Trang chủEnterpriseBệnh viện đa khoa MEDLATECNguyên nhân, chẩn đoán và điều trị

Nguyên nhân, chẩn đoán và điều trị



Thực tế, việc bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột không hiếm gặp, nhất là những người có chế độ ăn không lành mạnh hoặc ở những người có hệ tiêu hóa yếu. Tình trạng này có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu người bệnh không phát hiện sớm, can thiệp điều trị kịp thời.

1. Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là bệnh gì? 

1.1. Khái quát bệnh lý

Nhiễm ký sinh trùng đường ruột là tình trạng đường ruột bị tổn thương do tác động của các loại ký sinh trùng. Theo đó, ký sinh trùng đơn giản là nhóm vi sinh vật sống ký sinh trong cơ thể vật chủ. Chúng có khả năng xâm nhập vào cơ thể theo đường tiếp xúc giữa người với người hoặc người với động vật. 

Cơ thể dễ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột từ thực phẩm, nguồn nước

Cơ thể dễ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột từ thực phẩm, nguồn nước

Các loại ký sinh trùng sống ký sinh trong đường ruột người bệnh chủ yếu tồn tại trong thực phẩm và nguồn nước. Kích thước của chúng khá đa dạng. Cụ thể, một số loại rất nhỏ 1-2μm, nhưng cũng có những loại ký sinh có thể quan sát được bằng mắt thường.

1.2. Những người có rủi ro cao 

Thực tế, bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột. Trong đó, trẻ em/trẻ sơ sinh, người lớn tuổi và người sống trong môi trường điều kiện vệ sinh kém là đối tượng có nguy cơ cao nhiễm bệnh. 

  • Trẻ em/trẻ sơ sinh: Đây là nhóm đối tượng có hệ miễn dịch chưa thực sự hoàn thiện, dễ trở thành mục tiêu của nhiều loại ký sinh trùng. 
  • Người lớn tuổi: Khi lớn tuổi, hệ miễn dịch của phần lớn mọi người đều suy giảm. Khi đó, ký sinh trùng sẽ dễ xâm nhập, phát triển trong đường ruột. 
  • Người sống trong môi trường điều kiện vệ sinh kém: Môi trường vệ sinh kém, chế độ ăn không sạch (không ăn chín uống sôi) sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều loại ký sinh trùng phát triển, lan rộng. Nếu không chú ý giữ vệ sinh thì cơ thể rất dễ bị nhiễm ký sinh trùng. 

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm ký sinh trùng tấn công đường ruột

Trẻ em là đối tượng có nguy cơ cao bị nhiễm ký sinh trùng tấn công đường ruột

2. Một số loại ký sinh trùng tại đường ruột thường gặp

  • Giardia lamblia: Một loại ký sinh trùng đơn bào, có xu hướng xâm nhập và tấn công đường ruột. Chúng có khả năng lây lan từ người sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp hoặc tiếp xúc với nguồn nước ô nhiễm. Sự nguy hiểm của loại ký sinh trùng này là chúng không bị tiêu diệt bởi Clo nên vẫn tồn tại trong nhiều bể nước đã qua xử lý. 
  • Cryptosporidium parvum: Kích thước của Cryptosporidium parvum rất nhỏ nhưng lại có lớp vỏ bọc chắc chắn. Đặc điểm này giúp chúng phát triển nhanh, chống chọi lại với cả Clo. 
  • Một số loại ký sinh trùng khác: Giun sán, sán dây bò, sán dây lợn, Giardia Duodenalis, Cyclospora Cayetanensis,… đều có thể xâm nhập, tấn công đường ruột. 

Nhiều loại ký sinh trùng có thể tồn tại trong đường ruột

Nhiều loại ký sinh trùng có thể tồn tại trong đường ruột 

Tình trạng nhiễm ký sinh trùng tại đường ruột (nhiễm Giardia và Cryptosporidiosis) thường kéo dài từ 1 đến 2 tuần hoặc lâu hơn, tùy thể trạng người bệnh. Cơ thể sẽ bắt đầu xuất hiện triệu chứng sau khoảng 7 đến 10 ngày tiếp xúc với 2 loại ký sinh trùng này. 

3. Triệu chứng ở người bị nhiễm ký sinh trùng đường ruột

Người bị nhiễm ký sinh trùng tại đường ruột có thể phát hiện sớm tình trạng bệnh nếu chú ý quan sát sự thay đổi của cơ thể. Trong đó, dễ nhận biết nhất là quan sát phân. Bởi một số loại ký sinh trùng như giun đũa, giun kim thường bị đào thải ra ngoài cơ thể qua phân, dễ nhìn thấy bằng mắt thường. 

Người bị nhiễm ký sinh trùng tại đường ruột hay cảm thấy mệt mỏi

Người bị nhiễm ký sinh trùng tại đường ruột hay cảm thấy mệt mỏi

Bên cạnh triệu chứng đi ngoài ra phân lẫn giun, người bị nhiễm ký sinh trùng còn xuất hiện một vài triệu chứng khác như: 

  • Đi ngoài ra phân lỏng. 
  • Đau bụng. 
  • Lên cơn sốt nhẹ. 
  • Không còn cảm giác ngon miệng. 
  • Xuất hiện cơn đau dạ dày. 
  • Nôn ói. 
  • Bụng đầy hơi. 
  • Cơ thể mệt mỏi. 
  • Cân nặng giảm không rõ nguyên do. 
  • Phân lẫn máu. 
  • Có cảm giác ngứa quanh khu vực đại tràng hoặc âm hộ. 
  • Ngứa hậu môn, tập trung nhiều vào ban đêm (giun kim đẻ trứng xung quanh hậu môn). 

4. Khi nào người bệnh cần can thiệp y tế? 

Ngay khi nhận thấy triệu chứng bất thường, bạn hãy đến cơ sở y tế để được thăm khám cụ thể. Đặc biệt là khi xuất hiện các triệu chứng như tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày, cơ thể mất nước, cơn đau bụng ngày càng dữ dội, sốt cao,… người bệnh cần được can thiệp y tế kịp thời. 

Khi nhận thấy tình trạng tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày, bạn nên đi khám sớm

Khi nhận thấy tình trạng tiêu chảy kéo dài trên 2 ngày, bạn nên đi khám sớm 

Còn với trẻ nhỏ, cha mẹ cũng cần lưu ý theo dõi, nắm bắt nhanh triệu chứng. Nếu thấy trẻ có dấu hiệu bị mất nước (ít đi tiểu, da bị nhợt nhạt, tứ chi lạnh, hay cáu), trẻ bị đau bụng dữ dội, trẻ bỏ bú,… bạn nên nhanh chóng đưa trẻ đến cơ sở y tế kiểm tra. 

5. Phương pháp chẩn đoán và điều trị nhiễm ký sinh trùng đường ruột

Để chẩn đoán xem người bệnh có đang bị nhiễm các loại ký sinh trùng đường ruột hay không, bác sĩ sẽ tiến hành khám lâm sàng, điều tra triệu chứng. Kết hợp với đó là chỉ định cho bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh cần thiết, cụ thể như:

  • Xét nghiệm phân: Phương pháp xét nghiệm này cho phép bác sĩ xác định có trứng, ký sinh trùng tồn tại trong phân hay không. Đồng thời, kỹ thuật phân tích này cũng giúp kiểm tra chính xác loại ký sinh trùng gây bệnh tại đường ruột dựa theo triệu chứng. 
  • Nội soi đại tràng: Kỹ thuật nội soi giúp phát hiện tổn thương gây triệu chứng tiêu chảy, co thắt, bụng đầy hơi,… 
  • Xét nghiệm máu: Nhiều loại ký sinh trùng rất khó phát hiện bằng phương pháp chẩn đoán thông thường. Khi đó, bác sĩ có thể chỉ định cho người bệnh làm xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng nhiễm ký sinh trùng. 
  • Thực hiện một số xét nghiệm hình ảnh khác: Các xét nghiệm hình ảnh như chụp X-quang, CT Scan, MRI hỗ trợ kiểm tra mức độ tổn thương do ký sinh trùng gây ra.

Đôi khi, người bệnh cần được chỉ định xét nghiệm máu để chẩn đoán

Đôi khi, người bệnh cần được chỉ định xét nghiệm máu để chẩn đoán

Phác đồ điều trị cụ thể tùy thuộc vào loại ký sinh trùng mà người bệnh bị nhiễm. Chẳng hạn như nếu bị nhiễm Giardia, bệnh nhân thường được chỉ định dùng thuốc. 

6. Cách để phòng ngừa tình trạng đường ruột bị nhiễm ký sinh trùng

Thực tế, chúng ta hoàn toàn có thể chủ động phòng ngừa nhiễm ký sinh trùng tại đường ruột thông qua thói quen vệ sinh, ăn uống đúng cách. Cụ thể như: 

  • Đảm bảo vệ sinh cá nhân hàng ngày. 
  • Không nên sử dụng nguồn nước ô nhiễm để nấu nướng thức ăn hoặc tắm giặt. 
  • Hạn chế tiêu thụ thực phẩm tươi sống, chưa qua chế biến. 
  • Luôn rửa tay bằng xà phòng mỗi khi đi vệ sinh xong hoặc trước bữa ăn. 
  • Nên vệ sinh, khử trùng sạch sẽ sau khi chăm sóc người bệnh hoặc thú cưng bị ốm. 
  • Chú ý tẩy giun định kỳ. 
  • Nếu nuôi thú cưng thì cần đảm bảo tẩy giun, diệt ve, bọ chét,… cho thú cưng định kỳ. 

Bất kỳ ai cũng có nguy cơ bị nhiễm ký sinh trùng. Bên cạnh thực hiện tốt việc vệ sinh cá nhân, duy trì thói quen ăn chín uống sôi, bạn còn phải chú ý đi khám sức khỏe định kỳ hoặc đi khám khi nhận thấy cơ thể xuất hiện triệu chứng của tình trạng nhiễm ký sinh trùng. 

Nếu chưa biết nên khám nhiễm ký sinh trùng đường ruột ở đâu, bạn có thể tham khảo và lựa chọn thăm khám tại chuyên khoa Tiêu hóa thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Đây là đơn vị y tế đã có bề dày kinh nghiệm gần 30 năm hoạt động. Để đặt lịch khám, hoặc nhận tư vấn cụ thể từng loại dịch vụ, Quý khách vui lòng liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 



Nguồn: https://medlatec.vn/tin-tuc/nhiem-ky-sinh-trung-duong-ruot-nguyen-nhan-chan-doan-va-dieu-tri

Cùng chủ đề

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cần xử nghiêm hành vi ném đá lên tàu

Thời gian gần đây, tàu khách Bắc - Nam liên tục bị ném đá khi di chuyển qua địa phận các tỉnh Đồng Nai, Bình Thuận… Thống kê từ Chi nhánh khai thác đường sắt Sài Gòn cho thấy, từ đầu năm 2024 đến nay trên đường sắt Bắc - Nam đoạn qua địa bàn tỉnh Đồng Nai đã xảy ra 10 vụ ném đá lên tàu. Hành vi ném đá lên các đoàn tàu đã gây ảnh...

Lễ Cấp sắc của người Dao đỏ Lào Cai

Lễ cấp sắc của người Dao đỏ được coi là hoạt động truyền thống và quan trọng bậc nhất trong kho tàng văn hóa của dân tộc Dao, mang đậm giá trị nhân văn, có ý nghĩa giáo dục về truyền thống, giúp con người nhận thức đúng đắn về nhân cách, đạo đức, trách nhiệm đối với gia đình và xã hội, được thể hiện ở các điều giáo huấn ghi trong sắc cấp cho người thụ lễ,...

Lễ cấp sắc 7 đèn của người Dao Lù Gang ở Lạng Sơn

Lễ cấp sắc của dân tộc Dao Lù Gang tại Lạng Sơn thường được tổ chức vào tháng 11, tháng 12 hoặc tháng Giêng theo lịch âm. Người Dao Lù Gang có thể cấp sắc theo một đợt tối đa 13 người, nếu ít hơn thì phải theo số lẻ (3, 5, 7…). Một buổi lễ cấp sắc của dân tộc Dao Lù Gang đòi hỏi sự chuẩn bị rất công phu, có những gia đình phải chuẩn bị...

Lễ hội múa bồng

Hằng năm, cứ vào mùng 9 đến 12 tháng Giêng âm lịch, người dân làng Triều Khúc (Thanh Trì, Hà Nội) lại hồ hởi, háo hức rủ nhau đi xem lễ hội truyền thống. Lễ hội dân gian là một trong những nét văn hóa bản sắc nhất của làng. Đây không chỉ là dịp để tưởng nhớ công lao to lớn của Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng, mà còn là dịp vui chơi, trẩy hội đầu xuân...

6 loại vitamin đẹp da nên bổ sung mỗi ngày

Bên cạnh yếu tố di truyền, những loại vitamin mà cơ thể dung nạp mỗi ngày cũng ảnh hưởng đến đặc điểm của làn da. Vitamin A, vitamin C, vitamin B,... là các vitamin đẹp da cần thiết cho da. Ngoài ra, còn rất nhiều khoáng chất và dưỡng chất khác cũng rất tốt...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

6 loại vitamin đẹp da nên bổ sung mỗi ngày

Bên cạnh yếu tố di truyền, những loại vitamin mà cơ thể dung nạp mỗi ngày cũng ảnh hưởng đến đặc điểm của làn da. Vitamin A, vitamin C, vitamin B,... là các vitamin đẹp da cần thiết cho da. Ngoài ra, còn rất nhiều khoáng chất và dưỡng chất khác cũng rất tốt...

Tìm hiểu thông tin bệnh lý viêm dạ dày ruột do vi khuẩn để phòng ngừa

Viêm dạ dày ruột do vi khuẩn gây không ít khó chịu cho người bệnh. Thậm chí nếu không phát hiện sớm, can thiệp y tế trị kịp thời, người bệnh còn có nguy cơ gặp phải biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khoẻ. Salmonella, tụ cầu khuẩn,... là một số loại...

Viêm ruột do ký sinh trùng có dễ nhận biết hay không?

Bất kỳ đối tượng nào cũng đều có nguy cơ bị viêm ruột do ký sinh trùng, đặc biệt là trẻ em và người suy giảm khả năng miễn dịch. Trong số những loại ký sinh trùng gây viêm ruột, Giardia lamblia là tác nhân phổ biến nhất. Tuy nhiên, tình trạng nhiễm trùng...

Cholesterol toàn phần là gì và mối liên quan với sức khỏe tim mạch

Cholesterol toàn phần là chỉ số xét nghiệm không thể thiếu trong quá trình chẩn đoán, điều trị và dự phòng bệnh lý tim mạch. Trong bài viết sau đây, MEDLATEC sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết cholesterol toàn phần là gì và tầm quan trọng của chỉ số này đối với sức...

Mới nhất

Những bức ảnh tuyệt phẩm về hoa sen

Lá xòe rộng, buông tròn trên mặt nước, nâng niu, chở che, đôi khi tựa bàn tay khổng lồ, vươn ra ấp ôm lấy từng bông là những hình ảnh độc đáo về hoa sen trên các đầm, hồ ở nhiều tỉnh phía Bắc. Tháng 6 hàng năm là mùa sen đua nở khắp các đầm ở nhiều tỉnh miền...

Ấn tượng màu áo cà sa tại điểm thi tốt nghiệp ở Sóc Trăng

Từ nhiều năm nay, điểm thi đặt tại Trường THPT Hoàng Diệu (TP Sóc Trăng, tỉnh Sóc Trăng)...

Mưa dông vẫn còn xuất hiện vài nơi, nắng nóng sắp bao trùm miền Bắc

Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia cho biết đêm qua đến sáng nay (27.6), khu vực Bắc Bộ, Bắc và Trung Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có rào và dông rải rác, cục bộ có mưa to.Lượng mưa tính từ 19h ngày 26.6 đến 8h ngày 27.6 có nơi trên 60mm như:...

Lũ ở Đồng bằng sông Cửu Long nay sẽ khác

Mưa vừa, mưa to đến rất to cho khu vựcTrong cao điểm mùa mưa các tháng 7 - 8 - 9 có diễn biến như sau: tháng 7 gió mùa tây nam hoạt động mạnh và sẽ có nhiều đợt mưa diện...

Mới nhất