Trang chủNewsThời sựNguồn cảm hứng Katalin Kariko

Nguồn cảm hứng Katalin Kariko


Khoảnh khắc vinh quang sau hơn 40 năm chờ đợi

Thực ra, đó là khoảnh khắc mà giới khoa học đã dự báo kể từ khi công nghệ RNA – thông tin (mRNA) được Pfizer và BioNTech áp dụng để sản xuất hàng loạt vắc xin, góp phần giúp nhân loại vượt qua đại dịch COVID-19. Và điều đáng nói hơn là giải Nobel Y sinh 2023 là kết quả của hàng chục năm nghiên cứu không biết mệt mỏi và sự kiên trì không thể lay chuyển của bà Kariko cùng người đồng nghiệp Drew Weissman về một công nghệ từng bị cả thế giới phớt lờ.

Bởi vậy, không quá khi nói rằng thành tựu của bà Kariko và giáo sư Weissman có phần mang hình bóng của nhà thiên văn học vĩ đại Galileo Galilei khi ông phát hiện và tin tuyệt đối vào Thuyết nhật tâm và việc Trái đất là hình cầu, bất chấp quan niệm của nhân loại lúc đó – đặc biệt Giáo hội Công giáo – rằng Trái đất là một mặt phẳng và là trung tâm của vạn vật.

Bởi vậy, giải Nobel Y Sinh 2023 của Kariko và Weissman một lần nữa củng cố rằng niềm tin và tinh thần khoa học luôn là nền tảng để làm nên những phát kiến vĩ đại của nhân loại, bất chấp thời gian, khó khăn và dù cho nó có được mọi người thừa nhận hay không.

nguon cam hung katalin kariko hinh 1

Bà Katalin Kariko (trái) và giáo sư Drew Weissman đã đoạt giải Nobel Y sinh 2023. Ảnh: Reuters

Có thể nói, nếu đại dịch COVID không xuất hiện vào cuối năm 2019, công nghệ mRNA vẫn sẽ được tôn vinh vào một ngày nào đó trong lịch sử loài người. Bởi nó có giá trị vượt thời gian và cần thiết đối với nhân loại. Như đã biết, mRNA không chỉ có ý nghĩa sớm tạo ra vắc xin COVID, mà còn giúp giới y học tìm ra các cách tiếp cận mới để chữa trị những căn bệnh nan y, gồm cả ung thư hay HIV.

Chính bà Kariko từng thừa nhận rằng: “Tôi chưa bao giờ nghi ngờ rằng nó sẽ hiệu quả. Tôi đã xem dữ liệu từ các nghiên cứu trên động vật và tôi đã mong đợi nó. Tôi từng luôn ước mình có thể sống đủ lâu để thấy những gì mình đang làm được chấp nhận”.

Tinh thần khoa học và sự kiên trì

Trở lại quá khứ để thấy hành trình cống hiến cả đời cho khoa học của bà Kariko thật đáng ngưỡng mộ. Ngay khi tốt nghiệp đại học năm 1978 ở Hungary, bà đã bắt đầu làm việc với mRNA và sẽ còn theo đuổi sứ mệnh này suốt hơn 40 năm sau này.

Đến năm 1985, phòng thí nghiệm nơi bà Kariko làm việc đã không còn nhận được tiền tài trợ và buộc phải đóng cửa. Rất nhanh chóng và quyết liệt, bà tìm kiếm cơ hội ở Mỹ. Gia đình bà đã bán chiếc xe hơi để mua vé một chiều đến Mỹ như một sự cống hiến tuyệt đối cho khoa học.

Bà Kariko làm việc tại trường Đại học Temple ở Philadelphia trong 3 năm đầu tiên tại Mỹ. Bà đọc các bài báo khoa học cho đến khi thư viện đóng cửa lúc 11 giờ đêm, sau đó ở lại căn hộ của một người bạn hoặc đơn giản là trải một chiếc túi ngủ trên sàn văn phòng. Vào lúc 6 giờ sáng, bà tiếp tục các thí nghiệm của mình và chạy bộ.

Năm 1989, bà Kariko nhận được công việc tại Đại học Y khoa Pennsylvania. Sau đó, bà cộng tác với bác sĩ tim mạch Elliot Barnathan. Họ nhận ra mRNA có thể kích hoạt các tế bào tiết ra một loại protein theo mong muốn để giúp chúng có thể học cách chống lại bệnh tật cũng như các loại virus, giống như huấn luyện thú cưng hay một con robot AI vậy.

Bà Kariko bị ám ảnh bởi mRNA, và các đồng nghiệp nói rằng bà không bao giờ muộn phiền khi thất bại. “Thử nghiệm không bao giờ sai, nhưng kỳ vọng của bạn thì có” – bà thường nhắc lại câu nói nổi tiếng của Leonardo da Vinci đó.

Nhưng, bước ngoặt chỉ đến vào cuối những năm 1990, khi Kariko gặp nhà miễn dịch học Drew Weissman – người đang muốn tạo ra một loại vắc xin HIV và tìm kiếm các công nghệ khác nhau. Bà đã giới thiệu với ông về RNA – thông tin và sau đó đề nghị tạo ra mRNA cho thí nghiệm của ông. “Tôi tạo ra RNA, đó là những gì tôi đang làm. Tôi rất giỏi với nó” – bà tự tin nói với nhà miễn dịch học.

Tuy nhiên, khi Weissman tiến hành thử nghiệm, ông nhận thấy mRNA của bà Kariko kích hoạt thêm cả phản ứng viêm – một thất bại chóng vánh. Nhưng cuối cùng, những nỗ lực không biết mệt mỏi của hai nhà khoa học đã được đền đáp. Kariko và Weissman đã thành công trong việc ngăn mRNA kích hoạt hệ thống miễn dịch. Họ cho công bố những phát hiện của mình và được cấp bằng sáng chế vào năm 2005.

nguon cam hung katalin kariko hinh 2

Sự nghiệp của bà Kariko đã tạo ra nguồn cảm hứng lớn cho các trang sách cũng như cả trong đời thực. Ảnh: Trang bìa một cuốn sách về bà Kariko.

Đừng bao giờ bỏ cuộc

Tuy nhiên, đó chỉ là thành công nhỏ bé và ngắn ngủi của bà Kariko với mRNA. Năm 2013, bà nghỉ hưu tại Đại học Pennsylvani mà không có chức vị gì cả. Sự nghiệp của bà có vẻ không thành công và công trình cả đời về mRNA của bà cũng thật mờ nhạt. Bà vẫn là một nhà khoa học vô danh khi đó.

Nhưng Kariko không chịu từ bỏ. Bà muốn tiếp tục nghiên cứu và quyết đưa mRNA vào ứng dụng thực tế. Bởi vậy, bà đã gia nhập BioNTech ở Đức, khi đó là một công ty khởi nghiệp không tên tuổi, thậm chí chưa từng tạo ra một sản phẩm y tế được phê duyệt. Mỗi năm, bà sang Đức sống và làm việc trong 10 tháng.

Bà kể lại quyết định khó khăn của mình lúc đó: “Tôi đã có thể ngồi sau sân nhà mình chỉ để nhìn cỏ mọc. Nhưng không, sau tôi đã quyết định sang Đức, vào một công ty công nghệ sinh học không có trang web, bỏ lại chồng và gia đình mình. Tôi đang làm cái quái gì vậy? Suốt một tuần, đêm nào tôi cũng khóc và không ngủ được”.

Trong nhiều tháng khi xảy ra đại dịch COVID-19, bà Kariko thường lặp đi lặp lại những câu hỏi khó hiểu với con gái mình rằng: “Hãy xem tin tức hôm nay. Và ngày mai, ngay khi thức dậy, con hãy tìm kiếm trên Google từ khóa BioNTech”. Cô con gái Susan của bà, lúc đó đã là một VĐV trượt tuyết nổi tiếng và từng đoạt HCV Olympic, nhớ lại: “Sau đó, vào một ngày, bà vội vàng dập máy sau một cú điện thoại và nói với tôi: Mẹ phải đi ngay, tạm biệt con!”. Đó là khi điều mà bà đã chờ đợi suốt 40 năm đã đến. Công nghệ mRNA đã được áp dụng thành công để bào chế vắc xin COVID-19.

Như vậy, Kariko đã dành cả sự nghiệp cho một khoảnh khắc vĩ đại và nó đã đến sớm hơn cả bà mong đợi. Và có thể khẳng định rằng hành trình đoạt giải Nobel Y Sinh 2023 của bà là một nguồn cảm hứng lớn cho toàn thế giới, cũng như là một lời nhắc nhở rằng: Đừng bao giờ tuyệt vọng và hãy lạc quan hướng đến tương lai!

Huy Hoàng



Nguồn

Cùng chủ đề

Rebirth – sự tái sinh của thương hiệu thời trang White Chic

Bộ sưu tập REBIRTH của WHITE CHIC đánh dấu sự tái sinh mạnh mẽ, kết hợp vẻ đẹp vượt thời gian với xu hướng thời trang bền vững. Những thiết kế tối giản, thanh lịch, nhưng đầy cá...

34% nhân viên y tế tại TP.HCM có nguy cơ trầm cảm

Bác sĩ Nguyễn Thái Thanh Phong - phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp (Bệnh viện quận 1) - chia sẻ với Tuổi Trẻ thời điểm "chiến đấu" với đại dịch COVID-19 thực sự là quãng thời gian chịu áp lực rất lớn."Thực tế các nhân viên y tế trong bệnh viện thường xuyên phải chịu áp lực khủng khiếp. Có một...

Quảng bá bối cảnh quay phim ở Việt Nam tại Liên hoan Phim Quốc tế Busan, Hàn Quốc

Dự hội thảo có bà Ngô Phương Lan - Chủ tịch VFDA, nguyên Cục trưởng Cục điện ảnh; ông Vũ Hồ - đại sứ Việt Nam tại Hàn Quốc; ông Park Kwangsu - Chủ tịch LHP Busan; ông Kim Hong - Joon - Viện trưởng Viện Phim Hàn Quốc; ông...

Khai mạc đại hội Mặt trận Tổ quốc Việt Nam TP Hồ Chí Minh lần XII

Sáng 2/10, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (UBMTTQ) Việt Nam TP Hồ Chí Minh khai mạc Đại hội đại biểu MTTQ TP lần thứ XII (nhiệm kỳ 2024-2029). Dự khai mạc có Phó Bí thư Thường trực Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Hồ Hải; Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam TP Hồ Chí Minh Nguyễn Phước Lộc; đại diện Thường trực HĐND-UBND TP Hồ Chí Minh và 426 đại biểu. Phát...

Nợ nước ngoài đè nặng các nền kinh tế đang phát triển – Sự đảo ngược lịch sử

4 năm bị ảnh hưởng bởi những cú sốc bên ngoài, nhất là đại dịch Covid-19, đã khiến nhiệm vụ trả nợ nước ngoài trở nên bất khả thi ở nhiều nền kinh tế đang phát triển. Ngân khố nhà nước nhanh chóng cạn kiệt và các thách thức về tài chính chồng chất. LTS: Sau những cú sốc như đại dịch Covid-19, lạm phát, khó khăn hậu Covid-19, xung...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Mở ra không gian sáng tạo không giới hạn cho người làm báo

(CLO) Cơ cấu Giải Báo chí Quốc gia 2024 sẽ bổ sung 02 Giải mới, đó là Giải Báo chí đa phương tiện và Giải Báo chí sáng tạo. Việc thay đổi này được nhiều chuyên gia nhận định sẽ thúc đẩy tăng cơ hội tham gia của tất cả các...

Chiến thắng của ông Trump ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel

(CLO) Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã thề sẽ chấm dứt các cuộc xung đột ở Trung Đông trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình. ...

Báo Giáo dục & Thời đại ra mắt văn phòng đại diện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long

(CLO) Ngày 9/11, tại TP Cần Thơ, Báo Giáo dục & Thời đại (GD&TĐ) tổ chức lễ khai trương văn phòng đại diện khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. ...

Khai mạc Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội năm 2024

(CLO) Tối 9/11, Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 đã chính thức khai mạc tại Quảng trường Cách mạng Tháng Tám (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội). Sự kiện do UBND thành phố chỉ đạo, Sở VHTT Hà Nội, Tạp chí Kiến trúc phối hợp với các đơn vị...

Đánh bom ở ga xe lửa Pakistan, ít nhất 24 người chết

(CLO) Ít nhất 24 người đã thiệt mạng và hơn 40 người bị thương trong vụ đánh bom tại một nhà ga xe lửa ở Quetta, tây nam Pakistan vào ngày 9/11. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Những cam kết chính sách của ông Trump sẽ tác động tới kinh tế Việt Nam ra sao?

Ông Donald Trump thắng cử tổng thống thứ 47 của Mỹ. Khoảng hơn 2 tháng nữa, ông Trump sẽ chính thức bước vào Nhà Trắng và thực hiện các cam kết với cử tri. Các cam kết này là gì và sẽ tác động như thế nào tới kinh tế Việt Nam? Các cam kết chính sách Xuất thân từ kinh doanh, từ một tỷ phú nổi tiếng, ông Donald Trump bước vào các cuộc vận động tranh cử khác với rất nhiều...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam có cơ hội học tập miễn phí tại Nga

NDO - Hiện nay có khoảng hơn 3.000 sinh viên đang học tập tại Liên bang Nga, trong số đó có 2.300 sinh viên đang học tập theo diện học bổng, hiệp định hoặc theo các chương trình hợp tác giữa Bộ Quốc phòng, Bộ Công an... Đại diện các trường đại học Nga tại buổi gặp mặt báo chí ở Hà Nội. (Ảnh THÚY QUỲNH) Ngày 24/10, tại Hà Nội, Trung tâm Khoa học và Văn hóa Nga tại Hà Nội tổ chức...

Cùng chuyên mục

Tập đoàn Hateco nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Kinhtedothi - Tối 9/11, Tập đoàn Hateco kỉ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn tham dự chương trình. Sau 20 năm không ngừng sáng tạo và phấn đấu, Hateco đã khẳng định vị thế trên các lĩnh vực: bất động sản,...

Bão số 7 tăng cấp trở lại sau gần hai ngày ‘quần thảo’ Biển Đông

Cụ thể, lúc 19h ngày 9/11, vị trí tâm bão số 7 (tên quốc tế Yinxing) trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 365km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/h), giật trên cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 10km/h.Dự báo trong 24 giờ tới, bão trên vùng biển phía Tây Bắc  khu vực Bắc Biển Đông, cách...

Sôi nổi ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại huyện Vĩnh Bảo

Ngày 9/11, Chủ tịch UBND TP Hải Phòng đã dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc năm 2024 tại thôn Đông Lôi 2, xã Thắng Thủy, huyện Vĩnh Bảo. Thôn Đông Lôi 2 hiện có hơn 300 hộ...

Mở ra không gian sáng tạo không giới hạn cho người làm báo

(CLO) Cơ cấu Giải Báo chí Quốc gia 2024 sẽ bổ sung 02 Giải mới, đó là Giải Báo chí đa phương tiện và Giải Báo chí sáng tạo. Việc thay đổi này được nhiều chuyên gia nhận định sẽ thúc đẩy tăng cơ hội tham gia của tất cả các...

Chiến thắng của ông Trump ảnh hưởng thế nào đến xung đột Israel

(CLO) Trong suốt chiến dịch tranh cử, ông Donald Trump đã thề sẽ chấm dứt các cuộc xung đột ở Trung Đông trong nhiệm kỳ tổng thống thứ hai của mình. ...

Mới nhất

Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển TP Phan Thiết

UBND tỉnh Bình Thuận xem xét đề xuất của Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông quy hoạch tuyến đường ven biển qua địa bàn Thành phố Phan Thiết có tổng chiều dài tuyến đường 14,6 km. Bình Thuận đề xuất đầu tư 9.600 tỷ xây dựng tuyến đường ven biển Phan ThiếtUBND...

Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả

Nấm bàn chân: Một vài điều lưu ý để điều trị bệnh hiệu quả Nấm bàn chân gây nên tình trạng bong tróc, ngứa và nổi mụn nước ở da chân. Tình trạng này sẽ...

4 cách giúp kiểm soát sưng bàn chân do tiểu đường

Những người mắc tiểu đường loại 2 có nguy cơ bị sưng phù và viêm ở bàn chân cao hơn người khỏe mạnh....

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người...

Mới nhất