Phước Sơn là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, với đa phần là đồng bào Gié – Triêng sinh sống. Để bản, làng của đồng bào ngày càng khởi sắc, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân, lực lượng Người có uy tín cũng có những đóng góp thiết thực, hiệu quả. Các vị luôn tiên phong trong nhiều lĩnh vực, tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay xây dựng quê hương, phát triển kinh tế, tránh xa những hủ tục lạc hậu.Sáng 19/11, UBND tỉnh Quảng Trị Long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 20024. Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Quảng Trị đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển”, Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, Ngày hội đại đoàn kết của hơn 21 nghìn đồng bào DTTS ở quê hương Quảng Trị Anh hùng.Sáng 18/11, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Đại học Quốc gia Hà Nội, Trường Đại học Kinh tế (Đại học Quốc gia Hà Nội) tổ chức gặp mặt các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nhân Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 và trao Huân chương Lao động hạng Ba, tặng Trường Đại học Kinh tế. Tổng Bí thư Tô Lâm dự và phát biểu chỉ đạo. Báo Dân tộc và Phát triển trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại buổi gặp mặt.Sáng 19/11, UBND tỉnh Quảng Trị Long trọng tổ chức Đại hội đại biểu các DTTS lần thứ IV, năm 20024. Với chủ đề “Các dân tộc tỉnh Quảng Trị đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển”, Đại hội là sự kiện chính trị quan trọng, Ngày hội đại đoàn kết của hơn 21 nghìn đồng bào DTTS ở quê hương Quảng Trị Anh hùng.Sáng 19/11, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đã khai mạc Hội nghị: Bồi dưỡng, tập huấn, tìm hiểu thực tế phục vụ công tác thông tin tuyên truyền nâng cao ý thức quốc gia và trách nhiệm bảo vệ biên giới Tổ quốc trên địa bàn huyện Quản Bạ năm 2024.Triển khai Dự án 9, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Ban Dân tộc tỉnh Kon Tum đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức nhiều đợt truyền thông lồng ghép nội dung giáo dục về giới trong trường học để nâng cao nhận thức cho học sinh, phụ huynh về tác hại tảo hôn và hôn nhân cận huyết (TH&HNCHT).Ở tuổi 60, nhưng ngay từ thuở 15, 16, ông Kha Văn Hưng đã say mê với nhạc cụ truyền thống dân tộc Thái của mình. Bao năm qua, ông dành biết bao tâm sức học hỏi để sử dụng, chế tác được nhiều loại nhạc cụ truyền thống của đồng bào. Điều ông Hưng trăn trở, mong mỏi nhất là thế hệ trẻ trong bản tiếp nối truyền thống cha ông để giữ gìn bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình.Thực hiện Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025, sáng 19/11, tại huyện Đăk Tô (Kon Tum), Cục Di sản văn hóa (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ truyền dạy văn hóa phi vật thể và triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Nghệ thuật chế tác và tập quán sử dụng nhạc cụ tre nứa người Xơ Đăng và người Gia Rai” trong hành trình du lịch di sản Kon Tum – Gia Lai.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển, ngày 18/11, có những thông tin đáng chú ý sau: Tuần Đại đoàn kết các dân tộc – Di sản văn hóa Việt Nam năm 2024. Phát hiện loài thực vật mới tại Khu Bảo tồn thiên nhiên Đakrông. Nghệ nhân Sình ca thôn Giếng Đõ. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Với nhiều cách làm hay, sáng tạo, cấp ủy, chính quyền huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Nguyên) đã huy động các nguồn lực hỗ trợ hộ nghèo, hộ gia đình chính sách sửa chữa, xây dựng mới nhà ở, giúp họ có thêm niềm tin, động lực vươn lên thoát nghèo.Phước Sơn là huyện miền núi của tỉnh Quảng Nam, với đa phần là đồng bào Gié – Triêng sinh sống. Để bản, làng của đồng bào ngày càng khởi sắc, bên cạnh sự nỗ lực của các cấp chính quyền và người dân, lực lượng Người có uy tín cũng có những đóng góp thiết thực, hiệu quả. Các vị luôn tiên phong trong nhiều lĩnh vực, tích cực tuyên truyền, vận động mọi người cùng chung tay xây dựng quê hương, phát triển kinh tế, tránh xa những hủ tục lạc hậu.Các y, bác sĩ của Bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ vừa cứu sống cháu bé 7 tuổi tại phường Nông Trang, thành phố Việt Trì bị cửa cuốn kẹp vào cổ dẫn đến ngừng tuần hoàn. Đây là một trong những người bệnh được cứu sống từ “mô hình bác sĩ với người dân” được triển khai từ tháng 10/2023.Trong 3 năm từ 2022 đến 2024, tỉnh Ninh Thuận tập trung triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển kinh tế – xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030 theo Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 19/10/2021, của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt Chương trình MTQG 1719). Chương trình đã tạo sinh kế cho người dân phát huy hiệu quả nguồn lực đầu tư, vươn lên thoát nghèo bền vững. Đồng thời đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, góp phần quan trọng nâng cao toàn diện đời sống vùng đồng bào DTTS và miền núi.Sáng 19/11, tỉnh Lạng Sơn tổ chức Đại hội Đại biểu các DTTS cấp tỉnh lần thứ IV, năm 2024. Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Hầu A Lềnh dự và phát biểu chỉ đạo Đại hội.
Người góp phần đẩy lùi các hủ tục
Là một trong những Người có uy tín ở Phước Sơn, ông Nguyễn Văn Dũng, 67 tuổi, ở thôn 4, xã Phước Đức được xem là một trong những hạt nhân nòng cốt trong việc tuyên truyền người dân thực hiện tốt các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó nổi bật là việc vận động đồng bào Gié Triêng hưởng ứng thực hiện các chương trình MTQG và đẩy lùi các tập tục lạc hậu không còn phù hợp.
Hơn 10 năm là trưởng thôn 4, ông Dũng không ngại đi từng ngõ, gõ từng nhà để tuyên truyền đến người dân những chính sách, chủ trương. Cùng với đó, tại các cuộc họp thôn, ông cũng chia sẻ với người dân về những mô hình hay trong sản xuất, qua đó động viên người dân nổ lực làm ăn, không nên trông chờ ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước.
Ông nói, ở đây đa phần là đồng bào DTTS, nên trước đây, người dân có tư tưởng trông chờ vào sự hỗ trợ, không muốn làm ăn phát triển kinh tế cho bản thân. Ông cùng cán bộ thôn, xã đã nhiều lần đến vận động, chia sẻ, chỉ cho người dân cách làm, cách trồng cây và vật nuôi để thoát nghèo.
“Mưa dầm thấm lâu, từ sự vận động, người dân đã thay đổi nếp nghĩ, cách làm, đã biết đầu tư nuôi con heo, con bò, con trâu và trồng một số cây ăn quả để cải thiện thu nhập. Một hộ làm được, hai hộ làm, nhiều người khác nhìn thấy và làm theo, cứ như thế đời sống nhiều người được cải thiện. Tuy nhiên, thời gian gần đây, chúng tôi tiếp tục vận động bà con nên thay thế cây keo bằng cây ngắn ngày có hiệu quả hơn”, ông Dũng nói.
Cũng theo ông Dũng, trước đây, dân làng còn mê tín, còn tồn tại các hủ tục trong chuyện ma chay, sinh con, hay kiêng cử lạc hậu. Như trong chuyện ma chay, trước đây, người dân đục cây làm hòm rồi đóng đinh vào. Đến lúc chôn cất thì lấp đất sơ sài rồi chạy về vì sợ con ma rừng dí theo. Hay một cặp vợ chồng nào có người sinh đôi thì chỉ giữ một người, đồng thời gia đình này phải cúng heo mời cả dân làng…Qua thời gian tuyên truyền vận động, đến nay những hủ tục này đã dần bị loại trừ.
Ông Dũng nói rằng tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, trong đó phải nói cho người dân hiểu để họ dần thay đổi nhận thức. “Nhiều người trẻ ở làng đi học dưới các thành phố, huyện thị, họ thấy được cách làm ở dưới xuôi rất hay; nên khi mình tuyên truyền thì họ thấy đúng và nghe theo. Mọi người cùng nhau góp ý kiến, từ đó những hủ tục từ đó dần được bãi bỏ”, ông Dũng nói thêm.
Phước Sơn được biết đến với nhiều bãi vàng, trong những năm trước đây, nhiều người từ khắp nơi đến để đào, đãi vàng và có nguy cơ xẩy ra các tệ nạn, nhất là cờ bạc và ma túy. Với vai trò, trách nhiệm của mình, trong những năm qua, ông Dũng cùng những Người có uy tín ở địa phương đã nỗ lực tuyên truyền, vận động, đến nay, tại thôn 4 không còn xảy ra tệ các tệ nạn trên.
Để bản, làng ngày một khởi sắc
Phước Sơn tổng cộng có 54 Người có uy tín, trong thời gian qua, họ đã phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của mình, góp phần làm cho các bản, làng vùng DTTS của huyện ngày càng phát triển. Đơn cử như ở xã Phước Mỹ, ông Hồ Văn Ly (70 tuổi) được xem là “cây cao bóng cả” của cộng đồng người Gié Triêng ở thôn Công Ta Năng. Nhờ sự khéo léo trong giao tiếp, ứng xử, các phong trào hoạt động do già Ly phát động, như làm đường bê tông nội thôn, các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc… đều được bà con trong thôn đồng thuận, tích cực hưởng ứng.
Trăn trở trước thực trạng đời sống người dân trong xã còn gặp nhiều khó khăn, sau khi tìm hiểu kỹ từ những chuyến đi học tập kinh nghiệm làm kinh tế, lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của người dân, ông Ly cùng lực lượng Người có uy tín ở địa phương đã tuyên truyền cho người dân chuyển đổi mô hình sản xuất, một số hộ dân đã áp dụng đạt hiệu quả khả quan.
Hay ông Hồ Văn Lắm, Người có uy tín ở thôn 2, xã Phước Mỹ cũng là một trong gương điển hình về phát triển kinh tế ở vùng đồng bào DTTS Phước Sơn. Từ một gia đình khó khăn, chật vật với kinh tế, anh Lắm đã mạnh dạn vay vốn làm ăn, phát nương rẫy, để sản xuất. Đến nay, gia đình anh thu nhập hàng trăm triệu mỗi năm từ hàng chục hecta keo và đàn trâu, bò lên đến 20 con. Ngoài ra, anh còn mở cơ sở xay xát gạo để có thêm thu nhập, nhờ đó các con được ăn học đầy đủ, gia đình bước sang trang mới.
Theo anh Lắm, Phước Mỹ có diện tích đất rẫy khá trù phú, nếu bà con biết trồng cây, chăn nuôi hợp lý thì sẽ sớm thoát được cái nghèo. “Trước đây bà con thường hay trông chờ ỷ lại sự trợ cấp của Nhà nước, ít người nỗ lực vươn lên. Từ sự vào cuộc tuyên truyền của chính quyền, thôn, lực lượng Người có uy tín, trong những năm gần đây, người dân dần thay đổi cách nghĩ, bắt đầu nổ lực làm giàu” anh Lắm chia sẻ.
Mặc dù đã 81 tuổi nhưng ông Trần Định Sách (thị trấn Khâm Đức) vẫn luôn nhiệt huyết với với cộng đồng thông qua công tác tuyên truyền, vận động bà con thực hiện tốt các chủ trương của Đảng và Nhà nước. Mới đây, khi Nhà nước có chủ trương đầu tư đường liên thôn, ông đã tự nguyện hiến hơn 160m2 đất, và vận động người dân hiến đất, ngày công để đẩy nhanh tiến độ hoàn thành.
Không những thế, ông Sách cũng là một trong những Người có uy tín ở địa phương, đóng góp vai trò quan trọng về việc tuyên truyền nhằm xóa bỏ các tập tục lạc hậu, tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống. “Trước đây ở địa phương có xảy ra một số trường hợp như người dân bị đau ốm thay vì đưa tới bệnh viện, thì người dân tổ chức cúng bái. Hay có trường hợp, người nhà của người bệnh còn đâm trâu để cúng. Chúng tôi kiên trì vận động, để người dân nâng cao nhận thức, không còn tin vào những chuyện viễn vông như thế nữa”, già Sách chia sẻ.
Ông A Lăng Ngọc, Phó trưởng Phòng Dân tộc huyện Phước Sơn, cho biết: Người có uy tín ở địa phương đã thể hiện được vai trò là chỗ dựa tinh thần vững chắc, để người dân bày tỏ tâm tư, nguyện vọng chính đáng tới các cấp. Họ còn là nhân tố tích cực trong việc tuyên truyền vận động người dân xóa bỏ các phong tục, tập quán lạc hậu; góp phần quan trọng trong nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội, đảm bảo an ninh-quốc phòng tại địa phương.
“Việc thực hiện tốt các chế độ, chính sách sẽ kịp thời động viên, khích lệ, tạo điều kiện cho Người có uy tín phát huy vai trò, tiếng nói của mình, có nhiều đóng góp thiết thực hơn trong việc thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế – xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, góp phần củng cố niềm tin, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc trong thời gian tới”, ông Ngọc cho biết thêm.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nguoi-co-uy-tin-o-phuoc-son-quang-nam-phat-huy-vai-tro-tren-moi-mat-doi-song-1731946302272.htm