Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNgười phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh...

Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai?


Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai? - 1

1. Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai?

  • A

    Đoàn Thị Điểm

    Bà Đoàn Thị Điểm (1705 – 1749), hiệu là Hồng Hà nữ sĩ, người làng Giai Phạm, huyện Văn Giang, xứ Kinh Bắc (nay thuộc tỉnh Hưng Yên).
    Theo cuốn Đoàn thị thực lục, bà nguyên họ Lê, tổ phụ là Lê Công Nẫm, võ quan triều Lê. Đến đời cha bà Đoàn Thị Điểm là Đoàn Doãn Nghi mới đổi thành họ Đoàn. Việc đổi họ này được cho là do ông Doãn Nghi muốn làm quan văn mà nhà họ Lê toàn quan võ.
    Đoàn Thị Điểm là con thứ của ông Đoàn Doãn Nghi. Theo sách Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm, bà Điểm “dung sắc kiều lệ, cử chỉ đoan trang, lời nói văn hoa, sự làm lễ độ”. Bà theo cha và anh trai trau dồi nghiên bút nên sớm nổi danh tài sắc hơn người.

  • B

    Hồ Xuân Hương

  • C

    Bà Huyện Thanh Quan

  • D

    Nguyễn Thị Lộ

Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai? - 2

2. Bà từng được tiến cử vào làm thiếp trong phủ Chúa nào?

  • A

    Chúa Nguyễn

  • B

    Chúa Trịnh

    Năm 1720, khi 16 tuổi, bà Đoàn Thị Điểm được Thượng thư Lê Anh Tuấn đưa về làm con nuôi. Thấy bà thông minh, ông định tiến vào cung phủ của chúa Trịnh nhưng bà không chịu, liền trở về cùng anh theo cha tới trường dạy học ở làng Lạc Viên, huyện Yên Dương, tỉnh Kiến An (nay thuộc thành phố Hải Phòng).
    Năm bà 25 tuổi, cha mất, bà cùng gia đình của anh dời đến làng Vô Ngại, huyện Đường Hào (nay thuộc huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên). Chẳng bao lâu sau, anh mất (năm 1735), Đoàn Thị Điểm phải vừa làm nghề bốc thuốc do anh trai truyền dạy, vừa dạy học để có tiền nuôi mẹ, giúp đỡ chị dâu nuôi các cháu.
    Mặc dù từng từ chối khi được tiến vào cung phủ của chúa Trịnh nhưng bà Đoàn Thị Điểm cũng có thời gian vào cung làm giáo thụ, dạy học cho cung phi. Sau đó, nhân trong nước có loạn, bà xin từ chức rồi về ngụ ở xã Chương Dương, huyện Thượng Phúc (nay là Thường Tín) và tiếp tục bốc thuốc.

Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai? - 3

3. Bà đã làm một việc được cho là vượt thời, vượt lên định kiến phụ nữ xưa?

  • A

    Giao thương nước láng giềng

  • B

    Dâng sớ lên vua

  • C

    Cải trang nam để đi thi

  • D

    Mở trường dạy học

    Năm 35 tuổi, mặc dù nghề bốc thuốc cũng tạm đủ nuôi gia đình nhưng bà ngẫm nghĩ: “Xem qua các chuyện đàn bà con gái ngày xưa thì thấy không hiếm kẻ có tài hoa, nhưng chưa từng thấy có kẻ dạy học trò đậu đạt”.
    Sách Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm viết: “Dưới thời phong kiến, dù có tài năng uyên bác, người phụ nữ vẫn không được ra khỏi nhà, không được đi thi, không được làm nghề dạy học”.
    Nhân thời nhiễu nhương, Đoàn Thị Điểm cho rằng mình đủ tư cách để vượt thói thường nên mở trường học tại nhà, vừa bốc thuốc, vừa truyền đạo thánh hiền (trước bà chỉ dạy học giúp cha và anh). Danh tiếng của bà đã thu phục được lòng người. Con em gần xa nô nức cắp sách đến trường bà Điểm.
    Trong số học trò nhỏ của bà về sau có nhiều người thành đạt, như Đào Duy Doãn quê ở xã Chương Dương, đỗ tiến sĩ năm 1763. Trong lịch sử giáo dục Việt Nam, dường như vào thời trung đại, duy nhất có Đoàn Thị Điểm là nữ mở trường dạy học và trở thành danh sư.

Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai? - 4

4. Chồng bà tên gì?

  • A

    Không lấy chồng

  • B

    Nhữ Đình Toản

  • C

    Nguyễn Kiều

    Bà Đoàn Thị Điểm tài sắc vẹn toàn nên có rất nhiều người đến cầu hôn, trong đó có cả người quyền quý, như hai người từng đỗ tiến sĩ là Nhữ Đình Toản và Nguyễn Công Thái. Tuy nhiên, bà đều từ chối.
    Ở tuổi 37, khi không còn nghĩ đến hôn nhân nữa, muốn ở vậy suốt đời, bà khiến nhiều người bất ngờ vì quyết định lấy Nguyễn Kiều – tiến sĩ nổi tiếng hay chữ đã góa vợ. Lý do bà nhận lời phần vì thương xót hoàn cảnh của Nguyễn Kiều, phần vì mẹ bà nhận lời và nhiều học trò tán thành cuộc hôn nhân này.
    Lấy Nguyễn Kiều, bà Đoàn Thị Điểm trải qua những ngày hạnh phúc, vợ chồng tâm đầu ý hợp, thường xuyên xướng họa với nhau. Tuy nhiên, cưới chưa tròn tháng, Nguyễn Kiều phải đi sứ Trung Quốc ba năm.
    Phải chịu cảnh ly biệt, bà Đoàn Thị Điểm buồn rầu thương nhớ chồng nơi đất khách. Nhiều nhà nghiên cứu khẳng định thời gian xa chồng, bà đã dịch tập thơ chữ Hán Chinh phụ ngâm của danh sĩ Đặng Trần Côn sang chữ quốc âm.

  • D

    Nguyễn Công Thái

Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai? - 5

5. Bà Đoàn Thị Điểm sáng tác cuốn sách nổi tiếng nào?

  • A

    Truyền kỳ tân phả

    Truyền kỳ tân phả (cuốn sách ghi chép những chuyện lạ) là tác phẩm bằng chữ Hán bao gồm nhiều truyện.
    Theo Đoàn thị thực lục, Truyền kỳ tân phả có năm truyện là Hải khẩu linh từ (Đền thiêng ở cửa bể), Vân Cát thần nữ (Truyện nữ thần ở Vân Cát), An Ấp liệt nữ (Truyện người liệt nữ ở làng An Ấp), Yến anh đối thoại (Cuộc đối thoại giữa yến và anh), Mai huyễn.
    Còn theo Lịch triều hiến chương loại chí của Phan Huy Chú, Truyền kỳ tân phả gồm sáu truyện là Vân Cát thần nữ, An Ấp liệt nữ, Bích câu kỳ ngộ, Hoàng Sơn tiên cục, Mai huyễn và Nghĩa khuyển khuất miêu.
    Ngoài Chinh phụ ngâm bản chữ quốc âm và Truyền kỳ tân phả, Đoàn Thị Điểm còn sáng tác nhiều bài thơ. Theo Đoàn thị thực lục: “Khi chưa lấy chồng, bà cùng cha và anh xướng họa. Trong khi nhàn nhạ ngâm lên thơ hay, câu đẹp, kể đến hàng chục hàng trăm; di cảo ấy chỉ có nhà quan Thượng thư làng Tiêu Điền Nguyễn Nghiễm là sưu tập đầy đủ hơn cả”.
    Sau khi về nhà chồng, bà xướng họa với chồng và cùng chồng xếp đặt thơ văn thành tập. Đó là chưa kể không ít bài văn luyện thi bà đã soạn trong thời gian làm nhà giáo. Phần thơ văn nói trên đến nay chưa tìm thấy.

  • B

    Truyền kỳ mạn lục

  • C

    Truyền kỳ đại chưởng quỹ

  • D

    Truyền kỳ thập lục

Người phụ nữ đầu tiên mở trường dạy học, được mệnh danh Hồng Hà nữ sĩ, là ai? - 6

6. Bà Đoàn Thị Điểm qua đời năm bao nhiêu tuổi?

  • A

    42

  • B

    43

    Sau khi Nguyễn Kiều về nước, năm 1748, ông được cử đi làm Tham thị ở trấn Nghệ An. Đoàn Thị Điểm phải theo chồng. Trên đường đi, bà bị cảm nặng, dù đã chạy chữa nhưng không qua khỏi, bà mất ở Nghệ An, hưởng thọ 43 tuổi.
    Thương cảm người bạn đời, Nguyễn Kiều đã viết bài văn tế hết lời ca tụng tài và đức hạnh của bà. Trong đó có câu “Đào chưa quả, đã vội khô/ Quế đang thơm mà đã rũ/ Rừng sâu, bể rộng. Nàng hỡi đi đâu? Ngọc nát, châu chìm, lòng tôi quặn nhớ”.
    Ngày nay, nhiều tỉnh thành lấy tên bà đặt cho trường học, đường phố để tưởng nhớ.

  • C

    44

  • D

    45

Hà Cường



Nguồn

Cùng chủ đề

Hai vị vua cuối cùng nhà Hậu Lê bị cướp ngôi, nhận kết cục bi thảm, là ai?

Chết bi thảmNgày 18/12/1526, Mạc Đăng Dung sai Phạm Kim Bảng bí mật giết vua Lê Chiêu Tông ở phường Đông Hà, Thăng Long, rồi cho đem an táng ở lăng Vĩnh Hưng huyện Thanh Đàm. Chiêu Tông bị giết, vai trò lá chắn của Cung Hoàng không còn. Đăng Dung tính chuyện cướp ngôi nhà Lê, giả cách lui về Cổ Trai (Hải Phòng) nhưng thực tế vẫn nắm triều đình.Theo Đại Việt sử ký toàn thư, tháng...

Ai là người được mệnh danh vua quỷ, sát hại cả bà nội và đại thần?

Thưởng bài báo Thưa quý độc giả,Báo điện tử VTC News mong nhận được sự ủng hộ của quý bạn đọc để có điều kiện nâng cao hơn nữa chất lượng nội dung cũng như hình thức, đáp ứng yêu cầu tiếp nhận thông tin ngày càng cao. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn quý độc giả luôn đồng hành, ủng hộ tờ báo phát triển. Mong nhận được sự ủng hộ của quý vị qua hình...

Vị vua nào trị vì lâu nhất triều Lê, được ví ngang với vua nhà Hán, Đường?

Kinh tế, Giáo dục, Quân sựTrong thời kỳ Lê Thánh Tông nắm quyền, nhà nước Đại Việt phát triển rực rỡ ở mọi phương diện từ kinh tế, chính trị, quân sự đến giáo dục, văn hóa, xã hội chứ không chỉ riêng kinh tế hay giáo dục. Đặc biệt trong thời kỳ này, lãnh thổ Đại Việt được mở rộng đáng kể sau nhiều cuộc chiến với các nước xung quanh như Chiêm Thành, Ai Lao, Bồn...

Vua nhỏ tuổi nhất lên ngôi trong sử Việt và 2 lần đánh thắng quân Chiêm là ai?

Anh ruộtLê Nghi Dân là con trưởng của vua Lê Thái Tông và bà Dương Thị Bí. Ông sinh vào tháng 6/1439 và đến tháng 3/1440 được lập làm hoàng thái tử. Lúc ấy, bà Dương Thị Bí được nhà vua đặc biệt yêu quý nên sinh ra kiêu căng, bởi vậy ai cũng ghét. Nhà vua thấy bà xử sự như vậy cũng không ưa, liền giáng làm Minh nghi (hàng thấp của vợ vua).Bà không sửa...

Triều đại nào tồn tại ngắn nhất lịch sử Việt?

Hành chính, kinh tế, khoa cửVề hành chính, năm 1401 Hồ Hán Thương cho làm sổ hộ tịch trong cả nước. "Biên hết vào sổ những nhân khẩu từ 2 tuổi trở lên và lấy số hiện tại làm số thực, không cho phép người lưu vong mà vẫn biên tên trong sổ. Yết thị cho các phiên trấn hễ có người kinh nào trú ngụ thì đuổi về nguyên quán", sách Đại Việt sử ký toàn thư...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Bão số 7 tăng cấp trở lại sau gần hai ngày ‘quần thảo’ Biển Đông

Cụ thể, lúc 19h ngày 9/11, vị trí tâm bão số 7 (tên quốc tế Yinxing) trên khu vực Bắc Biển Đông, cách quần đảo Hoàng Sa khoảng 365km về phía Bắc Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 14-15 (150-183km/h), giật trên cấp 17. Bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, tốc độ khoảng 10km/h.Dự báo trong 24 giờ tới, bão trên vùng biển phía Tây Bắc  khu vực Bắc Biển Đông, cách...

Công Phượng nhạt nhòa, Bình Phước thắng vất vả Trẻ TP.HCM

Thanh Bình ghi bàn giúp Bình Phước thắng Trẻ TP.HCM.Trẻ TP.HCM tiếp đón Bình Phước trên sân Thống Nhất với hy vọng giành 1 điểm nhằm tránh bị bỏ lại trong cuộc đua trụ hạng. Sau tiếng còi khai cuộc, HLV Trần Duy Quang yêu cầu học trò lùi sâu toàn bộ đội hình về phần sân nhà. Họ chấp nhận nhường thế trận cho đối thủ để bảo vệ khung thành.Dưới sự chỉ huy của thủ môn...

Người đàn ông nhảy dù mắc vào dây điện, treo lơ lửng hơn 1 giờ

Video: Người đàn ông nhảy dù vướng vào đường dây điện 110kVLãnh đạo UBND xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ, Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng vừa giải cứu thành công người đàn ông nhảy dù bị mắc vào đường dây cao thế 110kV.Sự việc xảy ra vào khoảng 15h ngày 9/11, tại cánh đồng ở xã Nam Phương Tiến. Thời điểm này, người đàn ông nhảy dù từ đỉnh đồi Bù 833, xã Nam Phương...

Trọng tài từ chối phạt đền, CLB Công an Hà Nội thua đau HAGL

Trên sân nhà, CLB Hoàng Anh Gia Lai tiếp đón Công an Hà Nội trong trận đấu đầu tiên tại vòng 7 V.League. Đang dẫn đầu bảng xếp hạng nhưng CLB Công an Hà Nội gặp rất nhiều khó khăn khi HAGL đang có sự tự tin lớn. Trận thua 1-4 trước Bình Dương không làm đội bóng này âu lo. Sau tiếng còi khai cuộc, HAGL tiếp tục trung thành với lối chơi phòng ngự phản công.Video:...

Bắt trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu

Chiều 9/11, đại tá Bùi Văn Thảo, Giám đốc Công an tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, xác nhận với phóng viên Báo Người Lao Động thông tin về việc Cơ quan CSĐT công an tỉnh đã ra quyết định khởi tố, lệnh bắt bị can để tạm giam đối với ông Trần Phú Vinh (SN 1968, ngụ TP Vũng Tàu).Ông Vinh được điều động, bổ nhiệm giữ chức Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường TP Vũng Tàu...

Bài đọc nhiều

Cho nữ hiệu trưởng thôi việc sau vụ giáo viên bật khóc vì suất cơm 2 miếng chả

Sau những lùm xùm về suất cơm giáo viên nghèo nàn, nữ hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương (huyện Châu Đức, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu) được giải quyết cho thôi việc theo nguyện vọng cá nhân. Chiều tối nay (6/11), trao đổi với PV VietNamNet, lãnh đạo UBND huyện Châu Đức cho biết vừa có quyết định giải quyết cho bà Phan Thị Hán Huệ - Hiệu trưởng Trường Mầm non Ánh Dương - thôi việc theo...

Công an xác minh nữ sinh lớp 8 ‘đánh hội đồng’ nữ sinh lớp 9

Sau khi mạng xã hội lan truyền clip được cho là nữ sinh lớp 8 cùng nhiều người 'đánh hội đồng' nữ sinh lớp 9 bằng mũ bảo hiểm, công an vào cuộc xác minh. ...

Đưa startup công nghệ giáo dục Việt tiếp cận thị trường quốc tế

NDO - Trong khuôn khổ Tọa đàm "Khởi đầu địa phương, tư duy toàn cầu", do Trường Đại học Văn Lang phối hợp các đơn vị liên quan tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh ngày 3/11, các diễn giả đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tế về phương thức khởi nghiệp với hàng nghìn sinh viên. Khởi nghiệp là một hành trình đầy cam go, nhiều nghiên cứu cho thấy trong 5...

Trường ĐH KD&CN Hà Nội: Trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe

Ngày 23/10, trường Đại học Kinh doanh và Công nghệ (HUBT) tổ chức trao bằng tốt nghiệp cho 295 sinh viên khối sức khỏe. Đại diện cho toàn thể các bạn sinh viên -  tân Bác sĩ, em Nguyễn Văn Tùng, sinh viên chuyên ngành Y  khoa, lớp YK23.02 chia sẻ: "Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Ban giám hiệu nhà trường cùng toàn thể quý thầy cô và toàn thể cán bộ nhân viên của...

Nữ sinh lớp 11 có điểm SAT 1560 là Đại sứ Ams năm 2024

Nữ sinh lớp 11 Nguyễn Vũ Hà Linh đã được trao danh hiệu Đại sứ Ams - Ams Ambassador 2024 trong "Ngày hội anh tài" lần thứ 23 của trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam (Hà Nội). ...

Cùng chuyên mục

Chiến thắng với dự án vì người khiếm thính

Với dự án “Sign by Sign”, hệ thống ngôn ngữ ký hiệu hỗ trợ giao tiếp cho người khiếm thính, đội ĐH Ngoại ngữ - ĐH Quốc gia Hà Nội đã giành ngôi Quán quân Sinh viên thế...

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho thầy cô sự phấn khởi, được tôn vinh

Tổng Bí thư Tô Lâm cho rằng Luật Nhà giáo khi ban hành phải tạo cho nhà giáo sự phấn khởi, được tôn vinh, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác giảng dạy. Sáng 9-11, nêu ý kiến về dự Luật Nhà giáo...

Chúng ta có thể tin tưởng vào sức mạnh sáng tạo của giới trẻ

Nhà báo Tạ Bích Loan đã dành lời khen ngợi tới các bạn sinh viên đến từ 3 trường là Trường Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Y Hà Nội, Trường Đại học Bách Khoa TP.HCM trong trận chung kết cuộc thi Sinh...

Nghiên cứu, đề xuất cho nhân viên trường học được hưởng phụ cấp nghề

(Tổ Quốc) - Bộ GD&ĐT sẽ nghiên cứu, đề xuất cho đội ngũ nhân viên trường học được hưởng chế độ phụ cấp nghề phù hợp với vị trí, việc làm, tương xứng với tính chất, mức độ đào tạo. ...

Nhiều điểm mới về chính sách tuyển dụng, tiền lương, tuổi nghỉ hưu

(ĐCSVN) - Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Luật Nhà giáo có một số điểm mới về chính sách nhà giáo so với quy định hiện hành. Sáng 9/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra về dự án Luật Nhà giáo. ...

Mới nhất

Diễn đàn Hợp tác Việt Nam

Chiều ngày 7/11, tại thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra "Diễn đàn Hợp tác Việt Nam - EU: Nỗ lực thích ứng vì tương lai thịnh vượng bền vững” do Bộ Công Thương chủ trì và phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư

Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang ngày càng phát triển, có thể dễ dàng kết nối với cảng biển và sân bay. Đoàn hơn 40 doanh nghiệp Đức đến Đồng Nai tìm cơ hội đầu tư, ghi nhận lợi thế về hạ tầng đang...

Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệt

Chính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế về dự thảo nghị quyết thí điểm mở rộng đất cho nhà ở thương mại. Mở rộng đất cho nhà ở thương mại: Doanh nghiệp gom đất, người dân cũng không bị thiệtChính phủ hồi âm ý kiến của Thường trực Ủy ban Kinh tế...

Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tế

Là mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan Consumer bền bỉ tăng trưởng mạnh mẽ hai chữ số, giữ vững vai trò một trong hai trụ cột quan trọng nhất của tập đoàn. Masan Consumer tạo thêm kỷ lục mới, tiến nhanh ra thị trường quốc tếLà mảng kinh doanh lâu đời nhất của Masan Group, Masan...

Tập đoàn Hateco nhận Huân chương Lao động hạng Ba

Kinhtedothi - Tối 9/11, Tập đoàn Hateco kỉ niệm 20 năm thành lập và đón nhận Huân chương Lao động hạng Ba. Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND TP Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn; Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Dương Đức Tuấn tham dự chương trình. Sau 20 năm...

Mới nhất