Trang chủNewsThời sựNgười dân Việt Nam 'chưa giàu đã già'

Người dân Việt Nam ‘chưa giàu đã già’

Việt Nam thuộc nhóm quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp, nhưng tỉ lệ dân số từ 60 tuổi trở lên đã bắt đầu tăng nhanh. Điều này tạo nên hiện tượng “chưa giàu đã già”.
Người dân Việt Nam 'chưa giàu đã già' - Ảnh 1.

 

Người cao tuổi tại TP.HCM được chăm sóc tại tuyến y tế cơ sở nhằm “đánh chặn” bệnh tật từ xa – Ảnh: T.HIẾN

Tại buổi hội thảo khoa học “Già hóa dân số và chính sách thích ứng với già hóa dân số tại TP.HCM” do Sở Y tế TP.HCM phối hợp Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM tổ chức vào ngày 11-12, các chuyên gia cho rằng dân số “chưa giàu đã già” đang là vấn đề cấp bách và cần ưu tiên giải quyết.

Gánh nặng bệnh tật, tài chính ở người cao tuổi

Nước ta đã chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số vào năm 2011 khi tỉ lệ người trên 60 tuổi đạt 10%, và tỉ lệ này đã đạt 12,8% vào năm 2021, với tốc độ gia tăng nhanh chóng. Dự báo Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2036.

PGS Nguyễn Văn Tân, trưởng bộ môn lão khoa, khoa y Trường Đại học Y Dược TP.HCM, cho hay già hóa dân số tại Việt Nam bắt đầu diễn ra cách đây 10 năm, hiện người cao tuổi ngày càng gia tăng.

Bên cạnh đó, tuổi thọ trung bình tăng nhanh từ 65,5 tuổi năm 1994 lên 79,2 tuổi vào năm 2023, vượt qua nhiều quốc gia khác. Đáng nói mặc dù có tốc độ già hóa nhanh nhưng thu nhập bình quân đầu người lại thấp dưới 10.000 USD.

Khi tuổi thọ tăng sẽ dẫn đến nhu cầu chăm sóc càng lớn, thu nhập thấp sẽ không có đủ tiền để chăm sóc cho người cao tuổi. Ngoài ra, người cao tuổi tại Việt Nam trung bình phải sống chung với 14 năm bệnh tật và 2,69 bệnh như tim mạch, rối loạn chuyển hóa nhưng tỉ lệ nhận được lương hưu hiện lại dưới 30%.

Một trong những vấn đề đáng quan tâm là mô hình bệnh tật đã chuyển dịch từ các bệnh nhiễm trùng sang bệnh không lây nhiễm mạn tính như tim mạch, đái tháo đường và các rối loạn tâm thần.

Những bệnh lý này không chỉ gây suy giảm chức năng mà còn làm tăng nguy cơ tàn tật, điển hình như mất thị lực, mất thính lực và đau mạn tính, từ đó ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng sống của người cao tuổi.

Nhiều bệnh không lây nhiễm cần điều trị kéo dài và chi phí lớn, làm trầm trọng thêm tình trạng khó khăn về tài chính. Trong khi đó, chi phí chăm sóc sức khoẻ cho nhóm dân số này cao gấp 7-8 lần so với trẻ em, tạo ra gánh nặng tài chính đáng kể, đặc biệt ở các hộ gia đình có ít thành viên hoặc sống ở vùng sâu, vùng xa.

Theo bác sĩ Tân, hiện nay dù BHYT đã được triển khai rộng rãi, nhưng theo nghiên cứu, chưa thực sự giảm thiểu đáng kể gánh nặng tài chính trong chăm sóc sức khỏe. Điều này có thể xuất phát từ mức độ chi trả bảo hiểm còn hạn chế hoặc thiếu dịch vụ y tế phù hợp.

“Điển hình như với chi phí điều trị kỹ thuật cao nhưng BHYT không chi trả, bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nhập viện có BHYT phải đặt stent mạch vành nhưng BHYT không chi trả mà người bệnh phải trả.

Như vậy đối với kỹ thuật cao rất tốn kém với người bệnh hoặc như nhiều người muốn được khám nhanh phải chọn bệnh viện ngoài công lập, như vậy càng thêm gánh nặng tài chính cho người bệnh và gia đình người bệnh”, bác sĩ Tân nói.

Đặt người cao tuổi ở vị trí trung tâm

ThS Phạm Chánh Trung, chi cục trưởng Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình TP.HCM, cho hay xu hướng già hóa dân số ở nước ta đang diễn ra với tốc độ nhanh trong khi thu nhập bình quân đầu người của nước ta còn ở mức thấp, vì thế cần xây dựng, hoàn thiện và triển khai đồng bộ các chính sách dành cho người cao tuổi.

Đồng thời phải duy trì được mức sinh hợp lý để có cơ cấu dân số hợp lý nhằm đảm bảo nguồn lao động phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, hạn chế được tốc độ già hóa dân số quá nhanh.

Bên cạnh đó, cần quy hoạch phải thích ứng với già hóa dân số, quy hoạch dành cho các viện dưỡng lão hay các trung tâm chăm sóc sức khỏe. Muốn vậy, cần có cơ chế chính sách về thuế, giao đất huy động tư nhân, các thành phần kinh tế tham gia phát triển dịch vụ nhà dưỡng lão cho người cao tuổi, phân theo phân khúc và loại hình dịch vụ.

Theo ông Chánh Trung, một trong những vấn đề quan trọng tiếp theo là củng cố, nâng cao năng lực của hệ thống y tế cơ sở trong việc thực hiện dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu, phòng chống dịch bệnh và chăm sóc y tế cho người cao tuổi theo định hướng ưu tiên, thuận tiện, sẵn có và dễ tiếp cận.

Tập trung triển khai chương trình khám sức khoẻ tổng quát định kỳ hằng năm dành cho người cao tuổi, kết hợp với việc lập hồ sơ sức khỏe điện tử đối với tất cả người cao tuổi.

Hình thành mạng lưới tình nguyện viên, cộng tác viên tham gia hoạt động theo dõi, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe, quản lý các bệnh mạn tính, bệnh không lây nhiễm, chú trọng đào tạo đội ngũ nhân viên chăm sóc người cao tuổi.

Việt Nam học được gì từ mô hình các nước?

Chia sẻ tại hội thảo, TS Nguyễn Thị Toàn Thắng, trưởng bộ môn công tác xã hội Học viện Cán bộ TP.HCM, chia sẻ trên thế giới có nhiều quốc gia đã phát triển các mô hình chăm sóc người cao tuổi tiên tiến, đạt hiệu quả cao và có thể áp dụng tại Việt Nam.

Điển hình như Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỉ lệ người cao tuổi cao nhất trên thế giới. Họ đã xây dựng thành công nền công nghiệp dành cho người cao tuổi với khái niệm “kinh tế bạc”, trong đó có nhiều trung tâm dịch vụ cho người cao tuổi, nghiên cứu phát triển sản phẩm dành riêng cho người già…

Khuyến khích các hình thức chăm sóc tại cộng đồng, nơi người cao tuổi có thể tham gia vào các hoạt động tập thể, duy trì kết nối xã hội và nhận hỗ trợ từ tình nguyện viên. Mô hình này không chỉ giảm bớt áp lực cho hệ thống chăm sóc y tế mà còn giúp họ sống độc lập và tăng cường sức khỏe tinh thần.

Hiện nay nhiều người cao tuổi đến tuổi nghỉ hưu nhưng vẫn còn khỏe mạnh, minh mẫn, có đủ kỹ năng, kinh nghiệm và trải nghiệm. Do đó cần “tận dụng” lực lượng lao động này, giúp họ trở thành đội ngũ cộng tác viên cho các đơn vị, cơ quan trong khu vực nhà nước và tư nhân.

Nguồn: https://tuoitre.vn/nguoi-dan-viet-nam-chua-giau-da-gia-20241212075303727.htm

Cùng chủ đề

Người Việt sống thọ hơn, già hoá dân số đang diễn ra rất nhanh

Người Việt sống thọ hơn nhưng Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết tốc độ già hóa dân số ở nước ta diễn ra nhanh. 12 năm nữa, cứ 5 người dân Việt Nam lại có 1 người cao tuổi. GS.TS Trần Văn Thuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, chia sẻ thông tin tại Lễ phát động tháng hành động quốc gia về dân số, ngày 10/12. Theo lãnh đạo Bộ Y tế, công tác dân số hiện đối mặt với...

Những thay đổi tích cực trong đồng bào dân tộc thiểu số,

Nhờ thực hiện kịp thời, đồng bộ các chính sách dân tộc, những năm qua, đời sống kinh tế xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi huyện Mường Lát (Thanh Hóa) đã có những thay đổi tích cực. Trong đó, huyện đã đẩy mạnh thực hiện Dự án 1, hỗ trợ hộ nghèo xây dựng nhà ở, đất ở, đất sản xuất trong đồng bào DTTS. ...

Lương 11 triệu không phải đóng thuế thu nhập cá nhân, cao hay thấp so với các nước?

Bộ Tài chính vừa đề nghị thay Luật Thuế thu nhập cá nhân. Mức giảm trừ gia cảnh với người nộp thuế 11 triệu đồng/tháng như hiện nay tại Việt Nam là cao hay thấp với các nước gần như Trung Quốc, Thái Lan? Theo quy định của Luật Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) hiện hành, mức giảm trừ gia cảnh đối với người nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm); mức giảm trừ đối với mỗi...

Tỉnh nào có thu nhập bình quân đầu người cao nhất Việt Nam?

Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam tính đến năm 2023 là 4,96 triệu đồng/người/tháng. Vậy tỉnh nào có thu nhập bình quân đầu người cao nhất hiện nay. ...

Già hóa dân số, mỗi người có 10 năm sống với bệnh tật

Bệnh lý thường gặp ở người cao tuổi nhiều nhất hiện nay là tim mạch, trong đó có các bệnh lý về huyết áp, xơ vữa động mạch, động mạch vành, động mạch não, động mạch ngoại biên. Việt Nam đã chính thức bước...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Vì sao đi Hỏa Lò trở thành trend của giới trẻ thủ đô?

Không phải ngẫu nhiên mà mấy năm trở lại đây Di tích nhà tù Hỏa Lò trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ của du khách quốc tế mà của rất đông các bạn trẻ Hà Nội. Có thời điểm 'đi Hỏa Lò' trở thành 'trend' của giới trẻ thủ đô. ...

Gỡ điểm nghẽn thể chế về giáo dục và đào tạo

Việc thống nhất quản lý giáo dục nghề nghiệp về Bộ Giáo dục và Đào tạo theo chỉ đạo của Đảng và Chính phủ là giải pháp chiến lược, không chỉ giúp tinh gọn bộ máy quản lý mà còn tăng cường hiệu quả trong xây dựng và thực hiện các chính sách giáo dục. ...

130 năm thành lập Bệnh viện Trung ương Huế – bệnh viện tây y đầu tiên của Việt Nam

Sáng 12-12, Bệnh viện Trung ương Huế đã tổ chức lễ kỷ niệm 130 năm thành lập. Bệnh viện Trung ương Huế là bệnh viện tây y đầu tiên của Việt Nam, thành lập năm 1894 theo sắc lệnh của vua Thành Thái.Đến năm...

Chất tạo màu thực phẩm nguy cơ như thế nào mà Hoa Kỳ có thể cấm màu đỏ nhân tạo?

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) có thể sẽ tiến hành cấm chất tạo màu thực phẩm đỏ nhân tạo. Thực tế tại Việt Nam nhiều người đã nguy kịch vì chất tạo màu nhân tạo và cả tự nhiên. ...

Thầy trò Làng Nủ háo hức đợi Phở yêu thương đến đúng Ngày của phở 12-12

Trường liên cấp số 1 xã Phúc Khánh nằm cuối trục đường chính, một ngã rẽ đi thôn Làng Nủ với khoảng cách gần 5 cây số. Đây là nơi học sinh khắp các rẻo cao quanh vùng tìm về học chữ. ...

Bài đọc nhiều

Thủ tướng phát lệnh khởi công Vành đai 3 Tp.HCM và 2 tuyến cao tốc

Sáng 18/6, tại Tp.Hồ Chí Minh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Lễ và phát lệnh khởi công đồng loạt xây dựng 3 dự án giao thông quan trọng quốc gia. Đó là đường Vành đai 3 Thành phố Hồ Chí Minh; đường bộ cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu (giai đoạn 1) và cao tốc Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột (giai đoạn 1). Sự kiện được tổ chức theo hình thức trực tuyến...

Việt Nam lọt top điểm đến rẻ nhất thế giới năm 2024

Tạp chí du lịch nổi tiếng Condé Nast Traveler liệt kê 21 điểm đến rẻ nhất dành cho du khách năm 2024, trong đó có Việt Nam. Du khách bất ngờ nhận quà khi ghé thăm Đà Nẵng, Việt Nam vào đầu năm 2024. Ảnh: Thuỳ Trang Theo Condé Nast Traveler, nhiều yếu tố cần cân nhắc khi lên kế hoạch cho một kỳ nghỉ, từ việc tìm địa điểm du lịch giá rẻ, sự an toàn của điểm đến cho tới các...

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm lên đường thăm cấp Nhà nước tới nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa

Nhận lời mời của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Chủ tịch nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa Tập Cận Bình và Phu nhân, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Tô Lâm và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Đảng và Nhà nước ta hôm nay rời Hà Nội, lên đường...

Văn Lãng (Lạng Sơn): Quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới, đảm bảo sự tiến bộ của phụ nữ DTTS

Triển khai thực hiện Dự án 8, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế- xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn đặc biệt quan tâm trang bị kiến thức về bình đẳng giới (BĐG), kỹ năng thực hiện lồng ghép giới cho cán bộ trong hệ thống chính trị, già làng, trưởng bản và Người có uy tín trong cộng đồng. Nhờ đó, đã nâng cao nhận thức...

Một số hình ảnh các hoạt động tiêu biểu của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chiều 18/7, Đảng, Nhà nước đã tổ chức Lễ trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với nhân dân xã Tây An, huyện Tiền Hải, Thái Bình. Việc Đảng và Nhà nước trao tặng Huân chương Sao Vàng cho Tổng Bí thư là sự ghi nhận của Đảng, Nhà nước và nhân dân đối với những công lao, đóng góp to...

Cùng chuyên mục

Sốt vé trận Việt Nam đấu Indonesia ở Việt Trì: CĐV chịu rét xếp hàng, dân phe thổi giá

Sáng 12.12, hàng trăm CĐV đã có mặt trước cửa sân Việt Trì để mua vé xem trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia. Vé hết nhanh trong vòng một nốt nhạc 3 ngày nữa, trận đấu giữa đội tuyển Việt Nam và Indonesia sẽ diễn ra tại sân vận động Việt Trì (20 giờ ngày 15.12) và vé trận đấu được quan tâm đặc biệt. Tuy nhiên ngay từ thời điểm này, sức nóng trận đấu đã được...

VinFast sẽ phát triển 100.000 trạm sạc xe điện tại Indonesia

V-GREEN của tỉ phú Phạm Nhật Vượng - nhà sáng lập VinFast và tập đoàn đa ngành Prime Group, thông qua công ty con tại UAE - vừa công bố Biên bản ghi nhớ (MoU) về việc phát triển hạ tầng trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia. Theo thỏa thuận, hai bên sẽ hợp tác nghiên cứu và thảo luận, hướng tới mục tiêu phát triển khoảng 100.000 trạm sạc xe điện VinFast tại Indonesia trong vòng 3 năm tới với...

Ngành hàng nào được hưởng lợi nhiều nhất khi Hiệp định VIFTA được thực thi?

Theo Hiệp định VIFTA, Israel sẽ dành hạn ngạch thuế quan 0% cho hàng thủy sản, nông sản... của Việt Nam ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực. Sau 7 năm với 12 phiên đàm phán, ngày 25/7/2023, Việt Nam - Israel đã ký kết Hiệp định thương mại tự do và trở thành hiệp định thương mại tự do thứ 16 giữa Việt Nam với các đối tác toàn cầu. Hiệp...

Hyundai Accent tiếp tục là mẫu xe có số lượng bán hàng tốt nhất của Hyundai

Tập đoàn Thành Công (TC GROUP) vừa thông báo kết quả bán hàng ô tô Hyundai tháng 11/2024. Theo đó, tổng doanh số xe Hyundai tháng 11 đạt 10.303 xe bán ra, tăng trưởng 34,9% so với tháng 10. Hyundai Accent tiếp tục là mẫu xe có số lượng bán hàng tốt nhất tháng 11 với 2.052 xe, tăng trưởng 44% so với tháng 10. Hyundai Tucson đứng ở vị trí thứ 2 với số bán ở mức 1.584 xe,...

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ hộ nghèo ở các huyện nghèo của tỉnh bình quân giảm 5,65%; tỷ lệ hộ nghèo DTTS giảm 4,21%.Đây là...

Mới nhất

Loại rau mùa đông giá rẻ là ‘‘kho dinh dưỡng’’ giúp kiểm soát đường huyết, ngừa ung thư

Loại rau này được mệnh danh là ‘‘vị thuốc của người nghèo’’, không chỉ giá rẻ mà còn dễ dàng chế biến các món ăn ngon miệng với nhiều công dụng tích cực cho sức khỏe của con người trong mùa đông giá rét. ...

Cao Bằng: Vượt chỉ tiêu giảm nghèo ấn tượng

Giai đoạn 2021 - 2023, toàn tỉnh Cao Bằng giảm tỷ lệ hộ nghèo là 12,32%, bình quân mỗi năm giảm ở mức 4,11%. Đến cuối năm 2023, tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm 4,23% (giảm 5.349 hộ so với năm 2022), đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 28,94% xuống còn 24,71%. Tỷ lệ...

Sau khó khăn là cơ hội cho thị trường bất động sản

Bên cạnh đó, cả 3 bộ luật sửa đổi liên quan đến thị trường gồm Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản được thông qua cùng các gói tín dụng ưu đãi cho nhà ở xã hội, chính sách khuyến khích đầu tư dành cho từ phân khúc nhà ở, khu công nghiệp...

Hà Nội “chốt” cấm, hạn chế nhiều loại phương tiện ở Hoàn Kiếm và Ba Đình

Các phương tiện chạy bằng xăng dầu gây ô nhiễm cao bị cấm hoặc hạn chế lưu thông vào vùng phát thải thấp. Sáng 12/12, với đa số đại biểu tán thành, HĐND TP Hà Nội đã thông qua Nghị quyết Quy định thực hiện vùng phát thải thấp trên địa bàn thành phố. Nghị quyết có hiệu lực từ...

Vì sao đi Hỏa Lò trở thành trend của giới trẻ thủ đô?

Không phải ngẫu nhiên mà mấy năm trở lại đây Di tích nhà tù Hỏa Lò trở thành điểm đến hấp dẫn không chỉ của du khách quốc tế mà của rất đông các bạn trẻ Hà Nội. Có thời điểm 'đi Hỏa Lò' trở thành 'trend'...

Mới nhất