Trang chủVăn hóa - Xã hộiGiáo dụcNgười kịp lên thành phố học tập, người mắc kẹt ở quê...

Người kịp lên thành phố học tập, người mắc kẹt ở quê hương



“Nhẹ lòng” khi thấy gia đình

bình an

Vì sinh ra và lớn lên tại vùng có địa hình dễ xảy ra lũ quét,

Huyền Nhi

(quê Yên Bái) vô cùng lo lắng khi biết tin lũ lụt ở nhà. Mặc dù đã xuống Hà Nội trước một tháng để làm thêm và kịp tham gia học tập. Tuy nhiên, khi thấy tin quê hương Yên Bái xảy ra trận lũ lớn, cô bạn cũng không thể hoàn toàn yên tâm và tập trung vào học tập, làm việc. Vội liên lạc về nhà để hỏi thăm tình hình gia đình, Huyền Nhi cảm thấy nhẹ lòng khi nhận được tin bình an và may mắn vì gia đình không bị ảnh hưởng nhiều bởi lũ. Song cô bạn cũng cảm thấy vô cùng buồn bã vì những gì bão lũ đã gây ra cho quê hương.

Chuyện tân sinh viên mùa lũ: Người kịp lên thành phố học tập, người mắc kẹt ở quê hương- Ảnh 1.

Phạm Huyền Nhi (sinh năm 2006, quê Yên Bái) thủ khoa đầu vào chuyên ngành Diễn viên kịch, điện ảnh – truyền hình của trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.

Huyền Nhi chia sẻ: “Lần thiên tai này thật sự để lại trong mình rất nhiều cảm xúc buồn bã và lo âu. Quê hương Yên Bái bị thiệt hại nặng nề trong đợt bão

vừa qua khiến mình rất buồn. Mình lo lắng cho tất cả những người dân trong vùng, mọi người phải đối mặt với nhiều khó khăn và mất mát. Mình thấy thương cho những gia đình bị mất mát và cảm nhận sâu sắc sự mong manh của con người trước thiên nhiên.

Thiên tai đã nhắc nhở chúng ta cần phải đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau và quan tâm hơn đến việc bảo vệ môi trường, để giảm thiểu những tác động xấu trong tương lai. Mình chỉ mong rằng, mọi người sẽ sớm vượt qua được giai đoạn này, và mình cũng đang tìm cách đóng góp giúp đỡ mọi người trong khả năng của bản thân.

Qua đợt thiên tai này mình cảm thấy rất ngưỡng mộ các chú chiến sĩ bộ đội, công an và đội cứu hộ đã không quản ngại khó khăn, nguy hiểm để hỗ trợ, cứu trợ người dân các tỉnh miền Bắc. Sự tận tụy, dũng cảm và sẵn sàng đối mặt với hiểm nguy của các chú không chỉ giúp cứu sống nhiều người mà còn mang lại niềm tin và hy vọng cho những gia đình đang gặp hoạn nạn. Nhờ có sự giúp đỡ kịp thời của các chú mà nhiều người dân đã vượt qua được những thời điểm khó khăn nhất. Một lần nữa, xin cảm ơn các chú vì sự cống hiến và tinh thần vì nhân dân quên mình”.

Chuyện tân sinh viên mùa lũ: Người kịp lên thành phố học tập, người mắc kẹt ở quê hương- Ảnh 2.

Huyền Nhi cảm thấy may mắn và biết ơn vì gia đình bình an qua lũ.


Quyết tâm đến trường học tập

Ngô Thị Huyền

(quê ở Chương Mỹ, Hà Nội) hiện đang theo học chuyên ngành Nhiếp ảnh Truyền thông đa phương tiện của Trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội, chia sẻ: “Trong đợt lũ này, may mắn nhà mình khá cao nên chỉ bị ngập sân vì đã đắp bì cát ở cửa sông nơi nước sông tràn vào. Vì khu vực mình sống các ngõ gần sông Bùi còn thấp, nên vào mỗi mùa mưa thường xuyên xảy ra ngập lụt. Tuy nhiên so với năm 2008, lần này nước dâng nhanh và to hơn.

Trường mình bắt đầu tuần sinh hoạt công dân từ ngày 10/09/2024, khi ấy dù mưa lớn kéo dài nhưng vẫn chưa ảnh hưởng nhiều, mình quyết tâm đi học. Nhưng sau hôm thứ hai lên trường học tập và ở trọ, mình không thể về nhà được vì nước lên cao và nhanh. Song, trong 2 ngày đầu đi học mưa tầm tã, đường đi vào trường bị ngập nước gần đến đầu gối, thế nhưng điều đó cũng không thể ngăn cản quyết tâ, đi học của bọn mình”.

Chuyện tân sinh viên mùa lũ: Người kịp lên thành phố học tập, người mắc kẹt ở quê hương- Ảnh 3.

Ngô Thị Huyền (sinh năm 2006) là tân sinh viên chuyên ngành Nhiếp ảnh truyền thông đa phương tiện của trường Đại học Sân khấu – Điện ảnh Hà Nội.

Ngô Huyền

cảm thấy rất may mắn vì nơi sống không bị ảnh hưởng nhiều bởi lũ lụt, nhưng nhìn thấy những thiệt hại sau bão gây ra ở nhiều nơi miền Bắc đối với cô là rất nặng nề. Đây là một thiệt hại vô cùng lớn, song Ngô Huyền cũng cảm thấy rất nể phục những người đã và đang giúp đỡ đồng bào nơi ngập lụt để họ cảm nhận được tình đồng bào, từ tất cả mọi người dành cho họ.


Không kịp nhập trường đúng ngày vì bão lũ

Là một trong số những tân sinh viên không thể nhập trường học tập được do mưa lũ, địa phương bị cô lập, gây nên mất điện, mất sóng,

Đình Dũng

(quê Yên Bái) cảm thấy vô cùng lo lắng khi không thể tham gia học tập theo đúng lịch của nhà trường.

Chuyện tân sinh viên mùa lũ: Người kịp lên thành phố học tập, người mắc kẹt ở quê hương- Ảnh 4.

Nguyễn Đình Dũng (sinh năm 2006) là tân sinh viên trường Đại học Hà Nội.

Đình Dũng chia sẻ: “Hiện tại trường mình đã bắt đầu tuần sinh hoạt công dân, tuy nhiên do tình hình mưa lũ, nhà mình ở vùng bị ngập nặng, cô lập, không có điện, không có sóng nên không thể tham gia học tập theo đúng lịch của nhà trường. Năm nay, nước lũ dâng nhanh khiến gia đình mình và mọi người không kịp trở tay. Chưa kịp xuống trường thì lũ đã đến. Nhớ lại khung cảnh ấy quả thật là một trải nghiệm đáng nhớ trong cuộc đời mình.

Nửa đêm đê vỡ, gia đình mình phải di tản luôn trong đêm, nhà mình bị nước ngập đến nóc nhà. Bản thân là con trai cả trong gia đình, ngoài việc đỡ đần cho bố mẹ, mình cũng tham gia giúp đỡ, phụ giúp thêm cho hàng xóm, mọi người xung quanh. Song, mình cũng vô cùng lo lắng vì không thể tham gia học tập như đúng lịch học của nhà trường. Sau 2 ngày bị mất hoàn toàn liên lạc với bên ngoài, may mắn mình đã có thể nhờ được người thân liên hệ đến trường và được nhà trường tạo điều kiện thuận lợi, hỗ trợ hết sức cho các sinh viên ở vùng lũ. Điều đó khiến mình cảm thấy vô cùng trân trọng và biết ơn.

Chuyện tân sinh viên mùa lũ: Người kịp lên thành phố học tập, người mắc kẹt ở quê hương- Ảnh 5.

Nước ngập sâu khiến nhiều ngôi nhà nơi Đình Dũng ở gần như bị “nhấn chìm”.

Chuyện tân sinh viên mùa lũ: Người kịp lên thành phố học tập, người mắc kẹt ở quê hương- Ảnh 6.

Hình ảnh sau cơn lũ tại nhà Đình Dũng.

Sau hơn 2 ngày lũ, nước đã bắt đầu rút, tuy nhiên những gì nó để lại là thiệt hại hơn cả. Toàn bộ tài sản, của cải tích cóp của gia đình mình bị hỏng, mất hết. Trong nhà chỉ còn lại là bùn đất và các loại rác nằm khắp mọi nơi. Bên cạnh đó, do địa hình đằng sau nhà là đồi núi dẫn đến bị ảnh hưởng bởi sạt đất. Nhìn thấy sự hoang tàn do thiên tai gây ra khiến mình cảm thấy đau xót hơn cả. Lũ đi để lại cho làng mình, cũng như nhiều nơi sự mất mát to lớn. Tuy nhiên, mình vẫn cảm thấy may mắn vì bản thân và gia đình đều bình an.

Sau lũ, mình cùng mọi người trong làng bắt đầu trở về nhà dọn dẹp và cố gắng khắc phục hậu quả sau lũ gây ra. Bản thân mình cũng dành thời gian cùng bố mẹ dọn dẹp nhà cửa. Và ngay khi đường thông, mình đã dự định sẽ trở lại ngay trường học, bắt đầu công việc học tập. Qua lần này, mình càng có quyết tâm cố gắng học tập nhiều hơn. Song, mình cũng muốn gửi lời cảm ơn đến ban Giám hiệu, các thầy cô của trường Đại học Hà Nội đã tạo điều kiện giúp đỡ mình, cũng như các bạn gặp khó khăn trong đợt lũ lần này”.

Có thể nói, năm 2024 là một năm học đáng nhớ đối với nhiều tân sinh viên của miền Bắc khi được chứng kiến sức tàn phá của cơn bão Yagi và trận lũ lịch sử. Mỗi sinh viên với trải nghiệm, trăn trở khác nhau trong mùa lũ. Tuy nhiên qua sự việc lần này, đa số các sinh viên đều cảm nhận rõ hơn về nêu cao tinh thần dân tộc, sự đoàn kết đùm bọc, sẻ chia giữa người với người. Bên cạnh đó là sự nể phục đối với những anh hùng thầm lặng, đã lăn xả thân mình cứu trợ người dân vùng lũ.


(Ảnh: NVCC)





Nguồn: https://danviet.vn/chuyen-tan-sinh-vien-mua-lu-nguoi-kip-len-thanh-pho-hoc-tap-nguoi-mac-ket-o-que-huong-20240915134747833.htm

Cùng chủ đề

Lào Cai cho học sinh đi học trở lại sau mưa lũ

Clip: Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Cường, TP.Lào Cai chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ. Nguồn: Trần Hạnh.Thông tin từ Sở GDĐT tỉnh Lào Cai cho biết, sáng 16/9, có 520/598 trường học đã tổ chức cho học...

Vietjet vận chuyển miễn phí 20 tấn thuốc điều trị cho dân sau bão lũ

Đây là các mặt hàng rất cần thiết trong việc phòng và điều trị các bệnh phổ biến sau thiên tai như: tiêu chảy, viêm đường hô hấp, sốt xuất huyết… Những ngày qua, Vietjet nhanh chóng vận chuyển nhiều tấn hàng cứu trợ của người dân cả nước đến các vùng thiệt hại. Từ khi bắt đầu chương trình vận chuyển miễn phí hàng cứu trợ, hãng hàng không đã hỗ trợ vận chuyển gần 90 tấn hàng...

1.000 bánh tét Cần Thơ “bay” tới vùng lụt Hà Nam sau nửa ngày, lo thật lo

6 ngày ngập lụt, không điện, nước sạchKhông cần phải đi lên tận miền...

Phó Chủ tịch TƯ Hội NDVN Đinh Khắc Đính thăm, tặng quà cho nông dân vùng bão lũ Tuyên Quang

Trò chuyện với Phó Chủ tịch Trung ương Hội NDVN Đinh Khắc Đính và đoàn công tác, ông Vũ Văn Xuân (xã Tân Long, huyện Yên Sơn, Tuyên Quang) không kìm được nước mắt, giọng ông nhiều lúc đứt quãng vì những mất mát quá lớn...

Phụ nữ Thủ đô sẻ chia, đồng hành, hỗ trợ khắc phục hậu quả bão lũ

Ngày 14/9, đoàn công tác do Chủ tịch Hội LHPN TP Hà Nội Lê Kim Anh làm Trưởng đoàn đã đi thăm, động viên cán bộ, hội viên phụ nữ tại huyện Quốc Oai. Tại xã Cấn Hữu, Đoàn công tác đã tặng các nhu yếu phẩm gồm sữa, gạo, nước, mỳ tôm cho người dân ở thôn Bến Vôi (thôn bị cô lập, có 57 hộ dân hiện đang tạm trú tại trường Mầm Non xã Cấn Hữu). Ở...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Cung điện nào của nhà Nguyễn ở kinh đô Huế có quy mô kiến trúc đồ sộ nhất, vua xây cho ai ở?

Trong Châu bản triều Nguyễn hiện bảo quản tại Trung tâm Lưu trữ quốc gia I, có nhiều văn bản ghi chép về xây dựng, trùng tu và mở rộng khuôn viên cung Diên Thọ cũng như các hoạt động liên quan đến sinh hoạt thường...

Trồng hoa lan la liệt ở Bình Dương, loài hoa quý tộc tuôn bông như suối, cản chả kịp, bán liền tay

Nhu cầu về hoa lan ngày càng cao, nhiều nông dân đã mạnh dạn đầu tư hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế gia đình. Anh Ngô Thanh Tùng ngụ tại tổ 3, ấp Bà Phái, xã Long Nguyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương sau...

NSƯT Hoàng Tùng chạm sâu vào cảm xúc khi hát về “cha mẹ già”

"Cha mẹ tôi già" không chỉ tôn vinh công lao trời biển của cha mẹ luôn dành cho con cái, mà ở đó còn là những ký ức về tuổi thơ, những lo toan, tần tảo, hy sinh của cha mẹ dành hết cho con cái....

Lào Cai cho học sinh đi học trở lại sau mưa lũ

Clip: Cán bộ, giáo viên Trường Tiểu học Bắc Cường, TP.Lào Cai chung tay ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bão lũ. Nguồn: Trần Hạnh.Thông tin từ Sở GDĐT tỉnh Lào Cai cho biết, sáng 16/9, có 520/598 trường học đã tổ chức cho học...

Bài đọc nhiều

Các địa phương cho học sinh nghỉ học để ứng phó bão số 3

Ngày 7/9, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo có Công điện số 1188/CĐ-BGDĐT gửi Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo các tỉnh/thành phố phía bắc từ Nghệ An trở ra về việc tăng cường ứng phó với cơn bão số 3. Đây là Công điện tiếp theo, sau Công điện ngày 4/9 về chủ động ứng phó bão số 3. Công điện nêu rõ: Để bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản...

Sẽ ban hành vào tháng 11

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 được thực hiện theo chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Bộ Giáo dục và Đào tạo xác định đây là kỳ thi có quy mô, tính chất rất mới, là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong năm học 2024-2025. “Ngay từ đầu năm 2023, lãnh đạo Bộ đã tập trung chỉ đạo với nguyên tắc bám sát chỉ đạo tại Nghị quyết số 29-NQ/TW, Nghị...

Chưa dạy học ở những trường không an toàn

Trưa 8/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội ban hành văn bản hoả tốc đề nghị Phòng Giáo dục và Đào tạo các quận, huyện, thị xã; các cơ sở giáo dục khắc phục hậu quả cơn bão số 3 và chuẩn bị đón học sinh trở lại trường học. Theo chỉ đạo của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Trần Thế Cương, các đơn vị, trường học khẩn trương rà...

Hàng loạt địa phương miễn 100% học phí cho năm học tới

Theo Nghị quyết vừa được thông qua, trong 9 tháng của năm học 2024 - 2025, tỉnh Khánh Hòa hỗ trợ 100% học phí đối với trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên giáo dục thường xuyên đang học tại các cơ sở giáo dục công lập trên địa bàn tỉnh. Mức hỗ trợ này thực hiện theo mức thu học phí năm học 2024 - 2025.Lần 1 hỗ trợ học phí 4 tháng năm...

Cùng chuyên mục

Học sinh nghỉ học ngày 7/9 để tránh bão số 3

Ngày 6/9, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết đã chỉ đạo các phòng giáo dục và đào tạo, trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên, các trường học trực thuộc theo dõi chặt chẽ diễn biến của cơn bão số 3 (Yagi) để chủ động phòng tránh, ứng phó. Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội yêu cầu các nhà trường trên địa bàn thành phố chủ...

Phụ huynh bức xúc vì bị thu tiền ‘bảo trì ti vi’ 100.000 đồng/học sinh

Mới đây, một phụ huynh của Trường TH-THCS-THPT Hồng Bàng (huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai) đăng lên mạng xã hội hình ảnh các khoản tiền thu trong buổi họp phụ huynh. Trong đó, khoản tiền “bảo trì ti vi” mức 100.000 đồng/học sinh khiến phụ huynh bức xúc. Tại buổi họp phụ huynh hôm qua (15/9), một số phụ huynh phản đối cho rằng ti vi là tài sản chung của nhà trường, vậy tại sao phụ huynh...

Dai-ichi Life Việt Nam trao 500 triệu đồng tiếp sức đến trường

Tân sinh viên đăng ký trực tuyến ứng tuyển học bổng Tiếp sức đến trường 2024 tại địa chỉ: http://surl.li/fkfhms hoặc quét mã QR.Chương trình được sự đóng góp, ủng hộ của Quỹ "Đồng hành nhà nông" - Công ty CP phân bón Bình Điền, Quỹ khuyến học Vinacam - Công ty cổ phần Tập đoàn Vinacam và các câu lạc bộ...

Cần trao quyền tự chủ nhiều hơn cho đội ngũ cán bộ cơ sở

Chia sẻ với Báo Thế giới và Việt Nam, nhà báo Phạm Trung Tuyến cho rằng, vào thời điểm hiện tại, khi bão lũ đã đi qua thì nhu cầu tái thiết cuộc sống là quan trọng nhất. Nên thứ cần thiết lúc này là thuốc men, vật liệu xây dựng, công cụ sản xuất, cây, con giống và tiền mặt.

Hậu bão Yagi, Hải Phòng quy định không vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh

Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng yêu cầu các cơ sở giáo dục không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh để tránh áp lực cho phụ huynh sau ảnh hưởng nặng nề của bão Yagi. “Trong điều kiện nhân dân gặp khó khăn sau bão số 3, không tổ chức vận động tài trợ từ phụ huynh học sinh.” Đây là một trong những thông...

Mới nhất

Ê-kíp “Mộ tư từ” bị ảnh hưởng vì lơ fan của Địch Lệ Nhiệt Ba

Phim "Mộ tư từ" bị ảnh hưởng "Mộ tư từ" đang là dự án gây chú ý vì có sự tham gia của Địch Lệ Nhiệt Ba. Đây cũng là phim cổ trang Trung Quốc đánh dấu sự trở lại của người đẹp sau thời gian im ắng.Chính vì thế, ngay từ khi tung ra dự án cũng...

Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng: Yêu cầu cấp bách trong giai đoạn mới

(Dân trí) - Theo Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, đất nước đang đứng trước thời điểm lịch sử mới nên yêu cầu đổi mới mạnh mẽ phương thức, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng đang đặt ra cấp bách. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm vừa có bài viết "Tiếp tục...

Chung tay bảo vệ, phát huy giá trị Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ

Ban Quản lý di tích tỉnh Điện Biên vừa tổ chức tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm và phát huy vai trò của chính quyền địa phương, cộng đồng dân cư về công tác quản lý, bảo vệ và...

Công an TP Đà Nẵng ủng hộ hơn 1,8 tỷ đồng các tỉnh phía Bắc bị thiệt hại do thiên tai

Ngày 16/9, Công an thành phố Đà Nẵng tổ chức phát động cán bộ, chiến sĩ trong toàn...

Bài viết của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước về đổi mới mạnh mẽ phương thức lãnh đạo

Dưới sự lãnh đạo của Đảng với phương pháp, cách thức cầm quyền dân chủ, khoa học, thường xuyên được đổi mới phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ từng thời kỳ, sự nghiệp cách mạng Việt Nam.   Ngày 16/9, Thông tấn xã Việt Nam trân trọng giới thiệu bài viết của đồng chí Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban...

Mới nhất