Trang chủKinh tếNông nghiệpNguồn vốn tín dụng chính sách trợ lực cho giảm nghèo bền...

Nguồn vốn tín dụng chính sách trợ lực cho giảm nghèo bền vững tại Ninh Thuận


Đoàn công tác Ngân hàng Chính sách xã hội làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ. (Ảnh: Vietnam+) khai thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ
Đoàn công tác Ngân hàng Chính sách xã hội làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ. (Ảnh: Vietnam+) khai thực hiện Nghị quyết số 11 của Chính phủ

Dịp này, về vùng đất nơi cuối của dãy Trường Sơn – Ninh Thuận, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội Dương Quyết Thắng cùng các thành viên đoàn công tác đã chứng kiến dòng vốn chính sách đang hàng ngày, hàng giờ lan rộng trên khắp mọi thôn làng, tiếp sức cho người nghèo và các đối tượng chính sách, phủ màu xanh no ấm trên mảnh đất này.

“Thay da đổi thịt” nhờ vốn tín dụng

Bắc Sơn là xã đặc biệt khó khăn nằm ở phía Đông Nam của huyện Thuận Bắc. Toàn xã có 2.174 hộ dân, có 3 dân tộc anh em cùng chung sống (Kinh, Chăm, Raglai). Trong đó số hộ dân tộc thiểu số là 1.540 hộ/7.813 khẩu, chiếm 91,14% số hộ hành chính. Mặc dù hộ nghèo cuối năm 2022 là 700 hộ, chiếm tỷ lệ 32,2%; hộ cận nghèo là 248 hộ, chiếm tỷ lệ 11,4% số hộ toàn xã nhưng những năm gần đây Bắc Sơn đang chuyển mình nhanh chóng “thay da đổi thịt” với tỷ lệ thoát nghèo hằng năm đạt trên 5%.

Điểm tựa cho sự thay đổi này không thể thiếu trợ lực từ nguồn vốn chính sách của Chính phủ do Ngân hàng Chính sách xã hội thực hiện bền bỉ hơn 21 năm qua.

Đặc biệt, Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ triển khai trong thời gian qua đã tiếp thêm làn gió mới cho tín dụng chính sách, giúp nhiều người dân vượt qua khó khăn hậu COVID-19, thắp sáng ước mơ thoát nghèo bền vững, tiến tới làm giàu.

Như hộ anh Dương Quang Sang, sinh năm 1985, dân tộc Chăm ở thôn Bỉnh Nghĩa. Tháng 12 năm trước vay 100 triệu đồng từ chương trình tín dụng hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm chăn nuôi 7 con bò, 40 con dê, trồng 2 sào cỏ làm thức ăn cho dê, bò.

Hay như hộ chị Thị Thảo, sinh năm 1988, dân tộc Raglai ở thôn Xóm Bằng cũng mạnh dạn vay 90 triệu đồng từ Ngân hàng Chính sách xã hội về nuôi 4 con bò, trồng 1 sào cỏ, 5 sào rẫy bắp (ngô) và đậu đen.

Ông Tôn Long Dũng – Chủ tịch Ủy ban Nhân dân xã Bắc Sơn cho biết, tổng dư nợ các chương trình tín dụng theo Nghị quyết số 11/NQ-CP đến nay đạt 15,9 tỷ đồng với 246 khách hàng vay vốn. Những nỗ lực triển khai Nghị quyết số 11 đã cộng hưởng chung vào dòng vốn tín dụng chính sách trên địa bàn. Đến ngày 20/11/2023 doanh số cho vay đạt 25.891 triệu đồng với 611 lượt hộ vay. Tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt trên 101 tỷ đồng, với 1.744 khách hàng/2.714 món vay đang còn dư nợ, tăng 8,9% so với đầu năm.

IMG_3462.JPG
Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng và lãnh đạo địa phương thăm mô hình vay vốn chính sách gia đình anh Dương Quang Sang, dân tộc Chăm ở thôn Bỉnh Nghĩa, xã Bắc Sơn. (Ảnh: Vietnam+)

Ông Lê Minh Lộc – Giám đốc chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Thuận cho biết sau 2 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 11 và Nghị định số 36/2022/NĐ-CP, doanh số cho vay từ đầu Chương trình đến 20/11/2023 đạt 389 tỷ đồng, cho hơn 7.890 lượt khách hàng được vay vốn (trong đó doanh số cho vay là 196,7 tỷ đồng, cho hơn 3.190 lượt khách hàng được vay vốn). Dư nợ đạt hơn 383 tỷ đồng với 7.829 khách hàng đang vay, tập trung ở chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm là 295,1 tỷ đồng/5.568 hộ,…

Tiếp tục triển khai hiệu quả các chính sách

Ông Lê Minh Lộc cho biết thêm, tín dụng chính sách là một trụ cột giảm nghèo tạo việc làm, phát triển nguồn nhân lực, bảo đảm an sinh xã hội, ổn định chính trị và phát triển kinh tế địa phương. Đặc biệt sau khi triển khai Chỉ thị số 40-CT/TW, sự vào cuộc của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị-xã hội nhận uỷ thác đã góp phần lan tỏa chính sách tín dụng sâu rộng hơn trong phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh.

Ủy ban Nhân dân, Hội đồng Nhân dân các cấp bố trí ngân sách địa phương chuyển nguồn vốn sang Ngân hàng Chính sách xã hội hoàn thành và vượt kế hoạch giao hằng năm, đưa nguồn vốn của địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội tăng 86,8 tỷ đồng so với trước khi có Chỉ thị số 40, trong đó năm 2022 và 2023 tăng 37 tỷ đồng; tổng nguồn vốn ủy thác của địa phương đạt 106,7 tỷ đồng, góp phần đưa tổng nguồn vốn của ngân hàng tại tỉnh Ninh Thuận đến ngày 20/11 đạt 3.387 tỷ đồng, tăng hơn 444 tỷ đồng so với năm 2022.

Đây là cơ sở để trong năm 2023, chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Thuận tiếp tục mở rộng cho vay vốn đối với người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn. Đến ngày 20/11 doanh số cho vay tại tỉnh Ninh Thuận đạt 1.097 tỷ đồng với 28.814 lượt hộ; doanh số thu nợ là 654 tỷ đồng. Nguồn vốn chính sách đã đến 25 nghìn lượt hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn để đầu tư sản xuất, kinh doanh, bảo đảm an sinh xã hội.

Hiện nay, tín dụng chính sách đang hỗ trợ cho 80.100 khách hàng với tổng dư nợ các chương trình tín dụng đạt 3.377 tỷ đồng và 103.276 món vay, hoàn thành 81% kế hoạch tăng trưởng.

Tại buổi làm việc với Ủy ban Nhân dân tỉnh Ninh Thuận, huyện Thuận Bắc và xã Băc Sơn, Tổng Giám đốc Dương Quyết Thắng ghi nhận và biểu dương những nỗ lực và thành quả trong triển khai tín dụng chính sách của tập thể chi nhánh.

Tuy nhiên, Tổng Giám đốc cũng nhấn mạnh đến những điểm yếu cần phải khắc phục và có những phương án mới triển khai trong thời gian tới như chất lượng tín dụng vẫn chưa bền vững, nguồn vốn ủy thác địa phương năm 2023 đã được Hội đồng Nhân dân tỉnh, Ủy ban Nhân dân tỉnh cân đối, bố trí hoàn thành kế hoạch được Ngân hàng Chính sách xã hội giao, số dư còn thấp, mới đạt 106,7 tỷ đồng, chiếm 3,1% tổng nguồn vốn, thấp hơn bình quân chung toàn quốc là 11,5% tổng nguồn vốn; cho vay một số chương trình tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Nghị định số 28/NĐ-CP còn chậm.

IMG_3814.JPG
Nắm bắt thông tin về nhu cầu vay vốn của các hộ vay thông qua Tổ tưởng Tổ tiết kiệm và vay vốn. (Ảnh: Vietnam+)

Cùng chi nhánh phân tích nguyên nhân khó khăn, vướng mắc, Tổng Giám đốc Ngân hàng Chính sách xã hội chỉ đạo, để có thể hoàn thành kế hoạch năm 2023 cũng như tạo đà thực thi hiệu quả hơn các chương trình tín dụng chính sách trong những năm tiếp theo, tập thể chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Ninh Thuận cần bám sát chỉ đạo của Hội đồng quản trị ngân hàng, tỉnh ủy… tiếp tục chỉ đạo thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao.

Trọng tâm là tăng cường huy động các nguồn lực cho tín dụng chính sách xã hội, bám sát và phối hợp với cơ quan tài chính báo cáo, tham mưu Ủy ban Nhân dân trình Hội đồng Nhân dân các cấp ưu tiên, cân đối, bố trí nguồn vốn ngân sách địa phương ủy thác sang Ngân hàng Chính sách xã hội theo mục tiêu của tỉnh ủy và Ủy ban Nhân dân tỉnh đề ra đến năm 2025 đạt từ 6%-8% so với tổng nguồn vốn tín dụng chính sách cho vay trên địa bàn.

Bên cạnh đó chủ động báo cáo tỉnh Ninh Thuận cho phép trình và triển khai “Đề án cho vay hỗ trợ việc làm, duy trì và mở rộng việc làm từ nguồn vốn ngân sách Trung ương và địa phương đối với các phường, thị trấn và các xã nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 2023-2025” nhằm tăng tốc giải quyết việc làm tại chỗ cho người lao động, giảm bớt lượng lao động đi tìm kiếm việc làm ngoài tỉnh, góp phần tích cực nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động và gia đình, thúc đẩy phát triển sản xuất, kinh doanh trên địa bàn, góp phần tích cực phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

Về phía Ngân hàng Chính sách xã hội sẽ tiếp tục tiếp tục dành sự quan tâm, tạo điều kiện, hằng năm, bổ sung nguồn vốn cho vay tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị định số 61/2015/NĐ-CP và Nghị định số 74/2019/NĐ-CP cho tỉnh Ninh Thuận cùng các chương trình tín dụng hiện đang triển khai trên địa bàn để không ai bị bỏ lại phía sau vì thiếu vốn.

(Vietnam+)



Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/nguon-von-tin-dung-chinh-sach-tro-luc-cho-giam-ngheo-ben-vung-tai-ninh-thuan-post909959.vnp

Cùng chủ đề

Giảm mạnh trên cả nước

Giá heo hơi miền Bắc hôm nay ngày 16/10/2024 Tại khu vực miền Bắc, giá heo hơi hôm nay ngày 16/10/2024 tiếp đà giảm 1.000 đồng/kg ở nhiều địa phương và giao dịch trong khoảng 64.000 - 66.000 đồng/kg. Cụ thể, giá heo hơi giảm 1.000 đồng/kg đối với các tỉnh thành: Lào Cai, Nam Định, Thái Bình, Hà Nam. Giá heo hơi ghi nhận...

Tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn vừa ký Quyết định số 1052/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ bổ sung tuyến đường, cặp cửa khẩu vào Nghị định thư số 1 Hiệp định Tạo thuận lợi vận tải người và hàng hóa qua lại biên giới giữa các nước Tiểu vùng Mê Công mở rộng (Kế hoạch).  Mục đích của Kế hoạch nhằm thực hiện có hiệu quả các quy định của Bản ghi nhớ bổ sung...

Những nghề độc lạ: Dựng công trình biểu tượng bằng mô hình 3D

Trong rất nhiều cuộc gặp đối ngoại, lãnh đạo TP.Đà Nẵng đã chọn hộp sắp đặt 2D và mô hình 3D bằng gỗ mang tính biểu trưng của thành phố để tặng cho khách. Những sản phẩm này có gì độc đáo để có thể đi vào những sự kiện quan trọng như vậy? "TAY NGANG" VÀO LÀNG ĐỒ HỌA Giữa tháng 8 vừa qua, trong sự kiện tiếp Tập đoàn Sioux Technologies, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn...

Chuyên nghiệp hóa ngành du lịch cưới

Báo cáo của Destination Wedding Global Market Report 2023 cho biết, thị trường cưới toàn cầu đang có mức tăng trưởng khá ấn tượng với khoảng 32,8% mỗi năm. Dù là thị trường ngách còn khá mới mẻ, nhưng dễ nhận thấy, du lịch cưới có khả năng mang đến nguồn lợi không nhỏ cho nền kinh tế xanh Việt Nam; bởi đối tượng lựa chọn hình thức này thường là những người giàu, có điều kiện...

Tiếp tục tăng cường hợp tác phát triển du lịch biên giới Việt Nam – Lào

Việt Nam và Lào có chung đường biên giới trải dài 10 tỉnh của Việt Nam và tiếp giáp với 10 tỉnh của Lào. Hai bên có 8 cặp cửa khẩu quốc tế, 7 cửa khẩu quốc gia, 18 lối mở biên giới và khu kinh tế đặc thù. Cùng với sự phát triển chung của hai nước, hợp tác du lịch biên giới giữa Việt Nam và Lào đang trên đà tăng trưởng phát triển rất tốt, tiềm...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Khai mạc Tuần lễ An ninh Mạng quốc tế Singapore năm 2024

Bên lề phiên khai mạc SICW 2024, Đoàn cấp cao Bộ Công an Việt Nam, do Trung tướng Nguyễn Minh Chính, Cục trưởng Cục An ninh mạng và Phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao dẫn đầu, cũng đã tiến hành nhiều cuộc tiếp xúc song phương với các đối tác an ninh quan trọng, trong đó có cuộc họp song phương với phái đoàn Mỹ, Canada, Nga... Trong ngày...

Thắt chặt tình đoàn kết đặc biệt, mở rộng hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Lào

Theo Đại sứ Việt Nam tại Lào Nguyễn Minh Tâm, trong bối cảnh tình hình thế giới và khu vực tiếp tục có những diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường, tác động sâu sắc đến các nước, trong đó có Việt Nam và Lào, sự đoàn kết và sự giúp đỡ lẫn nhau giữa hai Đảng, hai Nhà nước, hai Quốc hội Việt Nam và Lào là yếu tố khách...

Chính thức khởi động Vietnam International Fashion Week Thu Đông 2024

(Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/chinh-thuc-khoi-dong-vietnam-international-fashion-week-thu-dong-2024-post983445.vnp

Thủ tướng: ‘Cuộc cách mạng về lúa gạo không thể thiếu sức mạnh của người dân’

Thủ tướng nhấn mạnh 5 định hướng lớn và 11 nhiệm vụ trọng tâm trong triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh.   Chiều 15/10, tại thành phố Cần Thơ, chủ trì Hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án phát triển bền vững 1 triệu hécta chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng...

Thủ tướng: Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước chào mừng Đại hội Đảng

Tiếp tục nâng cao chất lượng công tác khen thưởng, tạo chuyển biến mạnh mẽ và thực chất, bảo đảm nguyên tắc khen thưởng chính xác, công khai, công bằng, kịp thời, có tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương. Chú trọng khen thưởng thông qua phát hiện các điển hình, nhân tố mới, khen thưởng người lao động trực tiếp, vùng sâu, vùng xa, khen thưởng đột xuất, khen...

Bài đọc nhiều

Đồng hành xây dựng tương lai bền vững cho ngành chăn nuôi

Mới đây, ông Johan van den Ban - Tổng Giám đốc De Heus Việt Nam đã có cuộc trao đổi về chủ đề "Tính bền vững - chìa khóa để tạo lợi thế cho ngành chăn nuôi Việt Nam". Ông Johan sinh sống tại Việt Nam...

Nghị quyết về nông nghiệp tại Bình Định, cái gì cũng có, cũng làm, nhưng đột phá lại không lớn

Đề xuất, tham mưu ban hành chính sách chưa chặt chẽ, xuất phát từ cấp địa phươngNhiệm kỳ 2021 – 2026, UBND tỉnh Bình Định triển khai thực hiện 10 Nghị quyết về cơ chế, chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp, mà...

Nuôi cá chình như nuôi nhân sân trong ao đất, một ông tỷ phú Kon Tum bắt bán 550.000 đồng/kg

Năm 2012, gia đình ông Trần Văn Đoàn từ tỉnh Cà Mau lên thị trấn Đăk Hà (huyện Đăk Hà) sinh sống và phát triển kinh tế. Khi lên đây ông đã có ý định làm giàu từ các mô hình nuôi cá nước ngọt. Với kinh...

“Chị Năm bò sữa” và trái ngọt từ sự… liều lĩnh

Dám nghĩ, dám làm Đến xã Vân Hòa, hỏi thăm nhà “chị Năm bò sữa”, ai nấy đều biết. Đó là bởi chị Năm là người đầu tiên ở xã Vân Hòa khởi xướng mô hình nuôi bò sữa và hiện tại, chị đang có đàn bò sữa lớn nhất xã với tổng số 62 con. Trang trại bò sữa của chị Năm rộng hơn 1.200m2, với 3 dãy chuồng. Nền lát xi măng sạch sẽ, xung quanh thông thoáng,...

Sơn La: Tạo đột phá để phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị

Tập trung tháo gỡ vướng mắcNguồn vốn thực hiện lớn, trong quá trình triển khai còn nhiều vướng mắc phát sinh nên năm 2022 và 2023, tổng vốn giao thực hiện Dự án 3 thuộc Chương trình MTQG 1719 trên địa bàn tỉnh chỉ hơn 51 tỷ đồng. Để kịp thời hoàn thành mục tiêu Dự án 3, năm 2024, UBND tỉnh Sơn La giao tổng kế hoạch vốn thực hiện là 527,124 tỷ đồng. Điều này...

Cùng chuyên mục

Dân tộc Raglai ở một huyện của Khánh Vĩnh được công ty TNHH này hỗ trợ cây giống, phân bón

Ngày 15/10, các nhân viên, lãnh đạo Công ty TNHH Xuất nhập khẩu trái cây và nông sản Ngân Nguyễn đã trực tiếp xuống các địa phương để hỗ trợ về kỹ thuật, cây giống, phân bón cho bà con đồng bào Raglai trên địa bàn. Được...

Trái da đá Ninh Thuận, quả rừng xưa ăn đỡ buồn mồm, nay hóa đặc sản, ngọt ngon, thơm miệng

Đa số mọi người đều nghĩ ngay tới bánh canh chả cá Phan Rang hay nem chua Ninh Thuận thơm nức tiếng khi nhắc về đặc sản của nơi này. Thế nhưng, ít ai biết rằng Ninh Thuận còn là thủ phủ nho của cả nước và...

Con ruốc, con động vật bé tí ti nhảy búa xua ở đảo Phú Quốc Kiên Giang, vớt bán 90.000 đồng/kg

Dụng cụ bắt ruốc chỉ cần có lưới ô nhỏ tầm 1-1,5mm là tha hồ kéo ruốc. Những người chuyên nghiệp hơn sẽ chạy ghe kéo lưới ruốc để có sản lượng nhiều hơn.Anh Nguyễn Văn Khương, người dân ở phường Dương Đông, TP Phú Quốc...

Lâm Đồng: Nông dân người Tày làm giàu trên quê mới Lộc Nam

Chia sẻ về những việc làm của mình, ông Nông Văn Thuyên tâm niệm: Trước đây, mình cũng rất khó khăn và được nhiều người giúp đỡ. Nay, mình đã có của ăn, của để thì phải giúp đỡ cho những người còn khó khăn để cùng nhau vươn lên trong cuộc sống. Thấm thoắt gần 30 năm trên vùng đất mới, bằng ý chí và nghị lực, ông Nông Văn Thuyên không chỉ trở thành một...

Để làm được Đề án 1 triệu ha lúa, phải thổi hồn vào cây lúa

Chiều 15/10, tại TP.Cần Thơ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì hội nghị bàn giải pháp thúc đẩy triển khai Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh...

Mới nhất

Nhập thép cuộn cán nóng tăng mạnh, 9 tháng đạt 8,8 triệu tấn

Tính chung 9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 8,8 triệu tấn thép cuộn cán nóng (HRC), tăng 26% so với cùng kỳ 2023 và bằng 171% sản xuất trong nước. 9 tháng năm 2024, Việt Nam nhập khẩu gần 8,8 triệu tấn...

Taxi Vinasun có thêm cổ đông lớn

Ông Lê Hải Đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị HIPT, mua thành công 330.000 cổ phiếu để nâng sở hữu cá nhân tại Vinasun lên 2,11% và nâng tổng sở hữu của HIPT tại doanh nghiệp này lên 5,47%. Giao dịch này được ông...

Cách sử dụng fexofenadine đúng cách và đạt hiệu quả tốt

Fexofenadine là một loại thuốc kháng histamin được sử dụng phổ biến để điều trị các triệu chứng của các bệnh dị ứng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn tổng...

Tìm thấy bàn chân của nhà thám hiểm người Anh mất tích 100 năm trên đỉnh Everest

TPO - Bàn chân của một nhà thám hiểm người Anh mất tích hơn 100 năm trước khi leo lên đỉnh Everest cuối cùng đã được tìm thấy. Andrew Comyn "Sandy" Irvine, 22 tuổi, đã mất tích cùng với nhà leo núi George Mallory vào tháng 6 năm 1924. Hai người này đang cố gắng trở thành...

Cậu học trò nghèo xứ đảo vượt biển đi học truyền thông

Biết mình đậu ngành truyền thông đa phương tiện Trường Đại học Văn Lang (TP.HCM), Lưu Thanh Nguyên (xã Hòn Tre, huyện đảo Kiên Hải, Kiên Giang )lo không có tiền đóng học phí, nhưng vẫn quyết đi học để thoát nghèo. Nghèo khó, Lưu Thanh Nguyên vẫn quyết tâm đi học - Thực hiện: CHÍ CÔNG – NHÃ CHÂN...

Mới nhất