Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNgười thắp lửa cho tranh truyền thống

Người thắp lửa cho tranh truyền thống

Những đề tài tranh mang hồn cốt dân gian dung dị trong tranh Đông Hồ, Hàng Trống, Kim Hoàng qua bàn tay của nghệ nhân, họa sĩ sơn mài khắc Lương Minh Hòa, đã mang một sắc thái mới. Qua kỹ thuật chạm khắc, dát vàng, dát bạc…, những bức tranh dân gian biến thành những tác phẩm sang trọng và mang giá trị cao.

Thắp lửa cho tranh truyền thống
Góc trưng bày tranh ở xưởng vẽ. (Ảnh: George Newman)

Trong sắc Thu chớm Đông sang, ngồi trò chuyện cùng bạn bè trong giới yêu mỹ thuật, tôi hỏi: “Mỹ thuật dân gian giờ có gì mới không nhỉ?”. Những tưởng không tìm được câu trả lời, rất may, kiến trúc sư Trần Vinh đáp lời: “Có đấy, có họa sĩ sơn mài khắc Lương Minh Hòa trong nhóm Latoa Indochine (viết tắt của từ Lan tỏa) với dòng tranh sơn mài khắc. Đây có thể coi là dòng tranh mới, không phải sơn mài truyền thống”.

Nhà nghiên cứu, họa sĩ Phan Ngọc Khuê cho biết: “Tranh của họa sĩ sơn mài Lương Minh Hòa và các cộng sự trong nhóm Latoa Indochine là những bức tranh sơn mài khắc giữ nguyên nét, hồn cốt của tranh dân gian nhưng tạo được sắc thái mới bằng các kỹ thuật chạm khắc, dát vàng, dát bạc… làm nên các mảng màu đối lập và bắt sáng, khiến các bức tranh mang một hình ảnh mới sang trọng hơn. Đây thực sự là cách duy trì và phát huy tranh dân gian có ý nghĩa, cần được nhân rộng và phát triển”.

Điều này khiến tôi không thể trì hoãn tìm đến xưởng làm việc của họa sĩ sơn mài khắc Lương Minh Hòa, phía dưới đê Nguyễn Khoái bên bờ sông Hồng.

Dòng tranh mới

Những người hoạt động nghệ thuật không chỉ mang đến cho tác phẩm của mình sự khác biệt lớn, mà còn là những giá trị nhân văn không gì quy đổi được. Họa sĩ Lương Minh Hòa nằm trong số đó. Không gian sống và làm việc của Hòa, có thể nói là “đặc quánh” nghệ thuật. Khi lạc vào nơi đây – một không gian nghệ thuật được sắp đặt như lật giở những trang sử bằng sơn mài chói lọi, phản ánh sâu sắc đời sống tinh thần, vật chất, khắc họa ước mơ ngàn đời của người lao động về cuộc sống gia đình thuận hòa, ấm no, hạnh phúc, về xã hội công bằng, tốt đẹp… sẽ chẳng thể dứt ra được! Đó là cảm giác của tôi khi bước vào không gian nghệ thuật của Lương Minh Hòa và cộng sự, trong một chiều Thu yên ả.

Sơn mài là cần trứng, là vàng bạc, màu thếp rắc rồi mài. Tranh sơn mài lộng lẫy dưới ánh sáng, cho ra các góc độ màu thay đổi khi quan sát nhưng hạn chế khi đi nét vì đòi hỏi khá nhiều thời gian và kinh nghiệm mới tạo được độ mượt. Sơn khắc lại đẹp bởi hệ thống nét uyển chuyển và tạo lớp chất.

Tôi mải miết xem, còn Hòa cứ say sưa làm công việc của mình. Tôi mãn nhãn từ tác phẩm tranh Đông Hồ Đám cưới chuột, Em bé ôm gà… tới tranh Tết Hàng Trống, tranh thờ trang trọng, rồi đến tranh Kim Hoàng với Ông hổ – Ông 30 đậm sắc đỏ vàng vừa quen thuộc, vừa mới lạ, tươi tắn và sắc nét…

Ánh dương xiên khoai, bừng sáng cả xưởng vẽ. Tôi ngước lên hỏi, lúc Hòa vừa khắc xong chú bé ôm gà bụ bẫm dễ thương: “Vậy là anh đã kết hợp cả ba dòng tranh truyền thống là sơn mài, tranh khắc và tranh dân gian?’

Hòa thủng thẳng: “Tại sao không?! Ông cha đã sáng tạo và đúc kết ra kỹ thuật làm tranh tài hoa, tại sao chúng ta không tận dụng kết hợp thế mạnh của các dòng tranh ấy với nhau!”

Tôi thắc mắc: “Liệu có thể hiểu lầm đây chỉ là sao chép hay lồng ghép đơn thuần?”.

Hòa điềm nhiên nói: “Điều quan trọng là truyền tải trọn vẹn tinh thần của tranh truyền thống, cho nó đời sống mới, sức hấp dẫn mới. Tại sao cứ phải là tác phẩm mới hoàn toàn, tạo tác độc nhất vô nhị. Sao chúng ta không nhìn về truyền thống, quan tâm học hỏi nét tài hoa của ông cha và trân quý, nâng niu, bảo tồn nó, như ta uống dòng sữa mẹ để lớn lên, để trưởng thành”.

Rồi Hòa chỉ cho tôi thấy bóng khung tranh phản chiếu xuống sàn. Anh bảo, quá khứ đã qua, nhưng vẫn là cái nền cho chúng ta sáng tạo lên tầm cao hơn. Nói như nhà soạn nhạc người Áo Gustav Mahler: “Truyền thống không có nghĩa là sùng bái đống tro tàn, mà phải duy trì ngọn lửa”. Xã hội thay đổi, nhu cầu của con người thay đổi, góc nhìn thay đổi, sáng tạo làm sao để truyền thống phù hợp với thời cuộc chứ không làm thay đổi bản chất của nó.

Anh tâm sự: “Nói thì dễ, nhưng thực tế, bước vào làm mới thấy, để kết hợp những yếu tố đó không đơn giản. Nếu căn ke quá sẽ trở thành mỹ nghệ, còn tự do quá thì không khác gì in ấn đồ họa trên gỗ, không toát lên sự tinh tế và mang lại cảm xúc mới mẻ. Ở đây, chúng tôi thực hành nghệ thuật”.

Hòa cho hay, sơn mài là cần trứng, là vàng bạc màu thếp rắc rồi mài. Tranh sơn mài lộng lẫy dưới ánh sáng, cho ra các góc độ màu thay đổi khi quan sát nhưng hạn chế khi đi nét vì đòi hỏi khá nhiều thời gian và kinh nghiệm mới tạo được độ mượt. Sơn khắc lại đẹp bởi sự hòa quện các lớp lang và hình khối. Điểm hạn chế của sơn khắc là màu bị khô, nét cứng do để lại nguyên bản nền và nét màu đen hoặc đỏ (theo truyền thống) do vậy khi kết hợp hai cách thể hiện này với nhau sẽ tôn được giá trị của mỗi loại hình nghệ thuật, giúp phát huy thế mạnh của hai phương pháp trên và tăng thêm sức cuốn hút của va đập ánh sáng vào nét.

Thắp lửa cho tranh truyền thống
Tác giả và họa sĩ sơn mài khắc Lương Minh Hòa trao đổi tại không gian xưởng vẽ Latoa Nguyễn Khoái, Hà Nội. (Ảnh: George Newman)

Khởi nghiệp ở tuổi U40

Chuyện trò hồi lâu, Hòa đứng lên đun nước pha trà. Ở xưởng, mọi việc vào bếp, anh đều đích thân làm. Hòa bộc bạch: “Đam mê có lẽ được chắp cánh từ khi tôi thi đỗ vào trường Đại học Mỹ thuật Công nghiệp Hà Nội năm 1999. Tôi đến với nghề sơn mài và nó trở thành một phần trong con người tôi. Tôi bắt đầu vẽ sơn mài tại xưởng họa KIMA khoảng hai năm thì chuyển sang lĩnh vực design (thiết kế) và làm việc trong lĩnh vực này khoảng 20 năm. Lĩnh vực này có phổ quát rất rộng về thẩm mỹ (kiến trúc, mỹ thuật, đồ họa, trình diễn…), là cơ hội để tôi có thêm hiểu biết về hội họa”.

Anh cho biết thêm, khi làm thiết kế đã thấy nhiều ứng dụng tranh dân gian vào bao bì sản phẩm khá đẹp. Bài tốt nghiệp ngành thảm của anh cũng làm về đám cưới chuột nên rất hiểu về sức hấp dẫn của hệ thống nét trong tranh dân gian. Và yếu tố quyết định, có lẽ chính thời điểm dịch Covid-19 bùng phát, Hòa đã tìm được chính mình với sơn mài. Anh cùng nhóm Latoa Indochine đã thai nghén tìm đường và thực hành khoảng năm năm, nhưng phải đến năm 2020 mới làm chính thức. Tuy vậy, thành công chỉ bắt đầu năm 2022 khi nhóm làm Triển lãm “Con đường” tại Bảo tàng Hà Nội.

“Tranh của họa sĩ Lương Minh Hòa và các cộng sự trong nhóm Latoa Indochine là những bức tranh sơn mài khắc đã giữ nguyên nét, hồn cốt của tranh dân gian nhưng tạo được cho tranh những sắc thái mới bằng các kỹ thuật chạm khắc, dát vàng, dát bạc… tạo ra các mảng màu đối lập và bắt sáng làm cho các bức tranh dân gian mang hình ảnh mới sang trọng hơn. Đây thực sự là cách duy trì và phát huy tranh dân gian có ý nghĩa, cần được nhân rộng và phát triển”. Nhà nghiên cứu, họa sĩ Phan Ngọc Khuê

Giữ lửa và lan tỏa tới bạn bè quốc tế

Sau nhiều năm quan sát, nhóm của Hòa nhận thấy nhiều người quan tâm đến tranh dân gian nhưng chưa có cách nào để làm cho tranh dân gian quý hơn, sang trọng hơn. Cái khó của sơn mài là đi nét bằng sơn then. Nếu nuột nà chi tiết lại ra chất mỹ nghệ, mà vung vẩy quá lại thành lem nhem làm mất tinh thần của tranh dân gian. Từ đó, Hòa thử kết hợp nét theo cách của sơn khắc và chất liệu của sơn mài và hiệu quả rất bất ngờ, từ đó anh gọi đây là dòng tranh sơn mài khắc.

Tranh sơn mài khắc đã tham gia trưng bày triển lãm ở nhiều nước như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc, Pháp, Ấn Độ… và được lựa chọn làm quà tặng đối ngoại theo tinh thần ngoại giao quảng bá văn hoá. Những sản phẩm, tác phẩm của nhóm được lựa chọn làm quà tặng cho bạn bè quốc tế, góp phần lan toả văn hoá dân gian, chất liệu truyền thống ra thế giới.

Hiện nay, nhóm của Hòa ấp ủ ý tưởng xây dựng không gian làng nghề tạo môi trường phát triển quy mô hơn, nơi mọi người có thể đến trải nghiệm. Nhóm mong muốn sẽ làm một bức tranh dài về danh thắng, văn hoá và con người Việt Nam, trải dài theo dòng lịch sử để phù hợp với cái tên Latoa, có nghĩa là lan toả tình yêu văn hoá tới nhiều người.

Họa sĩ Lương Minh Hòa chia sẻ, anh muốn cống hiến để có được những tác phẩm có thể giúp mọi người yêu tranh, yêu văn hoá, yêu giá trị mà các tiền nhân dày công gìn giữ. Nhóm Latoa rất tâm đắc khi đặt tên cho triển lãm là “Con đường” với mong muốn “đi đến tận cùng của truyền thống”, giữ lấy hồn cốt văn hóa truyền thống để sống với hiện đại.





Nguồn: https://baoquocte.vn/nguoi-thap-lua-cho-tranh-truyen-thong-292067.html

Cùng chủ đề

Quảng Nam công nhận 68 sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

UBND tỉnh Quảng Nam vừa tổ chức cuộc họp Hội đồng bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh năm 2024.Nhiều nông dân ở Thái Nguyên đang áp dụng hiệu quả mô hình nuôi lợn bằng bột trà xanh giúp lợn nhanh lớn, tăng sức đề kháng và chất lượng thịt thơm ngon. Nhờ đó, lợn thịt khi xuất bán ra thị trường được nhiều khách hàng ưa chuộng, săn lùng.Sáng 19/12, Bộ Quốc phòng...

Giới thiệu khoảng 200 cổ vật, tranh dân gian quý về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt

Triển lãm "Riêng một con đường" của nhà sưu tầm Phạm Đức Sĩ trưng bày khoảng 220 hiện vật quý giá, gồm đồ đá, đồ gốm cổ và tranh thờ miền núi, thể hiện bức tranh đa dạng về lịch sử và văn hóa Việt Nam từ thời tiền sử đến thời Hán Việt. Triển lãm trưng bày cổ vật, tranh...

Sản phẩm OCOP và làng nghề Hà Nội vươn tầm thế giới

Năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội tiếp tục tham dự cùng Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam gồm 16 doanh nghiệp của Hà Nội và các tỉnh, thành phố Việt Nam tại Hội chợ Thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28...

Đưa sản phẩm OCOP chinh phục thị trường châu Âu

Gian hàng sản phẩm OCOP Việt Nam tại Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế AF-L'ARTIGIANO IN FIERA là dịp để các doanh nghiệp, hợp tác xã và chủ thể OCOP quảng bá, kết nối thông tin,...

Việt Nam chung tay ủng hộ các quỹ từ thiện của Cộng hòa Séc

Tham gia hội chợ từ thiện thường niên tại Séc là cách thể hiện tinh thần sẻ chia, giúp đỡ các hoàn cảnh khó khăn, đồng thời quảng bá hình ảnh đẹp về đất nước Việt Nam với bạn bè quốc tế. (TTXVN/Vietnam+) Nguồn: https://www.vietnamplus.vn/viet-nam-chung-tay-ung-ho-cac-quy-tu-thien-cua-cong-hoa-sec-post998518.vnp

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách "Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ mà với những ai muốn tìm hiểu về lịch sử quân đội Việt Nam, lịch sử Việt Nam hiện đại.

CT Group và những dấu ấn công nghệ tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

CT Group và 4 công ty thành viên trong lĩnh vực công nghệ cao đã mang đến sự kiện Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam Defence Expo 2024) một chuỗi các triển lãm đột phá và ấn tượng.

Khai mạc Triển lãm ‘Xứng danh bộ đội Cụ Hồ’

Sáng 20/12, Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Bảo tàng Lịch sử quân sự Việt Nam tổ chức Triển lãm ‘Xứng danh bộ đội Cụ Hồ’ với 200 ảnh, tài liệu, hiện vật tiêu biểu được lựa chọn kỹ lưỡng, trong đó có nhiều hiện vật gốc quý hiếm.

Phát triển tên lửa đạn đạo có thể bắn tới Mỹ

Ngày 19/12, Phó Cố vấn an ninh quốc gia Nhà Trắng Jon Finer cho biết, Pakistan đang phát triển năng lực tên lửa đạn đạo tầm xa có thể cho phép tấn công các mục tiêu bên ngoài khu vực Nam Á, bao gồm cả Mỹ.

Quan hệ Trung Quốc-Ấn Độ cần tuân thủ 5 nguyên tắc chung sống hòa bình

Cố vấn an ninh quốc gia Ấn Độ (NSA) Ajit Doval và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị dự cuộc họp theo cơ chế Đại diện đặc biệt ở thủ đô Bắc Kinh hôm 18/12.

Bài đọc nhiều

Chính thức đăng quang Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024, Dương Trà Giang tỏa sáng với sự kiên trì và nỗ lực không...

Xuất sắc vượt qua 26 thí sinh trong đêm chung kết Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 vừa diễn ra vào tối ngày 15/12/2024 tại Quảng trường Biển Marina Bay, TP Hạ Long, Quảng Ninh, Dương Trà Giang, người đẹp đến từ Trường Quản trị và Kinh doanh - Đại học Quốc Gia Hà Nội đã lộng lẫy đăng quang, trở thành tân Hoa hậu Sinh viên Việt Nam 2024 với chiếc vương miện danh giá.

Sở LĐTB&XH Nghệ An phối hợp với huyện Tương Dương tổ chức Ngày hội việc làm trên địa bàn huyện năm 2024.

(NADS) - Sáng ngày 29/11/2024 với hơn 2.000 lao động tham gia nhằm cung cấp thông tin về thị trường việc làm trong và ngoài nước, định hướng nghề nghiệp, cho học sinh và người lao động trên địa bàn huyện. Dự ngày...

Du lịch Đà Lạt sẽ bùng nổ với đêm nhạc của huyền thoại Disco Boney M

(CLO) Âm nhạc đang dần trở thành một công cụ quan trọng để Đà Lạt thu hút du khách, mở ra triển vọng 'kích hoạt' toàn bộ thị trường biểu diễn và đem lại lợi ích kinh tế to lớn. ...

Công ty Luật SALA: Tư vấn pháp lý miễn phí, đồng hành cùng người yếu thế

Trong cuộc sống, không ít người gặp phải những vướng mắc pháp lý nhưng không đủ điều kiện tài chính để thuê luật sư. Thấu hiểu khó khăn đó, Công ty Luật SALA cam kết cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật miễn phí qua điện thoại và email, giúp mọi người, đặc biệt là những người yếu thế, vượt qua rào cản pháp lý một cách nhanh chóng và hiệu quả. DỊCH VỤ TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN...

Cùng chuyên mục

Ai được nhận voucher mua hàng miễn phí ở chợ Tết Công đoàn online?

Chợ Tết Công đoàn online 2025 sẽ tặng 200.000 voucher mua hàng miễn phí cho đoàn viên công đoàn đủ điều kiện. Theo thông tin từ Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam, chợ Tết Công đoàn trực tuyến (online) sẽ được mở cửa...

Nhiều cách giúp lao động về nước có việc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến lao động sau thời gian làm việc ở nước ngoài khó tìm được việc khi về nước. Một trong các nguyên...

Ra mắt sách về Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân

Cuốn sách "Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân' được viết rõ ràng, khoa học, khúc chiết, giản dị và xúc động, không chỉ phù hợp với độc giả trẻ mà với những ai muốn tìm hiểu về lịch sử quân đội Việt Nam, lịch sử Việt Nam hiện đại.

Con cái gen Z xa lánh gia đình vì những lý do thuộc về cảm xúc

Việc xây dựng một môi trường gia đình hòa hợp không hề dễ dàng, đặc biệt là với các cha mẹ có con cái thuộc gen Z. Đôi lúc, những hành động vô tình của cha mẹ có thể khiến gen Z cảm thấy...

Mức chi điều dưỡng người có công năm 2025 tăng cao

(Dân trí) - Từ ngày 1/1/2025, chế độ điều dưỡng, phục hồi sức khỏe cho người có công với cách mạng được thực hiện theo mức chuẩn 2,789 triệu đồng, tăng 35,7% so với mức chi hiện hành. Ngày 1/7, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 77/2024/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 75/2021/NĐ-CP quy định mức hưởng trợ cấp, phụ cấp và các chế độ ưu đãi người có công với cách...

Mới nhất

Hà Nội gặp mặt 13 đội tuyển dự thi học sinh giỏi quốc gia

Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cấp THPT năm học 2024 - 2025, Hà Nội có 260 em dự thi ở 13 môn: toán, vật lý, hóa học, sinh học, tin học, ngữ văn, lịch sử, địa lý, tiếng Anh, tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Nhật (mỗi môn 20 học sinh), tăng 26 học...

Tổng thu du lịch ở Phú Quốc năm 2024 đạt trên 21.170 tỷ đồng

Nhiều đường bay thẳng từ các thị trường mới tới Phú Quốc đã và đang được thiết lập, trong đó có những hãng bay sang trọng, đưa các du khách có nhu cầu chi tiêu cao tới đảo ngọc.Kiên Giang: Phú Quốc đón đoàn khách trên chuyến bay thuê bao đầu tiên từ SécKiên Giang: Lĩnh vực du lịch...

Yeah 1 tăng trần

Về mặt giao dịch, cổ phiếu YEG có hệ số beta rất cao so với thị trường, càng tăng cao mức độ rủi ro cũng tương ứng. VPBankS nói gì về cổ phiếu nhà sản xuất "Anh trai vượt ngàn chông gai"Về mặt giao dịch, cổ phiếu YEG có hệ số beta rất cao so với thị trường, càng tăng...

Nhiều cách giúp lao động về nước có việc

Cục Quản lý lao động ngoài nước (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho rằng có nhiều nguyên nhân khiến lao động sau thời gian làm việc ở nước ngoài khó tìm được việc khi về nước. ...

Du lịch mùa đông nét mới ở Tuyên Quang

Để duy trì sự năng động, khỏe khoắn trong những ngày đông lạnh giá, tận hưởng kỳ nghỉ Tết Dương lịch dài ngày, nhiều gia đình đã chọn những điểm đến có không gian trong lành để thư giãn, nghỉ dưỡng. ...

Mới nhất

Yeah 1 tăng trần