Trang chủNewsThời sựNguồn lực cho bảo tồn di sản văn hóa

Nguồn lực cho bảo tồn di sản văn hóa


Quy định về Quỹ được đưa ra tại Chương VII cùng rất nhiều quy định mới khác nhằm thu hút được nhiều nguồn lực cho công tác bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa. Với sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước ta về bảo tồn, phát huy giá trị di sản văn hóa, việc có thêm nguồn lực để hỗ trợ công tác này, theo các đại biểu Quốc hội là hết sức cần thiết; nhưng việc thành lập quỹ lại khiến nhiều đại biểu không khỏi băn khoăn.

Lý do, trước hết, như ĐBQH Phạm Thị Thanh Mai (Hà Nội) chia sẻ trong phiên thảo luận tổ chiều 18.6, “gần đây, cứ luật nào trình thì lại thấy đề xuất thành lập quỹ cho lĩnh vực đấy – cũng khá nhiều”. Riêng trong lĩnh vực văn hóa, đại biểu “điểm danh” sơ sơ những luật gần đây đã có Quỹ Phát triển du lịch, Quỹ Phát triển điện ảnh… và lần này là Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa. Nhưng vấn đề quan trọng hơn, theo đại biểu Phạm Thị Thanh Mai là, đề xuất thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa “đã được đánh giá tác động đủ kỹ chưa? Sự cần thiết của Quỹ này thế nào? Tính khả thi của quỹ này đến đâu?”. 

Báo cáo đánh giá tác động chính sách của dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) trình Quốc hội nêu rõ, trong 5 năm thực hiện Chương trình mục tiêu phát triển văn hóa giai đoạn 2016 – 2020, kinh phí từ ngân sách nhà nước bố trí 245 tỷ đồng, hỗ trợ 471 lượt di tích trên địa bàn cả nước, trong tổng số 3.599 di tích quốc gia, chưa giải quyết được mục tiêu chống xuống cấp di tích mà chỉ mang tính chất chống đỡ cục bộ, chưa đặt di tích ở trong tình trạng tồn tại bền vững lâu dài, nhiều di tích quốc gia chưa được tu bổ, có nguy cơ không những làm biến dạng di tích, mất đi yếu tố gốc và giá trị vốn có, nghiêm trọng hơn là nguy cơ đổ sập. Trong khi đó, kinh phí thực hiện tu bổ di tích chủ yếu do các địa phương đối ứng và huy động từ nguồn xã hội hóa, khoảng vài nghìn tỷ đồng. 

Vì vậy, Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa được đề xuất quy định như “một hình thức xã hội hóa thu hút nguồn lực cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, cơ chế thu hút nguồn lực thông qua quy định nội dung, hình thức, cơ chế khai thác, sử dụng di sản văn hóa, hợp tác công tư lĩnh vực di sản văn hóa”. Tuy nhiên, tham gia thẩm tra, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách cho rằng, quy định về Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa tại Điều 90 dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) là “chưa phù hợp với yêu cầu thực tiễn, không hiệu quả và không phù hợp với việc quản lý sử dụng ngân sách nhà nước, khả năng cân đối thu hút các nguồn lực để hoạt động các quỹ”.

Phân tích kỹ hơn, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách chỉ rõ, “việc thành lập Quỹ này ở Trung ương và có thể sẽ thành lập ở tất cả các địa phương sẽ đồng thời phải thành lập bộ máy quản lý quỹ từ Trung ương đến địa phương, liên quan đến tổ chức bộ máy nhân sự và phát sinh nhiều chi phí quản lý vận hành”. Hơn nữa, nếu phân tích chi tiết các nhiệm vụ chi dự kiến của Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa, theo Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách, “một số nhiệm vụ cũng có thể đã trùng với nhiệm vụ đã được quy định sử dụng ngân sách nhà nước chi cho hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa tại Điều 80 dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi)”. 

Năm 2019, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tiến hành một chuyên đề giám sát về các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách. Qua đó đã cho thấy, các quỹ này hoạt động cơ bản không hiệu quả, không đáp ứng được yêu cầu, mục tiêu đặt ra; chi phí quản lý vận hành quỹ rất lớn dẫn đến lãng phí nguồn lực.

Tại Nghị quyết số 792/NQ-UBTVQH14 về chuyên đề giám sát trên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã yêu cầu xây dựng lộ trình cơ cấu lại, sáp nhập, dừng hoạt động hoặc giải thể đối với các quỹ thuộc thẩm quyền của Chính phủ hoạt động không hiệu quả, không đúng mục tiêu đề ra hoặc không còn phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội, trùng lặp về mục tiêu, nhiệm vụ, đối tượng phục vụ hoặc không có khả năng độc lập về tài chính, trùng lặp nguồn thu, nhiệm vụ chi với ngân sách nhà nước. Chính vì thế, Thường trực Ủy ban Tài chính – Ngân sách cũng đề nghị không quy định việc thành lập Quỹ bảo tồn di sản văn hóa tại Điều 90 dự thảo Luật Di sản văn hóa (sửa đổi). 

Tất nhiên, cho đến thời điểm này, khi dự thảo Luật đã được trình Quốc hội thảo luận thì đề xuất thành lập Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa cũng đã được nhiều cơ quan, tổ chức xem xét, đóng góp ý kiến. Nếu thực sự cấp bách, bắt buộc phải có quỹ để tăng cường nguồn lực đầu tư cho việc bảo tồn di sản văn hóa thì chắc chắn Quốc hội sẽ không từ chối. Nhưng rõ ràng, với những băn khoăn mà các đại biểu và báo cáo thẩm tra của cơ quan chuyên môn của Quốc hội đã chỉ ra thì các vấn đề liên quan đến Quỹ Bảo tồn di sản văn hóa cần phải được làm rõ hơn. 



Nguồn: https://daibieunhandan.vn/chinh-sach-va-cuoc-song/nguon-luc-cho-bao-ton-di-san-van-hoa-i376223/

Cùng chủ đề

Nhiều trường đại học chuyển sang hình thức học trực tuyến do ảnh hưởng của mưa lũ

Trường đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội vừa thông báo tổ chức giảng dạy online từ chiều ngày 10/9. Nhà trường cho biết, căn cứ vào Công văn của Đại học Quốc gia Hà Nội về việc khẩn trương triển khai ứng phó với cơn bão số 3 và căn cứ diễn biến phức tạp của thời tiết, tất cả các lớp học phần sẽ tổ chức giảng...

Ban hành 6 nhóm nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm khắc phục hậu quả bão số 3

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 143/NQ-CP về các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3, nhanh chóng ổn định cuộc sống, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh.   Để khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 3 (Yagi), nhanh chóng ổn định tình hình nhân dân, đẩy mạnh khôi phục sản xuất kinh doanh, tích cực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, kiểm soát tốt lạm...

Xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 35 về việc xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.  Vnews

Liên tiếp bệnh nhân mắc vi khuẩn Whitmore nhập viện

Bệnh Whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán và điều trị không đúng, bệnh có tỷ lệ tử vong cao, có thể lên tới 40%. Bệnh Whitmore có diễn biến và triệu chứng lâm sàng đa dạng, cần chẩn đoán phân biệt với nhiều bệnh. Khi được chẩn đoán...

Học sinh một trường cấp 2 ở Huế góp gần 240 triệu đồng ủng hộ miền Bắc

(Dân trí) - Nhiều trường học ở Huế đã phát động quyên góp được hàng trăm triệu đồng để ủng hộ đồng bào các tỉnh phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3. Đại diện Ban Giám hiệu Trường THCS Nguyễn Chí Diểu (thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế), cho biết nhà trường vừa tiến hành quyên góp ủng hộ đồng bào các tỉnh, thành phía Bắc khắc phục hậu quả cơn bão số 3 (Yagi). Sau khi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas khai trương văn phòng mới tại TP. Hồ Chí Minh

Sáng ngày 16/9, Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas (MB Ageas Life) tổ chức khai trương văn phòng mới tại TP. Hồ Chí Minh với không gian làm việc chuyên nghiệp, hiện đại, năng động, giúp gia tăng trải nghiệm của khách hàng tại khu vực phía Nam. Tham dự sự kiện khai trương văn phòng mới của MB Ageas Life tại TP. Hồ Chí Minh có sự góp mặt của Tổng giám đốc cùng các lãnh...

Tập đoàn TH hỗ trợ kịp thời, thiết thực tới đồng bào vùng lũ

Tính đến 13/9, tổng giá trị hỗ trợ của Tập đoàn TH và các đơn vị dưới sự dẫn dắt của Anh hùng Lao động Thái Hương dành cho người dân các tỉnh phía Bắc chịu thiệt hại do bão Yagi đã lên tới 6 tỷ đồng, gồm tiền mặt và hàng trăm nghìn sản phẩm sữa tươi, đồ uống, nước tinh khiết. Ngày 10/9, khi các thông tin về cơn bão số 3 - siêu bão Yagi và hoàn...

Viettel nâng cao 30% hiệu quả khôi phục thông tin trong bão Yagi

Cùng với huy động tối đa nhân lực, phương tiện, vật tư phục vụ công tác phòng chống cơn bão Yagi, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã tăng cường ứng dụng công nghệ, giúp phát hiện và điều hành củng cố kịp thời các vấn đề của mạng lưới thông tin liên lạc phục vụ người dân. Ứng dụng Phòng, chống thiên tai do Viettel làm chủ thiết kế và phát triển, cập nhật tự...

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lên đường thăm chính thức Liên bang Nga

Tham gia Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam thăm chính thức Liên bang Nga có các Ủy viên Trung ương Đảng: Phó Chủ tịch Quốc hội, Chủ tịch Nhóm Nghị sĩ hữu nghị Việt Nam - Liên bang Nga Nguyễn Khắc Định; Phó Thủ tướng Chính phủ, Chủ tịch Phân...

Thúc đẩy xây dựng quan hệ giữa Quốc hội hai nước tương xứng với quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt –...

Nhận lời mời của Chủ tịch Duma Quốc gia, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Vyacheslav Victorovich Volodin và Chủ tịch Hội đồng Liên bang, Quốc hội Liên bang, Liên bang Nga Valentina Ivanovna Matvienko, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sẽ thăm chính thức Liên bang Nga và đồng chủ trì Phiên họp lần thứ ba Ủy ban Hợp tác liên Nghị viện Việt Nam...

Bài đọc nhiều

Áp thấp nhiệt đới sắp mạnh lên thành bão, miền Trung mưa to đến rất to từ hôm nay

Hiện áp thấp nhiệt đới đang di chuyển nhanh và có khả năng mạnh lên thành bão trong 24 giờ tới. Từ hôm nay (18-9) ở miền Trung bắt đầu có mưa to đến rất to. Dự báo vị trí và hướng di chuyển áp thấp nhiệt đới lúc 4h sáng 18-9 - Ảnh: NCHMF Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia lúc 4h sáng 18-9, tâm áp thấp nhiệt đới ở cách quần đảo Hoàng Sa...

Ngày Văn hóa Doanh nghiệp Việt Nam tại Pháp – cầu nối thúc đẩy giao lưu kinh tế văn hóa

Ngày 13/09, tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp (CCV) đã diễn ra chương trình “Ngày Văn hoá Doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài lần thứ I”, đánh dấu một bước tiến quan trọng trong việc hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết của Đảng và Chính phủ về xây dựng văn hóa kinh doanh và văn hoá doanh nghiệp Việt Nam. Chương trình "Ngày Văn hóa Doanh...

Hai kịch bản vào đất liền của bão số 4

TPO - Áp thấp nhiệt đới hình thành ở vùng biển phía đông Philippines dự báo đi vào Biển Đông trong ngày mai (17/9), mạnh lên thành bão khoảng ngày 18/9, sau đó có thể xảy ra hai kịch bản đổ bộ đất liền nước ta. Vào 13h chiều nay (16/9), tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 17,1 độ Vĩ Bắc; 123,9 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía đông đảo Luzon của Philippines với sức gió mạnh...

Kỳ tích: Lê Quang Liêm đánh bại ‘vua cờ’ Trung Quốc, Việt Nam lên hạng nhì Olympiad

Lê Quang Liêm cùng đội tuyển cờ vua Việt Nam tiếp tục gây tiếng vang ở nội dung đồng đội nam giải cờ vua đồng đội thế giới (Olympiad) 2024 diễn ra tại Hungary. Sau khi quật ngã đương kim vô địch Uzbekistan ở ván 4, đánh bại đối thủ mạnh Ba Lan ở ván 5, rạng sáng nay (17.9), đội tuyển cờ vua Việt Nam xuất sắc cầm hòa Trung Quốc ở ván 6 với màn tỏa sáng của Lê Quang Liêm khi...

Viện trưởng Viện Khoa học Địa chất: Nguy cơ trượt lở đất đá sau mưa vẫn rất cao

Bên cạnh yếu tố địa chất, địa hình thì yếu tố lượng mưa và những cơn mưa sau bão là tác nhân kích hoạt tai biến thiên nhiên như trượt lở, lũ quét trong thời gian qua.   Mặc dù yếu tố kích hoạt trượt lở chính là mưa, nhưng sau khi dừng mưa, độ ổn định của các sườn dốc vẫn còn rất thấp nên vẫn có thể xảy ra trượt lở bất cứ lúc nào. Thậm chí có nhiều...

Cùng chuyên mục

Xử lý nghiêm cán bộ, công chức vi phạm nồng độ cồn

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Chỉ thị số 35 về việc xử lý nghiêm cán bộ, công chức, viên chức và chiến sỹ trong lực lượng vũ trang điều khiển phương tiện giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.  Vnews

Miền Trung mưa trắng trời, cảnh báo nguy cơ lũ quét và sạt lở

  Do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới, hàng loạt địa phương ở miền Trung xảy ra mưa lớn và kéo dài. Sáng 18/9, Đài khí tượng thủy văn Quảng Nam phát thông báo về áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) khẩn cấp. Theo đó, hồi 4h cùng ngày, vị trí tâm ATNĐ ở vào khoảng 16,7 độ Vĩ Bắc; 113,8 độ Kinh Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 250km về phía Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm ATNĐ...

Điều rất nguy hiểm của bão số 4

TPO - Thời gian di chuyển rất nhanh khiến cho bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới đang tồn tại trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng rất sớm đến đất liền. Tuy nhiên, khi áp sát vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình, bão đi chậm lại, men theo đường bờ biển trước khi vào đất liền khiến thời gian ảnh hưởng lâu và vùng ảnh hưởng rất rộng. Vào 4 giờ sáng nay (18/9), tâm...

Nâng cao hiệu quả các cơ chế hợp tác song phương Việt Nam

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn điện đàm với Bộ trưởng Ngoại giao, Di...

Chính sách phục hồi sản xuất kinh doanh phải quyết nhanh, triển khai nhanh

Và công việc quan trọng nhất, đó là hỗ trợ các hộ kinh doanh, doanh nghiệp bắt tay vào sản xuất kinh doanh càng nhanh càng tốt.Bão lũ gây thiệt hại rất lớn, nhiều hộ dân nuôi trồng thủy sản, nông sản trắng tay. Các doanh nghiệp kinh doanh du lịch bị ảnh hưởng nghiêm trọng, khách sạn, nhà hàng, quán ăn tan hoang, có nhiều cơ sở gần như phải xây dựng lại từ đầu. Đã kinh...

Mới nhất

Điều rất nguy hiểm của bão số 4

TPO - Thời gian di chuyển rất nhanh khiến cho bão hình thành từ áp thấp nhiệt đới đang tồn tại trên Biển Đông sẽ ảnh hưởng rất sớm đến đất liền. Tuy nhiên, khi áp sát vùng biển các tỉnh từ Quảng Ngãi đến Quảng Bình, bão đi chậm lại, men theo đường bờ biển trước khi vào...

Tình hình DA ô tô đầu tiên của Quảng Ninh, đầu tư bởi Tập đoàn từng đưa Ninh Bình thành trung tâm công nghiệp...

Nhà máy dự kiến sẽ chính thức sản xuất những lô ô tô đầu tiên vào cuối năm 2024, cung cấp ra thị trường trong năm 2025. Theo thông tin trên Báo Quảng Ninh, sau 2 năm xây dựng, Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng (thuộc TC Group) đang tập trung hoàn thiện các hạng mục cuối...

DOJI ƯU ĐÃI ĐẾN 19% TRANG SỨC MỪNG SINH NHẬT THẾ GIỚI KIM CƯƠNG

Tỏa sáng phong cách phái đẹp thông qua những sản phẩm trang sức tinh hoa, Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI tưng bừng mừng sinh nhật 19 tuổi Thế Giới Kim Cương với đại tiệc ưu đãi hấp dẫn chưa từng có. Đồng hành cùng phái đẹp trên mọi hành trình tỏa sáng Năm 2024 đánh dấu sinh nhật...

Nhu cầu cải thiện từ Trung Quốc, căng thẳng Trung Đông gia tăng có thể kéo giá dầu leo dốc

Giá xăng dầu hôm nay 18/9, theo Oilprice, lúc 5h30 ngày 18/9 (giờ Việt Nam), giá dầu WTI giảm nhẹ chưa đến 10 cent, giá dầu Brent “chững” ở mức 73,7 USD/thùng.

Mới nhất