Người mắc bệnh viêm loét dạ dày nhẹ và không quá nghiêm trọng có thể điều trị nhà. Ngoài cách thay đổi chế độ ăn uống và sinh hoạt thì thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel chính là thứ mà người bệnh viêm loét dạ dày không thể thiếu khi điều trị bệnh tại nhà.
1. Viêm loét dạ dày có thể chữa hết được không?
Bệnh viêm loét dạ dày ở giai đoạn cấp tính hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm bằng cách dùng thuốc kết hợp thay đổi cách ăn uống và sinh hoạt. Tuy nhiên, người bệnh cần lưu ý chăm sóc sức khỏe tiêu hóa để phòng ngừa bệnh tái phát nhiều lần.
Bệnh viêm loét dạ dày có thể điều trị dứt điểm khi ở giai đoạn cấp tính. |
Viêm loét dạ dày nếu kéo dài không được chữa trị hoặc tái phát nhiều lần sẽ có nguy cơ tiến triển thành mạn tính tiềm ẩn rất nhiều biến chứng nguy hiểm như: xuất huyết dạ dày, thủng dạ dày, ung thư dạ dày…
(>> Xem thêm: Bệnh viêm dạ dày Hp là gì? Có lây không? Cách điều trị viêm dạ dày Hp)
2. Một số biện pháp trị viêm loét dạ dày tại nhà
Viêm loét dạ dày ngày càng trở nên thường gặp, đặc biệt là trong xã hội hiện đại khi chúng ta thường xuyên thức khuya, căng thẳng stress và sử dụng nhiều thức ăn nhanh, đồ uống có cồn.
Với trường hợp bệnh nhẹ, bên cạnh việc hay đổi lối sống, sinh hoạt và ăn uống phù hợp người bệnh có thể điều trị viêm loét dạ dày tại nhà bằng cách chườm nóng, dùng tía tô, mật ong, gừng, nghệ, nước dừa…
Áp dụng một số biện pháp tự nhiên có thể giảm viêm loét dạ dày. |
– Chườm nóng: Nhiệt lượng tỏa ra khi chườm nóng sẽ kích thích tuần hoàn lưu thông máu giúp thuyên giảm cảm giác đau.
– Mật ong và nghệ: Curcumin trong nghệ có khả năng ức chế sự phát triển của vi khuẩn HP, giảm tiết axit trong dạ dày. Mật ong có tác dụng giảm triệu chứng viêm sưng, kháng khuẩn và tăng cường miễn dịch. Uống nghệ và mật ong giúp kiểm soát triệu chứng khó chịu do viêm loét dạ dày.
– Sử dụng gừng: Gừng có đặc tính sát khuẩn, chống viêm, ngăn ngừa phản ứng oxy hóa giúp giảm các triệu chứng của bệnh viêm loét dạ dày. Người bệnh chỉ cần cho 1 vài lát gừng tươi vào cốc nước nóng, ngâm trong khoảng 2-3 phút rồi thêm chút đường và uống.
– Lá tía tô: Lá tía tô rất giàu glucosid và tanin – 2 hoạt chất giúp làm lành vết loét và giảm tiết axit trong dạ dày. Người bệnh có thể dùng lá tía tô khô hoặc tươi, đem rửa sạch rồi đun lấy nước uống.
– Nước dừa: Ngoài enzyme kháng khuẩn có tác dụng ức chế hại khuẩn trong đường ruột, nước dừa còn giàu vitamin, muối khoáng và khoáng chất tốt cho dạ dày và hệ miễn dịch.
Đặc biệt, có một cách nhanh chóng, tiện lợi mà không mất mất thời gian chuẩn bị đó Yumangel – thuốc dạ dày chữ Y.
Hoạt chất Almagate trong thuốc Yumangel có tác dụng trung hòa acid dạ dày nhanh chóng mà không làm tăng thể tích tiết dịch trong dạ dày. Mặt khác, Yumangel dạng hỗn dịch còn tạo ra lớp màng như lớp nhầy trên niêm mạc giúp bao bọc tế bào niêm mạc dạ dày, làm giảm tổn thương bởi acid dịch vị hay các gốc tự do. Dùng Yumangel giúp làm giảm nhanh các triệu chứng của bệnh như ợ hơi, ợ chua, buồn nôn, đau vùng thượng vị… chỉ sau 5-10 phút sử dụng.
Yumangel có vị bạc hà thơm nhẹ, thiết kế dạng gói nhỏ rất thuận tiện cho việc mang đi. Đặc biệt, chỉ cần xé là có thể uống ngay mà không cần phải pha với nước nên không mất nhiều thời gian chuẩn bị.
Thuốc dạ dày chữ Y – Yumangel – người bạn đồng hành bảo vệ sức khỏe dạ dày không thể thiếu. |
YUMANGEL – GIẢM NHANH CƠN ĐAU DẠ DÀY
– Sản phẩm có bán rộng rãi tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
– Hotline tư vấn miễn cước: 1800 1125
– Website: https://yumangel.vn/
|
3. Một số lưu ý khi chữa viêm loét dạ dày tại nhà
Điều trị viêm loét dạ dày tại nhà chỉ phù hợp với trường hợp bệnh nhẹ, không quá nghiêm trọng. Với các bệnh nhân viêm loét dạ dày có biểu hiện nuốt vướng, nuốt nghẹn, sụt cân, tiêu phân đen, ói máu… thì cần cần đến bệnh viện thăm khám ngay.
Trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày tại nhà, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào hoặc các triệu chứng bệnh không cải thiện, người bệnh cần đến cơ sở y tế ngay lập tức để được thăm khám chuyên sâu với bác sĩ.
Bên cạnh đó, bạn hãy tăng cường ăn thực phẩm giàu chất xơ, lợi khuẩn, flavonoid, vitamin A, vitamin C; ăn đủ bữa, đúng giờ, ăn chậm nhai kỹ; không nên vừa ăn vừa làm việc; ăn chín uống sôi; bảo vệ tốt sức khỏe tâm thần, tránh căng thẳng, mất ngủ… để bảo vệ sức khỏe dạ dày nhé.