Trong thời gian trước, cộng đồng mang lan truyền câu chuyện về một trường hợp người phụ nữ 40 tuổi (ở Trung Quốc) bất ngờ phát hiện mắc bệnh tiểu đường mặc dù gần như không bao giờ ăn đồ ngọt.
Trước khi phát hiện mắc tiểu đường, người phụ nữ này luôn cảm thấy tinh thần càng ngày càng sa sút, luôn chóng mặt, dễ mệt mỏi, người gầy yếu và sút cân nhanh chóng.
Người thân và bạn bè đều khuyên cô đi khám, nhưng cô chủ quan cho tới một ngày cô bị ngất xỉu tại nhà, gia đình đã vội vàng cho cô đi cấp cứu. Tại bệnh viện, các bác sĩ tiến hành kiểm tra và kết luận cô mắc bệnh tiểu đường, khiến cô hết sức bất ngờ. Cô cho rằng cả đời không bao giờ ăn ngọt thì làm sao có thể mắc tiểu đường?
Giải thích về việc này, theo các bác sĩ, ngay từ cái tên bệnh tiểu đường hoặc đái tháo đường đã làm người ta nghĩ rằng bệnh tiểu đường là do ăn nhiều đường. Nhưng thực tế, đường bổ sung chỉ là một trong những yếu tố nguy cơ, còn rất nhiều yếu tố khác có thể gây ra bệnh tiểu đường.
Chuyên gia cảnh báo 8 yếu tố gây nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
Bên cạnh đường bổ sung, có nhiều tố khác có thể tác động đến hoạt động sản xuất insulin gây ra bệnh tiểu đường như:
Người thường xuyên bỏ bữa sáng
Thói quen thường xuyên bỏ bữa và nhịn đói từ sáng đến trưa làm tăng những phản ứng phá hủy lượng insulin và khả năng kiểm soát đường huyết. Điều này có thể khiến bạn nguy cơ bị bệnh tiểu đường.
Người thừa cân béo phì
Theo các chuyên gia thì việc con người bị thừa cân, thì nguy cơ mắc bệnh tiểu đường sẽ tăng lên ở những người thường xuyên bị stress và thừa cân. Đồng thời, việc bị thừa cân béo phì sẽ khiến cho axit béo này sẽ tiêu hao, như vậy glucose trong cơ thể sẽ bị dồn lại, không được đốt cháy. Nếu như thành phần đường trong máu tăng cao không lâu dần thành bệnh đái tháo đường.
Thói quen ăn nhanh
Việc bạn ăn nhanh không nhai kỹ cũng có thể khiến cho thực phẩm nhanh chóng bị phân hủy thành những loại đường đơn giản không tốt cho sức khỏe, ngoài ra nó còn khiến cho đường huyết tăng cao.
Người uống rượu, hút thuốc lá
Hút thuốc lá cực kì có hại cho cơ thể, nó không chỉ ảnh hưởng đến phổi, tim mạch, thần kinh, gan, hệ tiêu hóa, mà còn làm tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.
Thường xuyên ăn khuya
Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì chính thói quen ăn khuya có thể làm tăng đường huyết và làm gián đoạn bài tiết insulin, gây nguy cơ mắc đái tháo đường týp 2. Bởi vì vậy, mọi người nên hạn chế ăn khuya ăn vặt vào buổi đêm.
Người ít vận động
Ít vận động đồng nghĩa với việc bạn ít tiêu thụ năng lượng, là yếu tố làm tăng lượng đường fructose chuyển hóa thành chất béo. Việc tập thể dục thường xuyên có thể làm giảm một nửa nguy cơ bị tiểu đường.
Người bị ngưng thở khi ngủ
Ngưng thở khi ngủ là một chứng rối loạn giấc ngủ liên quan đến hệ thần kinh. Ngưng thở khi ngủ có thể làm tăng nguy cơ tiểu đường.
Người có yếu tố di truyền
Di truyền là yếu tố nguy cơ của cả hai loại tiểu đường type 1 và type 2. Một phần là do khi mọi người cùng sinh hoạt trong môi trường chung sẽ có chung một thói quen ăn uống.
Làm thế nào để giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường?
Để bảo vệ sức khỏe khỏi bệnh tiểu đường, điều đầu tiên bạn cần làm là hạn chế đường ăn khỏi chế độ dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, bạn cần tập thể dục thường xuyên, ngủ đủ giấc và giữ cân nặng hợp lý. Khi chọn lựa thực phẩm ăn uống, bạn nên tuân thủ một số nguyên tắc sau:
– Nên ăn ngũ cốc nguyên hạt và các loại hạt;
– Ăn nhiều trái cây, rau củ, đặc biệt là các loại rau lá xanh;
– Hạn chế uống rượu, nói không với thuốc lá.
– Hạn chế bánh kẹo, bánh ngọt nhiều đường và nước ngọt, kể cả thực phẩm có chất ngọt tự nhiên;
– Tập thói quen đọc thành phần dinh dưỡng của các loại thực phẩm chế biến. Lưu ý rằng đường có thể được ghi với nhiều loại tên gọi khác nhau trên nhãn sản phẩm.
– Chỉ tiêu thụ đường bổ sung dưới 10% tổng năng lượng được hấp thu vào cơ thể theo khuyến nghị của Tổ chức Y tế Thế giới.