Trang chủUncategorizedNguyên nhân và phương pháp điều trị

Nguyên nhân và phương pháp điều trị



Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có thể gây đau thắt ngực, nhồi máu cơ tim và suy tim. Nguy cơ này chỉ có thể được ngăn chặn khi phát hiện bệnh sớm và điều trị bằng phương pháp thích hợp. Chia sẻ sau đây sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân gây ra và hướng điều trị bệnh lý này.

1. Khái quát nguyên nhân gây bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

1.1. Tắc nghẽn động mạch

Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do sự tích tụ của các mảng bám cholesterol và các chất béo khác trong động mạch. Quá trình này làm thu hẹp động mạch, cản trở ổn định lưu thông máu đến tim.

1.2. Huyết áp cao

Huyết áp cao tạo áp lực cho thành động mạch. Lúc này, thành động mạch có nguy cơ bị tổn thương, thu hẹp lại. Đường lưu thông máu vì thế bị cản trở, dẫn đến bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính.

1.3. Các yếu tố nguy cơ khác

– Hút thuốc lá gây hư hại lớp màng lót của động mạch.

– Chế độ ăn uống giàu chất béo bão hòa, quá nhiều muối.

– Không thường xuyên vận động làm tăng nguy cơ bị bệnh tim.

– Tuổi cao, gia đình có tiền sử bệnh tim là nhóm đối tượng có nguy cơ cao.

Sự tích tụ chất béo và mảng bám cholesterol là một phần gây nên bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

Sự tích tụ chất béo và mảng bám cholesterol là một phần gây nên bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

2. Triệu chứng điển hình ở bệnh thiếu máu cục bộ mạn

– Đau thắt ngực

Đau thắt ngực ở bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn là kết quả của việc tim không nhận đủ oxy để duy trì hoạt động. Vì vậy, người bệnh bị khó thở, đau tức ngực, đau có chiều hướng nghiêm trọng hơn vận động.

– Khó thở

Khi lưu lượng máu đến tim giảm, cơ tim sẽ hoạt động kém hiệu quả nên người bệnh bị khó thở, đặc biệt là khi gắng sức.

– Mệt mỏi

Người bệnh thường xuyên cảm thấy mệt mỏi do tim không bơm đủ máu để cung cấp năng lượng cho cơ thể.

– Rối loạn nhịp tim 

Một số người bệnh có thể gặp tình trạng nhịp tim không đều, tim đập nhanh do cơ tim không nhận đủ oxy để thực hiện chức năng bơm máu.

– Phù chân

Khi tim hoạt động kém, việc bơm máu trở lại từ chân đến tim gặp khó khăn, gây ra tình trạng ứ đọng dịch và sưng phù chân.

3. Biến chứng có thể gặp phải ở bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

Nếu không được điều trị sớm, người mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính có thể bị:

– Nhồi máu cơ tim: Dừng lưu thông máu đến tim khiến cơ tim bị tổn thương.

– Suy tim: Suy giảm khả năng bơm máu của tim có thể gây ra suy tim và khiến các cơ quan trong cơ thể không được nhận đủ oxy.

– Đột quỵ: Mảng bám từ động mạch tim di chuyển lên não, khiến lưu thông máu não bị tắc nghẽn.

Người bị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn có nguy cơ đột quỵ nếu không được điều trị tích cực

Người bị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn có nguy cơ đột quỵ nếu không được điều trị tích cực

3. Phương pháp xử trí đối với bệnh nhân mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

3.1. Chẩn đoán

– Điện tâm đồ (ECG): Kiểm tra các vấn đề về nhịp tim và thiếu máu cơ tim.

– Siêu âm tim: Giúp bác sĩ nhìn rõ hình ảnh của tim, xác định bất thường về cấu trúc và chức năng của cơ tim.

– Xét nghiệm máu: Xem xét các chỉ số liên quan với nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn.

– Chụp mạch vành: Xác định mức độ hẹp để đưa ra quyết định về phương pháp điều trị.

3.2. Điều trị

– Điều trị bằng thuốc

Việc sử dụng thuốc trong điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn nhằm mục đích kiểm soát triệu chứng và nguy cơ biến chứng:

+ Thuốc giãn mạch: Làm rộng động mạch và cải thiện lưu lượng máu đến tim.

+ Thuốc hạ cholesterol: Giảm lượng cholesterol trong máu, ngăn ngừa mảng bám tích tụ.

+ Thuốc chống đông máu: Ngăn không cho huyết khối hình thành.

– Can thiệp mạch vành

Đối với trường hợp nghiêm trọng, can thiệp mạch vành bằng cách đặt stent sẽ được bác sĩ chỉ định để giữ cho động mạch không bị tắc nghẽn.

– Mổ bắc cầu động mạch vành

Phương pháp này chỉ định cho bệnh nhân bị tắc nghẽn động mạch nghiêm trọng. Bác sĩ sẽ dùng mạch máu từ bộ phận khác của cơ thể để tạo đường mới cho máu đi qua.

Sau khi điều trị, người bệnh cần thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi các chỉ số huyết áp, cholesterol, hoạt động của tim,… Việc theo dõi này giúp phát hiện sớm các nguy cơ gây tái phát và điều chỉnh phương pháp điều trị kịp thời trong trường hợp cần thiết.

Phác đồ điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính được bác sĩ cân nhắc dựa vào thực trạng sức khỏe của người bệnh

Phác đồ điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính được bác sĩ cân nhắc dựa vào thực trạng sức khỏe của người bệnh 

3.3. Thay đổi lối sống hỗ trợ điều trị bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính

Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, bệnh nhân cũng cần có những thay đổi tích cực về thói quen sinh hoạt:

– Đảm bảo vận động thể chất tối thiểu 30 phút/ ngày để tăng tuần hoàn máu.

– Tránh tiêu thụ chất béo bão hòa, thực phẩm giàu cholesterol và muối. Các thực phẩm giàu chất xơ, trái cây, rau xanh và các nguồn protein lành mạnh cần được tăng cường bổ sung.

– Dừng hút thuốc để tránh giảm hiệu quả điều trị.

4. Phòng ngừa bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn như thế nào?

– Điều chỉnh lối sống

Việc làm này có ý nghĩa quan trọng để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn. Trong đó, các vấn đề cần được ưu tiên là:

+ Bỏ thuốc lá để giảm thiểu nguy cơ tổn thương động mạch.

+ Tập thể dục thường xuyên giúp ổn định sức khỏe tim mạch và giảm cholesterol.

+ Tăng cường thực phẩm giàu chất xơ và giảm lượng muối trong chế biến thực phẩm, giảm thiểu tối đa các thực phẩm giàu chất béo bão hòa.

– Kiểm soát huyết áp và cholesterol

Người bệnh cần thường xuyên kiểm tra chỉ số cholesterol và điều chỉnh chế độ ăn uống. Nếu đã được bác sĩ chỉ định về việc sử dụng thuốc thì cần thực hiện đúng để kiểm soát tốt cholesterol máu.

Bệnh tim thiếu máu cục bộ mạn tính cần được điều trị tích cực để đảm bảo sự sống cho người bệnh. Vì thế, người bệnh cần thăm khám ngay khi có triệu chứng nghi ngờ để kiểm tra và tìm được phương án điều trị tối ưu.

Quý khách hàng có nhu cầu thăm khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC, hãy liên hệ đặt trước lịch khám qua tổng đài 1900 56 56 56.





Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/benh-tim-thieu-mau-cuc-bo-man-tinh-nguyen-nhan-va-phuong-phap-dieu-tri

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Việt Nam kiên quyết phản đối mọi hoạt động vi phạm chủ quyền ở Hoàng Sa, Trường Sa

Việt Nam luôn kiên quyết, kiên trì bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền, quyền tài phán của Việt Nam tại các vùng biển cũng như các lợi ích hợp pháp, chính đáng của công dân Việt Nam, phù hợp với UNCLOS 1982 và luật pháp của Việt Nam. Trong buổi họp báo thường kỳ của Bộ Ngoại giao chiều 23/5, trả lời câu hỏi của phóng viên về việc ngày 15/5, nhà chức trách Trung Quốc đã ban hành một...

4 huyện biên giới Lai Châu tăng cường quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu vừa phối hợp với Huyện ủy các huyện biên giới: Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp năm 2023. Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, Đại tá Lê Công Thành phát biểu. Ảnh: Internet. Đại diện lãnh đạo Huyện ủy 4 huyện biên giới tập trung thảo luận về một số khó khăn,...

4 huyện biên giới Lai Châu tăng cường quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu vừa phối hợp với Huyện ủy các huyện biên giới: Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp năm 2023.   Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, Đại tá Lê Công Thành phát biểu. Ảnh: Internet. Theo Thượng tá Mai Thăng Long, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, năm 2023,...

3 điều cần biết khi khám thai lần đầu

Đối với các mẹ bầu, khám thai là một trong những việc quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Có nhiều cột mốc khám thai mà mẹ bầu cần tuân thủ, và khám thai lần đầu nằm trong số đó. Bài viết hôm nay sẽ điểm qua 3 điều...

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng ngừa

Ung thư tuyến giáp không dễ để phát hiện ở giai đoạn đầu nếu bệnh nhân không chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và quan tâm tới những chuyển biến trong cơ thể. Trong khi đó, nếu được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn....

Bài đọc nhiều

Khám sức khỏe sinh sản: Những điều cần biết

Trước kết hôn, đặc biệt là khi có kế hoạch mang thai, các cặp đôi nên khám sức khỏe sinh sản. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nhận thức được ý nghĩa của việc này cũng như không biết khi nào cần đi khám và cần khám những gì. ...

Ung thư phổi – Cẩm nang thông tin cần biết

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính có thể ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài thậm chí là tính mạng của người mắc. Đa số người mắc ung thư phổi được phát hiện khi bệnh đã bước vào giai đoạn muộn, tiên lượng sống không còn cao và chi phí điều trị...

3 điều cần biết khi khám thai lần đầu

Đối với các mẹ bầu, khám thai là một trong những việc quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Có nhiều cột mốc khám thai mà mẹ bầu cần tuân thủ, và khám thai lần đầu nằm trong số đó. Bài viết hôm nay sẽ điểm qua 3 điều...

Phát hiện ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập từ dấu hiệu nổi hạch vùng nách

Phát hiện vùng nách phải có tình trạng nổi hạch, nữ bệnh nhân tới Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC thăm khám bất ngờ được chẩn đoán mắc ung thư biểu mô tuyến vú xâm nhập. ...

Hệ thống Y tế MEDLATEC đồng hành cùng hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp 2024

Trong hai ngày 14 - 15/10, Hệ thống Y tế MEDLATEC đồng hành và đóng góp vào thành công của hội nghị Sản phụ khoa Việt Pháp 2024 với vai trò là nhà tài trợ. Đặc biệt, gian hàng trưng bày của MEDLATEC tại chương trình thu hút sự quan tâm của đông đảo...

Cùng chuyên mục

4 huyện biên giới Lai Châu tăng cường quản lý, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới quốc gia

Đảng ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu vừa phối hợp với Huyện ủy các huyện biên giới: Phong Thổ, Sìn Hồ, Nậm Nhùn, Mường Tè, tổ chức Hội nghị đánh giá kết quả thực hiện Quy chế phối hợp năm 2023.   Phó Chính ủy Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, Đại tá Lê Công Thành phát biểu. Ảnh: Internet. Theo Thượng tá Mai Thăng Long, Chủ nhiệm Chính trị Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu, năm 2023,...

3 điều cần biết khi khám thai lần đầu

Đối với các mẹ bầu, khám thai là một trong những việc quan trọng để đảm bảo một thai kỳ khỏe mạnh, an toàn. Có nhiều cột mốc khám thai mà mẹ bầu cần tuân thủ, và khám thai lần đầu nằm trong số đó. Bài viết hôm nay sẽ điểm qua 3 điều...

Dấu hiệu nhận biết và phương pháp phòng ngừa

Ung thư tuyến giáp không dễ để phát hiện ở giai đoạn đầu nếu bệnh nhân không chủ động thăm khám sức khỏe định kỳ và quan tâm tới những chuyển biến trong cơ thể. Trong khi đó, nếu được phát hiện và điều trị sớm thì bệnh có thể chữa khỏi hoàn toàn....

Ung thư dạ dày và 5 câu hỏi thường gặp

Bệnh nhân ung thư dạ dày nếu không được chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ gặp nhiều biến chứng sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí là tử vong. Khi khối u đã xâm lấn và di căn tới các cơ quan, bộ phận khác thì thời gian sống của người bệnh...

Ung thư phổi – Cẩm nang thông tin cần biết

Ung thư phổi là bệnh lý ác tính có thể ảnh hưởng tới sức khỏe lâu dài thậm chí là tính mạng của người mắc. Đa số người mắc ung thư phổi được phát hiện khi bệnh đã bước vào giai đoạn muộn, tiên lượng sống không còn cao và chi phí điều trị...

Mới nhất

Bài thơ nổi tiếng nhiều thế hệ của thi sĩ Nồng Nàn Phố có “bản phổ nhạc hay nhất từ trước tới nay”

Hôm qua (16/10), ca sĩ Khánh Thy ra mắt album và MV Ừ thôi em lấy chồng. Đây là tác phẩm phổ nhạc từ bài thơ...

Bà Pelosi chưa trò chuyện với ông Biden sau lời khuyên dừng tranh cử

(Dân trí) - Cựu Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi tiết lộ, bà vẫn chưa nói chuyện với Tổng thống Joe Biden kể từ khi khuyên ông rút khỏi cuộc đua tổng thống hồi tháng 7. Bà Pelosi và ông Biden (Ảnh: Getty).   Bà Nancy Pelosi, cựu Chủ tịch Hạ viện Mỹ, nói trong một cuộc phỏng vấn với Guardian mới đây rằng...

Mới nhất