Bỏ qua dấu hiệu đau đầu, người phụ nữ qua đời vì bị ung thư não
Đau đầu là căn bệnh phổ biến của nhiều người, nhưng việc phớt lờ dấu hiệu đau đầu của cô Anca Molnar, 35 tuổi, chuyên gia trang điểm nổi tiếng đến từ Romania là một trường hợp đáng tiếc. Cô vừa qua đời vào sáng 11/6 vừa qua sau khi phát hiện ung thư não.
Được biết, Anca đã phải chịu đựng những cơn đau đầu nghiêm trọng trong một thời gian nhưng ban đầu phớt lờ chúng. Chỉ đến khi cơn đau trở nên nghiêm trọng, ảnh hưởng đến cuộc sống hằng ngày, cô mới tới viện khám.
Tại bệnh viện, sau khi làm các kết quả xét nghiệm, bác bác sĩ kết luận bị ung thư não. Ban đầu, các bác sĩ nói với cô rằng họ không thể làm được gì nhiều dựa trên sự phát triển của khối u. Sau đó, Anca đã quyết định bay tới Thổ Nhĩ Kỳ để điều trị hóa trị chuyên sâu và phẫu thuật não hai lần.
Tuy nhiên, khối u vẫn tiếp tục phát triển và Anca qua đời một năm sau khi phát hiện bệnh. Sự ra đi đột ngột của cô khi tuổi đời còn quá trẻ đã để lại nhiều tiếc thương trong lòng bạn bè và người thân.
Ung thư não sống được bao lâu?
Theo thống kê của Hiệp Hội Ung thư Hoa Kỳ (American Cancer Society, 2015-2019):
Tỷ lệ sống còn 5 năm đối với bệnh nhân ung thư não là gần 36%, tỷ lệ sống còn 10 năm trên 30%.
Tỷ lệ sống còn 5 năm đối với nhóm bệnh nhân dưới 15 tuổi là khoảng 75%. Đối với nhóm bệnh nhân trong độ tuổi 15-39, tỷ lệ sống còn 5 năm là gần 72%. còn đối với nhóm bệnh nhân trên 40 tuổi chỉ còn khoảng 21%.
Theo thống kê của Viện Nghiên cứu Ung thư Vương quốc Anh (2013-2017), tỷ lệ sống còn 10 năm đối với bệnh nhân mắc ung thư não nguyên phát được đánh giá như sau: (5)
Khoảng 11,2% bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư não sẽ sống sót sau bệnh từ 10 năm trở lên.
Khoảng 40% bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư não ở độ tuổi 15-44 sẽ sống sót sau bệnh từ 10 năm trở lên.
Khoảng 2,2% bệnh nhân được chẩn đoán mắc ung thư não ở độ tuổi 65-74 sẽ sống sót sau bệnh từ 10 năm trở lên.
Tuy nhiên, tiên lượng sống của bệnh nhân ung thư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác như tuổi tác, tình trạng sức khỏe, tinh thần, khả năng đáp ứng phương pháp điều trị…
Bệnh ung thư não có thể phòng ngừa được không?
Hiện nay vẫn chưa có khuyến cáo hay các biện pháp phòng ngừa ung thư não. Tuy nhiên, bệnh nhân sẽ được khuyến cáo đi khám kiểm tra sức khỏe tổng quát định kỳ hoặc khi có các triệu chứng nghi ngờ như: đau đầu, nôn, buồn nôn kéo dài hoặc đột ngột yếu liệt, nói khó, rối loạn thị giác, thính giác…
Các bệnh nhân mắc các loại ung thư khác (ung thư vú, phổi, đại trực tràng…) nên được sàng lọc ung thư não di căn khi có các triệu chứng nghi ngờ.
Chế độ dinh dưỡng cho người bệnh ung thư não
Theo các chuyên gia y tế, việc giữ chế độ sinh hoạt lành mạnh, suy nghĩ tích cực là một phương thức hỗ trợ hiệu quả khi điều trị ung thư.
Ttrong quá trình điều trị, tác dụng phụ của các phương pháp điều trị (hóa trị, xạ trị…) có thể gây ra các tình trạng thay đổi vị giác, chán ăn, mệt mỏi, suy nhược… khiến bệnh nhân ăn uống kém, dẫn đến thiếu dinh dưỡng.
Vì vậy, bệnh nhân ung thư não cần có chế độ ăn khoa học để hỗ trợ quá trình điều trị, bao gồm:
– Ăn đúng giờ, đúng bữa. Nên chia từ 6-8 bữa nhỏ một ngày (thay vì chỉ ăn 3 bữa chính), mỗi bữa ăn cách 2-3 giờ.
– Nên ăn chậm, nhai kỹ thức ăn. Trong bữa ăn có thể uống thêm nước để làm mềm thức ăn, hỗ trợ việc nuốt dễ dàng hơn.
– Chú ý đảm bảo bổ sung đầy đủ các nhóm thực phẩm. Sử dụng các loại thực phẩm bổ sung dinh dưỡng theo tư vấn của bác sĩ.
– Tập thể dục thể thao đều đặn, phù hợp với thể trạng sức khỏe của bệnh nhân.
Nguồn: https://giadinh.suckhoedoisong.vn/nguoi-phu-nu-xinh-dep-qua-doi-o-tuoi-35-vi-ung-thu-bo-qua-1-dau-hieu-bao-benh-nhieu-nguoi-viet-mac-phai-172240620111630653.htm