Trang chủNewsThời sựNhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở...

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM

Chiều 14/11, Sở GTVT TP.HCM tổ chức hội nghị tham vấn nghiên cứu tiền khả thi 5 dự án đầu tư nâng cấp, mở rộng đường hiện hữu ở các cửa ngõ TP theo hình thức BOT mà Nghị quyết 98 cho phép TP.HCM thí điểm.

Phấn đấu khởi công dự án đầu tiên cuối năm 2025

Chủ trì cuộc họp, ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM cho biết, TP.HCM có cơ chế đầu tư hạ tầng giao thông hình thức BOT trên đường hiện hữu theo Nghị quyết 98. Tuy nhiên, do đang thí điểm nên khi triển khai phải có sự giám sát, đánh giá chặt chẽ, đảm bảo sự công khai, minh bạch, hiệu quả.

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 1.

Bình đồ giao thông các tuyến đường ở TP.HCM và 5 dự án BOT dự kiến triển khai.

Sau quá trình lựa chọn, HĐND TP.HCM đã cho phép nghiên cứu 5 tuyến đường làm theo hình thức BOT. Đây là các tuyến đường được ngân sách nhà nước đầu tư nghiên cứu, Sở GTVT là đơn vị đầu tư, lập báo cáo nghiên cứu khả thi để trình UBND TP phê duyệt.

Ông Lâm cho biết, về lộ trình thực hiện, trong tháng 12/2024 (hoặc chậm nhất đến tháng 1/2025) sẽ trình Hội đồng thẩm định cấp cơ sở báo cáo nghiên cứu tiền khả thi; quý I/2025 phê duyệt chủ trương đầu tư; lựa chọn nhà thầu lập báo cáo nghiên cứu khả thi; khảo sát, lập báo cáo nghiên cứu khả thi, khảo sát sự quan tâm của nhà đầu tư; phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi trong quý III/2025. Lựa chọn nhà đầu tư, phấn đấu đến cuối năm 2025 khởi công dự án đầu tiên.

Theo Lâm, xây dựng theo hình thức BOT trên đường hiện hữu phải làm sao đáp ứng hài hòa lợi ích của người dân, Nhà nước, nhà đầu tư; có tác động tốt đến giao thông, xã hội; áp dụng giải pháp công nghệ trong quá trình thi công để đẩy nhanh tiến độ, giảm thiểu tác động giao thông, nhanh chóng đưa vào khai thác… Bên cạnh đó, các nhà đầu tư tham gia cũng cùng rà soát để làm đúng theo quy định của Nghị quyết 98…

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 2.

Ông Trần Quang Lâm, Giám đốc Sở GTVT TP.HCM.

Cấp thiết mở rộng 5 tuyến đường cửa ngõ

Năm tuyến đường cửa ngõ TP.HCM đang được đề xuất làm BOT, gồm: QL1A (từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An), QL13 (từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương), QL22 (từ nút giao An Sương đến Vành đai 3); đường trục Bắc – Nam (từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức – Long Thành); xây dựng cầu đường Bình Tiên (từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh).

Hiện nay, cả 5 tuyến đường đều có tình trạng ùn tắc giao thông nghiêm trọng, nhất là vào giờ cao điểm hoặc dịp lễ, Tết. Cùng với đó, tai nạn giao thông cũng liên tục xảy ra, khả năng phục vụ các tuyến đường chỉ ở mức thấp.

Trên cơ sở đó, các đơn vị tư vấn đề xuất phương án xây dựng các tuyến đường theo đề xuất làm đường dưới thấp, đường trên cao và kết hợp các loại hình giao thông khác.

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 3.

Tình trạng kẹt xe tại các cửa ngõ TP.HCM ngày càng nghiêm trọng.

Ở tuyến QL13, hiện trạng đường từ nút giao Bình Phước đến nút giao Bình Lợi có bề rộng 19 – 26,5m, phần xe chạy rộng từ 14,5 – 14m, dải phân cách giữa 0,5m, phần vỉa hè từ 4 – 8m, chiều dài tuyến khoảng 5,9km.

Phương án đề xuất là làm đường dưới thấp và cầu cạn trên cao; trong đó, cầu cạn kết nối từ cầu Bình Triệu đến nút giao Bình Phước có chiều dài 3,7km. Trên tuyến có 2 nút giao khác mức ba tầng gồm nút giao Bình Triệu – Phạm Văn Đồng và nút giao cuối tuyến giao quốc lộ 1A – quốc lộ 13.

Với tuyến đường này, tổng mức đầu tư dự kiến là 19.953 tỷ đồng, trong đó, khoảng 1.150 hộ dân bị ảnh hưởng với diện tích khoảng 18ha.

Với tuyến Xô Viết Nghệ Tĩnh, Đinh Bộ Lĩnh (quận Bình Thạnh) vốn cũng đang kẹt xe rất nghiêm trọng, đơn vị tư vấn đề xuất nghiên cứu làm thêm đoạn từ cầu Bình Triệu đến nút giao Hàng Xanh, để tạo trục giao thông kết nối cửa ngõ phía bắc vào trung tâm thành phố, tránh “chuyển kẹt xe từ nơi này sang nơi khác”.

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 4.

Thiết kế đường trên cao, dưới thấp tại QL1A.

Đối với Quốc lộ 1, đây là tuyến đường nằm ở cửa ngõ phía Tây TP.HCM, có điểm đầu kết nối nút giao An Lạc – đường Kinh Dương Vương, điểm cuối giáp ranh tỉnh Long An. Trên tuyến có 12 điểm giao cắt, trong đó có 3 nút giao khác mức liên thông (nút Tân Kiên, nút Bình Thuận, nút Vành đai 3).

Đây là tuyến đường đông đúc xe và thường xảy ra kẹt xe tại nút giao An Lạc kéo dài đến đường Trần Đại Nghĩa, cầu Bình Điền, nút Bình Thuận.

Các đơn vị đề xuất phương án làm đường đi dưới thấp và trên cao ở một số đoạn phù hợp với chiều dài 9,6km, mặt cắt ngang 60m. Trong đó, kiến nghị các nút giao khác mức được xây dựng hoàn chỉnh. Mức đầu tư dự kiến là 15.897 tỷ đồng.

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 5.

Đoạn QL22 có chiều dài 8,7km, mức đầu tư khoảng 8.800 tỷ đồng.

Tại Quốc lộ 22, điểm đầu từ nút giao An Sương và điểm cuối đường Vành đai 3, chiều dài tuyến là 8,7km. Các đơn vị đề xuất hướng đi dưới thấp kết hợp các cầu vượt ở 7 nút giao trên tuyến. Còn phương án đi trên cao thì để phục vụ giao thông tốc độ nhanh kết nối đường Vành đai 3 đến An Sương, ở giữa tuyến metro số 2. Trên tuyến sẽ có 3 nút giao lớn, một số nút giao khác mức. Dự kiến, tổng mức đầu tư dự án là 8.810 tỷ đồng.

Với trục Bắc Nam, đoạn từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức – Long Thành, hiện đã xây dựng hai đường song hành, sẽ mở rộng công trình ở giữa. Đây là tuyến đường được đánh giá có sự thuận lợi vì chỉ phải giải phóng mặt bằng ở các khu vực nút giao, tương lai cũng sẽ có tuyến metro số 4 đi từ trung tâm TP về Hiệp Phước (huyện Nhà Bè).

Tuy nhiên, trên tuyến có đường ống cấp nước lớn nên các đơn vị đề xuất phương án làm cầu cạn 4 làn xe, lệch tim trên tuyến. Tổng chiều dài cầu cạn là 7,2km, gồm 2 nút giao Nguyễn Văn Linh và nút giao với cao tốc Bến Lức – Long Thành. Dự kiến tổng mức đầu tư là 8.483 tỷ đồng.

Cuối cùng, với tuyến cầu đường Bình Tiên, điểm bắt đầu từ nút giao đường Phạm Văn Chí, điểm cuối là nút giao đường Nguyễn Văn Linh, cách QL50 khoảng 600m. Tuyến đường có chiều dài 3,6km, tổng mức đầu tư khoảng 6.863 tỷ đồng.

Đường dưới thấp kết hợp đường trên cao

Tại hội nghị, các chuyên gia, nhà đầu tư cho ý kiến về phương án thiết kế xây dựng các tuyến đường cũng như phương án giải phóng mặt bằng, đầu tư, hoàn vốn…

Ông Lê Quỳnh Mai, Phó chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả góp ý, các đơn vị tư vấn cần cân nhắc nên làm đường trên cao hay dưới thấp. Theo ông, cần hạn chế làm đường trên cao để không gây mất mỹ quan. “Thay vào đó, nên nghiên cứu phương án đi ngầm, làm hầm ở các nút giao lớn”, ông nói.

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 6.

Ông Lê Quỳnh Mai, Phó Chủ tịch Công ty CP Đầu tư hạ tầng giao thông Đèo Cả.

Ông Mai cũng cho rằng, cần có tiêu chí mềm về phương án tài chính của dự án. Theo ông, có thể thu phí theo từng chặng, từng kilomet.

Về tỷ lệ tham gia tài chính, ông Mai cho rằng, ngân sách nhà nước tham gia từ 50% hay 70% là phù hợp để rút ngắn thời gian thu hồi vốn. Thời gian thu hồi vốn tốt nhất nên là khoảng 20 năm trở lại.

“Việc giải phóng mặt bằng cũng rất nan giải. Do đó, TP cần tách khâu này thành dự án thành phần riêng và do địa phương thực hiện”, ông Mai đề xuất.

Ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII) cũng cho rằng, hiện nhu cầu làm đường trên cao tại TP chưa cần thiết, do đó, cứ làm đường dưới thấp trước. Tuy nhiên, trong quá trình khai thác, khi mức độ lưu thông cao, nhà đầu tư phải thực hiện làm đường trên cao theo hợp đồng.

Nhà đầu tư bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TP.HCM- Ảnh 7.

Ông Lê Quốc Bình, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM (CII).

Theo ông Bình, nếu làm đường trên cao ngay từ bây giờ thì phần vốn rất lớn. Vì vậy, nên phân kỳ theo hai giai đoạn; giai đoạn 1 làm đường đi thấp, các nút giao dưới thấp làm cầu vượt, hầm chui.

Trong khi đó, TS Trần Du Lịch – Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thực hiện Nghị quyết 98, nêu ý kiến khác: Trước mắt không nên mở mặt đường quá rộng, bởi phải giải phóng mặt bằng nhiều. Cần thiết thì làm đường trên cao, hạn chế ảnh hưởng đến người dân”.

Cũng như ông Mai, ông Bình cho rằng giải phóng mặt bằng là vấn đề lớn. “Do đó, khi nào công tác giải phóng mặt bằng đạt được 90% mới triển khai dự án, tránh tình trạng nhà thầu phải chôn chân, chôn vốn vào các dự án”, ông nói.

Tại hội nghị, TS Trần Du Lịch bày tỏ: TP cần sớm triển khai nhanh, gọn 1-2 dự án trước, “tránh tình trạng đến năm 2026 sơ kết 3 năm Nghị quyết 98 mà chúng ta mới triển khai dự án”.



Nguồn: https://www.baogiaothong.vn/nha-dau-tu-ban-phuong-an-lam-5-du-an-bot-mo-rong-cac-cua-ngo-tphcm-192241114142952825.htm

Cùng chủ đề

TP.HCM chấm dứt hợp đồng BOT dự án đường nối cao tốc Trung Lương gần 1.600 tỷ

UBND TP.HCM vừa gửi thông báo đến Công ty TNHH MTV đầu tư BOT TP.HCM - Trung Lương (doanh nghiệp dự án) và Công ty cổ phần tập đoàn Yên Khánh (nhà đầu tư) về việc chấm dứt trước thời hạn hợp đồng BOT dự án đầu tư xây dựng đoạn tuyến nối đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TP.HCM - Trung Lương (giai đoạn 1).Ngoài ra, theo UBND TP.HCM, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự...

Chấm dứt hợp đồng dự án BOT gần 1.600 tỷ ở cửa ngõ TPHCM vì 9 năm chưa xong

Dự án nối đường Võ Văn Kiệt đến cao tốc TPHCM - Trung Lương dài 2,7km, kinh phí 1.557 tỷ đồng vừa bị thành phố chấm dứt hợp đồng BOT sau 9 năm triển khai. 3 lý do đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng BOT UBND TPHCM vừa gửi thông báo đến Công ty Cổ phần tập đoàn Yên Khánh (nhà đầu tư) và Công ty TNHH MTV đầu tư BOT TPHCM - Trung Lương (doanh nghiệp dự án) về...

35.000 tỷ đồng mở rộng 3 cửa ngõ TPHCM bằng đường trên cao

Quốc lộ 13, trục Bắc - Nam, cầu - đường Bình Tiên là 3 trong 5 dự án nâng cấp, mở rộng cửa ngõ theo hình thức BOT mà Nghị quyết 98 cho phép TPHCM thí điểm. TPHCM đang nghiên cứu, hoàn thiện báo cáo tiền khả thi cho 5 dự án BOT nâng cấp, mở rộng các cửa ngõ trọng điểm nhằm nâng cấp hạ tầng giao thông và cải thiện khả năng kết nối khu vực. 5 dự án...

Bàn phương án làm 5 dự án BOT mở rộng các cửa ngõ TPHCM

TPO - Trước đề xuất của đơn vị tư vấn về việc làm đường trên cao ở một số dự án mở rộng đường cửa ngõ TPHCM áp dụng hợp đồng BOT, đại diện một số nhà đầu tư cho rằng nên có phương án làm đường dưới thấp trước, khi lưu lượng lưu thông cao thì mới tính chuyện làm đường trên cao. TPO - Trước đề xuất của đơn vị tư vấn về việc làm đường...

Cần 60.000 tỷ đồng làm 5 dự án BOT mở rộng cửa ngõ TPHCM

Để làm 5 dự án BOT trên đường hiện hữu theo Nghị quyết 98 cho phép TPHCM thí điểm, cần khoảng 60.000 tỷ đồng, bao gồm vốn ngân sách và huy động từ nhà đâu tư. Nội dung trên được liên danh tư vấn đưa ra tại Hội nghị tham vấn về báo cáo nghiên cứu tiền khả thi 5 dự án BOT mở rộng cửa ngõ TPHCM theo Nghị quyết 98 vào chiều nay (14/11). Hội nghị do Sở GTVT...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Hai gói thầu đang gặp khó vì thiếu cát

Tuyến tránh thành phố Cao Lãnh (Đồng Tháp) có tổng chiều dài hơn 14,5km với tổng đầu tư hơn 900 tỷ đồng dự kiến về đích vào cuối năm nay. ...

Cận cảnh đoàn xe buýt điện phục vụ metro số 1 cập bến TP.HCM

150 xe buýt điện của 17 tuyến kết nối các nhà ga metro số 1 đã có mặt tại TP.HCM, sẵn sàng vận hành chở khách khi tuyến metro chính thức hoạt động. ...

Thời tiết bất lợi làm chậm tiến độ thi công nâng cấp hai tuyến đường bộ khu vực ĐBSCL

Tính hết tuần đầu tháng 12/2024, tiến độ thi công hai dự án Cao Lãnh - Lộ Tẻ và Lộ Tẻ - Rạch Sỏi chưa đáp ứng kế hoạch do bất lợi về thời tiết. ...

Khi sắp xếp, tinh gọn thì chế độ, chính sách phải cao hơn hiện hành

Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, chế độ, chính sách với cán bộ, công chức, người lao động khi sắp xếp, tinh gọn phải có tính nhất quán, kế thừa các chính sách đã có từ trước đến nay và cao hơn chính sách hiện hành. ...

Thủ tướng chỉ đạo gỡ vướng dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng ở TP.HCM

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản gửi TP.HCM và các bộ, ngành liên quan để tập trung gỡ vướng cho dự án chống ngập 10.000 tỷ ở TP.HCM. ...

Bài đọc nhiều

Màn ‘bẻ lái’ ngoạn mục giúp đại gia Nguyễn Cao Trí thu lợi hơn 27.000 tỷ đồng 

Ông Nguyễn Cao Trí đã dùng tiền, lợi ích vật chất, câu kết với các cá nhân có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan quản lý nhà nước để “bẻ lái” các quyết định trong việc xử lý sai phạm, thu hồi Dự án Đại Ninh nhằm trục lợi. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ xảy ra tại tỉnh Lâm Đồng và một số...

AFF Cup 2024: Cơ hội cho đội tuyển Việt Nam khắc chế Indonesia

HLV Kim Sang-sik cùng trợ lý đã theo dõi rất kỹ màn thể hiện của Indonesia để vạch ra con đường chiến thắng cho đội tuyển VN, trong trận đấu giữa hai đội vào ngày 15.12 trên Sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). THIẾU SÓT CỦA INDONESIA Trận hòa 3-3 trước Lào là cú ngã đau đớn của đội tuyển Indonesia, ngay trước khi thầy trò HLV Shin Tae-yong bước vào trận quyết đấu với VN trên sân Việt Trì vào 20 giờ...

Phương án sắp xếp, tinh gọn bộ máy ở tỉnh Thái Bình

Chiều 10/12, Tỉnh ủy Thái Bình tổ chức hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh mở rộng Kỳ họp thứ 37 triển khai các văn bản của Ban Chỉ đạo tỉnh về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy trong hệ thống chính trị theo Nghị quyết số 18 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo tổng kết Nghị...

Lo đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup, báo Indonesia cầu viện tuyển Việt Nam

(Dân trí) - Tờ Suara (Indonesia) đã lên tiếng cầu viện sự giúp đỡ của đội tuyển Việt Nam vì lo sợ đội nhà bị loại sớm ở AFF Cup 2024. Sau thất bại với tỷ số 0-1 trước đội tuyển Việt Nam vào hôm 15/12, Indonesia đối diện với nguy cơ bị loại. Họ đang xếp thứ hai bảng B với 4 điểm sau 3 trận đấu, hơn Philippines, Lào 2 điểm và hơn Myanmar 3 điểm. Tuy nhiên,...

Bộ Chính trị kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình, khiển trách bà Trương Thị Mai

Bộ Chính trị đã quyết định thi hành kỷ luật cảnh cáo ông Nguyễn Xuân Phúc, Trương Hòa Bình và kỷ luật khiển trách bà Trương Thị Mai. Ngày 13-12 tại Trụ sở Trung ương Đảng, Bộ Chính trị đã xem xét, thi hành kỷ luật đảng viên có vi phạm, khuyết điểm. Sau khi xem xét đề nghị của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Bộ Chính trị nhận thấy ông Nguyễn Xuân Phúc, trong thời gian giữ chức vụ ủy viên...

Cùng chuyên mục

Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Y Vinh Tơr gặp mặt Đoàn đại biểu Người có uy tín TP. Hồ Chí Minh

Nhân dịp Đoàn đại biểu Người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS TP. Hồ Chính Minh đến thăm Thủ đô Hà Nội, chiều 17/12, Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc (UBDT) Y Vinh Tơr đã thân mật tiếp đón và gặp Đoàn đại biểu tại trụ sở UBDT. Cùng tiếp đón Đoàn có lãnh đạo các Vụ, đơn vị thuộc UBDT.Thực hiện Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -...

Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận: Giám sát thực hiện Chương trình MTQG 1719 tại các đơn vị lâm nghiệp

Ngày 17/12, ông Bạch Văn Dương, Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Ninh Thuận dẫn đầu Đoàn công tác đến kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế-xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 (Chương trình MTQG 1719) tại các đơn vị lâm nghiệp trên địa bàn huyện Bác Ái. Cùng dự làm việc có đại diện các sở, ngành cấp tỉnh, lãnh đạo Ban Quản lý Rừng phòng...

Tổng Bí thư Tô Lâm dự Chương trình nghệ thuật ‘Vang mãi khúc quân hành’

Tối 17/12, chương trình nghệ thuật “Vang mãi khúc quân hành” - tôn vinh các thế hệ chiến sỹ Quân đội nhân dân Việt Nam đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội). Đại diện Ban tổ chức cho biết, kỷ niệm 80 năm Ngày thành...

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính phủ đánh giá cao Bộ Quốc phòng đã chủ động, tích cực trong việc chuẩn bị, xây dựng dự án...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh.Trong 3 ngày (từ 17 - 19/12), tại xã Ia Dom,...

Mới nhất

Chính phủ cho ý kiến về 06 đề nghị xây dựng luật, 01 dự án pháp lệnh

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 240/NQ-CP ngày 17/12/2024 phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 11 năm 2024. Tại Nghị quyết, Chính...

Khẩn trương triển khai để khởi công mở rộng cao tốc TPHCM – Trung Lương

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 558/TB-VPCP ngày 17/12/2024 kết luận của Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp về đầu tư Dự án mở rộng đường cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh - Trung Lương - Mỹ Thuận. ...

Hai lần mạnh mẽ vượt qua ung thư

NDO - Sau khi điều trị ung thư phổi ổn định 13 năm, người bệnh lại đối mặt với khối u tủy cổ kích thước lớn. Đây là một trong những ca bệnh u tủy cổ phức tạp, nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ liệt tứ chi, liệt hô hấp, ảnh...

Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trong thế giới hơn 8 tỉ người?

Tại phiên thảo luận Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam chiều 17-12, nhiều đại biểu đặt câu hỏi: Thanh niên Việt Nam đứng ở đâu trên thế giới hơn 8 tỉ người? ...

Ninh Thuận: Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024

Ngày 17/12, tại TP. Phan Rang- Tháp Chàm, Ban Thường vụ Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Ninh Thuận tổ chức Hội thi tìm kiếm sáng kiến, giải pháp, mô hình truyền thông hiệu quả thay đổi “nếp nghĩ, cách làm” năm 2024. Tham gia Hội thi có 7 đội với 58 thí sinh đến từ các huyện vùng...

Mới nhất