Trang chủThừa Thiên - HuếThời sựNguyễn Ái Quốc với chí sĩ Phan Chu Trinh trên bước đường...

Nguyễn Ái Quốc với chí sĩ Phan Chu Trinh trên bước đường cứu nước


1.Trước hết, mối quan hệ giữa hai yếu nhân này bắt nguồn từ tình bạn giữa cụ Nguyễn Sinh Sắc/Huy (thân sinh Nguyễn Ái Quốc) và cụ Phan Chu Trinh. Tình bạn giữa cụ Phan và cụ Nguyễn là tình đồng khoa, đồng chí hướng (cùng đỗ Phó bảng khoa thi năm Tân Sửu (1901) và cả hai chán cảnh quan trường nô lệ).

Gần đây, một số nguồn sử liệu xác nhận, vào 3/1911, đã diễn ra cuộc gặp giữa Phan Chu Trinh và Nguyễn Tất Thành tại Mỹ Tho thông qua cụ Nguyễn Sinh Huy. Trong cuộc gặp này, Phan Chu Trinh đã hướng dẫn cho Nguyễn Tất Thành cách sang Pháp cũng như những bước tiếp theo khi Thành đến được Pháp. Chính cuộc gặp này đã tạo cơ sở cho những hoạt động về sau giữa Phan Chu Trinh với Nguyễn Tất Thành tại Pháp.

Như vậy, giữa hai nhân vật này đã có mối quan hệ khá thân thiết từ trong nước. Chính mối quan hệ này đã giúp đỡ Nguyễn Tất Thành rất nhiều trên bước đường vào Nam chuẩn bị xuất dương cứu nước và ngay cả sau này trên đất Pháp.

Sau cuộc gặp này, cụ Phan rời Sài Gòn ngày 1/4/1911 và đến Pháp vào ngày 27/4 cùng năm, cư ngụ tại Paris. Sau đó 2 tháng, ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành cũng rời Sài Gòn trên con tàu Amiral Latouche Tréville bắt đầu hành trình xuất dương tìm đường cứu nước. Đến ngày 15/7/1911, Tất Thành (Văn Ba) lần đầu tiên đặt chân lên cảng Le Havre nước Pháp, sau đó tiếp tục hành trình đi qua các châu lục.

2. Trong thời gian ở Mỹ và Anh, Nguyễn Tất Thành đã viết nhiều thư gửi cụ Phan Chu Trinh đang ở Pháp. Nguyễn Tất Thành gọi cụ Phan bằng bác, xưng cháu và nhận được rất nhiều sự giúp đỡ từ cụ Phan. Nhờ đó, Nguyễn Tất Thành có cơ hội tiếp xúc với Luật sư Phan Văn Trường, cùng nhiều yếu nhân khác đang ở Paris.

Sau nhiều năm bôn ba khắp các châu lục, cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành quyết định rời Anh sang Pháp nhằm thực hiện hoài bão của mình. Ngay khi trở lại Pháp, Nguyễn Tất Thành được Phan Chu Trinh và Phan Văn Trường giúp đỡ nhiều thủ tục, giấy tờ cư trú, cho vào tá túc cùng tại ngôi nhà số 6, Villa des Gobelins ở quận 13 Paris.

Khi anh Nguyễn sang Pháp, chính Phan Chu Trinh là một trong những người chu cấp tài chính cho nhà cách mạng trẻ tuổi này. Mật báo ngày 11/2/1920 của mật thám Jean viết: “Quốc nhờ phụ cấp của ông Trường, ông trả tiền nhà, còn Phan Chu Trinh và Khánh Ký (Nguyễn Đình Khánh) cho tiền mua thức ăn. Tất cả không quá 500 quan mỗi tháng. Hiện Phan Chu Trinh đang làm nghề chữa ảnh ở Pons. Ông kiếm được mỗi ngày độ 30-40 quan”… Tháng 6/1919, Nguyễn Tất Thành cùng Phan Chu Trinh, Phan Văn Trường và một người Việt Nam yêu nước khác ở Paris quyết định thảo bản “Yêu sách của Nhân dân An Nam” gửi tới Hội nghị các nước thắng trận trong chiến tranh Thế giới thứ nhất họp tại Versailles và thống nhất để anh Nguyễn thay mặt đứng tên trong bản “Yêu sách” với danh xưng Nguyễn Ái Quốc. Ngày 18/6/1919, qua báo L’Humanité và Journal du peuple, tên tuổi Nguyễn Ái Quốc đã xuất hiện trên chính trường Paris với tư cách đại diện cho nhóm người Việt Nam yêu nước tại Pháp”.

Từ năm 1922 – 1925, chí sĩ Phan Chu Trinh và nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã viết cho nhau rất nhiều thư trao đổi. Trong lá thư viết ngày 28/2/1922, từ Marseille gửi cho Nguyễn Ái Quốc ở Paris để tranh luận về phương pháp cứu nước, cụ Phan đã viết: “Mãi tới bây giờ, anh cũng không ưa cái phương pháp khai dân trí, chấn dân khí, hậu dân sinh của tôi. Còn tôi thời lại không thích cái phương pháp “ngọa ngoại chiêu hiền, đãi thời đột nội” (nằm ở nước ngoài chiêu hiền nạp sĩ, đợi thời cơ về nước hoạt động) của anh. Thực tình, từ trước tới nay tôi chẳng bao giờ khinh thị anh mà ngược lại, tôi còn cảm phục anh nữa là khác”…

Dù còn những điều khác biệt trong quan điểm cứu nước giữa cụ Phan với Nguyễn Ái Quốc, nhưng những kinh nghiệm của cụ Phan đã giúp ích rất nhiều cho Nguyễn Ái Quốc trong thời gian hoạt động tại Pháp. Điều này được cố Thủ Tướng Phạm Văn Đồng đã có lần nhắc đến mối quan hệ giữa Bác và cụ Phan: “Tôi đã nghe Bác nói nhiều về cụ Phan. Bác cho biết trước khi lên đường đã được cụ hướng dẫn. Nhận một công việc thời đó cho là thấp kém để dễ qua mặt mật thám khi xuất dương là theo gợi ý của cụ. Qua đến Pháp là tiếp xúc ngay với cụ. Quan hệ giữa Bác với cụ rất gần gũi, thân thiết như ruột thịt”.

Cụ thể, ngay khi sang Pháp được 3 tháng, tháng 9/1911, Nguyễn Tất Thành đã đệ đơn bằng tiếng Pháp lên cho Tổng thống Pháp để xin vào học nội trú tại trường Thuộc địa. Việc viết một lá đơn bằng tiếng Pháp đối với Nguyễn Tất Thành lúc này là không phải dễ, vì mấy năm sau Người mới thông thạo tiếng Pháp. Trong khi đó, Phan Chu Trinh thời điểm này đang ở gần trường Thuộc địa, hay thường xuyên qua lại với Phan Văn Trường, Nguyễn Đình Khánh (tức Khánh Ký), Bùi Kỷ… Chắc chắn, những nhà trí thức giỏi Pháp văn này đã giúp Nguyễn Tất Thành thảo đơn giúp, thông qua mối quan hệ với cụ Phan. Đồng thời, cụ Phan còn hướng dẫn cho Nguyễn Tất Thành nhiều điều khác nữa trong những tháng ngày đầu tiên trên đất khách.

Tháng 6/1925, cụ Phan Chu Trinh về nước. Trong thời gian tĩnh dưỡng tại Sài Gòn, trước khi qua đời (1926), cụ Phan có gặp lại cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Huy và cụ Phan có trăng trối lại với những người bạn rằng: “Độc lập của dân tộc ta sau này sở cậy có Nguyễn Ái Quốc”. Chứng tỏ, cụ Phan hiểu được ý chí, cùng con đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc và rất mong chờ vào anh!



Nguồn

Cùng chủ đề

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Nước táo ngon miệng, nhiều lợi ích sức khỏe nhưng nên uống nhiều không?

Không có hương vị nào có thể mang lại cảm giác dễ chịu và quen thuộc hơn nước táo. Mặc dù món đồ uống này đã tồn tại từ thời La Mã, nhưng sự quan tâm dành cho nước táo đã tăng lên đáng...

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu nêu về dự án Luật Điện lực …

Trước đó, tại phiên thảo luận tại Tổ diễn ra vào chiều ngày 26/10, Bộ Công Thương đã nhận được 104 lượt ý kiến góp ý. Qua tổng hợp, đa số đại biểu Quốc hội đã tán thành sự cần thiết xây dựng Luật Điện lực (sửa đổi) và đánh giá cao sự chuẩn bị về hồ sơ dự án Luật.Phát biểu trước Quốc hội, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Quán triệt tinh thần chỉ đạo xuyên suốt...

Nhà sáng lập BIM Group, doanh nhân Đoàn Quốc Việt qua đời

Ông Đoàn Quốc Việt, nhà sáng lập Tập đoàn BIM, đã qua đời vào ngày 7-11 ở tuổi 70, lễ viếng ông sẽ diễn ra tại Hà Nội vào ngày 10-11. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online, đại diện Tập đoàn BIM Group cho...

Petrovietnam với nỗ lực xóa bỏ rào cản pháp lý cho ngành Dầu khí vươn xa

Petrovietnam là một trong những doanh nghiệp trụ cột của nền kinh tế đất nước với nhiệm vụ quản lý, triển khai các hoạt động dầu khí, phát triển ngành công nghiệp dầu khí hoàn chỉnh, đồng bộ theo 5 lĩnh vực: Tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí; Công nghiệp khí; Chế biến dầu khí; Công nghiệp điện và năng lượng tái tạo; Dịch vụ kỹ thuật dầu khí chất lượng cao. Trong suốt những...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Sửa chữa cấp bách đảm bảo an toàn đập Thảo Long

Công trình đập ngăn mặn, giữ ngọt Thảo Long có vị trí nằm trên hạ lưu sông Hương (TP. Huế) được khởi công xây dựng từ tháng 8 năm 2001, hoàn thành cơ bản đưa vào khai thác từ tháng 6 năm 2006, với tổng mức đầu tư 151 tỷ đồng. Quy mô công trình gồm cống ngăn mặn được thiết kế với khẩu độ thông nước 480,5m, gồm 15 khoang, mỗi khoang rộng 31,5m và một khoang âu...

Đổi thay từ du lịch cộng đồng

Năm 2019, ngay sau khi Nghị quyết 05/NQ-HĐND của HĐND tỉnh ban hành về chính sách hỗ trợ xây dựng và phát triển du lịch, Hương Thủy đã xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến tận cơ sở. Nhưng cũng từ thời điểm này đến những năm tiếp theo, tác động tiêu cực của COVID-19 đã khiến du lịch nói chung, du lịch Hương Thủy nói riêng chịu ảnh hưởng nặng nề. Để phục hồi...

Hơn 80 bằng, án và thuyền đăng ký tham gia Lễ hội Điện Huệ Nam

Ngày 17/8, ông Phan Thanh Hải, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao cho biết, đơn vị vừa tổ chức cuộc họp để rà soát toàn bộ công tác nhằm chuẩn bị cho việc tổ chức Lễ hội Điện Huệ Nam tháng bảy Âm lịch năm 2023. Lễ hội Điện Huệ Nam (hay Lễ hội Điện Hòn Chén) được biết đến là sinh hoạt truyền thống mang yếu tố văn hóa tâm linh thờ phụng Thánh Mẫu Thiên...

Bài đọc nhiều

Hướng tới nền nông nghiệp hiện đại, hội nhập quốc tế

Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chủ trì, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên chất vấn. Tại điểm cầu Thừa Thiên Huế, tham dự có các ĐBQH: UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Lê Trường Lưu; Phó Trưởng đoàn ĐBQH Nguyễn Thị Sửu; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế Phạm Như Hiệp. Ở nhóm vấn đề thuộc trách nhiệm của Bộ NN&PTNT, các đại biểu...

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Cùng chuyên mục

Họp báo Chương trình “Ngày hội thắm tình hữu nghị đặc biệt Việt Nam – Lào 2023” tại Thừa Thiên Huế

Năm 2023 đánh dấu 61 năm ngày thiết lập quan hệ Ngoại giao Việt Nam – Lào. Mối quan hệ Việt - Lào đã trở thành biểu tượng của tình hữu nghị đặc biệt. Quan hệ chính trị giữa hai Đảng và hai Nhà nước ngày càng gắn bó, tin cậy, là nền tảng vững chắc định hướng cho hợp tác trên tất cả các lĩnh vực. Hợp tác trong lĩnh vực thông tin và truyền thông là một trong...

Tiếp tục các giải pháp đồng bộ, quyết liệt tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế

Thông báo nêu rõ, ngày 16/8, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã chủ trì cuộc họp Thường trực Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp lớn ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy tăng trưởng và bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế trong những tháng cuối năm 2023.Sau khi nghe báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, ý kiến của các...

Mới nhất

Trọng tài từ chối phạt đền, CLB Công an Hà Nội thua đau HAGL

Trên sân nhà, CLB Hoàng Anh Gia Lai tiếp đón Công an Hà Nội trong trận đấu đầu tiên tại vòng 7 V.League. Đang dẫn đầu bảng xếp hạng nhưng CLB Công an Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn khi HAGL đang có sự tự tin lớn. Trận thua 1-4 trước Bình Dương không làm đội bóng...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh,...

Đánh bom ở ga xe lửa Pakistan, ít nhất 24 người chết

(CLO) Ít nhất 24 người đã thiệt mạng và hơn 40 người bị thương trong vụ đánh bom tại một nhà ga xe lửa ở Quetta, tây nam Pakistan vào ngày...

Bắt trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu

Chiều 9/11, đại tá Bùi Văn Thảo, Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động thông tin về việc Cơ quan CSĐT công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Phú Vinh (SN 1968, ngụ TP...

Mới nhất