Trang chủNewsVăn hóa - Xã hộiNgười giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi...

Người giàu nhất Sài Gòn xưa, giai thoại thuê nhân công phơi tiền cho khỏi mốc

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.
LỜI TOÀ SOẠN

Suốt hơn 100 năm qua, người dân TP.HCM vẫn truyền tụng câu nói nổi tiếng: nhất Sỹ, nhì Phương, tam Xường, tứ Hỏa (hay tứ Định) khi nhắc đến bốn vị đại phú hào giàu có bậc nhất Sài Gòn xưa.

Sở hữu ruộng đất bao la, khối tài sản khổng lồ, vào những năm cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, độ giàu có của 4 nhân vật này không chỉ bó hẹp trong Sài Gòn mà còn đứng ở vị trí nhất, nhì tại Đông Dương.

Tuyến bài Tứ đại phú hào Sài Gòn xưa lật mở những thông tin để bạn đọc hình dung phần nào về 4 nhân vật nổi tiếng này.

Ruộng đất bao la, cò bay mỏi cánh

Trưa tháng 3, TP.HCM nắng nóng như đổ lửa, chúng tôi đến thăm quan nhà thờ Huyện Sỹ (quận 1). Đây là một trong những nhà thờ có khuôn viên rộng rãi, khoáng đãng nhất tại TP.HCM.

Với gam màu trắng sáng chủ đạo, khối kiến trúc toát lên vẻ đẹp trang nghiêm. Tính đến nay, nhà thờ đã ngoài trăm tuổi và là nơi lưu dấu về Huyện Sỹ, người đứng đầu trong tứ đại phú hào Sài Gòn xưa.

Huyện Sỹ tên thật là Lê Nhứt Sỹ (1841 – 1900). Ông sinh ra tại Sài Gòn trong một gia đình theo Công giáo. Thuở nhỏ, ông được các tu sĩ người Pháp đưa sang Malaysia học tập.

Trong thời gian này, Lê Nhứt Sỹ đổi tên thành Lê Phát Đạt do tên cũ trùng với tên một người thầy của ông. Trở về Sài Gòn, ông được bổ nhiệm làm thông ngôn, rồi trở thành Ủy viên Hội đồng Quản hạt Nam kỳ.

W-dai-phu-hao-1.jpg
Nhà thờ Huyện Sỹ, nơi lưu dấu về vị đại phú hộ giàu có nhất Sài Gòn xưa. Ảnh: Hà Nguyễn

 

Sau đó không lâu, ông được phong hàm lên cấp huyện. Dù đã đổi tên nhưng người dân vẫn quen gọi ông bằng cái tên Nhứt Sỹ. Danh xưng Huyện Sỹ gắn bó với ông từ đó.

Huyện Sỹ giàu lên không phải nhờ chức tước, bổng lộc. Trong sách Sài Gòn năm xưa, học giả Vương Hồng Sển cho rằng, Huyện Sỹ giàu lên là nhờ việc gom tiền mua rẻ những thửa đất có địa thế tốt do chính quyền Pháp phát mãi.

Sau khi mua lại, ông trồng lúa trên các mảnh đất này. Lúa trúng mùa, Huyện Sỹ thu về lượng lớn thóc gạo. Nhận thấy đầu tư có lãi lớn, ông tiếp tục vay mượn tiền bạc để mua đất khắp Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ thuộc tỉnh Long An ngày nay.

Có ruộng đất, ông thuê người canh tác, trồng lúa. Lúa liên tiếp trúng mùa, ông Sỹ giàu lên nhanh chóng và tiếp tục có tiền để mua thêm điền sản ở nhiều nơi.

Trong thời kỳ cực thịnh, gia đình Huyện Sỹ nắm trong tay toàn bộ vùng đất trù phú ở Gò Công, Long An, Tiền Giang kéo dài đến tận biên giới Campuchia.

Giai đoạn này, dân gian thường có câu “cò bay mỏi cánh cũng không hết đất của ông Huyện Sỹ”. Gia đình Huyện Sỹ giàu có đến mức xuất hiện giai thoại ông có một kho tiền bí mật. Để đảm bảo tiền không mốc, hỏng, ông thuê hẳn một nhóm người bảo quản, đem tiền ra phơi nắng rồi cất lại vào kho.

Giàu có, Huyện Sỹ Lê Phát Đạt cho con cái du học ở những trường danh giá của Pháp. Khi các con trưởng thành, trở về nước, ông chia cho quản lý một phần tài sản ở những vùng khác nhau.

Sau này, con cháu của ông gồm: Lê Thị Bình (mẹ Nam Phương Hoàng hậu), Lê Phát An, Lê Phát Thanh, Lê Phát Vĩnh, Lê Phát Tân đều là những đại điền chủ nổi tiếng có nhiều đất ở Tân An, Đức Hòa, Đức Huệ và Đồng Tháp Mười (tỉnh Long An ngày nay). Trong số này, người con Lê Phát An của ông là nổi tiếng nhất.

Gia tộc giàu có hơn vua Bảo Đại

Không chỉ sở hữu ruộng đất bao la ở các tỉnh miền Tây, Huyện Sỹ còn mua một loạt khu đất ngoại thành Sài Gòn, đặc biệt là ở khu vực quận Gò Vấp ngày nay để làm kho xưởng, nhà máy rồi cho người khác thuê lại.

Tại đây, ông cũng cho xây dựng hàng nghìn căn nhà để cho thuê. Các giai thoại đều khẳng định, đất đai của Huyện Sỹ bao trùm một vùng rộng lớn của Sài Gòn, kéo dài từ ngoại thành đến các quận 1, Tân Bình, Gò Vấp.

Cho đến bây giờ, dù đã trải qua hơn 100 năm, các dấu tích, minh chứng cho nhận định trên vẫn hiện hữu tại TP.HCM gồm: Nhà thờ Huyện Sỹ (quận 1), nhà thờ Hạnh Thông Tây (quận Gò Vấp), nhà thờ Chí Hòa (quận Tân Bình).

Tất cả các nhà thờ này đều xây trên đất của Huyện Sỹ. Trong số này, nhà thờ Huyện Sỹ hay còn gọi nhà thờ Chợ Đũi là nổi tiếng hơn cả.

Theo các tài liệu còn sót lại, nhà thờ này được Huyện Sỹ Lê Phát Đạt hiến đất và xuất 1/7 gia tài để xây dựng. Tính theo thời giá lúc bấy giờ, chi phí xây dựng nhà thờ Huyện Sỹ trên 30.000 đồng bạc Đông Dương. Đây được nhận định là một số tiền cực lớn vào thời điểm ông sinh sống.

Nhà thờ Huyện Sỹ được xây dựng từ năm 1902 đến năm 1905 mới hoàn thành. Nhà thờ xây theo kiến trúc Gothic và dùng đá granite Biên Hòa để ốp mặt tiền, các cột chính điện. Sau hơn 100 năm, kiến trúc này vẫn trầm mặc cùng thời gian, trở thành điểm du lịch nổi tiếng của TP.HCM.

Ngoài các dấu tích nói trên, người xưa còn truyền tai giai thoại gia tộc Huyện Sỹ giàu có hơn cả vua Bảo Đại. Thông tin này xuất hiện khi cháu ngoại ông, bà Nguyễn Hữu Thị Lan kết hôn với vị hoàng đế cuối cùng của triều Nguyễn.

Chuyện kể rằng, khi bà Nguyễn Hữu Thị Lan ra Huế tổ chức hôn lễ với vua Bảo Đại, ông Lê Phát An, con trai của Huyện Sỹ đã tặng cô cháu gái của mình 1 triệu đồng tiền mặt để làm của hồi môn.

Lúc bấy giờ, giá vàng chỉ 50 đồng/lượng. Nếu quy đổi, 1 triệu đồng lúc đó tương đương 20.000 lượng vàng. Từ món quà hồi môn này, dân gian đồn thổi tài sản của gia tộc Huyện Sỹ còn giàu có hơn nhiều so với vua Bảo Đại.

W-dai-phu-hao.png

Hiện nay, nhiều người đến nhà thờ Huyện Sỹ để tìm hiểu về cuộc đời, độ giàu có đến choáng ngợp của đại phú hào Lê Phát Đạt. Ảnh: Hà Nguyễn

 

Thậm chí, có thông tin cho rằng, vị vua cuối cùng của triều đại nhà Nguyễn cưới Nam Phương Hoàng hậu chỉ để có thể sử dụng khối tài sản kếch xù của gia tộc bà. Lúc còn làm vua, Bảo Đại luôn bị cho là tiêu tiền của nhà vợ.

Nhận định trên được ông Phạm Khắc Hòe, Đổng lý Ngự tiền Văn phòng tại triều đình Huế ghi lại trong hồi ký Từ Triều đình Huế đến Chiến khu Việt Bắc của mình. Ông viết: “Cô Lan lấy Bảo Đại chủ yếu là để lên ngôi Hoàng hậu. Bảo Đại lấy cô Lan chủ yếu là để đào mỏ…”.

Độ giàu của gia tộc Huyện Sỹ còn thể hiện trong việc ông Nguyễn Hữu Hào (con rể Huyện Sỹ, cha đẻ của Nam Phương Hoàng hậu) để lại khối tài sản khổng lồ cho con gái, khi bà rời Việt Nam sang Pháp sinh sống.

Sách Nam Phương – Hoàng hậu cuối cùng của tác giả Lý Nhân Phan Thứ Lang viết: “Tài sản riêng do gia đình Nguyễn Hữu Hào tậu cho bà gồm một chung cư lớn tại Neuilly và một chung cư tại đại lộ Opera. Ngoài ra bà còn nhiều nhà đất ở bên xứ Maroc, Congo…”.

Mặc dù không có một thống kê cụ thể nào về tài sản, ruộng đất của Huyện Sỹ nhưng mức độ giàu có của ông được thể hiện qua những công trình còn hiện hữu tại nhiều quận của TP.HCM sau hơn 100 năm qua.

Chưa kể đến việc gia tộc sở hữu những điền sản bao la ở các tỉnh miền Tây, chỉ riêng việc nắm trong tay các khu đất rộng lớn kéo dài từ quận 1 đến quận Bình Tân, Gò Vấp, Huyện Sỹ đã đủ trở thành người giàu bậc nhất Sài Gòn xưa.

Dẫu vậy, Huyện Sỹ vẫn chưa phải là người có tiếng tăm nhất tại Nam kỳ lục tỉnh.

Thay vào đó, một nhân vật khác dù xếp sau ông một bậc về độ giàu có nhưng lại vô cùng nổi tiếng. Thậm chí, gia sản của người này không chỉ khiến người dân Nam kỳ lục tỉnh thán phục, mà cả người Pháp cũng phải ngạc nhiên.

Kỳ tới: Đại phú hào Sài Gòn sở hữu khối gia sản khiến người Pháp cũng phải ngạc nhiên

Hà Nguyễn – Vietnamnet

Nguồn

Cùng chủ đề

Hiện trạng dải công viên ven sông dọc khu đô thị đắc địa nhất TPHCM

(Dân trí) - Công viên chạy dọc 1,1km từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm, quy mô 10ha được đề xuất thực hiện để nối dài tổ hợp công viên ven sông Sài Gòn giúp người dân tiếp cận không gian quanh dòng sông nhiều hơn. Hơn 1,1km từ cầu Ba Son đến cầu Thủ Thiêm - đoạn tiếp nối quảng trường công viên ven sông Sài Gòn vừa được Trung tâm Phát triển hạ tầng Kỹ thuật (UBND...

Khu biệt thự bỏ hoang từng là nơi ở của “vua nhà đất” Sài Gòn xưa

 Khu đất ba mặt tiền tại giao lộ Lý Thái Tổ, Hùng Vương và Trần Bình Trọng, gần ngã 6 Cộng Hòa, từng là tài sản của gia đình ông Hứa Bổn Hòa, hay còn gọi là chú Hỏa, một trong những đại gia nổi tiếng của Sài Gòn cuối thế kỷ 19. Ông Hòa, người Việt gốc Hoa, sinh năm 1845, được mệnh danh là "vua nhà đất" Sài Gòn xưa.Trên khu đất rộng hơn 37.000m² tại quận...

Top những công trình kiến trúc nổi tiếng ở Sài Gòn

Bưu điện trung tâm Sài GònBưu điện trung tâm ngày nay là một trong những công trình kiến trúc Sài Gòn nổi tiếng nhất tại thành phố. Công trình có tính thẩm mỹ cao, kết hợp giữa phong cách kiến trúc châu Âu và châu Á.Thiết kế mặt đứng công trình có sự pha trộn của nhiều phong cách kiến trúc châu Âu như kiến trúc Phục Hưng, trang trí phù điêu kiểu Baroque và Rococo, các cửa sắt kiểu...

Top beer club nổi tiếng ở Sài Gòn

Chill Sky BarChill Sky Bar đặt ngay trên đỉnh tòa nhà AB, giữa trung tâm Quận 1, mang đến tầm nhìn toàn cảnh Sài Gòn lung linh về đêm. Với diện tích 3.000 m2, bao gồm khu vực giải trí ngoài trời, Lounge sôi động và nhà hàng Fine Dining cao cấp, Chill Sky Bar là điểm hội tụ của phong cách, thẩm mỹ và ẩm thực sang trọng.Nơi đây thu hút giới thượng lưu, quốc tế, và là...

Những Công Trình Kiến Trúc Pháp Tại Sài Gòn: Bức Tranh Lịch Sử Và Di Sản Văn Hóa – P1

Sài Gòn, thành phố hiện đại và sôi động, không chỉ ghi dấu ấn qua những công trình mới mà còn lưu giữ trong lòng mình những dấu tích từ thời kỳ thuộc địa. Các công trình kiến trúc Pháp nơi đây, với nét đẹp cổ kính và hài hòa, kể lại câu chuyện về một thời kỳ lịch sử. Nhà thờ Đức Bà và Bưu điện Trung tâm Sài Gòn là hai trong số những biểu tượng nổi...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thủ tướng thăm di tích Bác Hồ và lãnh đạo Trung Quốc từng hoạt động cách mạng

Chiều 8/11, tại TP Trùng Khánh (Trung Quốc), Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thăm Khu di tích lịch sử Hồng Nham, gắn liền với quá trình hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh và các nhà cách mạng Trung Quốc. Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nghe giới thiệu về đường Thạch Bản, nông trường Đại Hữu, nhà cỏ, khu di tích cũ Nhà cách mạng Nhiễu Quốc Mô - những cái tên gắn liền với quá trình hoạt...

Đồng Nai: Nữ tiếp viên quán karaoke múa thoát y phục vụ khách

Nữ nhân viên bị bắt quả tang khi đang thoát y nhảy múa phục vụ khách tại quán karaoke ở Đồng Nai. Hôm nay (8/11), Công an TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai cho biết, vừa bắt quả tang nữ nhân viên quán karaoke đang múa thoát y phục vụ khách. Trước đó, khuya 7/11, lực lượng chức năng kiểm tra hành chính địa điểm kinh doanh karaoke “Hoàng Long Châu” thuộc phường Trảng Dài. Tại đây, cảnh sát phát hiện...

‘Rapper sexy nhất Anh trai say hi’ mặc đồ nữ, diva Hồng Nhung diện áo trong suốt

"Anh trai" Wean Lê hiếm hoi làm người mẫu tại show diễn "ElleMan Show 2024", trình diễn cho bộ sưu tập của nhà thiết kế Freddy Nguyễn. Ảnh, video: BTC Vận động viên, người cao tuổi catwalk cùng các 'anh trai say hi' trên sân khấu 400mNgày 7/11 tới, bên cạnh dàn người mẫu, các vận động viên, diễn viên và cả người cao tuổi sẽ biểu diễn tại show thời trang Elle Man Fashion Show 2024. Dàn sao tại "Anh...

Phát hiện hành vi giả mạo hồ sơ đấu thầu dự án ở Khánh Hòa

Quá trình thẩm định, đơn vị chuyên môn phát hiện một số doanh nghiệp có dấu hiệu giả mạo hồ sơ tham gia đấu thầu dự án tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ Diên Khánh (tỉnh Khánh Hòa). Ban quản lý Dự án phát triển tỉnh Khánh Hòa vừa có quyết định hủy thông báo mời thầu gói số 5 (thi công xây dựng - thiết bị) thuộc dự án tu bổ, tôn tạo di tích Thành cổ...

Nam Định sắp có khu công nghiệp hỗ trợ đa ngành đầu tiên

Khu công nghiệp Trung Thành (huyện Ý Yên, Nam Định) được thực hiện theo loại hình khu công nghiệp hỗ trợ đầu tiên của tỉnh. Dự kiến tháng 6/2025, dự án sẽ được khởi công. Sáng nay (8/11), UBND tỉnh Nam Định tổ chức lễ công bố quyết định chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành. Dự án được thực hiện tại xã Trung Thành, huyện...

Bài đọc nhiều

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Theo thông tin từ Ban Bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương, đồng chí Nguyễn Phú Trọng, sinh năm 1944, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, sau thời gian lâm bệnh, mặc dù được Đảng, Nhà...

Di của ‘Những đứa trẻ trong sương’ tự theo bạn trai hơn 7 tuổi về làm vợ

Nhờ chống lại tục 'bắt vợ', Má Thị Di người dân tộc Mông đã tìm được hạnh phúc bên chồng hơn 7 tuổi. Má Thị Di (thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai) - nhân vật chính trong phim tài liệu Những đứa trẻ trong sương của đạo diễn Hà Lệ Diễm đã có những chia sẻ xúc động về cuộc sống của mình trong tọa đàm "Ra khỏi màn sương" do Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam tổ chức. -...

OpenAI có thể lỗ 44 tỷ USD đến năm 2028

Nếu như những năm đầu thành lập, cả Google và Facebook đều thể hiện sức mạnh tài chính đáng nể thì OpenAI – công ty gần 10 năm tuổi – cho thấy bức tranh trái ngược. Theo hồ sơ tài chính mà The Information thu thập được, nhà phát triển ChatGPT ghi nhận doanh thu tăng trưởng nhanh, có thể đạt 100 tỷ USD năm 2029 song có thể lỗ tổng cộng 44 tỷ USD từ năm 2023 đến...

Cháu gái Vũ Linh nhờ pháp luật giúp vì gia đình bị tấn công

Về tình thế hiện tại, Hồng Phượng nói: "Tôi vẫn và đang làm việc với các luật sư và các cơ quan chức năng để bảo vệ mình cùng gia đình.Bên cạnh đó có quá nhiều sự việc xảy ra cùng một lúc cần tôi xử lý nên nhiều khi không tránh khỏi sự căng thẳng và mệt mỏi. Hơn 1 năm qua, gia đình tôi đã chịu quá nhiều tổn thương cả về tinh thần lẫn vật...

Cùng chuyên mục

Việt Nam và Úc trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh

Ngày 8-11, tại Hà Nội, các lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam và Úc đã tổ chức buổi trao đổi kinh nghiệm về chủ đề phụ nữ, hòa bình và an ninh trong hoạt động gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc. ...

Đại hội Chi hội NS Nhiếp ảnh thành phố Đà Nẵng nhiệm kỳ 2024

(NADS) - Ngày 8/11, Chi hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam thành phố Đà Nẵng đã long trọng tổ chức Đại hội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 – 2029. Đây là Đại hội toàn thể hội viên Chi Hội NSNA thành...

Hai phi công được tìm kiếm, giải cứu giữa rừng rậm như thế nào?

Quá trình giải cứu hai phi công trong vụ rơi máy bay huấn luyện ở Bình Định không thể triển khai nhanh chóng nếu không có công nghệ hỗ trợ. Ở vai trò hoa tiêu, cứ đi được 20-30m, anh Ẩn lại kiểm tra...

Trà Vinh khởi động công trình Khu lưu niệm Vua vọng cổ Viễn Châu

(CLO) Công trình Khu lưu niệm "Vua vọng cổ" Viễn Châu có ý nghĩa giáo dục thế hệ trẻ, bồi đắp các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, gắn với phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Trà Vinh. ...

Vùng biên viễn yên bình, thơ mộng giữa non nước Cao Bằng

Kha Ninh 17:00 | 08/11/2024 Nắng vàng như mật rải khắp triền núi, làng mạc, cánh đồng ở huyện Trùng Khánh (Cao Bằng) khiến khung cảnh nên thơ, đẹp như tranh vẽ. Trùng Khánh là một huyện nằm ở biên giới phía Đông của tỉnh Cao Bằng, diện tích gần 700km2 và là địa bàn sinh sống chủ yếu của người Tày. (Nguồn: Traveloka) ...

Mới nhất

Những hoạt động tích cực của Tổ Truyền thông cộng đồng khu phố Vinh Thanh

Tổ truyền thông khu phố Vinh Thanh, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức, tỉnh BRVT đi vào...

Bộ Y tế sớm ban hành hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng

NDO - Bộ Y tế cho biết, hiện bộ đang triển khai thực hiện Hướng dẫn phân nhóm thiết bị y tế theo tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng trong đấu thầu, mua sắm và sẽ hoàn thành vào quý 3/2025 theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ. Ngày 7/11/2024, Thứ trưởng...

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên: Phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thiết bị y tế

DNVN - Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên yêu cầu các địa phương tiếp tục hoàn thiện thể chế, phân cấp triệt để trong mua sắm, đấu thầu thuốc và thiết bị...

Tìm thấy máy bay quân sự Yak-130

(Dân trí) - Cơ quan chức năng đã tìm thấy máy bay quân sự Yak-130 rơi tại lâm phần Vườn quốc gia Yok Đôn (tỉnh Đắk Lắk). Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Đắk Lắk chờ chỉ đạo của Bộ Quốc phòng để đưa xác máy bay ra ngoài. Chiều 8/11, một nguồn tin xác nhận với phóng viên báo Dân...

Vườn cà phê bị chặt phá với mục đích kỳ lạ gây hoang mang ở Gia Lai

Vườn cà phê chuẩn bị đến ngày thu hoạch thì bị kẻ gian phá hoại, gây thiệt hại cho một hộ dân. ...

Mới nhất