Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dục'Nhà giáo dứt khoát phải có giấy phép hành nghề'

‘Nhà giáo dứt khoát phải có giấy phép hành nghề’


Thầy Lê Văn Chương phát biểu tại hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo - Ảnh: MỸ DUNG

Thầy Lê Văn Chương phát biểu tại hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo – Ảnh: MỸ DUNG

Nội dung giấy phép hành nghề của nhà giáo vẫn là điểm nóng trong hội thảo góp ý dự thảo Luật Nhà giáo, do Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM tổ chức.

Cần số hóa thủ tục cấp giấy phép hành nghề để tránh rườm rà

Nêu ý kiến tại hội thảo, thầy Lê Văn Chương – Trung tâm Giáo dục thường xuyên Chu Văn An, TP.HCM – nêu những lo ngại khi cấp giấy phép hành nghề cho giáo viên, nhất là những giáo viên đi dạy đã lâu.

“Lo ngại nhất là những giáo viên đã dạy mấy chục năm rồi mà giờ phải thi lấy giấy phép hành nghề, họ sẽ tâm tư. Đối với giáo viên trẻ, mới ra trường, việc thi lấy chứng chỉ hành nghề sẽ dễ hơn đối với những giáo viên lớn tuổi. Tôi đề nghị việc cấp chứng chỉ hành nghề cần có lộ trình” – ông Chương góp ý.

Ông Lê Duy Tân - trưởng phòng giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM - phát biểu góp ý tại hội thảo - Ảnh: MỸ DUNG

Ông Lê Duy Tân – trưởng phòng giáo dục trung học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM – phát biểu góp ý tại hội thảo – Ảnh: MỸ DUNG

Tại hội thảo, ông Phạm Đăng Khoa – trưởng Phòng giáo dục và đào tạo quận 3, TP.HCM – nêu ý kiến trong tờ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo có nêu ý là nhóm đối tượng nhân sự giáo dục khác như thư viện, thiết bị thư viện, tư vấn học sinh, hỗ trợ giáo dục khuyết tật… có thống nhất được gọi là nhà giáo hay không?

“Ý kiến của chúng tôi là tán đồng những nhân sự này cũng được gọi là “nhà giáo”. Tất cả những vị thầy cô này dù không đứng ở trên lớp để giảng dạy, nhưng vẫn mang phong thế của nhà giáo dục, góp phần cùng với hội đồng sư phạm của nhà trường để giáo dục học sinh, nên chúng tôi thống nhất đây gọi là “nhà giáo”. 

Đương nhiên, sẽ có những chi tiết cụ thể hơn nữa trong từng chứng chỉ hành nghề của nhà giáo” – ông Khoa nói.

Cũng tại hội thảo, một giáo viên Trường THCS Lê Quý Đôn, quận 3, TP.HCM, nhận xét việc cấp giấy phép hành nghề cho giáo viên sẽ làm tăng thêm uy tín của nghề giáo, tăng thêm vị thế của mỗi nhà giáo, cũng như đảm bảo được chuẩn của nghề nhà giáo, đảm bảo được chất lượng giáo dục, quyền lợi của giáo viên.

Trong đó, điều hay nhất là tại dự thảo có ý rằng đối với những nhà giáo đến tuổi nghỉ hưu nhưng còn sức khỏe và có năng lực tốt vẫn được cấp chứng chỉ hành nghề để tận dụng lực lượng lao động có chất xám cao cho giáo dục.

“Tuy nhiên, để có thể thuận tiện cho việc cấp giấy phép thì cần số hóa thủ tục hành nghề, thủ tục cần gọn, tránh nhà giáo áp lực sẽ bị rườm rà trong cấp phép hành nghề nhà giáo, cần có quy định rõ hơn việc sử dụng giấy phép hành nghề một cách hợp lý. 

Không phải ai cũng có thể có giấy phép hành nghề, đảm bảo chuẩn giấy phép hành nghề” – cô giáo này nêu ý kiến.

Nhà giáo dứt khoát phải có chứng chỉ hành nghề

Với nhiều ý kiến liên quan đến cấp chứng chỉ hành nghề, ông Phạm Đỗ Nhật Tiến – nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành viên tham gia soạn thảo Luật Nhà giáo – giải thích việc xây dựng Luật Nhà giáo theo cách tiếp cận kiến tạo. 

Vì thế, không tránh khỏi mang tính xung đột. Tuy nhiên theo ông, việc cấp giấy phép hành nghề này hoàn toàn chỉ là lợi ích nhà giáo.

Ông Phạm Đỗ Nhật Tiến - nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành viên tham gia soạn thảo Luật Nhà giáo - phát biểu tại hội thảo góp ý - Ảnh: MỸ DUNG

Ông Phạm Đỗ Nhật Tiến – nguyên trợ lý Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, thành viên tham gia soạn thảo Luật Nhà giáo – phát biểu tại hội thảo góp ý – Ảnh: MỸ DUNG

“Chúng ta hội nhập quốc tế, không thể không có giấy phép hành nghề. Dứt khoát phải có. Đây là xu hướng chung của các nước trên khắp thế giới, làm nhà giáo phải có giấy phép hành nghề. Lý do, nghề dạy học là nghề rất đặc biệt liên quan đến việc xây dựng con người. Như vậy, người làm nghề này phải có giấy phép hành nghề” – ông Tiến khẳng định.

Việc dứt khoát phải có giấy phép hành nghề để đảm bảo nhà giáo đúng là người đem lại những phẩm chất, năng lực cần thiết cho đối tượng mà mình dạy học. Đây là điều mà Luật Nhà giáo mong muốn.

Theo ông Tiến, tất cả những thầy cô đang giảng dạy đương nhiên sẽ có giấy phép hành nghề, không có một thủ tục nào phức tạp hơn.

Giấy phép hành nghề chỉ đặt ra với người bắt đầu vào nghề giáo

Vấn đề giấy phép hành nghề chỉ đặt ra với người bắt đầu tốt nghiệp đại học sư phạm và làm việc trong các nhà trường.

Trước đây, sau khi tốt nghiệp đại học sư phạm, người tham gia giảng dạy vào trường phải có thời gian tập sự 12 tháng. Sau 12 tháng nếu được nhận sẽ có quyết định của lãnh đạo cơ sở giáo dục.

Còn bây giờ, theo dự thảo luật, giáo viên đó khi được nhận vào trường thì sẽ được bộ cấp giấy phép hành nghề sau 12 tháng tập sự.

Muốn hành nghề y, phải thi lấy chứng chỉMuốn hành nghề y, phải thi lấy chứng chỉ

TTO – Để được hành nghề khám chữa bệnh, cả bác sĩ đa khoa và chuyên khoa sẽ phải trải qua một kỳ thi quốc gia, nếu đủ điều kiện mới được cấp chứng chỉ hành nghề.



Nguồn: https://tuoitre.vn/nha-giao-dut-khoat-phai-co-giay-phep-hanh-nghe-20240621175618531.htm

Cùng chủ đề

Báo động áp lực từ phụ huynh

Áp lực từ phụ huynh không chỉ khiến giáo viên cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng, mất tự chủ và cảm hứng trong công việc, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng giáo dục; mà còn tạo nên hình ảnh xấu về nhà...

Hiệu trưởng ở TPHCM tiết lộ lương giáo viên cao nhất 60 triệu đồng

(Dân trí) - Mức lương cao nhất ở trường học ngoài công lập này là hơn 137 triệu đồng/người/tháng, riêng đội ngũ giáo viên có mức lương từ 14 đến hơn 60 triệu đồng/tháng. Thông tin trên được ông Tưởng Nguyên Sự, Hiệu trưởng Trường Tiểu học-THCS-THPT Ngô Thời Nhiệm - là một trường ngoài công lập ở TPHCM -  chia sẻ tại buổi góp ý dự thảo Luật Nhà giáo do Bộ GD&ĐT tổ chức tại TPHCM ngày 29/11.Ông...

Giáo viên một trường ngoài công lập ở TP.HCM nhận lương cao nhất hơn 60 triệu/tháng

  Ông Tưởng Nguyên Sự, Hiệu trưởng trường Tiểu học, THCS, THPT Ngô Thời Nhiệm cho biết, mức lương bình quân giáo viên của trường hiện nay là hơn 30 triệu đồng/tháng, cao nhất 60,7 triệu/tháng, thấp nhất là 14 triệu/tháng. Hằng năm, nhà trường tăng khoảng 10% đối với lương của giáo viên, trong khi học phí tăng từ 3-5%. "Chúng tôi hiện nay phải cố gắng trả gấp đôi hoặc cao hơn để thu hút được nhà giáo. Luật...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Metro định tuyến lại đường đi học, đi làm

Ngày 22-12-2024 không chỉ đánh dấu một cột mốc quan trọng trong hạ tầng giao thông của TP.HCM mà sẽ là ngày mới được chờ đợi bấy lâu, ngày thay đổi cuộc sống của bao người, bao gia đình. Sáng nay (22-12) các nhà ga thuộc tuyến metro số 1 Bến Thành - Suối Tiên bắt đầu đón khách - Ảnh: C.TUẤN Tuyến đường 20km từ Thủ Đức vào khu vực trung tâm TP sẽ rất gần với metro và các...

Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí có tân chủ tịch

Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam (PVN) vừa có nghị quyết bổ nhiệm vị trí chủ tịch của Tổng công ty Thăm dò và khai thác dầu khí (PVEP). Theo văn bản số 961 ban hành ngày 19-12 về công tác...

Nhà đầu tư ngoại mua cổ phiếu FPT chậm thanh toán, công ty của bà Nguyễn Thanh Phượng phải trả

Công ty cổ phần Chứng khoán Vietcap do bà Nguyễn Thanh Phượng làm chủ tịch vừa có báo cáo gửi Ủy ban Chứng khoán về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phiếu FPT nhưng chưa thanh toán. Thông tư 68 của Bộ...

Tài chính là điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển giáo dục đại học

Đây là đánh giá của Bộ Giáo dục và Đào tạo, khi đánh giá 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học 2019-2023. Cũng theo bộ này, 5 năm thực hiện Luật Giáo dục đại học đã mang lại nhiều hiệu quả tích...

Cảnh báo người dân dùng hàng xách tay một sản phẩm sữa của Hàn Quốc bị thu hồi

Ngày 21-12, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát đi thông tin thu hồi sản phẩm sữa tiệt trùng của Hàn Quốc bị nhiễm chất tẩy rửa. Cụ thể, theo Cục An toàn thực phẩm, vừa qua một số website tại Hàn...

Bài đọc nhiều

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học sinh so với năm ngoái. Điểm nhấn của đội tuyển học sinh Hà Nội dự thi học sinh giỏi quốc gia...

Chuyên gia luật đề xuất giải pháp kiểm soát quyền lực nhà nước

Theo các chuyên gia, với mục tiêu đánh giá công tâm, xem xét việc kiểm soát quyền lực nhà nước đang là vấn đề quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh Việt Nam hiện nay. Để phân công quyền lực nhà nước phù...

Nữ sinh 17 tuổi trúng tuyển Harvard với bài luận chia sẻ lý do muốn học lịch sử

Phan Linh Lan, 17 tuổi, lớp 12 Trường Concordia (Hà Nội), vừa vỡ òa cảm xúc khi nhận thư báo trúng tuyển ngành luật, Đại học Harvard trong đợt xét tuyển sớm. Linh Lan trở thành học sinh đầu tiên của trường trúng tuyển vào đại học danh giá này. ...

Trường cấp 2 ở TP.HCM bắt đầu dạy học bằng tiếng Anh

Từ học kỳ 2 năm học 2024-2025, Trường THCS Minh Đức, quận 1, TP.HCM sẽ chính thức để giáo viên người Việt bắt đầu những tiết dạy các môn toán, khoa học tự nhiên, lịch sử - địa lý bằng tiếng Anh. Trước đó...

Đề thi, đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán của quận Ba Đình

VietNamNet giới thiệu đề thi và đáp án học kỳ 1 lớp 9 môn Toán 2024 của quận Ba Đình, Hà Nội. Các đề thi môn Toán được Phòng GD-ĐT xây dựng theo hình thức tự luận với thời gian làm bài 90 phút. Sau đây là đề thi và đáp án học kỳ 1 môn Toán lớp 9: Đề thi học kỳ 1 môn Ngữ văn 8 hỏi về 'trường học hạnh phúc' Trong đề kiểm tra cuối kỳ 1 năm...

Cùng chuyên mục

Giảm bao nhiêu tiền trong chi phí học tập?

Nếu từ năm học 2025-2026, trẻ mầm non dưới 5 tuổi ở TP.HCM được miễn học phí, phụ huynh sẽ giảm được một khoản tiền trong chi phí học tập của con em. Việc miễn học phí này còn có ý nghĩa trong...

Bài luận đặc biệt giúp nam sinh Hà Nội giành học bổng Mỹ hơn 7,5 tỷ đồng

Ví mình từng giống như “người ngoài hành tinh”, có thế giới nội tâm là một hành tinh xa lạ chưa ai đặt chân tới, Nam Khánh kể về hành trình thay đổi bản thân, nhờ đó góp phần chinh phục đại học khai phóng hàng đầu nước Mỹ. Trần Nam Khánh, học sinh lớp 12 chuyên Anh, Trường THPT Chuyên Ngoại ngữ (Hà Nội), vừa nhận kết quả trúng tuyển sớm vào Colby College, ngôi trường thuộc top 25...

Thí sinh nhận ‘mưa’ giải thưởng Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024

TPO - Chiều 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 (VSAR). TPO - Chiều 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra lễ bế mạc và trao giải Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 (VSAR). Dự lễ bế mạc có anh Lê Hải Long, Trưởng Ban Công tác Thiếu nhi T.Ư Đoàn, Phó Chủ tịch...

Hỗ trợ sinh viên phát triển dự án khởi nghiệp tạo tác động xã hội

Dự án tăng tốc khởi nghiệp tạo tác động xã hội diễn ra vào ngày 21 và 22/12 nhằm hỗ trợ sinh viên phát triển dự án sau ngày hội khởi nghiệp quốc gia của học sinh, sinh...

vòng chung kết Cuộc thi Vô địch Quốc gia STEM, AI và Robotics 2024

NDO - Sau gần hai tháng triển khai vòng loại trên toàn quốc, ngày 21/12, tại Cung Thể thao tổng hợp Quần Ngựa, Hà Nội, Báo Tiền Phong phối hợp Hội đồng Đội Trung ương tổ chức Vòng chung kết Cuộc thi Vô địch quốc gia STEM, AI và Robotics 2024 (VSAR). Phát biểu khai mạc, Tổng Biên tập Báo Tiền phong Phùng Công Sưởng cho biết: Ban tổ chức đã tổ chức các vòng sơ...

Mới nhất

Hoàn thành dự án tu bổ di tích Hải Vân Quan

(CLO) Dự án bảo tồn, tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan khởi công tháng 12/2021, với tổng mức đầu tư hơn 42 tỷ...

Chiến sĩ Lữ đoàn 242 vững tay súng, chắc tinh thần người lính Bộ đội Cụ Hồ

(Dân trí) - Các chiến sĩ Tiểu đoàn Cô Tô, Lữ đoàn 242 (Quân khu 3) vẫn luôn tích cực tập luyện không kể ngày hay đêm, bảo vệ vững chắc tuyến đảo Đông Bắc của Tổ quốc. Đóng quân trên địa bàn biên giới, biển, đảo, có vị trí đặc biệt quan trọng, Tiểu đoàn đảo Cô Tô thuộc...

Quân đội Nhân dân Việt Nam: Những mốc son trong chặng đường 80 năm xây dựng và phát triển

Trong hành trình 80 năm xây dựng và phát triển, Quân đội Nhân dân (QĐND) Việt Nam anh hùng đã để lại nhiều dấu ấn nổi bật đối với lịch sử của đất nước và quốc tế. LỜI TÒA SOẠN Nhân dịp kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2024) và 35 năm...

Ngoại giao văn hóa: 2024 là năm “bội thu” của ngoại giao văn hóa Việt Nam

Trao đổi văn học nghệ thuật, trao đổi văn hóa du lịch, giao lưu thể thao, trao đổi học thuật, trao đổi triển lãm và các hoạt động văn hóa khác là những biểu hiện chính của ngoại giao văn hóa. Trao đổi với phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ông Lăng Đức Quyền (Ling...

Quân đội nhân dân Việt Nam: Truyền thống hào hùng, sự nghiệp vẻ vang

80 năm xây dựng, chiến đấu, trưởng thành và chiến thắng, Quân đội nhân dân Việt Nam luôn là lực lượng nòng cốt cùng toàn Đảng, toàn dân làm nên những chiến thắng vĩ đại. Bản chất cao đẹp, truyền thống hào hùng Đồng chí Nguyễn Trọng Nghĩa - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban...

Mới nhất