Ông Đạo Văn Thị là Người có uy tín tiêu biểu trong vùng đồng bào DTTS của tỉnh Ninh Thuận. Tại Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV- năm 2024, ông vinh dự được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc. Ông tích cực góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, xây dựng đời sống vùng đồng bào DTTS ngày càng phát triển bền vững.Chiều 26/11, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc (UBDT), thừa ủy quyền của lãnh đạo UBDT, ông Lưu Xuân Thủy – Vụ trưởng Vụ Dân tộc Thiểu số đã thân mật tiếp đón Đoàn đại biểu Người có uy tín trong đồng bào DTTS của tỉnh Quảng Trị. Đoàn gồm 17 đại biểu Người có uy tín do ông Trương Chí Hiếu – Phó Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Quảng Trị làm Trưởng đoàn. Tham dự buổi tiếp đón có đại diện Lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc UBDT.Ngày 27/11/2024, tại trụ sở Ủy ban Dân tộc, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh đã tiếp ông Hà Vĩ, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa tại Việt Nam. Tham dự buổi tiếp có Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Y Thông; lãnh đạo một số vụ, đơn vị thuộc Ủy ban Dân tộc.Vừa qua, Chi cục Dân số – Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Đắk Lắk phối hợp với Bệnh viện Đại học Y dược Buôn Ma Thuột tổ chức lớp tập huấn tư vấn, khám sức khỏe trước khi kết hôn; tầm soát, chẩn đoán và điều trị một số bệnh, tật trước sinh và sơ sinh cho cán bộ y tế cơ sở.Thực hiện Quyết định số 1444/QĐ-UBND, ngày 12/6/2024 của UBND huyện Tràng Định, vừa qua huyện Tràng Định, UBND huyện Tràng Định vừa tổ chức ra mắt câu lạc bộ Nhạc cụ dân tộc.Từ đầu năm 2024 đến nay, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên đã tích cực phối hợp với các đơn vị có liên quan triển khai dự án hỗ trợ phát triển sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp thuộc Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 (Tiểu dự án 1 của Dự án 3). Nhờ vậy, người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận các nguồn lực hỗ trợ để phát triển sản xuất, sớm có cơ hội thoát nghèo và ổn định kinh tế.Những năm gần đây, việc liên kết, hợp tác, sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp đã được ngành nông nghiệp tỉnh Khánh Hòa chú trọng đẩy mạnh. Điều này không chỉ giúp giải quyết bài toán đầu ra cho người nông dân mà còn nâng cao giá trị, phát triển bền vững cho ngành nông nghiệp Khánh Hòa, đặc biệt ở vùng đồng bào DTTS và miền núi.Gà được nuôi bán chăn thả dưới tán rừng hồi, nên ngoài việc cho ăn ngô, cám, cây chuối thì còn tận dụng được nguồn thức ăn tươi là các loại côn trùng và cây cỏ tự nhiên, dịch bệnh ít xảy ra và chi phí đầu tư cũng ít hơn gà nuôi nhốt, chất lượng thịt chắc và ngon, được thị trường ưa chuộng. Đây là mô hình nuôi gà mới được triển khai tại xã Quang Trung, huyện Bình Gia trong năm 2024, mở ra hướng đi mới trong phát triển kinh tế cho người dân nơi đây.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 25/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Áo dài Huế được công nhận Di sản phi vật thể quốc gia. Ðà Lạt: Phá rừng trái pháp luật gia tăng. Vũ điệu lửa của người Pà Thẻn. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ hiện đại trong thời 4.0, các hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) xuyên biên giới đang trở thành nền tảng giúp hàng hóa Việt Nam mở rộng thị phần, từng bước chinh phục thị trường quốc tế.Nằm trong chuỗi hoạt động chào mừng Đại hội Đại biểu các DTTS TP. Hồ Chí Minh lần thứ IV – năm 2024; tiếp tục phát huy truyền thống đoàn kết, tương thân, tương trợ của các tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm, ngày 26/11, Ban Dân tộc TP. Hồ Chí Minh phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc – Ban vận động “Vì người nghèo” Quận 8 cùng các đơn vị tài trợ đã tổ chức Lễ bàn Nhà tình thương cho hộ gia đình ông Lữ Triều Hưng, ngụ tại số 435/26 Dã Tượng, phường 10, Quận 8.Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: 2021 – 2025 (Chương trình MTQG 1719), huyện Quan Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tăng cường triển khai các hoạt động tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL). Đây là nhiệm vụ quan trọng, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng ý thức tôn trọng, chấp hành pháp luật cho đồng bào DTTS tại các thôn, bản đặc biệt khó khăn.Trong công cuộc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào phát triển sản xuất – xã hội theo Tiểu dự án 2, Dự án 10, Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2025, các cấp chính quyền huyện, xã vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh việc xây dựng chính quyền số, chính quyền điện tử phủ sóng đến các bản làng, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân trên địa bàn.Trong những năm qua, huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) luôn quan tâm thực hiện tốt các chính sách nhằm tạo động lực thúc đẩy phát triển toàn diện vùng đồng bào DTTS và miền núi. Trong đó, việc ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thiết yếu, góp phần giúp đồng bào DTTS có thêm điều kiện phát triển kinh tế, vươn lên thoát nghèo.
Ngay sau Đại hội đại biểu các DTTS tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi về Lương Tri đi giữa cánh đồng lúa chín vàng nặng trĩu bông, chuẩn bị thu hoạch. Đây là khu dân cư đồng bào Chăm duy nhất của xã Nhơn Sơn, thuộc huyện Ninh Sơn. Gặp lại người quen tay bắt mặt mừng, ông Đạo Văn Thị phấn khởi chia sẻ: “Được tham dự Đại hội các DTTS năm 2024, bản thân tôi có ba niềm vui lớn rất đáng nhớ. Đó là được bầu vào Đoàn Chủ tịch điều hành Đại hội; được Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc tặng Bằng khen và Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp phát triển các dân tộc; được Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Nông Thị Hà trực tiếp gặp gỡ thăm hỏi động viên. Trở về địa phương, tôi mang tinh thần của Đại hội tuyên truyền, vận động bà con thôn, xóm đoàn kết phát huy lợi thế, tiềm năng kinh tế, văn hóa địa phương, thi đua xây dựng gia đình và thôn xóm ngày càng phát triển bền vững”.
Trao đổi với Người có uy tín Đạo Văn Thị, chúng tôi được biết, thôn Lương Tri hiện có 910 hộ dân với trên 4.000 nhân khẩu đồng bào Chăm. Đời sống của người dân dựa vào nguồn thu nhập ruộng lúa trên 400 ha chủ động nước kết hợp chăn nuôi gia súc có sừng. Nhà nước có nhiều chính sách đầu tư, tạo sinh kế, nâng cao đời sống đồng bào DTTS. Nông dân hưởng lợi từ hệ thống thủy lợi Tân Mỹ có quy mô lớn nhất tỉnh Ninh Thuận, cung cấp nước tưới cho 365 ha ruộng lúa của thôn Lương Tri, gieo trồng 2- 3 vụ lúa/năm, bảo đảm ăn chắc, năng suất đạt 7-8 tạ/sào/vụ. Ông Đạo Văn Thị tích cực vận động các nông hộ thực hiện gieo trồng giống lúa mới tăng năng suất, tăng thu nhập, nâng cao đời sống. Tính đến cuối năm 2024, Lương Tri chỉ còn 9 hộ nghèo, chiếm 0,98% số hộ trong thôn, giảm 18 hộ so với năm 2023.
Người có uy tín Đạo Văn Thị nêu gương điển hình nông dân sản xuất giỏi, ông tận tình chia sẻ giúp bà con thôn xóm kinh nghiệm làm ăn vươn lên thoát nghèo. Hàng ngày, ông bám đồng, lội ruộng canh tác 3,5 ha ruộng lúa và trông nom đàn gia súc trên 140 con. Ông tạo việc làm, bảo đảm cuộc sống cho 2 lao động chăn giữ đàn bò 41 con và đàn cừu 100 con. Có thu nhập khá giả từ sản xuất, ông xây nhà ở khang trang và nuôi 7 người con tốt nghiệp đại học, cao đẳng có việc làm ổn định.
Với vai trò Phó Chủ tịch Hội đồng Sư cả Hồi giáo Bà Ni tỉnh Ninh Thuận và Người có uy tín thôn Lương Tri, ông Đạo Văn Thị tâm huyết chăm lo xây dựng khu dân cư sáng- xanh- sạch- đẹp, bảo đảm an toàn trật tự, an ninh khu dân cư. Vận động thôn xóm đoàn kết giúp nhau làm ăn chung tay xây dựng xã Nhơn Sơn đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao. Làng xóm có chuyện “cơm chẳng lành canh chẳng ngọt” đều nhờ ông hàn gắn vợ chồng hạnh phúc. Người có uy tín Đạo Văn Thị là chỗ dựa tin cậy của chính quyền vận động bà con nông dân hiến đất mở đường giao thông; thực hiện nếp sống văn minh trong ma chay, cưới hỏi; chống mê tín dị đoan; tuyên truyền phòng tránh tệ nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống…
Người có uy tín Đạo Văn Thị vui mừng cho biết thêm, cuối tháng 2/2024, ông được mời tham gia Đoàn chức sắc, chức việc vùng đồng bào Chăm tỉnh Ninh Thuận ra thăm Thủ đô Hà Nội. Đoàn được vào viếng Lăng Bác Hồ và được Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Nông Quốc Tuấn thân mật gặp mặt thăm hỏi, động viên. Đồng thời trao tặng bức chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh, đây là tặng phẩm quý được ông trân trọng gìn giữ như vật gia bảo. Phát huy vai trò chức sắc Hồi giáo Bà Ni và Người có uy tín, ông vận động đồng bào Chăm tin tưởng vào đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước. Nêu gương sáng tham gia phát triển kinh tế- xã hội, giữ vững tình hình quốc phòng- an ninh ở khu dân cư vùng đồng bào Chăm.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nguoi-co-uy-tin-tieu-bieu-vung-dong-bao-cham-ninh-thuan-1732594958694.htm