Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNgười trẻ 'yêu lại' cổ phục - Sợi dây kết nối từ...

Người trẻ ‘yêu lại’ cổ phục – Sợi dây kết nối từ quá khứ đến hiện tại

Không chỉ là những hiện vật trưng bày trong bảo tàng hay chỉ xuất hiện trong các vở kịch sân khấu, cổ phục Việt giờ đây đã chạm đến hơi thở của đời sống thường ngày, với sợi dây kết nối chính là tình yêu của người trẻ với nét đẹp văn hóa truyền thống.

Việt Nam vẫn luôn được ví như một kho tàng văn hóa vô tận, với nhiều di sản đậm bản sắc. Giống như những quốc gia khác, trang phục của người Việt cũng luôn là nguồn cảm hứng bất tận và là niềm tự hào dân tộc. Theo thời gian, trong quá trình hội nhập, ảnh hưởng cách ăn mặc từ nhiều nơi, những giá trị ấy tưởng chừng như dần chìm vào quên lãng.

Khoảng ba năm trở lại đây, người ta dần thấy nhiều hơn những bộ cổ phục xuất hiện trong đời sống thường ngày. Đáng nói, người đưa nét đẹp ấy trở về với hiện tại lại là những bạn trẻ, với tình yêu, sự say mê và có chút không “đành lòng” nhìn giá trị tinh hoa này mai một.

Đầu tiên phải kể đến những sản phẩm nghệ thuật được truyền thông đến công chúng. Chẳng hạn một số MV như: Anh ơi ở lại (Chi Pu) với trang phục cung đình và câu chuyện cổ tích Tấm Cám làm gốc, Để Mị nói cho mà nghe (Hoàng Thùy Linh) với câu chuyện gốc là tác phẩm Vợ chồng A Phủ và trang phục của người Mông; Không thể cùng nhau suốt kiếp (Hòa Minzy) lấy cảm hứng kịch bản và tạo hình từ chuyện tình của Nam Phương Hoàng Hậu.

Mới đây, phim điện ảnh Người vợ cuối cùng (đạo diễn Victor Vũ) cũng gây ấn tượng với hàng trăm cổ phục khắc họa đời sống nhà quan thế kỷ 19 ở miền Bắc, tạo hình nhân vật tóc búi bánh lái hoặc tóc vấn, áo ngũ thân tay chẽn hoặc tay thụng, chuỗi hạt đeo cổ, kiềng cổ.

Không dừng lại ở đó, cổ phục Việt đã được những bạn trẻ tự tin diện xuống phố, trong những buổi chụp hình, những sự kiện trình diễn thời trang, hay như trong lễ cưới – ngày trọng đại của cuộc đời. Chọn trang phục là Nhật Bình và áo dài ngũ thân trong ngày đính hôn, cặp đôi Phạm Thái – Huyền Anh, ở Hà Nam cho biết: “Chúng tôi biết đến trang phục này khi xem được clip của một số bạn trẻ trên mạng, cảm nhận đầu tiên là thấy đẹp thôi. Và khi quyết định tìm hiểu, mới biết đó là triều phục dành cho cung tần nhất, nhị, tam, tứ giai và là thường phục của hoàng hậu, công chúa thời vua Gia Long, nên đã lựa chọn làm trang phục trong ngày thành hôn, như một cách khiến ngày vui thêm ý nghĩa và mang đậm nét truyền thống”.

Trên nền tảng mạng xã hội, nhiều nhà sáng tạo nội dung trẻ đã đưa áo dài ngũ thân đến gần hơn với người xem. Trong số đó, nhiều người là nam giới, bằng cách truyền tải sáng tạo, các video nhanh chóng nhận về nhiều lời khen và hỏi địa chỉ để mua cổ phục tương tự.

Hay như bạn trẻ Vũ Đức, là trưởng nhóm nghiên cứu và cung cấp các giải pháp về cổ phục Great Vietnam, với mong muốn đưa cổ phục vào các dự án văn hoá, nghệ thuật có tính lan tỏa lớn ở cộng đồng. Ở Huế, có các NTK Quang Hòa, Viết Bảo… là những người đưa áo dài ngũ thân trở về và nhân rộng trên miền đất Cố đô. Họ đã tiếp nối, gìn giữ giá trị áo dài truyền thống và không ngừng sáng tạo để chuyển tải những thông điệp, giá trị nhân văn thông qua những tà áo dài Huế.

Nhận định về điểm đáng mừng này, TS. Phan Thanh Hải – Ủy viên Hội đồng Di sản Văn hóa quốc gia, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Thừa Thiên Huế cho rằng, ý thức về bản sắc văn hóa truyền thống, sự cảm nhận về vẻ đẹp của trang phục Việt đang được nâng cao trong giới trẻ. Điều đáng nói, những bạn trẻ tâm huyết, gìn giữ, làm lan tỏa cổ phục cũng chính là những gạch nối quá khứ và hiện tại.

Không dừng lại ở đó, thời gian gần đây, tại Hà Nội, một dòng cổ phục cao cấp hơn được ra đời và nhận về nhiều sự quan tâm, mang tên “Thượng Văn”. Từ suy nghĩ về văn hóa mặc của người Việt và mặc trang phục truyền thống sao cho đúng, Thượng Văn đã nuôi dưỡng và nung nấu ý muốn phục dựng lại cổ phục của người Việt. Từ 2016, những người tâm huyết với cổ phục đã đi khắp các làng nghề để tìm kiếm những nghệ nhân dệt lụa, nhuộm màu, khâu áo còn đam mê với nghề và gửi gắm đến họ mong ước dựng lại chiếc áo dài truyền thống đầy tự hào của người Việt.

Trên những kĩ thuật dựng áo từ nghệ nhân, nhà thiết kế của Thượng Văn đã mất 5 năm đưa ra những chiếc áo ban đầu, chỉnh sửa trên dáng người mặc và sáng tạo, điều chỉnh cho phù hợp với hiện tại. Thượng Văn sử dụng sự phối hợp màu sắc để thể hiện ý tưởng và quan điểm của người mặc khi xuất hiện. Vì vậy, mỗi chiếc áo dài của Thượng Văn không chỉ là trang phục, mà còn là tư tưởng, cốt cách của người mặc nó.

Điểm khác biệt là những chiếc áo dài đắt đỏ này được các nghệ nhân khâu tay hoàn toàn, thực hiện liên tục trong nhiều ngày. Kỹ thuật khâu tay của nghệ nhân lão làng ấy vẫn thường được ví như câu nói của người xưa: “Trong như dán hồ ngoài phô trứng rận”, ý rằng từng mũi khâu rất tinh tế và tỉ mỉ đạt đến độ tinh xảo.

Việc mặc cổ phục nếu chỉ dừng lại ở việc yêu thích, hay chạy theo trào lưu thôi là chưa đủ. Gặp gỡ họa sĩ Nguyễn Đức Bình – Chủ nhiệm CLB Đình làng Việt, anh cho biết, cần có định hướng đúng cho người mặc về lịch sử thăng trầm, công năng, giá trị thẩm mỹ và ngữ cảnh diện những bộ trang phục đó.

Chẳng hạn như với áo dài ngũ thân được phục dựng mạnh mẽ thời gian gần đây, yếu tố tạo nên bản sắc văn hóa của loại áo này được hình thành và cộng hưởng từ kiểu dáng, ứng xử của người mặc. Sự khiêm nhường, kín đáo, hòa đồng, tinh tế nhưng ẩn sâu vẫn là sự sang trọng, mạnh mẽ, duyên dáng là những yếu tố của bản sắc văn hóa người Việt được thể hiện trên bộ trang phục áo dài ngũ thân.

Hay như với áo tấc, là loại trang phục thường được dùng trong các nghi lễ… “Cách mặc loại áo này là phải luôn để tay chắp phía trước bụng, thể hiện sự tôn nghiêm. Vì vậy mà tay áo sẽ dài và rộng. Các bạn trẻ khi mặc loại áo này cũng cần lưu ý điểm trên. Cần nhấn mạnh lại rằng, việc định hướng là rất quan trọng trong hành trình lưu giữ, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống này”, họa sĩ Nguyễn Đức Bình chia sẻ.

Từ góc nhìn của một người làm quản lý, với không ít trăn trở về phục hưng văn hóa, TS. Phan Thanh Hải nhận định, nhiều năm qua, trào lưu phục dựng, thúc đẩy văn hóa mặc cổ phục Việt, đặc biệt là áo dài đã được phổ biến ở nhiều vùng, miền trên cả nước. Ví như ở Huế, đã có các chương trình phát động thực hành mặc áo ngũ thân cho toàn thể cán bộ trong các lễ chào cờ đầu tháng và dịp lễ, Tết, các sự kiện văn hoá; đề ra việc tổ chức định kỳ mỗi năm hai lần Ngày hội áo dài; đào tạo, bồi dưỡng, phát triển một cách thường xuyên đội ngũ thiết kế, may đo trang phục;…

TS Phan Thanh Hải cũng cho biết, trong công cuộc phục hưng di sản của áo dài, không thể thiếu sự chung tay của cả cộng đồng. Tại Hà Nội, Ban Quản lý Hồ Hoàn Kiếm và Phố cổ Hà Nội đã phối hợp với Câu lạc bộ Đình làng Việt đã khai trương “Không gian Áo dài truyền thống trong Ngôi nhà Di sản” (số 87 phố Mã Mây, phường Hàng Buồm, quận Hoàn Kiếm). Đây là hành động thiết thực của những người yêu mến áo ngũ thân, tạo cơ hội cho công chúng, du khách được chiêm ngưỡng và tìm hiểu về những giá trị của trang phục áo dài truyền thống.

Chúng ta đang trong những ngày đầu của một năm mới, nhìn lại những đóng góp của các cơ quan chức năng cũng như nỗ lực của cả cộng đồng, cổ phục Việt hứa hẹn sẽ vươn xa. Cùng với đó, nghề may đo và tập quán sử dụng trang phục truyền thống sẽ sớm được vinh danh, trân trọng.

Bài viết, trình bày: Phương Mai/Báo Tin tức

Nguồn

Cùng chủ đề

Điện ảnh sáng tạo, cất cánh

(Tổ Quốc) - Tối 7/11, Lễ Khai mạc Liên hoan Phim Quốc tế Hà Nội lần thứ VII (HANIFF VII) đã diễn ra tại Nhà hát Hồ Gươm, Hà Nội. ...

Bế mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI

(Tổ Quốc) - Chiều 4/11/2024, tại thành phố Lạng Sơn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với UBND tỉnh Lạng Sơn tổ chức Lễ bế mạc Ngày hội văn hoá, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI, năm 2024. ...

Ngũ Cung đưa Cô đôi Thượng Ngàn, Sơn Đoòng vào nhạc Rock

(Tổ Quốc) - Qua 17 năm thành lập, ban nhạc Ngũ Cung được khán giả nhớ đến với những tác phẩm nhạc rock kinh điển mang hơi thở văn hóa dân gian. Mới đây, Ngũ Cung ra mắt album mới mang chủ đề "Di sản". Đây là đứa con tinh thần...

Thăm “ngôi nhà chung” bảo tồn văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới

(Tổ Quốc) - Việc đưa vào hoạt động Làng văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) đã đáp ứng được mong mỏi về một "ngôi nhà chung" để bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa truyền thống các dân tộc đang sinh sống tại đây. ...

Những thành tựu về văn hóa tạo tiền đề, nền tảng vững chắc để các tỉnh vùng Đông Bắc cùng cả nước nỗ lực...

(Tổ Quốc) - Tối 2/11, tại tỉnh Lạng Sơn, Ban Tổ chức Ngày hội văn hóa, thể thao và du lịch các dân tộc vùng Đông Bắc lần thứ XI năm 2024 đã tổ chức Chương trình Khai mạc Ngày hội. Chương trình được truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2;...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Giới chức Lầu Năm Góc bàn cách ứng phó nếu ông Trump ban hành các lệnh gây tranh cãi

Các quan chức Lầu Năm Góc đang tổ chức các cuộc thảo luận không chính thức về cách Bộ Quốc phòng sẽ phản ứng nếu Tổng thống nhiệm kỳ tới Donald Trump ra lệnh triển khai quân đội thường trực trong nước và sa thải một lượng lớn nhân viên của bộ này. Ông Trump đã ám chỉ rằng ông sẽ để ngỏ việc sử dụng lực lượng đang tại ngũ để thực thi pháp luật trong nước trong nỗ...

Kỷ nguyên mới: Định hướng chiến lược về kinh tế

Trong chuyên đề về kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc ngày 31/10/2024, Tổng Bí thư Tô Lâm đã trao đổi về 7 định hướng chiến lược đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, trong đó có định hướng về kinh tế Tổng Bí thư chỉ rõ một số giải pháp, định hướng chiến lược phát triển kinh tế, đẩy lùi nguy cơ tụt hậu, bẫy thu nhập...

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024

Lễ hội hoa tam giác mạch lần thứ X năm 2024 với chủ đề "Miền hoa thương nhớ" chính thức khai mạc vào 20 giờ ngày 9/11 tại Quảng trường Thanh niên huyện Đồng Văn (tỉnh Hà Giang), hứa hẹn mang đến một không gian văn hóa, du lịch và nghệ thuật đặc sắc. Lễ hội hoa tam giác mạch Hà Giang là một trong những sự kiện văn hóa hấp dẫn của mảnh đất địa đầu Tổ quốc, là...

Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV: Xác định rõ vai trò quan trọng của nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, sáng 9/11, đại biểu Quốc hội thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật Nhà giáo và dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi). Cần giải quyết mối tương quan giữa thầy và trò Thảo luận tại Tổ về dự thảo Luật Nhà giáo, đa số các đại biểu Quốc hội tán thành sự cần thiết xây dựng dự án Luật Nhà giáo với những lý do được nêu tại Tờ trình của...

Lần đầu trình Quốc hội dự án Luật Nhà giáo

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, ngày 9/11, Quốc hội nghe các trưởng ngành trình bày Tờ trình về dự án Luật Việc làm (sửa đổi), Dự án Luật Nhà giáo và thảo luận ở tổ vào chiều cùng ngày. Đây là lần đầu tiên Dự án Luật Nhà giáo được trình tại Quốc hội. Buổi sáng, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, thừa ủy quyền của Thủ tướng...

Bài đọc nhiều

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Tự chủ, chủ động trong kỷ nguyên AI

AI không còn là công nghệ của tương lai mà đã và đang định hình lại cục diện địa chính trị, thay đổi cán cân quyền lực toàn cầu...

TPHCM trời tối mịt, TP Thủ Đức mưa to kèm theo gió giật mạnh

Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Theo ghi nhận, từ chiều bầu trời TP HCM kéo mây đen tối mịt, TP Thủ Đức mưa to và gió giật mạnh, dự báo mưa dông sẽ tiếp tục mở rộng. Hơn 15 giờ hôm 9-11, bầu trời TP Thủ Đức (TP HCM)...

Canada dừng cho phép người Việt du học không cần chứng minh tài chính

Chính phủ Canada quyết định dừng chương trình du học diện miễn chứng minh tài chính đã triển khai trong 6 năm qua, nối tiếp loạt quy định thắt chặt liên tiếp được ban hành. Đại diện trường Canada tư vấn du học cho phụ huynh, học sinh Việt Nam trong một triển lãm tổ chức hồi tháng 10 ẢNH: NGỌC LONG Xét duyệt sẽ chậm và khó hơn? Du học diện miễn chứng minh tài chính (SDS) là chương trình visa ưu tiên...

Cuốn sách tập hợp kinh nghiệm chống tham nhũng từ quốc tế

Nhằm góp phần tuyên truyền, phổ biến thông tin, tài liệu về phòng, chống tham nhũng đến bạn đọc, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật tái bản có sửa chữa, bổ sung cuốn sách “Tham nhũng: Mưu mô và trừng phạt”của nhà báo Hà Hồng Hà.

Mới nhất

Kinh tế – xã hội 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực

(ĐCSVN) - Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Trần Văn Sơn cho biết, tình hình kinh tế - xã hội (KTXH) tháng 10 và 10 tháng năm 2024 tiếp tục xu hướng tích cực và tốt hơn tháng 9; tính chung 10 tháng tốt hơn cùng kỳ năm trước trên hầu hết các lĩnh vực. Chiều 9/11 tại...

Thông cáo báo chí số 17, Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV

(ĐCSVN) - Thứ Bảy, ngày 9/11/2024, Quốc hội tiếp tục ngày làm việc thứ 17 (Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV) tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn. Buổi sáng, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội...

Tháo gỡ vướng mắc cho dự án cơ sở 2 Bệnh viện Bạch Mai và Việt Đức

(ĐCSVN) - Thứ trưởng Bộ Y tế Lê Đức Luận cho biết, đến nay, dự án Bệnh viện Bạch Mai cơ sở 2 ở Hà Nam đã hoàn thành trên 90%, dự án Bệnh viện Việt Đức cơ sở 2 cũng hoàn thành trên 60% khối lượng công việc. ...

Hoàn thành nhà ga hành khách sân bay Long Thành trong tháng 8/2026

Các hạng mục của Dự án thành phần 3 - Các công trình thiết yếu trong cảng hàng không thuộc Dự án đầu tư xây dựng Cảng HKQT Long Thành giai đoạn 1 đang cấp tập triển khai để đáp ứng tiến độ. ...

Trọng tài từ chối phạt đền, CLB Công an Hà Nội thua đau HAGL

Trên sân nhà, CLB Hoàng Anh Gia Lai tiếp đón Công an Hà Nội trong trận đấu đầu tiên tại vòng 7 V.League. Đang dẫn đầu bảng xếp hạng nhưng CLB Công an Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn khi HAGL đang có sự tự tin lớn. Trận thua 1-4 trước Bình Dương không làm đội bóng...

Mới nhất