Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNgười thầy làm hiệu trưởng năm 20 tuổi

Người thầy làm hiệu trưởng năm 20 tuổi


Hà NộiTrở thành hiệu trưởng ở tuổi 20 rồi gắn bó với bục giảng nhiều năm, ông Vĩnh hụt hẫng khi về hưu, quyết định mở trường tư thục với nhiều bước đi táo bạo.

Một ngày đầu tháng 11, ông Nguyễn Trọng Vĩnh, người sáng lập trường Tiểu học và THCS-THPT Nguyễn Siêu, Hà Nội, ngồi trước máy tính, đeo tai nghe, bật ca khúc “Bài ca người giáo viên nhân dân”, trước khi soạn thảo văn bản.

Ở tuổi 88, với 69 năm tuổi nghề, năm nay, ông là nhà giáo duy nhất được Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đề nghị xét duyệt danh hiệu Nhà giáo nhân dân. Ông cũng là người cao tuổi nhất trong danh sách 34 người được đề cử danh hiệu này.

“Tôi rất vui mừng, xin dành vinh dự này cho các thế hệ thầy trò, đặc biệt là những phụ huynh đã giúp tôi hoàn thành nhiệm vụ”, ông Vĩnh nói.





Thầy Nguyễn Trọng Vĩnh trong phòng làm việc ở trường Nguyễn Siêu hồi tháng 10. Ảnh: Dương Tâm

Ông Nguyễn Trọng Vĩnh trong phòng làm việc ở trường Nguyễn Siêu. Ảnh: Dương Tâm

Ông Vĩnh sinh ra ở làng quê nghèo, nay thuộc TP Hải Phòng. Mồ côi năm 13 tuổi, ông tham gia cách mạng, làm liên lạc cho Việt Minh ở xã. Với dáng người “nhỏ nhắn, nhanh nhẹn”, sau những lần vượt hàng chục cây số vừa đi bộ, vừa bơi sông để làm nhiệm vụ, ông được văn phòng huyện ủy rồi tỉnh ủy, sau này là thành ủy, giữ lại làm việc.

Được đánh giá cao, song còn hạn chế trình độ văn hóa, ông Vĩnh được cử đi học bổ túc văn hóa ở chiến khu Việt Bắc. Ông kể khi lên tới nơi, ông gặp Thứ trưởng Nguyễn Khánh Toàn, được làm văn phòng nhờ “biết đánh máy chữ bằng 10 ngón tay”, trong lúc chờ lớp bổ túc mới.

Ông kể một hôm thứ trưởng hỏi “Chú có thích sang Trung Quốc học không?”, ông nhận lời ngay. Sau ba năm Sư phạm ở khu học xá Nam Ninh, khi Hà Nội giải phóng năm 1954, ông được đặc cách tốt nghiệp, cùng 14 người khác trở về tiếp quản công tác thanh thiếu niên trường học.

Năm tròn 20 tuổi, ông Vĩnh được phân công làm hiệu trưởng trường Tiểu học Đông Ngạc, một ngôi trường cổ với 5-6 lớp.

“Đó là kỷ niệm sâu sắc trong cuộc đời tôi, là vinh dự nhưng cũng là trách nhiệm nặng nề. Nhưng thời kỳ ấy anh em hăng say lắm. Cho nên về đến đâu, vào môi trường nào, chúng tôi đều mang tới luồng không khí mới của cách mạng”, ông Vĩnh nói.

Thầy giáo trẻ Trọng Vĩnh sau đó trở thành chuyên viên của Sở Giáo dục Hà Nội, trước khi học trường đào tạo cán bộ giảng dạy Chính trị rồi trở thành giảng viên dạy Triết ở Trung sơ cấp Sư phạm Hà Nội, nay là trường Đại học Thủ đô.

Người thầy làm hiệu trưởng năm 20 tuổi, mở trường tư thục nổi tiếng Hà Nội

Ông Vĩnh kể chuyện từ Trung Quốc về Hà Nội tiếp quản thủ đô. Video: Dương Tâm

Năm 1965, khi cuộc kháng chiến chống Mỹ đến giai đoạn cam go nhất, Đảng và nhà nước điều động cán bộ chính trị bổ sung cho quân đội. Sau những tháng đào tạo cấp tốc ở trường Sĩ quan Chính trị, thầy giáo 30 tuổi làm cán bộ chính trị ở binh chủng Công binh.

Suốt 25 năm, ông bôn ba khắp các chiến trường, từng bị dập một bên phổi, thủng màng nhĩ hai lần khiến tai phải không nghe được. Năm 1989, ông nghỉ hưu khi giữ hàm Đại tá. Thấy hụt hẫng, ông nghĩ phải làm gì đó. Và ông làm thật, cả việc xây dựng lẫn đóng lều chõng bán nước ở Phùng Hưng. Một thời gian sau, ông tham gia Trung tâm hỗ trợ giáo dục miền núi, đi khắp các trường học xa xôi từ Mường Khương đến các tỉnh miền núi phía Bắc. Gặp gỡ nhiều thầy cô, ông nhớ lại thời gian đứng bục giảng rồi tự hỏi “Tại sao không mở trường để dạy học”.

Được sự giúp sức của Giám đốc Sở Giáo dục khi đó, ông Vĩnh cùng vợ mở trường dân lập, lấy tên Nguyễn Siêu, sau khi “điểm danh nhưng chỉ thấy trường mang tên Thánh Quát mà không có Thần Siêu”.

Nhận quyết định thành lập vào ngày 11/9/1991 nhưng đến năm học 1992-1993, trường mới có khai giảng đầu tiên với 132 học sinh chia thành 5 lớp cấp 2 và 3. Đến năm sau, ông thành lập thêm trường tiểu học với hai lớp 1, mỗi lớp 40 em.

Ông kể trường có pháp lý, nhưng chỉ là “trường trên đôi quang gánh” vì phải thuê mượn 8 địa điểm trong suốt 12 năm. Những chỗ thuê mượn đều rất xấu, như khu vực sân sau đầy cỏ dại ở trường Thành Công với những dãy nhà cấp 4 cho công nhân ở. Ông phải tìm cách khiến ngôi trường khang trang hơn.

“Anh em công binh giúp tôi rất nhiều, từ gạch ngói, xi măng, đất cát, đến cử người sửa sang giúp. Người dân xung quanh cũng ủng hộ bằng việc tặng bàn ghế cũ”, ông Vĩnh kể.

Dù phải thuê mượn, ông Vĩnh chủ trương “thầy dạy giỏi, trò chăm ngoan”. Học sinh đầu vào thấp do trượt công lập mới vào dân lập nhưng phải ngoan mới được nhận. Về giáo viên, ông mời thầy cô giỏi từ trường Hà Nội – Amsterdam và Chu Văn An đến dạy. Ông cũng cho học sinh học Tin trên máy tính, mời thầy ở Học viện Kỹ thuật quân sự. Thời điểm đó, hiếm trường làm được điều này. Hai vợ chồng vay mượn để đủ tiền trả lương giáo viên.

Bấy giờ, học trò thường gọi “thầy” xưng “em” nhưng ông Vĩnh cho rằng quan hệ thầy trò phải như người cha, người mẹ dạy con nên yêu cầu học sinh xưng “con”. Học sinh trường khác ngày chỉ học một buổi nhưng tất cả học sinh trường Nguyễn Siêu học hai buổi do đầu vào thấp, cần bù đắp kiến thức.

Kết quả, 100% học sinh khóa đầu tốt nghiệp THPT, 72% vào đại học, cao đẳng, trung cấp.





Ông Vĩnh và bà Dương Thị Thịnh cùng học sinh trường Nguyễn Siêu tại cầu Thê Húc, bên Tháp Bút - biểu tượng logo của trường. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Ông Vĩnh và bà Dương Thị Thịnh cùng học sinh trường Nguyễn Siêu. Ảnh: Nhà trường cung cấp

Sau này, trường Nguyễn Siêu được cấp đất và vay vốn ưu đãi để xây dựng. Năm 2004, trường chuyển đến vị trí hiện tại ở quận Cầu Giấy. Tỷ lệ đỗ đại học 5 năm qua đạt 100%, trường cũng phát triển thành trường song ngữ quốc tế Cambridge, nhiều học sinh đạt học bổng du học nước ngoài.

Mong muốn của thầy Vĩnh là Nguyễn Siêu trở thành trường quốc tế, dạy bằng tiếng Anh và mọi học sinh được học ngôn ngữ thứ hai, có thể là tiếng Trung.

“Tôi cũng muốn trường có thêm bậc mầm non để đào tạo học sinh từ 3 tuổi”, người thầy gần 90 tuổi chia sẻ.


Dương Tâm



Source link

Cùng chủ đề

Thủ đô Hà Nội: Nơi kết tinh sức mạnh văn hóa, tinh thần Việt Nam

Giáo sư, Tiến sỹ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Quang Ngọc, Phó Chủ tịch Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, nguyên Giám đốc Trung tâm Hà Nội học và Phát triển Thủ đô đã có nhiều đề tài nghiên cứu về Hà Nội, chủ biên, đồng chủ biên và tác giả hơn chục đầu sách và hàng chục bài báo khoa học về Hà Nội, xây dựng thành công ngành học Hà Nội học phục vụ cho các chiến lược...

64 nhà giáo Nghệ An được trao tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú lần thứ 16

Theo quyết định của Chủ tịch nước, dịp này, Nghệ An có 64 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Trong đó, có nhà giáo là lãnh đạo Sở, Phòng giáo dục, là hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, giáo viên trực tiếp giảng dạy ở các cấp học, vùng miền, nhất là ở những vùng đặc biệt khó khăn. Đây là những Nhà giáo tâm huyết, tận tụy với nghề, có...

GS.VS.NGND Phạm Minh Hạc với sự phát triển khoa học giáo dục Việt Nam

Hội thảo có sự tham dự của Bộ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Kim Sơn, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hoá, Giáo dục của Quốc hội Nguyễn Thị Mai Hoa, GS.TSKH.NGND Nguyễn Mậu Bành, Chủ tịch Hội Cựu giáo chức Việt Nam, các chuyên gia, nhà khoa học, nhà giáo...

Cô giáo trường làng không học hàm học vị được phong tặng Nhà giáo nhân dân

Theo Quyết định số 612/QĐ-CTNCTN ngày 27/6/2024, Chủ tịch nước đã phong tặng danh hiệu "Nhà giáo nhân dân" cho 21 thầy, cô đã có công lớn trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.16/21 nhà giáo công tác ở bậc đại học, là các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, đại tá.5 nhà giáo còn lại công tác ở bậc phổ thông. Trong đó có 3 người không đảm nhiệm chức vụ lãnh đạo, chỉ là...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Tỉnh nào có mật độ dân số thấp nhất cả nước?

Nhiều tỉnh thành trên cả nước có mật độ dân số (người/km2) rất cao, tuy nhiên ở một số địa phương con số này lại rất thấp. ...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Vì sao một số học sinh dân tộc thiểu số không được hỗ trợ tiền bảo hiểm y tế?

Nhiều phụ huynh có con học tiểu học tại xã DLiê Yang (Ea H'leo, Đắk Lắk) tố bị 'ăn chặn' tiền bảo hiểm y tế, nhưng ngành giáo dục khẳng định đó là hiểu lầm. Ngày 8-11, ông Nguyễn Đức Công - phó trưởng...

Trường thành viên đại học quốc gia TPHCM công bố phương án tuyển sinh 2025

Trường Đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TPHCM) vừa công bố phương án tuyển sinh 2025. Trường Đại học Kinh tế - Luật sẽ tuyển sinh theo 3 phương thức: Phương thức 1 là xét tuyển thẳng và ưu tiên xét tuyển thẳng (tối đa 20% tổng chỉ tiêu). Phương thức 2 là xét tuyển bằng kết quả Kỳ thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TPHCM năm 2025 (khoảng 40 - 60% tổng chỉ...

Vì sao nhiều trường đại học bỏ xét tuyển học bạ?

Hàng loạt trường đại học công bố sẽ không sử dụng phương thức xét tuyển học bạ THPT từ năm 2025. Bên cạnh đó nhiều trường cắt giảm mạnh chỉ tiêu cho phương thức này hoặc chỉ là điều kiện sơ tuyển. Đến thời...

Trường ĐH Kinh tế-Luật công bố 4 tổ hợp xét tuyển ĐH năm 2025

Tổ hợp xét tuyển là điểm mới quan trọng trong phương án tuyển sinh ĐH chính quy năm 2025 của Trường ĐH Kinh tế-Luật (ĐH Quốc gia TP.HCM). ...

Trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công bố phương án tuyển sinh năm 2025

Tối 8-11, Trường đại học Kinh tế - Luật (Đại học Quốc gia TP.HCM) công bố phương án tuyển sinh đại học chính quy năm 2025 với 3 phương thức xét tuyển. Đây là trường đầu tiên thuộc Đại học Quốc gia TP.HCM công...

Mới nhất

Liệu có được hưởng lợi từ đà tăng của giá cà phê thế giới?

Dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024, giá cà phê trực tuyến, giá cà phê Tây Nguyên, cà phê Lâm Đồng, cà phê Kon Tum, cà phê nhân, giá cà phê Arabica ngày 9//11. Các chuyên gia dự báo giá cà phê ngày 9/11/2024 có thể sẽ có điều chỉnh tăng tùy thuộc vào khu vực...

20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở Lai Châu đã xuất viện

Ngày 8-11, thông tin từ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Lai Châu cho biết 20 trẻ nghi ngộ độc thuốc diệt chuột ở huyện Tam Đường đã xuất viện. ...

Bộ Công Thương ban hành Thông tư sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 27/2014/TT-BCT ngày …

Ngày 04 tháng 9 năm 2014, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã ban hành Thông tư số 27/2014/TT-BCT quy định về quá cảnh hàng hóa của Vương quốc Campuchia qua lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.Sau gần 10 năm triển khai thực hiện, Bộ Công Thương đã tiến hành tổng kết đánh giá...

Chó robot tuần tra Mar-a-Lago, bảo vệ tuyệt đối cho ông Trump

Các cơ quan thực thi pháp luật Mỹ tiến hành nhiều phương án để siết chặt an ninh quanh Mar-a-Lago, bao gồm triển khai chó robot tuần tra. ...

Giá vàng giảm, vàng nhẫn từ chỗ khan hiếm lại dồi dào

Giá vàng tăng giảm loạn xạ khiến người nắm giữ vàng chọn giải pháp an toàn là bán ra. Nguồn cung vàng trên thị trường lại trở nên dồi dào. ...

Mới nhất