Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận.Mới đây, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức 12 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp cho đồng bào DTTS.Sáng 26/10, tại trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tiếp Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Trung Quốc, Thượng tướng Trương Hựu Hiệp đang thăm, làm việc tại Việt Nam.Sáng 26/10, tại xã Phước Thành, huyện Bác Ái, Đài Phát thanh- Truyền hình Ninh Thuận phối hợp Nhóm thiện nguyện Hương Từ Bi tổ chức chương trình trao tặng học bổng và xe đạp cho học sinh Trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS Nguyễn Huệ.Sau gần 4 năm triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã và đang góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân trong vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận.Mới đây, Ban Dân tộc tỉnh Bắc Giang đã tổ chức 12 lớp tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất nông, lâm nghiệp cho đồng bào DTTS.Do ảnh hưởng của bão số 6, từ đêm 26/10, vùng biển các tỉnh từ Quảng Bình đến Quảng Ngãi (bao gồm đảo Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Lý Sơn) có gió mạnh dần lên cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão đi qua cấp 10-11, giật cấp 14, sóng biển cao 3-5m, vùng gần tâm bão 5-7m; biển động dữ dội.Nhờ nguồn lực từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030 (Chương trình MTQG 1719), những năm gần đây, diện mạo các xóm, bản vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Phú Thọ đã có bước chuyển mạnh mẽ.Việc triển khai thực hiện Dự án 8 “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 trên địa bàn huyện biên giới Đức Cơ bước đầu đã mang lại kết quả tích cực trong xóa bỏ định kiến giới, khuôn mẫu giới vùng DTTS. Từ đó, giúp phụ nữ và trẻ em vươn lên, khẳng định vai trò chủ thể của mình trong gia đình và cộng đồng.Ngày 26/10, Tỉnh ủy Quảng Ninh tổ chức Hội nghị công bố quyết định của Bộ Chính trị về công tác cán bộ. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Tổ chức Trung ương Lê Minh Hưng; Ban Tổ chức Trung ương, lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh, Quảng Bình.Năm 2024, tỉnh được Trung ương giao nguồn vốn thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) 3.346 tỷ 164 triệu đồng (bao gồm cả nguồn vốn năm 2022, 2023 kéo dài thời gian thực hiện sang năm 2024 và nguồn chỉ tiêu giao năm 2024).Du lịch nông nghiệp hiện được một số nhà vườn trên địa bàn tỉnh Kon Tum phát triển và được nhiều du khách lựa chọn như một trải nghiệm mới lạ. Hình thức du lịch mới mẻ này được kỳ vọng sẽ góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp của địa phương.Ngoài nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ, giữ gìn an ninh trật tự khu vực biên giới quốc gia, các cán bộ, chiến sĩ Bộ đội Biên phòng (BĐBP) Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu còn là những người “cha đỡ đầu” cho trẻ em người DTTS có hoàn cảnh khó khăn nơi bản làng xa xôi…Ngày 25/10, Ban Dân vận Huyện ủy Bắc Hà (Lào Cai) đã phối hợp với Đảng ủy xã Bản Liền tổ chức Hội nghị tuyên truyền phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.
Nâng cao chất lượng sống cho đồng bào DTTS
Tỉnh Bình Thuận đã đạt mục tiêu giải ngân 100% vốn Chương trình MTQG 1719 trong các năm 2022 và 2023, đồng thời phấn đấu đạt 95% cho nguồn vốn năm 2024. Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường chỉ đạo và đôn đốc các sở, ngành, địa phương phân bổ và giải ngân vốn cho các dự án. Đối với những tiểu dự án có tiến độ giải ngân chậm, tỉnh sẽ triển khai các giải pháp để tăng tốc tiến độ thực hiện.
Ông Nguyễn Hồng Hải Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận
Ở huyện Tánh Linh, ba năm qua, với nguồn lực từ Chương trình MTQG 1719, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS đã có nhiều đổi thay. Huyện tập trung hỗ trợ sản xuất, tạo việc làm, tăng thu nhập cho các hộ đồng bào DTTS có hoàn cảnh khó khăn. Bà con được hỗ trợ vốn, cây giống, phân bón, tham gia các lớp tập huấn, hướng dẫn kiến thức chăn nuôi, sản xuất… để phát triển kinh tế.
Điển hình như hộ ông Lý Tuyết Linh đã được chính quyền hỗ trợ vốn để mua heo về nuôi. Nhờ những kiến thức được tập huấn, ông Linh áp dụng vào chăn nuôi có hiệu quả, từ đó, ông mua thêm rẫy để trồng điều. Đến nay, ông Linh đã có nguồn thu nhập ổn định từ chăn nuôi, trồng trọt và xây dựng căn nhà mới khang trang, rộng rãi.
Để tạo sinh kế cho đồng bào DTTS, chính quyền huyện Tánh Linh đặc biệt chú trọng liên kết sản xuất nông nghiệp theo chuỗi như chương trình trồng cỏ và bắp rồi ủ men ra thành phẩm thức ăn gia súc đạt các tiêu chuẩn để xuất khẩu. Hay mô hình trồng rau cạn với trên 900ha đậu xanh, đậu đen, mè…
Cùng với đó, huyện cũng chú trọng đến việc phát triển lợi thế về rừng bằng cách nhân rộng các mô hình trồng, chế biến cao su và một số loại cây khác như tiêu, điều. Toàn huyện đã có 4.500ha điều, 22.000ha cao su, 300ha tiêu… đạt sản lượng cao
Còn ở Hàm Cần, một xã thuần đồng bào DTTS của huyện Hàm Thuận Nam, trong đó chủ yếu là đồng bào Raglay sinh sống (chiếm hơn 85% dân số), từ nguồn lực của Chương trình MTQG 1719, chính quyền địa phương đã chú trọng đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, với việc xây dựng các tuyến đường liên thôn, liên xã tạo thuận lợi cho giao thông đi lại và phát triển hàng hóa. Đồng thời, quan tâm nâng cao chất lượng cuộc sống cho bà con, thông qua việc hỗ trợ nhiều mô hình sản xuất gắn với tạo công ăn việc làm cho người dân.
“Cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương đã đẩy mạnh vận động người dân chuyển đổi cơ cấu kinh tế, nâng cao thu nhập. Cùng với canh tác truyền thống như lúa nước, mì, bắp lai… thời gian gần đây, xã vận động bà con trồng thêm cây ăn quả như xoài, điều, thanh long và phát triển chăn nuôi đại gia súc, gia cầm để phát triển kinh tế”, ông Nguyễn Văn Sông, Chủ tịch UBND xã Hàm Cần cho biết.
Nỗ lực đẩy nhanh tiến độ Chương trình MTQG 1719
Trong những kết quả đạt được, vai trò của cơ quan công tác dân tộc ngày càng được thể hiện rõ. Theo đó, Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, tiểu dự án chương trình MTQG. Đồng thời, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng, hiệu quả Chương trình.
Như chia sẻ của ông Nguyễn Minh Tân, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận: Xác định Chương trình MTQG 1719, là nguồn lực quan trọng để phát triển kết cấu hạ tầng, tạo sinh kế và xóa đói giảm nghèo cho người dân, tỉnh Bình Thuận đã sớm ban hành các nghị quyết, quyết định theo thẩm quyền; Đồng thời, chỉ đạo Ban Dân tộc phối hợp với các sở, ngành, đẩy mạnh tiến độ giao vốn và giải ngân, bám sát tiến độ triển khai thực hiện chương trình tại các địa phương để có các biện pháp tháo gỡ khó khăn kịp thời. Đến nay, nhiều địa phương trong tỉnh Bình Thuận đã nỗ lực thực hiện Chương trình và đã đạt nhiều kết quả khả quan.
“Địa phương tăng cường công tác giảm nghèo trong vùng đồng bào DTTS, đầu tư hiệu quả các nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 để hỗ trợ cho bà con vươn lên thoát nghèo bền vững. Bên cạnh đó, công tác chăm lo cho Người có uy tín ở địa phương được thực hiện tốt, cùng với đó là phát huy vai trò của Người có uy tín trong cộng đồng ngày càng hiệu quả”, ông Tân khẳng định.
Điển hình như huyện Tánh Linh là một trong những địa phương điển hình trong giải ngân vốn Chương trình MTQG 1719. Trong 3 năm qua (2022 – 2024), với tổng nguồn vốn hơn 89 tỷ đồng, huyện đã giải ngân được hơn 61 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 68,5%). Đối với nguồn vốn sự nghiệp, huyện đã giải ngân 15,4/26,3 tỷ đồng (đạt 58,71%); vốn đầu tư giải ngân 45,2/62,7 tỷ đồng (đạt 72,61%).
Thông tin từ Ban Dân tộc tỉnh Bình Thuận cho biết, trong 3 năm (2022 – 2024), từ Chương trình MTQG 1719, với tổng nguồn vốn ngân sách thực hiện là 427.547 triệu đồng (Trong đó, ngân sách Trung ương 370.480 triệu đồng, ngân sách tỉnh đối ứng 57.067 triệu đồng), toàn tỉnh đã thực hiện giải ngân 233.589 triệu đồng, đạt 54,6% kế hoạch vốn giao. (Trong đó, vốn Trung ương năm 2022 giải ngân 76.274 triệu đồng đạt 86,9%; năm 2023 giải ngân 110.331 triệu đồng đạt 77%; năm 2024 giải ngân 31.081 triệu đồng đạt 22,3%).
Theo đánh giá, một số dự án có kết quả giải ngân khá, như Tiểu Dự án 1, Dự án 3 về phát triển nông, lâm nghiệp bền vững giải ngân ngân sách Trung ương đạt tỷ lệ 71,8%, ngân sách địa phương đạt 83%. Dự án 5 về phát triển giáo dục và đào tạo cũng đạt mức giải ngân cao với giải ngân ngân sách Trung ương đạt tỷ lệ 70,1%…
Theo ông Nguyễn Hồng Hải, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận: Tỉnh Bình Thuận đã đạt mục tiêu giải ngân 100% vốn Chương trình MTQG 1719 trong các năm 2022 và 2023, đồng thời phấn đấu đạt 95% cho nguồn vốn năm 2024. Do vậy, trong thời gian tới, tỉnh sẽ tăng cường chỉ đạo và đôn đốc các sở, ngành, địa phương phân bổ và giải ngân vốn cho các dự án. Đối với những tiểu dự án có tiến độ giải ngân chậm, tỉnh sẽ triển khai các giải pháp để tăng tốc tiến độ thực hiện.
Trong thời gian qua, nguồn vốn từ Chương trình MTQG 1719 đã mang lại diện mạo mới cho tỉnh Bình Thuận. Đời sống kinh tế – xã hội trong vùng đồng bào DTTS được cải thiện đáng kể. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo vùng đồng bào DTTS tỉnh Bình Thuận giảm 3,05%; thu nhập bình quân đầu người trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh đạt 46,8 triệu đồng/năm…
Nguồn: https://baodantoc.vn/nguon-luc-chuong-trinh-mtqg-thuc-day-vung-dong-bao-dtts-tinh-binh-thuan-khoi-sac-1729825807150.htm