn của hai nhà lãnh đạo đưa ra khẳng định đây là chuyến thăm lịch sử.

Hai là, những nghi thức tiếp đón và kết quả đạt được trong chuyến thăm tương ứng với nghi thức dành cho người đứng đầu của một quốc gia, chứ không chỉ là người đứng đầu một đảng chính trị.

Ba là, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam đã hội đàm với Tổng thống Mỹ, gặp gỡ tại Nhà Trắng và ra Tuyên bố về Tầm nhìn chung Việt – Mỹ. Đây là một bước tiến lớn.

Tại cuộc gặp, hai nhà lãnh đạo đã trao đổi rất thẳng thắn và chân thành những vấn đề của quá khứ, bao gồm khắc phục hậu quả chiến tranh, vượt qua những khác biệt về kinh tế, thể chế chính trị xã hội, từ đó nhấn mạnh những nguyên tắc của quan hệ song phương, định ra tầm nhìn cho quan hệ trong tương lai.

Ông Vinh nêu lại một số điểm đáng chú ý trong tuyên bố chung của hai nhà lãnh đạo.

Thứ nhất, hai bên nhấn mạnh các nguyên tắc quan hệ, đặc biệt là tôn trọng thể chế chính trị của nhau. Đây là nguyên tắc xuyên suốt trong quan hệ giữa các nước khác biệt về thể chế chính trị, đặc biệt là quan hệ Việt – Mỹ để từ đó hai nước có thể nâng tầm quan hệ.

Thứ hai, tuyên bố khẳng định quan hệ Việt – Mỹ có nhiều tiềm năng và không gian để phát triển hơn nữa. Chính vì vậy, tuyên bố tầm nhìn vào thời điểm đó nói rằng, hai nước vẫn phải tiếp tục nâng cao hơn nữa quan hệ đối tác toàn diện.

Thứ ba, tuyên bố nêu nhiều lĩnh vực mà hai bên có thể hợp tác với nhau, bao gồm chính trị, kinh tế, giao lưu nhân dân, giáo dục, khoa học công nghệ…

Nhà ngoại giao nhớ chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ - 2

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Donald Trump trong cuộc gặp tại Hà Nội năm 2019 (Ảnh: Quý Đoàn).

Ông Vinh đặc biệt nhấn mạnh dấu ấn cá nhân của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đối với sự phát triển của quan hệ Việt – Mỹ, nhất là trong giai đoạn 10 năm qua.

Tổng Bí thư đã đại diện cho một quốc gia và duy trì mối quan hệ với lãnh đạo Mỹ trong suốt khoảng thời gian này. Một điểm đáng chú ý là mối quan hệ này được duy trì đối với cả hai đảng của Mỹ, do vậy các đời tổng thống Mỹ, dù ở đảng chính trị nào, cũng đều có các chuyến thăm tới Việt Nam.

Vào tháng 5/2016, Tổng thống Barack Obama có chuyến thăm chính thức Việt Nam. Hơn một năm sau, tháng 11/2017, Tổng thống Donald Trump cũng thăm chính thức Việt Nam nhân dịp Hội nghị cấp cao APEC. Tháng 2/2019, Tổng thống Trump trở lại Việt Nam. Tháng 9/2023, Tổng thống Joe Biden thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam.

Một điểm đáng chú ý nữa là sau mỗi chuyến thăm, quan hệ Việt – Mỹ càng được củng cố và nâng cấp. Năm 2023, trong chuyến thăm của Tổng thống Joe Biden, hai nước chính thức nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược toàn diện vì hòa bình, hợp tác và phát triển bền vững.

Nhà ngoại giao nhớ chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ - 3

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden tại cuộc gặp báo chí sau hội đàm năm 2023 (Ảnh: Nhật Bắc).

Chuyến thăm của Tổng thống Biden tới Việt Nam mang dấu ấn cá nhân rất lớn của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng. Đây là lần đầu tiên Tổng thống Mỹ thăm cấp cao Việt Nam theo lời mời của Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.

Ngoài ra, xét về quan hệ cá nhân từ năm 2015 khi ông Joe Biden là Phó tổng thống Mỹ, cho đến năm 2023 khi ông là Tổng thống Mỹ, ông Biden và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng còn duy trì mối quan hệ với tư cách cá nhân chứ không chỉ quan hệ giữa hai quốc gia.

Thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ngày 19/7 nhấn mạnh, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo có tầm nhìn, người đã làm cầu nối giữa Việt Nam và Mỹ, cũng như toàn thể cộng đồng quốc tế trong suốt nhiều thập niên.

Thông cáo cho biết, Mỹ trân trọng việc Tổng Bí thư đã đưa quan hệ song phương lên những tầm cao mới. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng là nhà lãnh đạo Đảng đầu tiên của Việt Nam đến thăm Mỹ, thể hiện cam kết to lớn đối với tình hữu nghị, đồng thời định hình mối quan hệ hướng tới tương lai giữa hai quốc gia.

Di sản của Tổng Bí thư càng được củng cố khi quan hệ song phương được nâng cấp lên Đối tác Toàn diện năm 2013 và một thập niên sau đó, lên Đối tác Chiến lược Toàn diện, cấp độ quan hệ ngoại giao cao nhất của Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Tổng Bí thư cùng với Tổng thống Biden.

Vị thế chiến lược mới của Việt Nam

Nhà ngoại giao nhớ chuyến thăm lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đến Mỹ - 4
 

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng thống Mỹ Joe Biden trong cuộc hội đàm tại Văn phòng Trung ương Đảng năm 2023 (Ảnh: Hữu Khoa).

Nguyên Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Phạm Quang Vinh nhận định, 10 năm qua đã chứng kiến những bước chuyển và thay đổi rất sâu sắc của cục diện thế giới và khu vực. Cạnh tranh nước lớn gia tăng đặt ra những thách thức rất mới.

Vấn đề an ninh truyền thống và phi truyền thống cũng gia tăng. Đại dịch Covid-19 đặt ra thử thách lớn cho các quốc gia, cộng đồng quốc tế và thể chế quốc tế.

Việt Nam đã đứng vững và vượt qua những thách thức đó. Việt Nam là một trong những nước vượt qua đại dịch sớm để khôi phục lại hoạt động kinh tế xã hội, hội nhập quốc tế và nối lại chuỗi cung ứng. Các nước ngày càng mong muốn hợp tác nhiều hơn với Việt Nam, tạo ra cả cơ hội và thách thức đan xen.

Có thể nói, 10 năm qua là một dấu ấn rất lớn của Việt Nam. Nếu 30 năm đổi mới đã tạo tiền đề, 10 năm qua đã đưa Việt Nam hội nhập quốc tế sâu hơn trên tất cả lĩnh vực.

Ông Vinh cho rằng, việc Việt Nam có thể vượt qua những “cơn gió ngược” để vẫn tiếp tục phát triển, mở rộng hoạt động đối ngoại là một thành tựu rất lớn. Đây là dấu ấn lớn của Việt Nam, trong đó có dấu ấn của người đứng đầu hệ thống chính trị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Bức tranh đối ngoại những năm qua cho thấy Việt Nam đã có vị thế chiến lược mới trong quan hệ quốc tế. Điều này thể hiện ở ba khía cạnh, theo ông Vinh.

Thứ nhất, Việt Nam lần đầu tiên có quan hệ ở tầm đối tác chiến lược với cả 5 nước thành viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Vị thế của Việt Nam càng được củng cố sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đến Việt Nam vào năm 2023. Các nước đánh giá rất cao rằng Việt Nam đã ứng xử kiên định về nguyên tắc và khôn khéo về sách lược để tranh thủ mối quan hệ với các nước lớn.

Nhìn trên bình diện thế giới, Việt Nam có quan hệ ngày càng sâu sắc với tất cả quốc gia ở các châu lục khác nhau, đồng thời tham gia ngày càng sâu hơn vào các thể chế quốc tế và khu vực. Việt Nam đã đảm nhiệm thành công vai trò Chủ tịch ASEAN, Chủ tịch luân phiên Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, đăng cai hội nghị APEC… Đây đều là những dấu ấn lớn của Việt Nam vào thời điểm thế giới có những bước chuyển mạnh mẽ.

Thứ hai, Việt Nam củng cố quan hệ với các đối tác chủ chốt, tạo ra vị thế vững chắc về môi trường an ninh chiến lược và phát triển. Các đối tác chủ chốt bao gồm các nước láng giềng, các nước trong khu vực và các trung tâm lớn.

Trước hết, quan hệ Việt Nam với hai nước láng giềng Lào và Campuchia vẫn bền chặt. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và các lãnh đạo cấp cao đã chủ trì các cuộc gặp với lãnh đạo cao nhất của cả ba nước. Với ASEAN, Việt Nam vừa đóng góp tích cực, vừa là nhân tố đoàn kết, tăng cường vai trò trung tâm của ASEAN trong khu vực vì hòa bình, an ninh, phát triển.

Thứ ba, Việt Nam đã tạo ra năng lực mới trong hội nhập quốc tế, không chỉ phát triển về chiều rộng, mà còn về chiều sâu với các nước, các tổ chức quốc tế. Việt Nam đã hội nhập quốc tế, đặc biệt về kinh tế, ở tiêu chuẩn cao hơn, chất lượng cao hơn.

Mạng lưới Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) của Việt Nam cả đa phương và song phương, những hiệp định chất lượng cao như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA) hay Hiệp định Đối tác toàn diện khu vực (RCEP) đã đưa Việt Nam trở thành một mắt xích quan trọng và được hưởng lợi từ mắt xích đó trong chuỗi cung ứng toàn cầu và khu vực.

Theo ông Vinh, tất cả những thành tựu trên đã tạo nên dấu ấn của Việt Nam nói chung, nhưng rõ ràng dấu ấn của Đảng, của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng rất lớn, đặc biệt trong 10 năm qua, khi Việt Nam bước sang giai đoạn mới về phát triển, hội nhập.

Dantri.com.vn

Nguồn:https://dantri.com.vn/the-gioi/nha-ngoai-giao-nho-chuyen-tham-lich-su-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-den-my-20240720145951599.htm

Cùng chủ đề

Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế

Chống lãng phí là một “cuộc chiến” gian nan, đòi hỏi sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm công tác phòng, chống lãng phí, đã ban hành nhiều nghị quyết, chỉ thị, kết luận về vấn đề này và lãnh đạo cả hệ thống chính trị, toàn dân tổ chức thực hiện đạt nhiều kết...

Đất nước ‘vươn mình’ nhờ hành động thực tiễn

Có quá nhiều điểm cần thay đổi, cải cách và Tổng Bí thư đã quyết tinh giản bộ máy là đột phá đầu tiên. Ông đã tạo áp lực để thay đổi về tư duy vì thay đổi tư duy sẽ thay đổi về hành động, đưa ra các chính sách mới và tốt hơn. LTS: Tổng Bí thư Tô Lâm và Ban Chấp hành Trung ương đã quyết liệt thực hiện cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy chính trị....

Diễn biến lạ trên thị trường giỏ quà Tết

Nhiều tiềm ẩn khi chữa đau vai gáy tại spa; HLV Kim Sang-sik, thử nghiệm vậy đủ rồi và Giá đắt của tham vọng là 3 bài đáng chú ý ...

Nâng cao hơn nữa chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng

Tổng Bí thư yêu cầu các cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp cần tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng ngừa sai phạm, tiêu cực...

Kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ

(NLĐO) - Tổng Bí thư Tô Lâm đề nghị đề cao vai trò, trách nhiệm của Ủy ban Kiểm tra các cấp đối với việc kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vị trí đắc địa của phân khu Đảo Vua

(Dân trí) - Với vị trí đắc địa, Đảo Vua được định hướng tạo nên chất sống hoàng gia của phân khu đẳng cấp tại Vinhomes Royal Island. Vị trí tôn vinh vị thế chủ nhânPhân khu Đảo Vua tọa lạc tại vị trí đắc địa của Vinhomes Royal Island, nơi có yếu tố phong thủy tốt bậc nhất "Đảo tỷ phú".Tọa lạc tại cửa ngõ thành phố đảo, kề bên tuyến đường huyết mạch Hạnh Phúc, Đảo Vua là...

Danh ca Hương Lan xúc động, hết lời khen ngợi nhạc sĩ Đức Trí

(Dân trí) - Danh ca Hương Lan đã có đêm diễn thăng hoa cùng dàn nhạc giao hưởng của nhạc sĩ Đức Trí. Nữ danh ca cũng hết lời khen ngợi nam nhạc sĩ. Đêm nhạc "Ly rượu mừng" tại TPHCM quy tụ dàn nghệ sĩ gồm: Trọng Bắc, Lân Nhã, Thùy Dung, Hà An Huy và đặc biệt  là sự trở lại của danh ca Hương Lan. Nhạc sĩ Đức Trí cho biết, anh và ê-kíp vinh dự mời...

Lê Vĩnh Toàn kể chuyện đời mình bằng phim ca nhạc “Miền nhớ”

(Dân trí) - Xuất thân từ một gia đình nông thôn nghèo ở Nghệ An, Lê Vĩnh Toàn vẫn cố gắng vượt lên trên tất cả để thực hiện giấc mơ trở thành ca sĩ. Tri ân quê hương Nghệ An qua bộ phim "Miền nhớ"Ngày 23/12, ca sĩ Lê Vĩnh Toàn giới thiệu về bộ phim ca nhạc Miền nhớ, phát sóng trên VTV1, tái hiện một phần cuộc đời gian nan nhưng nhiều kỷ niệm đẹp của nam...

Bình Định tăng tốc, bứt phá cùng cả nước bước vào kỷ nguyên vươn mình

(Dân trí) - Với tinh thần "làm gương, kỷ cương, trọng tâm, bứt phá" của cả hệ thống chính trị, tỉnh Bình Định tiếp tục phát triển, đạt được kết quả toàn diện trên hầu hết các lĩnh vực Năm 2025, được xác định là năm Bình Định tăng tốc, bứt phá, tập trung tháo gỡ khó khăn, vượt qua thách thức nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu nghị quyết của năm 2025 và cả nhiệm...

Mức trợ cấp người có công năm 2025 cao nhất hơn 8 triệu đồng/tháng

(Dân trí) - Năm 2025, trợ cấp người có công với cách mạng và thân nhân được thực hiện theo mức chuẩn 2.789.000 đồng, mức trợ cấp cao nhất là 8.367.000 đồng/tháng. Theo Nghị định 77/2024/NĐ-CP, mức chuẩn để tính trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng áp dụng trong năm 2025 là 2.789.000 đồng.Căn cứ vào mức chuẩn trên, tại Phụ lục I, Nghị định 77/2024/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp ưu đãi...

Bài đọc nhiều

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng hiến dâng cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc

Lãnh đạo các nước trên thế giới dành những lời khâm phục Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người đã dành cả cuộc đời cho sự nghiệp của Đảng, của đất nước và hạnh phúc của nhân dân Việt Nam. Bộ Ngoại giao cho hay, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh rằng, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã hiến dâng cả cuộc đời để phụng sự Tổ quốc. Qua nhiều năm công tác trên các cương vị trọng trách của...

Người dân xúc động theo dõi Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Dù không thể trực tiếp dự Lễ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, người dân trên khắp mọi miền Đất nước đã bày tỏ lòng thành kính, hướng về Thủ đô, trái tim của cả nước. Đài Truyền hình Việt Nam Nguồn:https://vtvgo.vn/tin-tuc/nguoi-dan-xuc-dong-theo-doi-le-vieng-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-thoi-su-12h-926660.html

Cả nước tiễn đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về nơi an nghỉ

(Dân trí) - Chỉ riêng tại Hà Nội, hơn 200.000 người tiễn biệt đứng dọc các tuyến phố trên hành trình linh xa đưa Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội trong buổi chiều 26/7. 16 phút trước Lễ an táng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại nghĩa trang Mai Dịch     Các lực lượng phục vụ lễ tang nghiêm ngắn đứng chào khi linh xa đưa linh cữu Tổng Bí thư Nguyễn...

Cùng chuyên mục

20:09:30

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng – Nhà ngoại giao xuất sắc

Trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc Việt Nam, công tác đối ngoại luôn giữ vai trò vô cùng quan trọng. Xác định được tầm quan trọng của công tác ngoại giao trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu hóa ngày càng sâu rộng hiện nay, ngày 14/12/2021, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì Hội nghị Đối ngoại toàn quốc tại Hội trường Diên Hồng. Tại Hội nghị, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với Tòa án nhân dân

NDO - Gần 60 năm hoạt động cách mạng, trải qua nhiều cương vị quan trọng do Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã luôn dành sự quan tâm đặc biệt, lãnh đạo, chỉ đạo và để lại nhiều dấu ấn sâu đậm trong hệ thống Tòa án nhân dân.   Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến dự Hội nghị triển khai công tác Tòa án năm 2019. Trên cương vị Chủ tịch...

Những khoảnh khắc gần gũi, bình dị của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong suốt quá trình công tác, dù ở cương vị nào, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng vẫn luôn khiêm nhường, giản dị, gần gũi với nhân dân. Vtcnews.vn Nguồn:https://vtcnews.vn/nhung-khoanh-khac-gan-gui-binh-di-cua-tong-bi-thu-nguyen-phu-trong-ar886893.html

Thái Lan treo cờ rủ tưởng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

VOV.VN - Người phát ngôn Chính phủ Thái Lan Chai Watcharong hôm qua (31/7) cho biết Thủ tướng Thái Lan đã yêu cầu treo cờ rủ trong 2 ngày 1-2/8/2024 để tướng nhớ Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.   Thủ tướng Thái Lan Srettha Thavisin viếng, dâng vòng hoa và ghi sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Theo ông Chai Watcharong, Thủ tướng Srettha đã yêu cầu tất cả các cơ quan Chính phủ, doanh nghiệp nhà nước trên toàn quốc...

Phong cách ‘ngoại giao cây tre’ của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng thường trực Bộ Ngoại giao cho rằng trường phái 'ngoại giao cây tre' có nội hàm sâu sắc, đó là 'vững ở gốc', 'chắc ở thân' và 'uyển chuyển ở cành'. Ngày 31.7, Đoàn Thanh niên Bộ Ngoại giao đăng cai tổ chức Tọa đàm cấp khối với chủ đề "Ngoại giao cây tre Việt Nam: Các thành tựu đối ngoại quan trọng thời gian qua góp phần vào việc thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII...

Mới nhất

Thủ tướng Chính phủ phân công xử lý kiến nghị của Tỉnh ủy Cà Mau

Kinhtedothi - Văn phòng Chính phủ vừa có Công văn số 9457/VPCP-QHĐP truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý kiến nghị của Tỉnh ủy Cà Mau. Về một số kiến nghị, đề xuất của Tỉnh ủy Cà Mau tại Thông báo số 109-TB/VPTW ngày 20/11/2024 của Văn phòng Trung ương Đảng về...

Agribank Plus vào Top 10 Sản phẩm – dịch vụ Tin dùng Việt Nam 2024

Hệ sinh thái và thanh toán trên ứng dụng Agribank Plus của ngân hàng Agribank đã đạt Top 10 Sản phẩm - dịch vụ Tin dùng Việt Nam 2024. Chương trình “Tin dùng Việt Nam” là sự kiện thường niên do VnEconomy thực hiện từ năm 2006 đến nay. Chương trình được tổ chức nhằm công bố và vinh danh...

Ngành da giày đã ‘hết thời’ gia công theo kiểu cũ

Không còn gia công đơn thuần, doanh nghiệp da giày đã đầu tư công nghệ, chủ động mẫu mã, nguyên liệu và tiến lên nấc cao hơn trong chuỗi sản xuất. Tận dụng tốt các FTA Chia sẻ bên lề Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 triển khai nhiệm vụ năm...

Kiên Giang thí điểm cho tàu cao tốc, phà chạy ban đêm phục vụ khách ra các đảo

Kiên Giang có kế hoạch thí điểm cho phà, tàu cao tốc chạy ban đêm để phục vụ du khách và vận chuyển hàng hóa ra các đảo. Thời gian thực hiện đến hết ngày 31-12-2025. ...

VN-Index về sát mốc 1.260 điểm, thanh khoản cải thiện

NDO - Phiên giao dịch ngày 24/12, thị trường chìm trong sắc đỏ suốt thời gian giao dịch, lực cầu tăng tốt trong phiên chiều giúp các chỉ số dần hồi phục, nhưng độ rộng thị trường vẫn nghiêng về phe bán dù không quá chênh lệch. Chốt phiên, VN-Index giảm 2,40 điểm, dừng tại mức 1.260,36 điểm....

Mới nhất