Sự cô đơn của tuổi già
Bà Dương (Trung Quốc), năm nay 58 tuổi. Chồng bà qua đời cách đây 8 năm do một căn bệnh hiểm nghèo.
Trước khi nghỉ hưu, bà Dương luôn bận rộn làm việc cả ngày, sống một cuộc sống độc thân đơn giản. Quãng thời gian làm việc khiến bà cảm thấy mình có một cuộc sống trọn vẹn và trôi qua nhanh chóng.
Dù không có ai đồng hành bên cạnh nhưng bà luôn làm việc chăm chỉ, dành dụm được một số tiền tiết kiệm cho bản thân khi về già.
Sau khi nghỉ hưu, bà định sẽ ở trong viện dưỡng lão. Tuy nhiên việc này yêu cầu bà phải có một khoản lớn, mà lương lưu chỉ có 3000 NDT (Hơn 10 triệu đồng), nên bà không đủ để chi trả.
Không còn cách nào khác nên bà quyết định ở nhà. Hằng ngày không có việc gì để làm khiến bà Dương luôn cảm thấy trống rỗng và cô đơn. Cảm giác này đã khiến bà nảy ra ý tưởng tìm một người chồng, với hy vọng sẽ có một người yêu chiều và chăm sóc cho mình.
Sau một thời gian tìm kiếm, người mai mối đã giới thiệu cho bà Dương 3 người đàn ông.
Buổi hẹn hò chi li
Buổi hẹn đầu tiên, bà Dương gặp gỡ một người đàn ông tên Triệu Lâm. Ông Lâm lớn hơn bà vài tuổi nhưng trông vẫn trẻ trung và nhiều năng lượng.
Ông nói với bà Dương rằng: “Tôi không có yêu cầu cao về việc tìm vợ, miễn là cô ấy có một sức khỏe tốt. Bởi tôi cũng đã cao tuổi, nếu kết hôn mà vẫn phải tiếp tục phục vụ vợ thì đó là cả một vấn đề lớn”.
Ông Lâm đối xử rất tốt với bà Dương. Bà luôn thích nghe ông ấy tâm sự, khi bên cạnh nhau, bà cảm thấy đây là con người thú vị và thoải mái.
Bà Dương có lương hưu riêng và cũng không thích chi tiêu tiền của đàn ông. Nhưng nếu có một người sẵn sàng chi tiêu cho mình, thì chứng tỏ mức độ quan tâm của người ta sẽ nhiều hơn.
Sau một thời gian hẹn hò, bà phát hiện ông Lâm đặc biệt sòng phẳng chuyện tiền nong. Mỗi lần hai người cùng dùng bữa, ông đều phải nói trước về chuyện này,thanh toán phải phân chia hết sức rõ ràng. Điều này khiến bà Dương cảm thấy xấu hổ. Thậm chí ông còn sợ bà lợi dụng ông ấy dù chỉ một xu.
Trong một lần ra ngoài ăn, vì ứng dụng thanh toán của bà bị lỗi, nên ông Lâm đã buộc phải trả tiền. Lần sau, khi đã dùng bữa xong, ông ngồi yên trên ghế và chờ bà đi thanh toán. Điều này khiến bà thấy ông Lâm khá kẹt sỉ và không tôn trọng mình, vậy nên lần hẹn hò này cũng dừng lại ở đó.
Buổi hẹn hò trong bệnh viện
Người thứ hai hẹn hò cùng bà Dương là ông Lý, lớn hơn bà 5 tuổi. Ông Lý luôn thích tiêu tiền cho bà và là người cực kỳ hào phóng.
Các con trai và con gái của ông cũng rất thành đạt, một người đang là giám đốc điều hành một công ty lớn, người còn lại đang ở nước ngoài du học.
Ông Lý tâm sự với bà Dương rằng mình chỉ muốn được trò chuyện với vợ, thỉnh thoảng chăm sóc và ở cạnh bên khi ốm đau. Lúc đầu bà không để ý vì đây là những yêu cầu đơn giản mà ai về già cũng muốn. Vậy nên bà đã đồng ý hẹn hò cùng ông. Tuy nhiên, sau khi quen, bà mới biết, tình hình sức khỏe của ông Lý không quá tốt, thậm chí có thể nói là rất tệ. Mỗi tuần, bà Dương phải vào bệnh viện 2 ngày để chăm sóc ông. Thậm chí, ông còn yêu cầu bà phải ở đó cả ngày không được rời đi.
Mùi của bệnh viện cộng với việc sống ở trên giường và mùi thuốc men khiến bà cảm thấy mệt mỏi. Vào buổi đêm, bà còn phải giúp ông Lý đi vệ sinh và đổ bỏ chất bẩn.
Trong thời gian này, bà thấy bản thân như đang bị tra tấn, cả người mỏi nhừ và khó chịu. Bà cũng gợi ý lão Lý hãy tìm một y tá để chăm sóc, nhưng ông ấy liên tục nói chỉ muốn ở bên cạnh bà và không muốn bà rời khỏi tầm mắt của ông ấy.
Nghe tới đây, bà thấy sợ hãi và quyết định chấm dứt lần hẹn hò thứ hai này.
Cứ ngỡ “ván đã đóng thuyền”
Sau 2 lần hẹn hò, bà Dương gần như mất đi hoàn toàn hy vọng vào đàn ông. Bà không còn hứng thú để tìm kiếm một ai bên cạnh nữa.
Thế nhưng, bà hàng xóm cương quyết nói người cuối cùng này vô cùng phù hợp, hy vọng bà Dương có thể gặp ông ấy và thử nốt lần này.
Người đàn ông thứ ba này là Trần Lương. Ông ấy hiền lành, ăn nói thú vị, luôn sẵn sàng chi tiền cho bà và sức khỏe cũng rất tốt.
Bà quyết định hẹn hò cùng ông Lương trong nửa năm. Hai người cảm thấy hạnh phúc và rất phù hợp với nhau nên đã quyết định kết hôn. Ông Lương còn hứa cho bà 7000 NDT (23,5 triệu đồng) mỗi tháng sau khi về sống cùng nhau.
Sau khi chuyển đến nhà ông Lương, mặc dù nhận được 7000 NDT mỗi tháng, nhưng một sự thật về tính cách của ông cũng được hé lộ.
Ông là người mắc thói quen sạch sẽ, mỗi ngày ông đều yêu cầu bà Dương lau nhà không tì vết. Nếu có còn một chút bụi, bà vẫn phải tiếp tục lau lại. Bà phải dọn dẹp mọi thứ ngăn nắp và đúng theo ý của ông.
Khi bà hỏi ông Lương về vấn đề tại sao không thuê người giúp việc, ông ấy cho rằng họ rất người biếng và không thể lau sạch như yêu cầu của ông. Vậy nên hằng ngày bà Dương phải liên tục lau nhà và dọn dẹp, còn phải phục vụ trà và cơm nước thường xuyên. Thậm chí ông Lương còn hay bắt lỗi bà trong việc dọn nhà cửa. Lâu dần, bà Dương cảm thấy chán ghét và kìm kẹp. Bà quyết định trở về nhà mình sống và dứt khoát chia tay lần thứ 3.
Bà Dương cũng quyết định không tìm kiếm và hẹn hò thêm với bất cứ một người nào nữa. Bởi bà nhận ra, ai cũng chỉ quan tâm đến lợi ích của bản thân mà thôi.
Từ bà cuộc hẹn hò này, bà Dương cũng được thức tỉnh với thực tế. Việc tìm cho mình một người bạn đời còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và duyên số. Trước mắt, bà hãy cứ tự mình hưởng thụ những điều mà bà cho là hạnh phúc nhất.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguoi-phu-nu-u60-luong-huu-10-trieu-dong-thu-hen-ho-voi-3-nguoi-dan-ong-trai-nghiem-xong-so-khong-dam-tai-hon-172240515144018239.htm