Trang chủChính trịChủ quyềnNgười Việt xác lập chủ quyền trên biển đảo từ thời Lý

Người Việt xác lập chủ quyền trên biển đảo từ thời Lý






PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh giới thiệu một tấm bản đồ cổ, trong đó Hoàng Sa được gọi là “Bãi cát vàng”
PGS.TS Trịnh Khắc Mạnh giới thiệu một tấm bản đồ cổ, trong đó Hoàng Sa được gọi là “Bãi cát vàng”

Có đủ bằng chứng khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam

Từ những tư liệu mà Viện Nghiên cứu Hán Nôm lưu giữ, xin ông cho biết, người Việt đã xác lập chủ quyền trên biển đảo từ thời điểm nào?

Lần theo sử sách chúng ta thấy, Nhà nước Việt Nam từ thời Lý đã quan tâm tới việc đo vẽ bản đồ lãnh thổ quốc gia. Theo “Khâm định Việt sử thông giám cương mục” thì: “Mùa thu năm 1075, Lý Thường Kiệt đã cho vẽ bản đồ hình thế núi sông ở ba châu Bố Chính, Ma Linh và Địa Lý”. Các triều vua sau này tiếp tục thực hiện việc đo vẽ bản đồ đất nước. Thời Lê sơ, vua Lê Thánh Tông (năm 1470) định bản đồ trong cả nước và có tập “Hồng Đức bản đồ”; thời Lê Trung Hưng, Đỗ Bá vẽ “Thiên Nam tứ chí lộ đồ”; thời Nguyễn có bản đồ đời Đồng Khánh với tiêu đề “Đồng Khánh địa dư chí”. 

Hay đơn cử như “Thiên Nam tứ chí lộ đồ thư” của Đỗ Bá có niên đại năm 1686; Sách “Thiên Nam lộ đồ”, ký hiệu: A.1081, lưu giữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm có đoạn ghi: “Giữa biển khơi có dải cát dài gọi là Bãi Cát Vàng, phỏng từ cửa Đại Chiêm đến cửa Sa Huỳnh ước dài 500-6000 dặm, rộng 30-40 dặm, đứng sừng sững giữa biển”; sách “Thiên tải nhàn đàm” vẽ Bãi Cát Vàng (Hoàng Sa) thuộc chủ quyền của Việt Nam. 

Về các bộ sử, địa chí, hội điển, chúng tôi sưu tầm được khoảng gần một trăm đơn vị tài liệu với vài trăm trang tư liệu ghi chép hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam trong lịch sử. 

Về các tập văn bản hành chính, chúng tôi sưu tầm được khoảng vài chục đơn vị tài liệu với hàng trăm trang ghi chép về hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông thuộc chủ quyền của Việt Nam, đặc biệt trong đó là các tập châu bản triều Nguyễn…

Thông qua những tư liệu Hán Nôm nói trên, ông có thể nói rõ về vấn đề quản lý của Nhà nước phong kiến Việt Nam đối với 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam trên biển Đông?

Cho đến thời điểm hiện nay, chúng tôi đã sưu tập được nhiều đơn vị tài liệu Hán Nôm ghi chép về chủ đề này, đã thể hiện nhất quán lập trường quan điểm của Nhà nước phong kiến Việt Nam về việc quản lý hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển của Việt Nam ở biển Đông. Hàng năm, Nhà nước phái người ra quần đảo Hoàng Sa để đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ về mang trình tấu triều đình. Theo những ghi chép trong bộ “Đại Nam thực lục”, vua Gia Long khi thiết lập vương triều Nguyễn, đã tiếp tục công việc của các chúa Nguyễn là phái người đi thăm dò đường biển ra đảo Hoàng Sa, tiếp tục đo đạc, cắm mốc, vẽ bản đồ để khẳng định chủ quyền của nhà nước Việt Nam đối với quần đảo này. Năm Gia Long thứ 15 (1816), vua Gia Long lại tiếp tục phái đội Hoàng Sa đi thăm dò đường biển đi ra quần đảo Hoàng Sa.

Sách “Đại Việt sử ký tục biên” viết: “Vào năm Cảnh Hưng thứ 15 (1754) đặt đội Hoàng Sa gồm 70 suất, lấy người xã An Vĩnh sung vào”. Đồng thời cho xây dựng miếu và đặt bia trên đảo Hoàng Sa, điều này được ghi rõ trong “Đại Nam thực lục”… 

Nhà nước phong kiến Việt Nam cũng luôn quan tâm giáo dục ý thức coi trọng chủ quyền đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở biển Đông cho các thế hệ người Việt Nam. Trong các tài liệu Hán Nôm, sách dạy học chữ Hán cho lớp đồng ấu cũng đã có những nội dung ghi chép về chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển ở biển Đông. Tiêu biểu như sách “Khải đồng thuyết ước”, khắc in năm Tự Đức Tân Tỵ (1881), là cuốn sách dạy về các kiến thức xã hội, lịch sử, địa lý… 

Trung Quốc thừa nhận biên giới chỉ đến đảo Hải Nam

Vậy còn phía Trung Quốc họ thừa nhận vấn đề chủ quyền như thế nào trong các thư mục cổ, thưa ông?

Bộ ván khắc “Đại Nam thực lục” đang lưu giữ tại kho Mộc bản tại Trung tâm lưu trữ Quốc gia 4, được Tổ chức UNESCO công nhận là Di sản tư liệu thế giới năm 2009 thuộc Chương trình Ký ức thế giới; văn bản in đã ghi lại một điều hết sức quan trọng: “Thuyền buôn Ma Cao (Trung Quốc) đậu tại Đà Nẵng đem bản đồ Hoàng Sa dâng trình vua Gia Long năm 1817 và được vua thưởng 20 lạng bạc”. Điều đặc biệt ở đây là, tàu thuyền của nhà Thanh đã đem dâng trình vua Gia Long tấm bản đồ Hoàng Sa mà không trình bản quốc đã cho thấy trong quan niệm và nhận thức của người Trung Quốc từ khi đó, quần đảo Hoàng Sa đã là của Đại Nam, do đó họ phải dâng vua Đại Nam, nhà nước đang quản lý quần đảo này.

Tư liệu bản đồ của Trung Quốc đã in đều thể hiện biên giới Trung Quốc chỉ đến đảo Hải Nam. Chúng tôi mới sưu tập được một cuốn sách giáo khoa của bậc tiểu học Trung Quốc in năm 1912 do Bộ Giáo dục Trung Hoa dân quốc phát hành, biên giới của họ chỉ đến đảo Hải Nam giống như những tập Át lát do nhà nước Trung Hoa chính thức phát hành. Khi đó, Trung Quốc đã thừa nhận về mặt nhà nước, rằng hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa không phải của họ.

Với những những tư liệu quý khẳng định chủ quyền của Tổ quốc, Viện nghiên cứu Hán Nôm đã phổ biến như thế nào để thế giới biết về những bằng chứng không thể chối cãi trong việc khẳng định chủ quyền của Việt Nam?

Trong nhiều năm, Viện Nghiên cứu Hán Nôm đã thực hiện công trình “Thư mục Hán Nôm về thực thi chủ quyền biển đảo của Việt Nam”, đề tài này được nghiệm thu với lượng tư liệu là hơn 3.000 trang. Để phục vụ nhiệm vụ chính trị, chúng tôi công bố tư liệu Hán Nôm về chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa, Trường Sa và chủ quyền của VN ở biển Đông qua cuốn sách “Một số tư liệu Hán Nôm khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở Hoàng Sa, Trường Sa và các vùng biển khác của Việt Nam”. 

Cuốn sách chọn giới thiệu 46 tư liệu với gần 500 trang trong số 3.000 trang tài liệu đã được nghiệm thu trên. Có nhiều tư liệu đã dịch ra tiếng Việt, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận dưới dạng đen trắng, photo. Nhưng giờ đây được công bố nguyên bản theo bản gốc lưu trữ tại Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Nội dung các tư liệu đều thể hiện sự nhất quán quản lý nhà nước Việt Nam trong lịch sử đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển của Việt Nam ở biển Đông. 

Cảm ơn ông!

 

 



Nguồn

Cùng chủ đề

Vụ bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài: Luân chuyển công tác người vi phạm

Sau bài viết 'Bát nháo khám sức khỏe để đi nước ngoài: Không phiếu thu, đóng tiền vào tài khoản cá nhân' của Tuổi Trẻ Online, hai bệnh viện đã kiểm điểm, luân chuyển công tác người vi phạm. Như Tuổi Trẻ Online đã...

Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu

(Bqp.vn) - Sáng 19/11, Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 35-CT/TW của Bộ Chính trị, Chỉ thị số 2960-CT/QUTW của Ban Thường vụ Quân ủy Trung ương, Chỉ thị số 2070-CT/ĐU của Ban Thường vụ Đảng ủy Bộ Tổng Tham mưu - Cơ quan Bộ Quốc phòng về đại hội đảng các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030. Thượng...

Vùng 2 Hải quân phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

 Quang cảnh Hội nghị. Dự Hội nghị có...

Lực lượng Bộ đội Biên phòng thực hiện tốt Quy chế dân chủ cơ sở

 Trung tướng Nguyễn Anh Tuấn phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. (Ảnh: Ngọc Lâm). ...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Sẽ có cơ chế, chính sách vượt trội, toàn diện để phát triển Huế nhanh, bền vững

Bộ trưởng Bộ Nội vụ tán thành cao các ý kiến góp ý về việc phải có cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để Huế phát triển nhanh, bền vững. ...

Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 tại Hà Nội với 60 quốc gia tham dự có gì đặc biệt?

Hơn 70 gian hàng đến từ 60 quốc gia, vùng lãnh thổ sẽ tham gia Liên hoan Ẩm thực quốc tế 2024 diễn ra ngày 7 - 8/12 tại Khu Ngoại giao đoàn, 298 Kim Mã, Hà Nội. ...

Bình Định kiến nghị mở thêm nút giao, đường kết nối để phát huy hiệu quả cao tốc

Tỉnh Bình Định kiến nghị mở thêm nút giao và đầu tư các tuyến đường kết nối kết nối vào tuyến cao tốc Bắc - Nam để khai thác hiệu quả cao tốc, tạo sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương. ...

Đã cưỡng chế thu hồi đất

UBND huyện Mộ Đức đã cưỡng chế, thu hồi hơn 2.000m2 đất dự án nuôi tôm đã hết hạn thuê để bàn giao cho chủ đầu tư thi công dự án đường ven biển Dung Quất - Sa Huỳnh. ...

Ngày hội đua vỏ lãi ở Cà Mau thu hút hàng nghìn du khách

Ngày hội đua vỏ lãi tỉnh Cà Mau năm 2024 có gần 60 vận động viên tham gia tranh tài, hàng ngàn người dân đến theo dõi. "Điểm mới của giải đua vỏ lãi năm nay là tổ chức tại địa điểm có ý nghĩa quan trọng về mặt lịch sử, là nơi diễn ra sự kiện chuyến tàu tập kết ra Bắc cách đây 70 năm. Trước đó, chúng tôi đã khảo sát, bố trí đường đua phù...

Bài đọc nhiều

Thủy thủ cần ngôi sao dẫn đường, chúng ta cần luật lệ neo giữ

Thứ trưởng Ngoại giao Đỗ Hùng Việt khẳng định tại Hội thảo Biển Đông lần thứ 16 rằng, việc tuân thủ các quy tắc và chuẩn mực được công nhận rộng rãi là nền tảng của hòa bình và ổn định toàn cầu.

Vùng 5 Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Trung tướng Lê Quang Minh kiểm tra tại Tàu 264, Hải đội 515, Lữ đoàn 175. ...

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Hơn 2.900 hộ dân đã bàn giao mặt bằng cho các dự án đường bộ cao tốc

Liên quan đến công tác xây dựng các khu tái định cư để bố trí nơi ở cho các hộ dân bị ảnh hưởng bởi các dự án xây dựng đường bộ cao tốc, đến nay tỉnh Hậu Giang đã đầu tư hơn 484 tỉ đồng...

Nâng cao ý thức pháp luật về đất đai giúp người dân ổn định phát triển kinh tế

Hiệu ứng lan tỏaChỉ vì sai sót trong quá trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của hộ dân khác chồng lấn lên đường đi, gia đình ông Nguyễn Doãn Quỳnh ở thôn Bình Phong, xã Đức Lĩnh, huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) đứng...

Cùng chuyên mục

Vùng 2 Hải quân phối hợp tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật

 Quang cảnh Hội nghị. Dự Hội nghị có...

Việt Nam lên tiếng về động thái mới trên Biển Đông

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng khẳng định, Việt Nam sẵn sàng cùng các bên giải quyết các tranh chấp, bất đồng bằng biện pháp hòa bình phù hợp luật pháp quốc tế, đặc biệt là UNCLOS 1982.

Vùng 5 Hải quân hoàn thành tốt nhiệm vụ quân sự, quốc phòng

Trung tướng Lê Quang Minh kiểm tra tại Tàu 264, Hải đội 515, Lữ đoàn 175. ...

Vùng 3 Hải quân bế giảng khóa đào tạo chuyên môn kỹ thuật

Đại tá Nguyễn Văn Đồng, Phó Tư...

Bệnh xá đảo Trường Sa tiếp nhận và điều trị cho ngư dân

Y, bác sỹ Bệnh xá đảo Trường Sa, huyện Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa điều trị cho ngư dân. ...

Mới nhất

RA MẮT TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU & PHÁT TRIỂN NGÀNH BIA SABECO

TP. Hồ Chí Minh – Ngày 20 tháng 11 năm 2024 – Tổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (SABECO) đã chính thức khai trương Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Ngành bia SABECO (SRC), đánh dấu bước tiến mới của doanh nghiệp trong hành trình hướng đến mục tiêu...

Giá xăng dầu tiếp tục giảm phiên thứ 2 liên tiếp

(ĐCSVN) - Liên Bộ Công Thương - Tài chính vừa điều hành giá bán lẻ xăng dầu trong kỳ điều chỉnh hôm nay (21/11). Thời gian áp dụng từ 15h ngày 21/11/2024. ...

Thúc đẩy phong trào khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam

(ĐCSVN) – TECHFEST Việt Nam 2024 hứa hẹn sẽ là sự kiện quan trọng, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ phong trào khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam nói chung và Hải Phòng nói riêng, tạo ra động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội đất nước.   ...

10 giây lướt qua bị nhầm thành Jisoo và Triệu Lộ Tư

Cô nàng Gen Z sở hữu visual trong veo cùng thành tích Thủ khoa đáng nể. ...

Ông Thái Thanh Quý thôi làm Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Nghệ An

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành Nghị quyết số 1298 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phê chuẩn việc thôi giữ chức Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XV tỉnh Nghệ An.Theo đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn ông Thái Thanh Quý, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng...

Mới nhất