YênBái – Dạy học cho học sinh bình thường đã khó, dạy học cho những trẻ chậm phát triển còn khó hơn gấp muôn phần. Thế nhưng, bằng tâm huyết và tình yêu với trẻ, chị Nguyễn Thị Thùy Nhung ở tổ 10, phường Minh Tân, thành phố Yên Bái đã trở thành người chắp cánh tương lai hòa nhập cộng đồng cho rất nhiều trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, chậm ngôn ngữ.
|
|
Tới nhà chị Nhung lúc 17h khi chị vừa tan làm trở về tới nhà. Chỉ kịp thay bộ quần áo, chị đã vội vàng đón những “trẻ đặc biệt” đầu tiên đến học can thiệp. Trong quãng thời gian từ 17 – 21h, liên tục mỗi cháu từ 1 – 2 tiếng chị kèm một trẻ. Chỉ một bài học nhỏ như chỉ các con vật thân quen hay màu sắc nhưng những học trò nhỏ đặc biệt của chị Nhung phải mất cả buổi học, thậm chí nhiều buổi vẫn chưa nhớ dù có trẻ đã 4 – 5 tuổi.
Chị Nhung tâm sự: “Tôi học Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương Hà Nội. Năm 2007 tốt nghiệp tôi đi làm tại một trung tâm hỗ trợ giáo dục trẻ đặc biệt tại Hà Nội, đến năm 2008 thì về Yên Bái. Từ đó đến nay tôi hỗ trợ dạy can thiệp cho các gia đình có nhu cầu tại Yên Bái. Hỗ trợ trẻ đặc biệt không đủ nuôi sống bản thân nên tôi đi học thêm chuyên ngành khác và xin vào làm tại Điện lực huyện Trấn Yên. Muốn thỏa đam mê với nghề dạy học cũng là thương các em nhỏ không được can thiệp sẽ không hòa nhập được cộng đồng nên tôi nhận hỗ trợ tại nhà ngoài giờ làm. Người thân chính là điểm tựa hỗ trợ, động viên to lớn để tôi tiếp tục nghề dạy “trẻ đặc biệt”.
Đối với các trẻ phát triển bình thường việc tiếp thu bài học sẽ nhanh hơn, nhưng với trẻ bị rối loạn phổ tự kỷ, tăng động giảm chú ý, chậm phát triển trí tuệ, chậm ngôn ngữ thì ngoài tình yêu thương với trẻ, chị Nhung phải dành rất nhiều ý chí bền bỉ, kiên trì. Chị phải chú ý từng trẻ, theo dõi trẻ đang ở mốc tuổi phát triển nào, các sở thích là gì, khó khăn nào làm cản trở đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày… để từ đó lên chương trình, mục tiêu can thiệp phù hợp nhất.
Chị Nhung chia sẻ thêm: “Mỗi trẻ là một cá thể riêng, không bạn nào giống bạn nào. Nhiều người hỏi tôi có bao giờ thấy nản khi dạy trẻ mãi mà chưa tiến bộ không? Thực tình, chưa hề có một phút nào tôi nản lòng cả. Tôi luôn nói với bố mẹ trẻ rằng, hôm nay con chưa làm được thì con cần thời gian luyện tập thêm, cứ làm kiên trì hàng ngày ắt con cũng sẽ thực hiện được bài tập đó, từng chút một rồi con sẽ đến đích”.
Đến với trẻ bằng tình yêu thương, đồng cảm, dạy trẻ bằng cả tâm huyết của một nhà giáo, chị Nguyễn Thị Thùy Nhung đã trang bị cho rất nhiều “trẻ đặc biệt” hành trang cần thiết để có thể mở cánh cửa trưởng thành.
Lê Thương
Tags
trẻ đặc biệt
trẻ chậm phát triển
tương lai
chắp cánh
Bằng sản phẩm bếp, bình đun củi nóng lạnh tận dụng nhiệt lượng của mình, anh Nguyễn Văn Huỳnh, người dân xã An Thịnh, huyện Văn Yên (Yên Bái) đang có thu nhập lên tới vài tỉ đồng mỗi năm.
Thôn Linh Đức, xã Minh Quân, huyện Trấn Yên trở thành điển hình tiên tiến khi đạt tiêu chí nông thôn mới kiểu mẫu từ năm 2020. Kết quả đó có sự đóng góp không nhỏ của người làm tròn cả hai vai công an viên thôn và Trưởng Ban hành giáo Lê Anh Tuấn.
Cựu chiến binh (CCB) Giàng A Lử ở bản Cáng Dông, xã Nậm Khắt (Mù Cang Chải) đã quyết tâm vươn lên thoát nghèo từ mô hình chăn nuôi tổng hợp với nuôi ong mật, chăn nuôi trâu, lợn; trồng ngô, lúa; mở cửa hàng tạp hóa và làm dịch vụ sửa chữa xe máy.
Không chỉ cần cù, chăm chỉ, chị Giàng Thị Vang ở bản Pú Nhu Háng Sung, xã La Pán Tẩn, huyện Mù Cang Chải còn là một phụ nữ trẻ năng động làm giàu nhờ biết dựa vào tiềm năng, thế mạnh du lịch của địa phương.