Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNhà cổ Hội An chờ sập, làm sao ứng cứu?

Nhà cổ Hội An chờ sập, làm sao ứng cứu?


“XUỐNG CẤP VẬY ĐÓ NHƯNG CÓ LO CŨNG CHỊU

Chủ nhân căn nhà số 23 trên đường Tiểu La (P.Minh An, TP.Hội An) nằm sát bên hông chợ Hội An sầm uất, ông Dương Thanh Cường (70 tuổi) cùng 5 người thân đang sống trong tâm thế nơm nớp vì di tích đã xuống cấp nghiêm trọng. Rón rén nhích từng bước trên bậc cầu thang gỗ đã mục nát để lên căn gác nhỏ, ông Cường lộ vẻ lo sợ vì chỉ cần một chút bất cẩn là chiếc cầu thang này sẽ đổ sập.

Nhà cổ Hội An chờ sập, làm sao ứng cứu?- Ảnh 1.

Căn nhà của gia đình ông Dương Thanh Cường xuống cấp nghiêm trọng

Nhà cổ Hội An chờ sập, làm sao ứng cứu?- Ảnh 2.

… nên ông Cường phải dùng những tấm bạt che chắn dưới mái ngói

Theo ông Cường, căn nhà được xây dựng cách đây khoảng 70 năm và xếp vào di tích loại 4. Sau hàng chục năm hứng chịu thiên tai như bão lũ cùng sự bào mòn của thời gian, đặc biệt do không được tu sửa thường xuyên, căn nhà giờ quá ọp ẹp. Hầu hết phần mái ngói âm dương bị vỡ, lộ ra nhiều khoảng trống, ông Cường phải dùng tấm bạt giăng dưới mái ngói để che nắng mưa, trông rất tạm bợ. Bốn bức tường xuất hiện vết nứt chằng chịt, có chỗ bong tróc vôi vữa. Các đòn tay cũng mục nát, chống đỡ trong thế yếu ớt. “Tôi lo sợ với hiện trạng này sẽ khó mà trụ nổi qua mùa mưa bão năm nay và có thể đổ sập bất cứ lúc nào”, ông Cường nói.

Ông Cường cho hay chính quyền địa phương đã cho người đến khảo sát và đề nghị hỗ trợ kinh phí tu bổ. Tuy nhiên, theo tính toán, để tu bổ căn nhà này phải tốn ít nhất vài tỉ đồng, nhà nước hỗ trợ 40 – 60%, còn lại chủ di tích góp thêm. Nhưng do điều kiện gia đình khó khăn, gia đình kham không nổi nên mới để di tích xuống cấp trong sự bất lực.

Ở căn nhà số 56/10 đường Lê Lợi (P.Minh An), vợ chồng ông Võ Văn Hội (60 tuổi) đã là thế hệ thứ 5 sinh sống. Căn nhà này gần 200 tuổi, thuộc di tích loại 1. “Ngói âm dương hư hỏng quá nhiều nên cứ vào mùa mưa là dột, tôi phải dùng các tấm bạt căng lên để chống mưa nhưng cũng không đâu vào đâu. Một số đòn tay cũng đã rệu rã, đang được gia cố bằng các thanh gỗ tạm bợ”, ông Hội ngao ngán.

“Vì là di tích nên muốn đụng chạm vào nó phải xin phép các cấp có thẩm quyền. Giờ nhà xuống cấp vậy đó nhưng có lo cũng chịu, thậm chí tiềm ẩn nguy cơ đổ sập bất cứ lúc nào mà vẫn phải “bất chấp” mà sinh sống”, ông Hội nói thêm.

Di tích số 34 Bạch Đằng cũng trở thành “phế tích”. Theo nhiều người dân, trước đây căn nhà là chỗ tránh nắng che mưa của gia đình ông Võ Đấu. Từ ngày ông Đấu mất, các con của ông cũng khăn gói rời khỏi di tích và không được tu sửa nên nhà đã bị đổ sập mất một phần.

CHO VAY KHÔNG LÃI SUẤT

Ông Phạm Phú Ngọc, Giám đốc Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An, cho biết theo chủ trương phòng chống lụt bão cho các di tích trong khu phố cổ năm 2024 của UBND TP.Hội An, từ tháng 6 trung tâm đã chủ động phối hợp cùng các địa phương, đội ngũ cộng tác viên bảo tồn di sản rà soát di tích xuống cấp trong khu phố cổ. Trên cơ sở đó, trung tâm đánh giá tình trạng xuống cấp của từng di tích, đề xuất các giải pháp chằng chống hoặc di dời, hạ giải để đảm bảo an toàn.

Nhà cổ Hội An chờ sập, làm sao ứng cứu?- Ảnh 3.

Bức tường của căn nhà cổ gần 200 năm tuổi của gia đình ông Võ Văn Hội bong tróc từng mảng

Nhà cổ Hội An chờ sập, làm sao ứng cứu?- Ảnh 4.

Căn nhà cổ gần 200 năm tuổi của gia đình ông Võ Văn Hội đã xuống cấp khá nghiêm trọng

Qua khảo sát, có 36 nhà cổ trong tổng số hơn 1.000 di tích thuộc diện nhà ở đã xuống cấp. Trong đó, 10 nhà cổ xuống cấp nghiêm trọng, 17 nhà cổ xuống cấp nặng, 9 nhà cổ xuống cấp nhẹ. Đánh giá kỹ thực trạng, Trung tâm Quản lý bảo tồn di sản văn hóa Hội An đề xuất phương án chống đỡ đối với 25 di tích (chủ di tích tự chống đỡ bổ sung), đề nghị hạ giải hạng mục của 11 di tích (vì xuống cấp rất nghiêm trọng, không còn giải pháp khả thi để tiếp tục chống đỡ).

Ông Ngọc cũng cho rằng chính quyền thành phố luôn tạo điều kiện hỗ trợ để các chủ di tích thực hiện việc tu bổ theo đúng quy định, với quan điểm tất cả đều hướng đến mục tiêu bảo tồn di sản văn hóa. Các di tích xuống cấp nghiêm trọng, không còn giải pháp chống đỡ mà là thuộc sở hữu tập thể, không có người đại diện về pháp lý, trung tâm đã tham mưu UBND TP.Hội An trình UBND tỉnh Quảng Nam xin chủ trương hỗ trợ 100% kinh phí tu bổ để kịp thời cứu di tích. “Trong lúc chờ ý kiến trả lời từ tỉnh, mới đây chúng tôi đã có văn bản đề nghị UBND TP.Hội An cân đối ngân sách thành phố để thực hiện tu bổ cứu nguy các di tích xuống cấp nghiêm trọng thuộc phố cổ theo thẩm quyền, xem xét cơ chế hỗ trợ đặc biệt (hỗ trợ 100%) trong thời gian sớm nhất”, ông Ngọc nói.

Đáng chú ý, theo ông Ngọc, với các di tích thuộc diện không còn khả năng chống đỡ thì giải pháp hạ giải di tích cũng khó khả thi, ảnh hưởng đến cảnh quan chung của khu phố cổ khi chưa có kế hoạch tu bổ. Vì vậy, chính quyền P.Minh An được đề nghị liên hệ với chủ di tích, trước mắt đặt vấn đề di dời đi nơi khác mỗi khi có bão lụt xảy ra. Những nhà cổ thuộc sở hữu tư nhân, ngoài việc nhà nước hỗ trợ kinh phí trùng tu (tỷ lệ từ 40 – 70%), nếu chủ nhà gặp khó khăn không đủ kinh phí đối ứng (khoản kinh phí còn lại) thì nhà nước sẽ cho vay. Phương thức cho vay cụ thể: 3 năm đầu tiên vay không lãi suất, sau đó chủ nhà từ từ hoàn trả.

Một lãnh đạo UBND TP.Hội An cho hay hiện nay những ngôi nhà cổ xuống cấp cơ bản đã trùng tu hết. Những căn nhà nào có chủ thể đầu tư thì nhà nước đều hỗ trợ sửa chữa, trùng tu. Hộ dân nào cũng được hỗ trợ mức 40 – 70% kinh phí tu bổ. Tuy nhiên, có một số nhà đa sở hữu, nhà tập thể mà không có ai đủ thẩm quyền đứng ra để sửa, hoặc những căn nhà cha mẹ mất, tài sản chung nhưng họ đi làm ăn xa và không chọn được người đứng ra để tu sửa… nên công tác khắc phục cũng gặp khó khăn.




Nguồn: https://thanhnien.vn/nha-co-hoi-an-cho-sap-lam-sao-ung-cuu-185240912235959343.htm

Cùng chủ đề

Đêm hội trăng rằm xứ Tuyên – Một bức tranh đầy màu sắc

Vào đêm rằm, hàng ngàn người dân Tuyên Quang cùng nhau tham gia màn diễu hành đèn lồng trên các tuyến phố. Tiếng trống hội rộn rã, tiếng cười nói râm ran tạo nên một không khí thật náo nhiệt. Điểm nhấn của lễ hội Trung thu Tuyên Quang chính là những chiếc đèn lồng khổng lồ được làm thủ công vô cùng tinh xảo. Từ những con vật ngộ nghĩnh đến những công trình kiến trúc độc đáo,...

Cục An toàn thực phẩm vào cuộc vụ 21 học sinh nghi ngộ độc thực phẩm

Ngày 17/9, Cục An toàn thực phẩm đã có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Gia Lai đề nghị điều tra, xử lý vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm trên địa bàn. Cụ thể, đề nghị Sở Y tế tỉnh Gia Lai tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở cung cấp thực phẩm có nghi ngờ...

Petrovietnam hỗ trợ tỉnh Lạng Sơn 1,5 tỷ đồng khắc phục hậu quả do bão số 3 gây ra

Tham gia cùng đoàn công tác có đồng chí Nguyễn Quốc Thịnh - Phó Tổng giám đốc, Chủ tịch Công đoàn PVTrans; đồng chí Nguyễn Xuân Hà - Phó Chủ tịch Công đoàn PVPower; đồng chí Nguyễn Ngọc Toàn - Chủ tịch Công đoàn PVTrans Hà Nội; đồng chí Phạm Khánh Hưng - Chủ tịch Công đoàn PTSC Hà Nội; cùng đại diện văn phòng PTSC Hà Nội, PETROSETCO, đoàn thanh niên PVTrans Đông Dương. Đoàn công tác trao...

Vietravel Airlines bổ nhiệm tân Tổng Giám Đốc

Sáng ngày 04/09/2024, tại trụ sở của Vietravel Airlines đã diễn ra buổi lễ bổ nhiệm tân Tổng Giám Đốc thông qua Quyết định bổ nhiệm chức vụ Tổng Giám Đốc công ty với Ông Đào Đức Vũ kể từ ngày 04/09/2024, sau khi Hội đồng Quản trị thông qua đơn từ nhiệm của Ông Nguyễn Minh Hải vì lý do cá nhân.Ông Đào Đức Vũ có hơn 35 năm kinh nghiệm trong ngành hàng không, từng đảm nhận...

Sữa nguyên chất hay sữa tách béo tốt hơn cho sức khoẻ?

Sữa nguyên chất là gì?Sữa nguyên chất là loại sữa giữ nguyên hàm lượng chất béo như lúc mới vắt, được chế biến một cách tối thiểu và tiệt trùng. Do hàm lượng chất béo cao, loại sữa này có kết cấu kem và hương vị đậm đà.Theo Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ, trong 100 gram sữa nguyên chất có các chất dinh dưỡng sau:- 60calo- 3,28gram protein- 3,2gram chất béo- 123mg canxi- 150mg kali- 0,3microgram vitamin K-...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Lan tỏa yêu thương từ rốn lũ Lệ Thủy Quảng Bình đến miền Bắc thân yêu

(NADS) - Trong những ngày vừa qua, tình người từ miền Trung thân thương lại một lần nữa tỏa sáng. Những hành động thiết thực, ý nghĩa và đầy tình cảm của người dân Lệ Thủy, Quảng Bình đã tạo nên một làn sóng yêu thương lan tỏa mạnh mẽ, gửi đến bà con miền Bắc – nơi cũng đang đối mặt với những khó khăn của thiên tai. ...

Đến ngân hàng, người phụ nữ lặng người trước 1 câu nói của nhân viên

Xoay xở đủ kiểu để chăm sóc mẹTôi là Vương Thúy Lan, lớn lên trong trong một gia đình có 2 anh em ở Chiết Giang, Trung Quốc. Bố mẹ tôi là những công nhân viên chức nên...

Ủng hộ thật, hành động thật

Những ngày qua, trên khắp trang các trang mạng xã hội đều là những thông tin đau thương về tình hình lũ lụt lịch sử tại các tỉnh miền Bắc, đặc biệt là tại các tỉnh vùng cao.Trước những đau thương đó, nhiều người Việt Nam đã cùng chung tay ủng hộ cả vật chất lẫn tinh thần với mong muốn góp chút công sức nhỏ bé để giúp đồng bào khắc phục khó khăn sau khi bị...

Mô hình AI lý luận mới của OpenAI đạt cấp độ tiến sĩ toán học

Các báo cáo cho thấy phiên bản o1-preview được đào tạo trên kiến trúc cũ hơn so với mini - phiên bản được trang Tom’s Guide đánh giá là mạnh hơn, song có cơ sở kiến thức nhỏ hơn. Phiên bản o1 đầy đủ được cho là quá mạnh để phát hành rộng rãi mà không có các biện pháp bảo vệ và rào cản bảo mật bổ sung. Do đó, công ty sở hữu ChatGPT đã phải chia...

“Đêm hội Trăng rằm” mang niềm vui đến cho thiếu nhi khó khăn ở Cần Thơ

(TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/dem-hoi-trang-ram-mang-niem-vui-den-cho-thieu-nhi-kho-khan-o-can-tho-post976966.vnp

Cùng chuyên mục

Mới nhất

Hamas gửi lời chúc mừng Houthi về vụ tấn công Israel, giữa lo ngại về chiến tranh lan rộng

Lãnh đạo Hamas Yahya Sinwar nhận định, vụ tấn công này đã gửi rõ thông điệp tới phe địch và nhấn mạnh những lo ngại về...

Khe cửa hẹp cho phân khúc biệt thự, nhà phố phía Nam

Chỉ 10% nguồn cung biệt thự, nhà phố có giá dưới 10 tỷ đồngMới đây, Công ty CP DKRA (DKRA Group, tập đoàn dịch vụ bất...

Đề xuất lịch nghỉ Tết Nguyên đán 2025 với 9 ngày liên tục

Bộ LĐ-TB&XH đang lấy ý kiến các bộ, ngành về phương án nghỉ Tết Nguyên đán 2025.  Theo đề xuất của Bộ LĐ-TB&XH, vào dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cán bộ, công chức, viên chức có thể được nghỉ 9 ngày liên tục. Sau khi lấy ý kiến các bộ, ngành, Bộ LĐ-TB&XH sẽ trình Thủ tướng Chính...

Mới nhất