Trang chủChính trịChủ quyềnNhà ngoại giao kỳ cựu Indonesia phân tích "chìa khóa" cho căng...

Nhà ngoại giao kỳ cựu Indonesia phân tích “chìa khóa” cho căng thẳng ở Biển Đông

Bằng cách cùng nhau hợp tác và tôn trọng luật pháp, giải quyết hòa bình tranh chấp, ứng xử một cách minh bạch, công bằng, chúng ta có thể đạt được hòa bình ở Biển Đông.

Biển Đông
Thời gian qua, tình hình Biển Đông có nhiều diễn biến phức tạp khi căng thẳng Trung Quốc và Philippines leo thang. (Nguồn: Euro Asia Review)

Trong một bài phân tích gần đây trên Euro Asia Review, nhà ngoại giao kỳ cựu của Indonesia, thạc sĩ về khoa học chính trị so sánh tại Đại học New York (Mỹ), ông Simon Hutagalung đã tập trung vào phân tích các giải pháp tiềm năng cho xung đột ở Biển Đông. Ông Simon Hutagalung nhấn mạnh tới việc đàm phán hòa bình theo tinh thần của luật pháp quốc tế, các kênh liên lạc mở cũng như các biện pháp xây dựng lòng tin, hợp tác phát triển nguồn lực, tuân thủ Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982 và sự tham gia của các bên hòa giải. Báo Thế giới & Việt Nam lược dịch bài phân tích.

Đàm phán hòa bình theo tinh thần UNCLOS

Luật pháp quốc tế, cụ thể là UNCLOS tạo ra một khuôn khổ vững chắc để giải quyết các tranh chấp trên biển. UNCLOS được thành lập năm 1982 quy định rõ quyền cũng như trách nhiệm của các quốc gia trên các đại dương. UNCLOS thúc đẩy sử dụng hòa bình các nguồn tài nguyên biển và giải quyết xung đột một cách công bằng.

Điều 279 của UNCLOS 1982 nêu rõ các tranh chấp cần được giải quyết bằng biện pháp hòa bình, khuyến khích trật tự hàng hải quốc tế mang tính hợp tác.

Xung đột ở Biển Đông có thể sử dụng các cơ chế giải quyết tranh chấp được nêu trong UNCLOS, chẳng hạn như giải quyết bằng trọng tài và tư pháp quốc tế.

Vụ kiện trọng tài năm 2013 do Philippines đưa ra chống lại Trung Quốc trước Tòa án Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague là một ví dụ điển hình và được coi như một tiền lệ.

Phán quyết năm 2016 đã vô hiệu hóa yêu sách “đường chín đoạn” mở rộng của Trung Quốc, qua đó củng cố các nguyên tắc được quy định trong UNCLOS (PCA, 2016).

Bất chấp việc Trung Quốc bác bỏ phán quyết, phán quyết của PCA nhấn mạnh tầm quan trọng của khuôn khổ pháp lý trong việc giải quyết tranh chấp.

Rõ ràng, việc tham gia vào các cuộc đàm phán dựa trên tinh thần của UNCLOS có thể nâng cao tính hợp pháp và sự chấp nhận của bất kỳ thỏa thuận nào đạt được.

Trao đổi cởi mở và xây dựng lòng tin

Giải quyết xung đột hiệu quả đòi hỏi phải có sự trao đổi minh bạch và cởi mở cũng như các biện pháp nhằm xây dựng lòng tin giữa các quốc gia có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Đối thoại có thể giúp giảm thiểu những hiểu lầm và thúc đẩy sự tin cậy, hợp tác. Ngoại giao kênh 2, với sự tham gia của các tổ chức và chuyên gia phi chính phủ, có thể bổ sung cho các cuộc đàm phán chính thức bằng cách cung cấp các kênh đối thoại không chính thức.

Các biện pháp xây dựng lòng tin có thể bao gồm thiết lập đường dây nóng để liên lạc ngay lập tức khi xảy ra sự cố, tiến hành các cuộc tập trận hải quân chung và chia sẻ thông tin về các hoạt động quân sự.

Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) và các cuộc đàm phán đang diễn ra về Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) giữa Trung Quốc và ASEAN đóng vai trò nền tảng, có thể tạo điều kiện thuận lợi cho các cuộc tiếp xúc cởi mở, xây dựng lòng tin.

ARF thúc đẩy đối thoại và hợp tác an ninh, trong khi COC có mục tiêu ngăn chặn xung đột ở Biển Đông bằng cách thiết lập các quy tắc và quy định đã được các bên thống nhất.

Phán quyết toà PCA. (Nguồn: PCA)
Một phiên làm việc tại toà PCA. (Nguồn: PCA)

Việc phát triển chung các nguồn tài nguyên cũng có thể được thúc đẩy. Có thể thấy, xung đột ở Biển Đông phần nào xuất phát từ nguồn tài nguyên dồi dào trong khu vực như thủy sản và hydrocarbon.

Việc cùng phát triển các nguồn tài nguyên biển, chuyển đổi cạnh tranh thành hợp tác một cách hiệu quả cũng là giải pháp cho những tranh chấp và xung đột tiềm tàng.

Các Thỏa thuận phát triển chung (JDA) cho phép các quốc gia có yêu sách chủ quyền ở Biển Đông khai thác chung các nguồn tài nguyên và chia sẻ lợi ích, tạm thời gạt bỏ các tranh chấp chủ quyền.

Khung pháp lý rõ ràng, cơ chế chia sẻ lợi ích công bằng và thủ tục giải quyết tranh chấp hiệu quả là điều cần thiết để đảm bảo sự thành công của JDA. Thêm vào đó, việc thành lập các JDA đa phương dưới sự giám sát quốc tế sẽ đảm bảo tính minh bạch và công bằng.

Tuy vậy, điều quan trọng hơn cả vẫn là phải tuân thủ các cơ chế giải quyết tranh chấp một cách hòa bình được nêu trong UNCLOS. UNCLOS đưa ra nhiều cơ chế khác nhau như đàm phán, hòa giải và trọng tài để giải quyết xung đột một cách hòa bình.

Tuân thủ các cơ chế này có ý nghĩa rất quan trọng để đạt được giải pháp xung đột bền vững. Phán quyết của Tòa trọng tài thường trực (PCA) về vụ kiện trọng tài Philippines-Trung Quốc nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tôn trọng các phán quyết tư pháp quốc tế.

Vai trò của hòa giải

Giải pháp hòa giải không mang tính ràng buộc nhưng mang tính xây dựng cho đối thoại. Các bên thứ ba trung lập hỗ trợ quá trình này bằng cách tạo điều kiện cho đàm phán và đề xuất giải pháp.

Hơn nữa, mặc dù không có tính ràng buộc về mặt pháp lý nhưng các biện pháp hòa giải có thể dẫn đến các thỏa thuận chính thức. Tòa án Công lý Quốc tế (ICJ) và Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS) là những diễn đàn giải quyết tư pháp theo tinh thần của UNCLOS.

Sự tham gia của bên hòa giải rất quan trọng, tạo điều kiện cho đối thoại và đảm bảo tính công bằng trong đàm phán. Các chủ thể quốc tế uy tín còn có thể nâng cao tính hợp pháp và sự chấp nhận của các giải pháp được đưa ra. Hòa giải viên có thể là quốc gia, tổ chức quốc tế hoặc cá nhân có chuyên môn về giải quyết xung đột và luật hàng hải.

Liên hợp quốc, thông qua các cơ quan như Ban Chính trị và Xây dựng hòa bình (DPPA) có thể hỗ trợ hòa giải. Các tổ chức khu vực như ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á (EAS) cũng có thể đóng góp vào quá trình này.

Ngoài ra, những nhân vật giàu kinh nghiệm bao gồm cả các cựu nguyên thủ quốc gia hoặc các nhà ngoại giao đều có thể đóng vai trò là những nhà hòa giải đáng tin cậy.

Tóm lại, giải quyết xung đột ở Biển Đông đòi hỏi các giải pháp thực tế như cùng phát triển nguồn tài nguyên và tuân thủ các cơ chế giải quyết hòa bình được nêu trong UNCLOS.

Các biện pháp đối thoại và xây dựng lòng tin hiệu quả có thể thúc đẩy niềm tin giữa các quốc gia, có khả năng biến cạnh tranh thành hợp tác khi phát triển các nguồn tài nguyên chung.

Bên cạnh đó, sự tham gia của các hòa giải viên (bên thứ ba) trung lập là cần thiết để tạo điều kiện cho đối thoại và đảm bảo tính công bằng. Bằng cách cùng nhau hợp tác và tôn trọng luật pháp, giải quyết hòa bình cách tranh chấp, ứng xử một cách minh bạch, công bằng, chúng ta có thể đạt được hòa bình ở Biển Đông.





Nguồn: https://baoquocte.vn/nha-ngoai-giao-ky-cuu-indonesia-phan-tich-chia-khoa-cho-cang-thang-o-bien-dong-277016.html

Cùng chủ đề

Mỹ rút cầu tàu viện trợ Dải Gaza

Theo Washington Post, ngày 30-6, Bộ Tư lệnh Trung tâm (CENTCOM), đơn vị đặc trách hoạt động của quân đội Mỹ tại Trung Đông, cho biết Mỹ tiếp tục rút cầu tàu trị giá 320 triệu USD ở Dải Gaza vì lo biển động và có khả năng sẽ không tái triển khai nó đến khu vực. Cầu tàu đã hỗ trợ tiếp nhận hơn 8.800 tấn hàng hóa cho Dải Gaza...

Thái Lan bác tin được Mỹ chào bán tiêm kích F16 với giá hời

Lực lượng Không quân Thái Lan bác tin Mỹ chào bán máy bay chiến đấu F-16 cho nước này với mức giá cạnh tranh kèm theo khoản vay dài hạn.

Trung Quốc thăm dò phản ứng của Mỹ với các đồng minh ở Biển Đông

Theo các chuyên gia, chính quyền Trung Quốc có thể sử dụng tình hình căng thẳng ở Biển Đông để đánh giá phản ứng của Mỹ đối với các đồng minh của Washington.

Các nước đề cao sáng kiến hợp tác quân y ASEAN của Việt Nam

Hội nghị Những người đứng đầu ngành Quân y các nước ASEAN lần thứ 11 đã diễn ra tại Brunei Darrusalam từ ngày 24-26/6/2024 với sự tham gia của đại diện các nước ASEAN và Timor-Leste.

Iran bầu cử Tổng thống, Nga cảnh báo xung đột trực tiếp với NATO, hai ứng viên Tổng thống Mỹ tranh luận trực tiếp

Philippines tố tàu Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, Belarus tăng cường an ninh biên giới với Ukraine sau sự cố, Malaysia, Australia và Mỹ tập trận, Tổng thống Bolivia bác cáo buộc âm mưu đảo chính... là một số sự kiện quốc tế nổi bật trong 24 giờ qua.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ấn tượng Festival Vietnam lần thứ hai tại Morbihan

Người dân Pháp tại tỉnh Morbihan vừa có cơ hội tham gia rất nhiều hoạt động để tìm hiểu và khám phá văn hóa Việt Nam một cách đa dạng và nhiều màu sắc tại sự kiện Festival Vietnam.

Khám phá những màu sắc sẽ xuất hiện trên iPhone 16

Apple dự kiến sẽ ra mắt dòng sản phẩm iPhone 16 vào tháng 9 tới với nhiều nâng cấp đáng giá, trong đó có bảng màu mới tuyệt đẹp khiến các iFan phải móc hầu bao để mua.

Trường Tiểu học Dịch Vọng B: Kết thúc năm học 2023

Kế thừa và phát huy thành tích đã đạt được của năm học trước, năm học 2023-2024, thầy và trò trường Tiểu học Dịch Vọng B đã không ngừng phấn đấu và đạt được nhiều kết quả đáng trân trọng. Kết thúc năm học 2023 - 2024, trường ghi dấu ấn với nhiều thành tích ấn tượng.

Chưa hài lòng với ‘gói combo’ trừng phạt Nga, EU quyết thẳng tay với quốc gia châu Âu thân Moscow này

Các lệnh trừng phạt mới của EU thẳng tay nhằm vào nền kinh tế Belarus vì đã ủng hộ Nga.

Trạm ra đa 615, Vùng 5 Hải quân tặng quà lớp học tình thương đảo Hòn Chuối

Chỉ huy Trạm Ra đa 615 tặng quà lớp học tình thương. (Ảnh: Văn Định) Chỉ huy Trạm ra đa 615 đã trao lớp học tình thương các thiết bị điện dân dụng gồm quạt gió và bóng đèn led; đồng thời ân cần thăm hỏi cuộc sống, sinh hoạt và thành tích học tập của các...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Phát hành sách mới khẳng định chủ quyền biển đảo Việt Nam

Cuốn sách mới mang tên ‘Hoàng Sa – Trường Sa là của Việt Nam’ của tác giả Trần Mỹ Hải Lộc là tác phẩm nghiên cứu từng đoạt giải Nhì nghiên cứu khoa học Euréka của Thành đoàn TP. Hồ Chí Minh, được các chuyên gia có kinh nghiệm bổ sung, thẩm định trước khi phát hành.

Khảo sát, nghiên cứu hải dương học hỗn hợp Việt-Pháp ở vùng biển Việt Nam

Chuyến khảo sát hải dương học hỗn hợp Việt - Pháp trong vùng biển Việt Nam, sử dụng tàu nghiên cứu khoa học ANTEA diễn ra từ ngày 28/5 đến 11/7.

Kỷ niệm một năm ngày thành lập Câu lạc bộ Trường Sa tại Hungary

Các thành viên Câu lạc bộ cùng nhau ôn lại những phút giây tràn đầy hạnh phúc và tự hào về biển đảo quê hương, đất nước, những kỷ niệm, cảm xúc thiêng liêng, sâu lắng về Trường Sa.

Khảo sát, nghiên cứu hải dương học ở vùng biển Việt Nam

Tàu nghiên cứu khoa học ANTEA cập bến tại cảng Nhà Rồng, TP. Hồ Chí Minh. Ảnh: VAST ...

Mới nhất

Người dân thích thú với đầm sen Bách Diệp được trồng khôi phục ở hồ Tây

01/07/2024 | 16:15 TPO - Sau hai tháng khôi phục, hiện tại, những đầm sen Bách Diệp ở hồ Tây đang trong thời điểm nở rộ,...

HDBank hợp tác với Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang tăng sức bật cho doanh nghiệp địa phương

HDBank và Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang ký kết Ghi nhớ...

“Tin tưởng cuộc điều tra, thu thập thông tin thực trạng kinh tế – xã hội của 53 DTTS năm 2024 sẽ tiếp tục...

Dịp này, ông Đinh Công Sứ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoà Bình cam kết: "Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hòa Bình bày tỏ sự đồng tình, quyết tâm cao với mục tiêu và kế hoạch triển khai điều tra, thu thập thông tin về thực trạng KT-XH của 53 DTTS...

Khối ngoại tiếp tục bán ròng mạnh, VN-Index tăng hơn 9 điểm

Nhiều nhóm ngành cổ phiếu như chứng khoán, dệt may, bán lẻ… tăng giá tốt và giúp sắc xanh trở lại áp đảo trong phiên đầu tháng 7. VN-Index đã kết thúc quý II/2024 ở mức 1.245,32 điểm, ngay trong vùng giá cao nhất năm...

Mặt trận huyện Trà Bồng tích cực chăm lo cho người nghèo

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” ngày càng đi vào chiều sâu....

Mới nhất