Trang chủDestinationsKon TumNhà báo và… phóng viên

Nhà báo và… phóng viên



20/06/2023 13:30


Mới đây, hai anh bạn tôi tranh luận với nhau về cách gọi “nhà báo” và “phóng viên”. Anh A thì khăng khăng nói, nhà báo là phóng viên, còn anh B thì nói phóng viên chưa chắc đã là nhà báo. Thực ra, đề tài tranh luận này, tôi cũng đã nghe không ít lần. Nhân dịp kỷ niệm Ngày Báo chí cách mạng Việt Nam, xin chia sẻ một chút về cách gọi này.

Theo như cách giải thích của anh A, sở dĩ anh khăng khăng cho rằng nhà báo là phóng viên là vì nhà báo tức những người đi viết báo. Mà đã đi viết báo rồi thì rõ là phóng viên rồi còn gì.

Còn anh B lại cho rằng, phóng viên chưa chắc là nhà báo. Về lý thuyết, theo anh, Luật Báo chí năm 2016 quy định “nhà báo là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo”. Còn trên thực tế, cơ quan báo chí tuyển dụng phóng viên, rõ ràng họ hoạt động báo chí và không ai phủ nhận họ là phóng viên, nhưng chưa thể gọi họ là nhà báo vì chưa được cấp thẻ nhà báo.

Cuộc tranh luận không có hồi kết, vì ai cũng có lý lẽ bảo vệ quan điểm của mình. Nhưng xét ra thì anh B dẫn quy định của pháp luật, nên ai nghe qua cũng sẽ thấy có lý hơn.

Theo Điều 25 Luật Báo chí 2016, Nhà báo được định nghĩa là người hoạt động báo chí được cấp thẻ nhà báo.

Và theo Điều 26, Điều 27 của Luật Báo chí 2016, để được đề nghị cấp thẻ nhà báo, phóng viên phải đảm bảo các điều kiện, tiêu chuẩn sau: Phóng viên đó phải làm việc cho cơ quan báo chí, thông tấn; phải là công dân Việt Nam, có địa chỉ thường trú tại Việt Nam; có bằng tốt nghiệp đại học trở lên; trường hợp là người DTTS đang thực hiện các ấn phẩm báo in, chương trình phát thanh, truyền hình, chuyên trang của báo điện tử bằng tiếng DTTS phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng trở lên.








 








Phóng viên tác nghiệp. Ảnh: S.C

 

Đối với trường hợp cấp thẻ nhà báo lần đầu, phóng viên phải có thời gian công tác liên tục tại cơ quan báo chí đề nghị cấp thẻ từ 2 năm trở lên tính đến thời điểm xét cấp thẻ (trừ tổng biên tập tạp chí khoa học và những trường hợp khác theo quy định của pháp luật); được cơ quan báo chí hoặc cơ quan công tác đề nghị cấp thẻ nhà báo.

Như vậy, căn cứ theo luật, thì điều mà anh B đã nói: “Phóng viên chưa chắc là nhà báo” là hoàn toàn đúng. Vì nếu phóng viên được nhận vào làm việc tại các cơ quan báo chí, thông tấn mà chưa đủ các điều kiện, tiêu chuẩn được xét cấp thẻ nhà báo theo quy định của Luật thì rõ ràng chưa được gọi là nhà báo.

Còn đối với ý kiến của anh A là “Nhà báo là phóng viên” vì “nhà báo là người đi viết báo”, cần được hiểu như thế nào?

Trên thực tế, có khá nhiều người có cách hiểu “nhà báo là phóng viên” như anh A. Và rõ ràng đây là một sự nhầm lẫn.

Thực ra, trước đây, định nghĩa về nhà báo được hiểu một cách ngắn gọn đó là: Người viết báo (Từ điển Việt Nam của Thanh Nghị (NXB Thời Thế, 1958) hay là “người chuyên làm nghề viết báo” (Từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên, NXB Đà Nẵng 2003). Tuy nhiên, Luật Báo chí 2016 đã đi vào cuộc sống thì để có một định nghĩa chính xác về nhà báo, chúng ta nên viện dẫn Luật, như đúng khái niệm mà anh B đã nêu lên.

Và như vậy, đã gọi là nhà báo thì tất nhiên người đó phải được cấp thẻ nhà báo. Còn đối tượng nào được cấp thẻ nhà báo thì theo Điều 26 Luật Báo chí 2016 cũng đã quy định rõ về điều này. Những người được cấp thẻ nhà báo gồm: Tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, tổng biên tập, phó tổng biên tập cơ quan báo chí, thông tấn; Trưởng phòng (ban), phó trưởng phòng (ban) nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí, thông tấn; phóng viên, biên tập viên của cơ quan báo chí, thông tấn; người quay phim, đạo diễn chương trình phát thanh, truyền hình (trừ phim truyện) của các đơn vị được cấp giấy phép hoạt động báo chí trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình và sản xuất phim tài liệu của Nhà nước; phóng viên, biên tập viên, người phụ trách công tác phóng viên, biên tập ở đài truyền thanh, truyền hình cấp huyện và tương đương.

Người đã được cấp thẻ nhà báo nhưng được điều chuyển sang làm công việc khác vẫn tiếp tục có tác phẩm báo chí được sử dụng, được cơ quan báo chí xác nhận, được xét cấp thẻ nhà báo trong các trường hợp cụ thể như: Được điều động công tác tại các đơn vị không trực tiếp thực hiện nghiệp vụ báo chí của cơ quan báo chí; được điều chuyển sang làm công tác giảng dạy chuyên ngành báo chí tại các cơ sở giáo dục đại học theo quy định của Luật giáo dục đại học; được điều chuyển sang làm cán bộ chuyên trách tại hội nhà báo các cấp, trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về báo chí.

Điều đó, có thể hiểu, nhà báo là danh từ chỉ chung tất cả những người hoạt động trong lĩnh vực báo chí; còn phóng viên là danh từ chỉ chức danh công việc, là người trực tiếp viết tin, bài. Và tất nhiên, đã gọi là nhà báo thì người đó hiển nhiên phải có thẻ nhà báo và có thể họ không phải là phóng viên, mà có thể đảm nhận vị trí khác, như biên tập viên chẳng hạn.

Còn phóng viên thì có thể người đó chưa phải là nhà báo, vì chưa được cấp thẻ nhà báo (do chưa đủ các điều kiện để cấp thẻ nhà báo theo quy định của Luật Báo chí 2016); hoặc có thể là nhà báo (nếu đủ điều kiện cấp thẻ nhà báo theo quy định của Luật Báo chí 2016).

Ngày Nhà báo Việt Nam, xin chia sẻ một chút về cách gọi đối với nghề. Mong rằng, qua bài viết này, sẽ giảm bớt sự nhầm lẫn trong cách gọi, cách hiểu nhà báo và phóng viên nữa.          

Sông Côn





Source link

Cùng chủ đề

Ăn theo thứ tự: Chất xơ – đạm

Có ý kiến cho rằng việc ăn các nhóm chất theo một thứ tự cụ thể trong bữa ăn sẽ có lợi cho sức khỏe, đặc biệt là trong kiểm soát đường huyết và hỗ trợ trao đổi chất. Vậy, ăn theo thứ...

Để Việt Nam là mắt xích của chuỗi LNG toàn cầu

Việt Nam đang đứng trước cơ hội vàng để khai thác lợi thế trong chuỗi cung ứng khí tự nhiên hóa lỏng toàn cầu ...

Đại tướng Phan Văn Giang tiếp xã giao lãnh đạo lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước

(Bqp.vn) - Chiều 18/12, tại Trụ sở Bộ Quốc phòng, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp xã giao Đoàn lãnh đạo lực lượng thực thi pháp luật trên biển các nước tham dự Chương trình giao lưu “Cảnh sát biển Việt Nam và những người bạn” lần thứ hai, năm 2024.Đại tướng Phan Văn Giang trao đổi với các...

Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Quân đoàn 12

(Bqp.vn) - Sáng 18/12, Chủ tịch nước Lương Cường, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh, Thống lĩnh Lực lượng vũ trang đã thăm và làm việc tại Quân đoàn 12.Chủ tịch nước Lương Cường thăm và làm việc tại Quân đoàn 12Dự buổi làm việc có các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng: Trần Hồng Hà, Phó Thủ tướng Chính phủ; Lê Khánh Hải, Chủ nhiệm Văn phòng Chủ...

Hải Phòng sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã

(ĐCSVN) - Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ: Việc triển khai thực hiện mô hình chính quyền đô thị và thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính là phù hợp thực tiễn, xu thế phát triển của thành phố Hải Phòng. Chiều 18/12, tại Cung Văn hóa lao động hữu nghị Việt Tiệp, Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hải Phòng tổ chức Hội nghị công bố Nghị quyết số 169/2024/QH15...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Tín ngưỡng Phật giáo trong đời sống người Khmer: Cội nguồn tâm linh và văn hóa

Phật giáo Nam tông là một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người Khmer, đặc biệt ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tín ngưỡng này đã thấm sâu vào từng ngóc ngách của xã hội, từ các nghi lễ sinh hoạt hàng ngày đến các lễ hội lớn, tạo nên một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo, góp phần hình thành nên những giá trị tinh thần cao đẹp, tạo nên...

Khám phá nhà thờ gỗ Kon Tum có tuổi đời hơn 100 năm

Nhà thờ gỗ Kon Tum là một trong những biểu tượng kiến trúc độc đáo và nổi tiếng nhất của Tây Nguyên. Với sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Roman và nhà sàn truyền thống của người Ba Na, ngôi nhà thờ này không chỉ là một công trình tôn giáo mà còn là một kiệt tác nghệ thuật mang đậm dấu ấn văn hóa của vùng đất cao nguyên.

Lễ truyền voi của người Tây Nguyên

Trong các dân tộc ở Tây Nguyên, người M'nông nổi tiếng nhất với nghề thuần dưỡng voi rừng, do cư trú ở vùng tự nhiên đa dạng có rừng, núi, sông, suối, đầm, hồ, thung lũng... là nơi quần tụ sinh sống của nhiều bầy đàn voi rừng nên người M'nông rất am hiểu đời sống của loài voi...

Một ngày đi hết các điểm đến mới ở Măng Đen

KON TUM-Thanh Hằng gợi ý các địa điểm mới có khung cảnh thiên nhiên đẹp ở Măng Đen và lịch trình khám phá trong một ngày. Nguyễn Thanh Hằng, 24 tuổi, người Hà Nội, chuyển vào Măng Đen sinh sống và làm việc được 8 tháng. Thời gian ở đây, cô để dành những ngày cuối tuần, tách mình khỏi công việc, khám phá từng ngõ ngách của thị trấn nghỉ mát này. "Nhiều người nói Măng Đen buồn, ít chỗ chơi, quanh...

Mới nhất

Những sự kiện khoa học vũ trụ nổi bật năm 2024

Năm 2024 ghi nhận nhiều thành công của các nhiệm vụ lên quỹ đạo và Mặt Trăng, trong đó có màn bắt tên lửa bằng 'đũa gắp' của SpaceX. ...

Căn hộ cao cấp bán ra ở TP.HCM có giá bình quân đến 9,39 tỉ đồng

Nguồn cung nhà ở tại TP.HCM đang mất cân đối nghiêm trọng với sự thống lĩnh của phân khúc cao cấp, trong khi nhà ở bình dân gần như vắng bóng. ...

Giá vàng nín thở chờ tin từ Fed

Giá vàng miếng SJC “bất động” suốt ba ngày qua ở mức 85,1 triệu đồng/lượng. Giá vàng thế giới cũng đợi tin từ Fed. ...

Cháy lớn quán cà phê hát cho nhau nghe ở đường Phạm Văn Đồng, nhiều nạn nhân được đưa ra

Tối muộn 18/12, lực lượng chức năng vẫn đang nỗ lực dập tắt đám cháy quán cà phê hát cho nhau nghe trên đường Phạm Văn Đồng, quận Bắc Từ Liêm, TP Hà Nội. ...

Mới nhất