Trang chủKhoa học - Công nghệKhoa họcNhà khoa học Việt chế tạo tấm tế bào gốc 'vá' thành...

Nhà khoa học Việt chế tạo tấm tế bào gốc ‘vá’ thành tim


Nhóm nhà khoa học tại TP HCM chế tạo tấm tế bào gốc hoạt động như “miếng vá sinh học” giúp khôi phục vùng cơ tim bị nhồi máu, thử nghiệm thành công trên chuột.

Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nhà khoa học Trung tâm Công nghệ Sinh học TP HCM vừa hoàn thành hồi tháng 4. Công trình đã mở ra hướng nghiên cứu mới trong điều trị bệnh nhồi máu cơ tim bằng tế bào gốc.

TS Phạm Lê Bửu Trúc (41 tuổi), chủ nhiệm đề tài cho biết, bệnh tim mạch được ví như “sát thủ thầm lặng” vì tỉ lệ gây tử vong hiện đứng đầu các nguyên nhân không lây nhiễm, cao hơn cả ung thư, đái tháo đường… Các phương pháp điều trị hiện nay giúp cải thiện triệu chứng, làm chậm tiến trình suy tim, nhưng chưa thể giúp tái tạo hay phục hồi hoàn toàn vùng cơ tim bị tổn thương.

Nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm ghép tấm tế bào gốc vào vùng thành tim bị tổn thương, giúp bảo vệ chức năng của vùng này. Tấm tế bào gốc được ví như “miếng vá sinh học” khu vực tổn thương, giảm xơ hóa, góp phần bảo vệ thành cơ tim và tạo cơ hội khôi phục tế bào cơ tim trở lại bình thường.





Miếng vá sinh học tồn tại ở dạng gel và phải chiếu ánh sáng UV để nó đông cứng và liên kết vào thành tim. Ảnh: Hà An

Miếng vá sinh học tồn tại ở dạng gel và phải chiếu ánh sáng UV để nó đông cứng và liên kết vào thành tim. Ảnh: Hà An

Để tạo ra “tấm vá sinh học”, nhóm tuyển chọn, phân lập và nuôi cấy tăng sinh tế bào gốc trung mô từ mô dây rốn người. Đây là một dạng tế bào gốc nhũ nhi có đặc tính trẻ, khỏe, dễ thu nhận và có khả năng tương thích rất tốt và gần như không gây thải loại miễn dịch. Song song đó, nhóm cũng tạo ra một dạng gel đặc biệt và sử dụng công nghệ ánh sáng để tạo liên kết tế bào gốc và giá thể giúp định hình tấm tế bào khi đưa vào cơ thể.

“Tấm vá sinh học” tế bào gốc này sẽ hoạt động khi được cấy vào thành tim, có tác dụng khôi phục lại vùng mô tim bị thiếu máu, hay vùng tế bào bị chết, làm cải thiện khả năng hoạt động của tim.

Nhóm thử nghiệm trên chuột bạch để kiểm chứng. Chuột được mổ và thắt mạch vành để tạo ra mô hình chuột nhồi máu cơ tim dẫn tới suy tim. Sau 14 ngày, nhóm lựa chọn mô hình chuột suy tim dựa vào chỉ số phân suất tổng máu của thất trái đánh giá bằng siêu âm (chỉ số đánh giá chức năng thất trái tim) giảm còn 20 – 30%. Tiến hành mổ lần hai, ghép “tấm vá sinh học”, nhóm đưa tấm tế bào gốc lên vùng tim bị nhồi máu và theo dõi sự phát triển hình thái, cân nặng, các chỉ số sinh học khác trong 2 – 3 tuần nhằm đánh giá khả năng phục hồi của chúng.





TS Phạm Lê Bửu Trúc, tác giả nghiên cứu tạo miếng vá sinh học điều trị bệnh tim. Ảnh: Hà An

TS Phạm Lê Bửu Trúc, tác giả nghiên cứu tạo miếng vá sinh học điều trị bệnh tim. Ảnh: Hà An

Thông qua việc theo dõi siêu âm tim, nhóm nhận thấy sự cải thiện chức năng co bóp của thất trái sau khi ghép so với nhóm đối chứng và tiến hành mổ lấy tim chuột. TS Trúc và các cộng sự phân tích các đặc tính mô học về độ xơ xóa thành tim, quá trình liên kết “tấm vá sinh học” chứa mô tế bào gốc với mô cơ tim chuột, biểu hiện gene…

Kết quả, nhóm chuột thử nghiệm ghép mẫu tấm tế bào TB2 có tỷ lệ phần trăm xơ hóa mô tim giảm xuống 2,4%, là tốt nhất trong các nhóm chuột thử nghiệm. Ngoài ra, tấm tế bào gốc không có hiện tượng thải loại miễn dịch. “Kết quả này là cơ sở quan trọng để làm các bước thử nghiệm tiếp theo trên người”, nữ tiến sĩ hơn 15 kinh nghiệm nghiên cứu tế bào gốc chữa các bệnh tim mạch nói.

Để thử nghiệm lâm sàng trên người, nếu mổ hở để ghép tấm tế bào gốc vào thành tim sẽ phát sinh nhiều vấn đề trong đó việc xâm lấn quá nhiều sẽ tiềm tàng rủi ro. Do đó, TS Trúc đề xuất dùng thủ thuật bơm gel chứa tế bào gốc vào khoang màng tim. Sau đó đưa thiết bị chiếu ánh sáng nhỏ gọn (giúp gel đông và kết mạch) vào vùng tổn thương cơ tim để tạo “tấm vá sinh học” tế bào gốc tại chỗ, giúp che phủ vùng mô tim bị tổn thương. Đây được coi là phương pháp ít xâm lấn, giảm khả năng biến chứng và có thể mang lại nhiều lợi ích điều trị cho bệnh nhân.





Hình ảnh phóng đại sự liên kết giữa tấm tế bào gốc và cơ tim ở mẫu TB2. Ảnh: NVCC

Hình ảnh phóng đại sự liên kết giữa tấm tế bào gốc và cơ tim ở mẫu TB2. Ảnh: NVCC

TS.BS Bùi Quốc Thắng (Khoa hồi sức – phẫu thuật tim trẻ em, Bệnh viện Chợ Rẫy), đánh giá kết quả của nghiên cứu góp phần gợi ý nhiều hướng tiếp cận giúp đem lại những hiệu quả mới trong hỗ trợ điều trị bệnh lý tim mạch, nhất là bệnh nhồi máu cơ tim. Tấm ghép giúp giảm quá trình xơ hóa từ đó cải thiện chức năng co bóp của thất trái, cho thấy hiệu quả bảo vệ tế bào cơ tim trong tình trạng thiếu máu. Điều này có thể ứng dụng trong việc kết hợp với các phương pháp điều trị hiện tại như dùng thuốc, đặt stent hay phẫu thuật bắc cầu mạch vành nhằm tăng hiệu quả điều trị của các phương pháp hiện nay.

Tuy nhiên TS Thắng cho rằng, muốn ứng dụng trên người cần thêm một số nghiên cứu tiền lâm sàng nhằm làm rõ hơn cơ chế giảm xơ hóa và bảo vệ tế bào cơ tim trong tình trạng thiếu máu của tấm tế bào. Từ đó giúp bác sĩ củng cố thêm cơ sở khoa học cho các bước thử nghiệm lâm sàng tiếp theo. Bên cạnh đó, để thực hiện trên người, nghiên cứu cần được sự cho phép của Bộ Y tế và nguồn lực đầu tư rất lớn Lý do, thử nghiệm lâm sàng rất tốn kém, đòi hỏi đội ngũ chuyên gia lâm sàng hiểu rõ về cách tiến hành nghiên cứu. “Nếu nghiên cứu trên người thành công, lợi ích mang lại cho khoa học, bệnh nhân và cả lợi ích kinh tế sẽ tương xứng với sự đầu tư”, ông Thắng nói.

Hà An




Source link

Cùng chủ đề

Tiêu hủy hơn 27.000 viên thuốc Zovitit do vi phạm chất lượng

Thanh tra Bộ Y tế còn buộc Công ty S.C Slavia Pharma S.R.L phải tiêu huỷ 27.580 viên thuốc Zovitit vi phạm chất lượng mức độ 2. Tin mới y tế ngày 28/10: Tiêu hủy hơn 27.000 viên thuốc Zovitit do vi phạm chất lượngThanh tra Bộ Y tế còn buộc Công ty S.C Slavia Pharma S.R.L phải tiêu huỷ 27.580 viên thuốc Zovitit vi phạm chất lượng mức độ 2. ...

Hy vọng mới từ liệu pháp tế bào Car-T

Liệu pháp CAR-T mang lại hy vọng cho bệnh nhân ung thư NHL và ALL tái phát, kháng thuốc. Tế bào CAR-T sản xuất tại Việt Nam đạt chất lượng cao, với chi phí thấp hơn quốc tế. ...

Tháng của phái đẹp, khám phá bí quyết “khỏe đẹp trăm phần” cùng Fami Green Soy

Tháng 10 – tháng của phái đẹp Việt, Fami Green Soy đã gửi đến chị em phụ nữ Việt Nam những bí quyết “khỏe đẹp trăm phần, cân bằng cuộc sống” thông qua chuỗi hội thảo về dinh...

Cảnh giác với bệnh lý tim mạch, thận, chuyển hóa

Tin mới y tế ngày 20/10: Cảnh giác với bệnh lý tim mạch, thận, chuyển hóaTS. Nguyễn Trọng Khoa, Phó Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, bệnh lý tim mạch-thận-chuyển hóa đang là vấn đề đặc biệt cần quan tâm hiện nay. Cảnh giác với bệnh lý tim mạch, thận, chuyển hóa Theo ông Khoa, với số lượng bệnh nhân mắc đái...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

Khoa học và Công nghệ ứng phó với biến đổi khí hậu phục vụ phát triển bền vững Đồng bằng sông Cửu Long ​

 Tham dự tọa đàm có đồng chí Vũ Hải Quân, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; Nguyễn Văn Hiếu, Ủy viên Dự khuyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy TP Cần Thơ cùng nhiều lãnh đạo các viện, trường, các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Theo Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh Vũ Hải Quân, Đồng bằng...

Nhận diện thách thức trong chuyển đổi số, chuyển đổi xanh

NDO - Ngày 12/11, tại Hà Nội, Báo Đầu tư tổ chức hội thảo Tiên phong chuyển đổi kép vì một Việt Nam xanh hơn. Sự kiện nằm trong khuôn khổ hội thảo thường niên về phát triển bền vững, nhằm chia sẻ kinh nghiệm thực tế trong hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh bền vững, qua đó lan tỏa nguồn cảm hứng đổi mới sáng tạo để phát triển xanh hơn, bền vững...

Màn hình co giãn có thể "tự do biến thành bất kỳ hình dạng nào" của LG Display

Khác với những màn hình linh hoạt hiện tại chỉ có thể uốn cong hoặc gập lại, màn hình này thực sự có thể biến đổi, xoắn, và kéo giãn thành nhiều hình dạng khác nhau. Công ty sản xuất màn hình LG Display (Hàn Quốc) vừa trình làng nguyên mẫu cho màn hình co giãn đầu tiên trên thế giới, có khả năng mở rộng kích thước lên đến 50% mà...

Chuyển đổi kép: Lối thoát cho khủng hoảng khí hậu và tăng trưởng bền vững

Chuyển đổi số là động lực quan trọng để thúc đẩy sự thành công chuyển đổi xanh. Theo đó, xu hướng chuyển đổi kép là tất yếu và cộng đồng doanh nghiệp cần nắm bắt để tận dụng các cơ hội kinh doanh mới. “Các công ty FDI hàng đầu như Samsung là minh chứng cho quá trình chuyển đổi kép này, kết hợp sử dụng năng lượng tái tạo với chuyển đổi...

Cùng chuyên mục

Công ty mẹ Facebook bị châu Âu phạt hơn 840 triệu USD

Châu Âu phạt gã khổng lồ Meta, công ty mẹ Facebook, hơn 840 triệu USD vì vi phạm luật chống độc quyền và lạm dụng vị thế thống lĩnh để chèn ép các đối thủ. Ngày 14-11, Ủy ban châu Âu tuyên bố phạt...

Hoàn thiện thể chế thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo

(ĐCSVN)- Trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, cần tăng cường nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù, giải pháp mang tính đột phá, vượt trội để kịp thời giải quyết các vấn đề cấp bách, trọng điểm của quốc gia. Chiều 14/11, tại Hà Nội, Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam chủ trì, phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và...

Indonesia dạy AI và mã hóa cho học sinh tiểu học

Hiện tại mô hình giảng dạy AI và mã hóa đã được thử nghiệm tại một số trường học ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Ngày 14-11, Bộ trưởng Giáo dục tiểu học và trung học Indonesia Abdul Mu'ti cho biết nước này đang xem...

Thúc đẩy khoa học công nghệ trong lĩnh vực thủy lợi

NDO - Ngày 14/11, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức hội nghị khoa học công nghệ thủy lợi 80 năm phát triển và đồng hành cùng đất nước (1945-2025). Biến đổi khí hậu, khai thác nguồn nước thượng nguồn và phát triển kinh tế nội tại, thiên tai, ô nhiễm môi trường nước ngày càng trầm trọng, khó lường trên khắp cả nước. Đây là những thách thức rất lớn đối với...

Tăng cường hợp tác về an toàn thông tin mạng giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Ghi nhớ hợp tác giữa Cục An toàn thông tin với Cơ quan An ninh mạng, an ninh cơ sở hạ tầng của Hoa Kỳ, tiếp tục khẳng định nỗ lực của Việt Nam trong bảo vệ cơ sở hạ tầng số quan trọng. Ngày 14/11, tại Hà Nội, Cục An toàn thông tin (AIS) thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam ký Biên bản ghi nhớ (MOU) với Cơ...

Mới nhất

Xây dựng cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc trách nhiệm, đạo đức tại Việt Nam

Tham tán thương mại Tổng lãnh sự Hàn Quốc tại TP.HCM Cho Young Je nói phải tạo bằng được cộng đồng doanh nghiệp Hàn Quốc trách nhiệm và có đạo đức tại Việt Nam. ...

Báo chí Thụy Điển đánh giá cao kết quả chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân

Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân ngày 13/11 đã kết thúc chuyến thăm chính thức tới Thụy Điển, truyền thông, báo chí nước sở tại, Văn phòng Chính phủ và chuyên trang của Tập đoàn công nghệ Ericson có nhiều bài viết ca ngợi mối quan hệ và triển vọng hợp tác trong tương lai. Trang thông tin...

Cắt bao quy đầu có đau không và phương pháp thực hiện

Cắt bao quy đầu là một tiểu phẫu được thực hiện ở nam giới để khắc phục các vấn đề do dài bao quy đầu gây ra, ảnh hưởng đến cuộc sống và sức...

Công ty mẹ Facebook bị châu Âu phạt hơn 840 triệu USD

Châu Âu phạt gã khổng lồ Meta, công ty mẹ Facebook, hơn 840 triệu USD vì vi phạm luật chống độc quyền và lạm dụng vị thế thống lĩnh để chèn ép các đối thủ. ...

Giá vàng thế giới chỉ còn tương đương 78,7 triệu/lượng, liệu đã chạm đáy?

Giá vàng thế giới tối nay 14-11 giảm nhanh về 2.559,3 USD/ounce. Như vậy giá vàng thế giới đã bốc hơi 227,8 USD/ounce so với mức đỉnh. ...

Mới nhất