Trang chủKinh tếĐầu tư - Tài chínhNgười châu Âu đang nghèo đi

Người châu Âu đang nghèo đi


Người dân châu Âu đang đối mặt với hiện thực kinh tế mới mà họ chưa từng trải qua suốt nhiều thập kỷ – đó là họ đang trở nên nghèo hơn.

Cuộc sống tại lục địa từ lâu khiến thế giới phải ghen tị về phong cách sống đang dần mất đi ánh hào quang, khi người châu Âu nhận thấy sức mua của họ dần giảm sút. Người Pháp đang ăn ít gan ngỗng và uống ít rượu vang đỏ hơn. Người Phần Lan cũng dùng phòng xông hơi vào những ngày nhiều gió – khi tiền điện bớt đắt đỏ.

Tại Đức, tiêu thụ thịt và sữa hiện thấp nhất 3 thập kỷ. Thị trường đồ ăn hữu cơ từng bùng nổ tại đây cũng đang lao dốc. Hồi tháng 5, Bộ trưởng Phát triển Kinh tế Italy Adolfo Urso cũng triệu tập cuộc họp khẩn cấp khi giá mỳ Ý – đồ ăn thiết yếu của nước này – tăng với tốc độ gấp đôi lạm phát quốc gia.

Khi tiêu dùng rơi tự do, châu Âu cũng bước chân vào suy thoái từ đầu năm nay. Đây là điều đã được dự báo từ lâu. Nhiều năm qua, việc dân số già đi, người lao động ưu tiên có nhiều thời gian rảnh và công việc ổn định hơn là tăng thu nhập đã khiến tăng trưởng kinh tế và năng suất lao động tại đây trì trệ. Sau đó, Covid-19 và xung đột Nga – Ukraine lần lượt xuất hiện. Việc chuỗi cung ứng toàn cầu bị bóp nghẹt và giá năng lượng, thực phẩm tăng vọt đã làm trầm trọng thêm tình hình tại đây.

Trong khi đó, phản ứng của các chính phủ chỉ làm phức tạp thêm vấn đề. Để giữ việc làm, họ tập trung trợ cấp cho các chủ doanh nghiệp, khiến người tiêu dùng không có tiền mặt dự trữ khi cú sốc giá xảy ra. Người Mỹ thì ngược lại – họ hưởng lợi từ giá nhiên liệu đã hạ nhiệt và các khoản hỗ trợ trực tiếp của chính phủ để duy trì tiêu dùng.





Một phụ nữ rời điểm phân phối thực phẩm ở Berlin (Đức). Ảnh: AP

Một phụ nữ rời điểm phân phối thực phẩm ở Berlin (Đức). Ảnh: AP

Trước đây, châu Âu có thể trông chờ vào lĩnh vực xuất khẩu. Tuy nhiên, khi Trung Quốc – thị trường chủ chốt cho hàng châu Âu – còn chưa hồi phục, động cơ tăng trưởng này chưa phát huy tác dụng.

Chi phí năng lượng cao và lạm phát ở mức cao nhất 50 năm cũng đang ăn mòn lợi thế giá của các doanh nghiệp trên thị trường quốc tế. Khi thương mại toàn cầu co lại, việc châu Âu dựa nhiều vào xuất khẩu lại trở thành một điểm yếu. Xuất khẩu hiện đóng góp 50% GDP khu vực đồng euro, cao hơn nhiều so với tỷ lệ 10% tại Mỹ.

Sau khi điều chỉnh theo lạm phát và sức mua, lương lao động tại Đức đã giảm 3% kể từ năm 2019. Mức giảm tại Italy và Tây Ban Nha cùng là 3,5%, còn Hy Lạp là 6%. Trong khi đó, lương thực tế tại Mỹ lại tăng 6% trong cùng kỳ, theo số liệu từ Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD)

Ngay cả tầng lớp trung lưu cũng cảm nhận được sự “nghèo đi”. Tại Brussels (Bỉ) – một trong những thành phố giàu nhất châu Âu, các giáo viên và y tá xếp hàng buổi tối để mua đồ nửa giá từ một chiếc xe tải. Bên bán hàng là Happy Hours Market, chuyên gom thực phẩm gần hết hạn từ các siêu thị, sau đó bán hàng trên ứng dụng. Khách mua có thể đặt từ đầu giờ chiều, và nhận hàng vào buổi tối.

“Một số khách hàng nói với tôi rằng: ‘Nhờ có các anh, tôi mới được ăn thịt 2-3 lần một tuần’”, Pierre van Hede – người giao hàng cho biết.

Karim Bouazza – một y tá 33 tuổi – hôm đó đến nhận thịt và cá cho vợ và hai con ở nhà. Anh phàn nàn lạm phát khiến “bạn gần như cần làm thêm một việc nữa để chi trả cho mọi thứ”.

Các dịch vụ tương tự đang mọc lên trên khắp châu Âu, quảng cáo là cách vừa tiết kiệm tiền, vừa giảm lãng phí thực phẩm. TooGoodToGo thành lập năm 2015 tại Đan Mạch, chuyên bán thực phẩm thừa từ các hãng bán lẻ và nhà hàng. Họ hiện có 76 triệu người đăng ký trên khắp châu Âu – gấp 3 lần cuối năm 2020.

Tại Đức, Sirplus – một startup thành lập năm 2017 – cũng rao bán “thực phẩm cần giải cứu”, như các sản phẩm đã quá hạn. Motatos – thành lập tại Thụy Điển năm 2014 – nay còn hiện diện ở Phần Lan, Đức, Đan Mạch và Anh.

Chi tiêu với nhóm thực phẩm cao cấp cũng lao dốc. Đức tiêu thụ 52 kg thịt mỗi người năm 2022, ít hơn 8% so với năm trước đó và cũng là thấp nhất kể từ năm 1989. Dù một phần lý do là người dân muốn ăn uống lành mạnh và nhân đạo với động vật hơn, các chuyên gia cho rằng xu hướng này càng tăng tốc khi giá thịt vài tháng gần đây đã lên 30%. Người Đức cũng bớt ăn thịt bò để chuyển sang các loại rẻ hơn, như thịt gà, theo Trung tâm Thông tin Nông nghiệp Liên bang Đức.

Thomas Wolff – một người bán thực phẩm hữu cơ gần Frankfurt cho biết doanh số bán hàng giảm tới 30% năm ngoái, khi lạm phát tăng tốc. Trước đó, Wolff từng tuyển 33 người để đáp ứng nhu cầu đồ ăn hữu cơ đắt đỏ. Nhưng anh giờ đã phải cho toàn bộ nghỉ việc.

Ronja Ebeling – một tư vấn viên 26 tuổi tại Hamburg – cho biết luôn tiết kiệm khoảng một phần tư thu nhập, một phần vì lo tiền lương hưu khi về già. Cô ít chi tiền cho quần áo, mỹ phẩm và dùng chung ôtô với một người bạn.

Tiêu dùng yếu và dân số già cũng khiến châu Âu kém hấp dẫn với các doanh nghiệp, từ đại gia hàng tiêu dùng P&G đến đế chế hàng xa xỉ LVMH. “Người Mỹ hiện chi tiêu mạnh tay hơn người châu Âu”, Giám đốc Tài chính của Unilever Graeme Pitkethly cho biết hồi tháng 4.

Theo số liệu của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), kinh tế eurozone tăng trưởng 6% trong 15 năm qua, nếu tính theo USD. Trong khi đó, Mỹ tăng tới 82%.

Tăng trưởng yếu và lãi suất cao đang gây sức ép lên hệ thống an sinh xã hội vốn rất hào phóng của châu Âu. Các nhà kinh tế học cho rằng việc các chính phủ tung hàng trăm tỷ USD để trợ giá, giảm thuế nhằm bù đắp chi phí nhiên liệu cao có thể đang kéo lạm phát lên cao hơn.

Vivek Trivedi (31 tuổi) sống tại Manchester (Anh), kiếm được 51.000 bảng (67.000 USD) mỗi năm. Nhưng hiện tại, khi lạm phát ở Anh duy trì trên 10% gần một năm qua, chi tiêu hàng tháng của Trivedi cũng phải điều chỉnh. Anh mua thực phẩm ở những nơi giảm giá và bớt ăn ngoài. Một số đồng nghiệp của Trivedi còn phải tắt sưởi hoàn toàn trong nhiều tháng vì sợ chi phí tăng cao.

Huw Pill – nhà kinh tế học tại Ngân hàng Trung ương Anh hồi tháng 4 cảnh báo người Anh nên chấp nhận rằng họ đang nghèo đi và dừng yêu cầu tăng lương. “Đúng vậy, tất cả chúng ta đều đang nghèo đi”, ông cho biết. Pill giải thích rằng tìm cách bù đắp tăng giá bằng tăng lương sẽ chỉ càng khiến lạm phát thêm nghiêm trọng.

Giới phân tích dự đoán khi chi phí quốc phòng tăng lên và lãi vay ở mức cao, các chính phủ châu Âu sớm muộn cũng sẽ tăng thuế. Thuế tại châu Âu vốn đã ở mức cao so với các nước phát triển khác. Người Mỹ có thể giữ khoảng ba phần tư thu nhập sau khi nộp các loại thuế. Nhưng người Pháp và Đức thì chỉ còn nửa.

Nhiều công đoàn châu Âu đang đấu tranh giảm giờ làm, thay vì tăng lương. IG Metall – công đoàn lớn nhất Đức – đang kêu gọi giữ nguyên mức lương, nhưng tuần chỉ làm 4 ngày. Họ cho rằng tuần làm việc ngắn hơn sẽ cải thiện tâm lý và chất lượng cuộc sống của lao động, đồng thời thu hút nhân lực trẻ.

Kristian Kallio – lập trình viên game tại phía bắc Phần Lan – gần đây đã giảm 20% số giờ làm việc trong tuần, chấp nhận giảm 10% lương. Một phần ba đồng nghiệp của anh cũng chọn cách này. Thời gian rảnh rỗi, anh làm việc mình thích, như nấu ăn và đạp xe đường dài. “Tôi không muốn quay về giờ đi làm như trước kia”, anh nói.

Tại một nhà máy ôtô ở Melfi (Italy), các nhân viên từ nhiều năm nay đã giảm giờ làm, vì nguyên liệu khó kiếm và chi phí năng lượng cao. Số giờ làm gần đây giảm 30% và lương cũng giảm tương ứng. “Lạm phát cao và giá năng lượng đều khiến việc gồng gánh chi phí gia đình thêm khó khăn”, Marco Lomio – nhân viên tại nhà máy cho biết.

Hà Thu (theo WSJ)




Source link

Cùng chủ đề

Italy giới hạn lượng khách tham quan để bảo vệ di sản quý của La Mã

Chính quyền Rome quy định, mỗi ngày sẽ chỉ có 20.000 người được vào tham quan khu khảo cổ Pompeii, nơi lưu giữ những tàn tích tuyệt đẹp của thành phố cổ La Mã ở miền Nam Italy.

Thủ tướng Đức và phe đối lập tranh cãi về thời gian bầu cử sớm

(CLO) Sau khi liên minh ba đảng trong chính quyền của Thủ tướng Đức Olaf Scholz tan rã trong tuần này, ông đã tuyên bố vào thứ Sáu (8/11) rằng ông sẵn sàng thảo luận về việc tổ chức bầu cử sớm. ...

EU ra Tuyên bố Budapest ‘hối hả’ tăng cường khả năng cạnh tranh, thúc đẩy ngành công nghiệp quốc phòng châu Âu độc lập

Các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) ngày 8/11 đã thông qua Tuyên bố Budapest về Thỏa thuận cạnh tranh châu Âu mới trong cuộc họp không chính thức của Hội đồng châu Âu tại Budapest (Hungary), trong đó phác thảo khuôn khổ chiến lược nhằm nâng cao vị thế của khối thông qua các cải cách và sáng kiến mục tiêu.

Nước Đức sẽ làm gì sau khi liên minh cầm quyền tan rã?

(CLO) Sau khi sa thải Bộ trưởng Tài chính và chấm dứt liên minh cầm quyền, Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã đưa ra mốc thời gian có thể cho cuộc bầu cử liên bang sớm. ...

Đây là Hội nghị có thể quyết định tương lai châu Âu trong nhiều thập kỷ

Ngày 7/11, tại thủ đô Budapest của Hungary đã khai mạc Hội nghị thượng đỉnh Cộng đồng Chính trị châu Âu (EPC) lần thứ năm.

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Thứ trưởng Đỗ Hùng Việt đánh giá phiên đối thoại báo cáo UPR của đoàn Việt Nam

Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đỗ Hùng Việt cho biết Việt Nam đã có một phiên đối thoại UPR rất thành công với sự tham gia của đông đảo các nước thành viên Liên hợp quốc. Ngày 10/5 (giờ Thụy Sĩ), Nhóm làm việc về Cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV của Hội đồng Nhân quyền Liên hợp quốc đã đồng thuận thông qua Báo cáo quốc gia UPR của Việt Nam. Chia sẻ với...

Khối sỏi san hô chiếm gần hết thận người phụ nữ

TP HCMBà Phương, 59 tuổi, bị sỏi thận nhiều năm, ba tháng nay đau thắt lưng nhiều hơn, bác sĩ phát hiện khối sỏi san hô 7 cm to gần bằng quả thận. Ngày 9/5, thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Tân Cương, Phó khoa Tiết niệu, Trung tâm Tiết niệu - Thận học - Nam khoa, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM, cho biết khối sỏi san hô nhiều nhánh nằm ở thận phải bệnh nhân, gần...

Venezuela trở thành quốc gia đầu tiên mất tất cả sông băng 

Venezuela từng có 6 sông băng rộng 1.000 km2 vào năm 1910, nhưng chúng nhanh chóng trở thành những vùng băng nhỏ không đủ tiêu chuẩn xếp loại sông băng. Sông băng Humboldt hiện nhỏ đến mức được phân loại là cánh đồng băng. Ảnh: Jorge ferrer Sự biến mất của sông băng cuối cùng, Humboldt, đưa Venezuela về nhất trong cuộc đua trở thành quốc gia đầu tiên trong thời hiện đại chứng kiến toàn bộ sông băng tan...

Cuộc chiến pháp lý dài hơi giữa TikTok với chính phủ Mỹ

TikTok và ByteDance kiện chính phủ Mỹ về đạo luật có thể cấm ứng dụng này, châm ngòi cuộc chiến pháp lý có thể kéo dài đến giữa năm 2025. TikTok và công ty mẹ ByteDance, trụ sở Trung Quốc, ngày 7/5 đệ đơn kiện lên Tòa phúc thẩm liên bang Quận Columbia, sau khi Tổng thống Joe Biden ngày 24/4 ký ban hành Đạo luật Bảo vệ người Mỹ khỏi ứng dụng do đối thủ nước ngoài kiểm...

HLV Văn Sỹ Sơn: ‘V-League cần kiểm tra doping cầu thủ’

Quảng NamSau sự việc năm cầu thủ Hà Tĩnh bị bắt vì sử dụng ma tuý, HLV Văn Sỹ Sơn cho rằng cần tăng cường kiểm tra doping ở V-League. Hôm qua, Công an tỉnh Hà Tĩnh thông cáo về việc bắt giữ 10 người có hành vi tổ chức, sử dụng trái phép chất ma túy diễn ra vào ngày 4/5 tại một khách sạn trên địa bàn thành phố Hà Tĩnh. Trong đó có năm cầu thủ...

Bài đọc nhiều

100 nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2023

Ngoài Nestlé Việt Nam và Abbott, top 5 nơi làm việc quy mô lớn được đánh giá 'tốt nhất Việt Nam' có thêm nhân tố mới Acecook, Coca-Cola, FPT. Tối 23/11 tại TP HCM, Công ty cổ phần Anphabe kết hợp với Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố danh sách những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam năm 2023. Đây là năm thứ 10 đơn vị này công bố danh sách này.Dẫn đầu danh sách...

BMS: Hệ thống quản lý pin cho trung tâm dữ liệu, giải pháp tối ưu giúp quản lý năng lượng

Đối với các trung tâm dữ liệu, sự ổn định của hệ thống điện đóng vai trò thiết yếu trong việc duy trì hoạt động liên tục và bảo vệ dữ liệu. Các sự cố về nguồn điện hoặc lỗi hệ thống pin dự phòng (UPS) có thể gây ra những gián đoạn nghiêm trọng, dẫn đến thiệt hại về thời gian và tài chính. Đó là lý do tại sao Hệ thống Quản lý Pin (Battery Management System...

Ngày hội Việt Nam Xanh: Thúc đẩy lối sống xanh, tiêu dùng xanh

Sáng nay (9-11) Ngày hội Việt Nam Xanh khai hội tại Nhà văn hóa Thanh niên (số 4 Phạm Ngọc Thạch, quận 1, TP.HCM), mở ra hai ngày hội hè tưng bừng trong không gian xanh giữa trung tâm TP.HCM với hàng loạt hoạt động xuyên suốt đến hết ngày 10-11. ...

Bã cà phê, vỏ hàu, bột đá thành trang phục cao cấp, đến Ngày hội Việt Nam Xanh mà xem

Bã cà phê, vỏ hàu, bột đá… tưởng chừng là rác thải được Công ty CP kết nối thời trang Faslink hô biến thành những trang phục cao cấp độc đáo. Mang thông điệp về thời trang tuần hoàn tới lễ hội, ông Phước...

Ấn tượng với không gian xanh của Vinamilk tại Ngày hội Việt Nam Xanh

Ngày hội Việt Nam Xanh đã khai hội tưng bừng vào sáng 9-11 với sự tham gia của đông đảo người dân và doanh nghiệp. Trong đó, Vinamilk là một trong những đơn vị tích cực hưởng ứng với không gian xanh ấn tượng và nhiều hoạt động ý nghĩa. ...

Cùng chuyên mục

‘Một đất nước ai ai cũng làm việc thì không có lý do gì không phát triển’

Đó là quan sát và nhận định của một doanh nhân người Nga khi đến làm việc tại Việt Nam ít năm trước, và thực tế đã chứng minh ông đúng. Học được gì từ Hàn Quốc?Từ góc độ người nước ngoài làm việc...

Cục Thuế trả lời vụ tiền đất tăng đột biến ở Nha Trang do tỉnh chưa có chỉ đạo khác

Cục Thuế tỉnh Khánh Hòa vừa có văn bản trả lời việc chủ dự án ở TP Nha Trang xin nộp tiền đất theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương nhưng không được. Sau khi Tuổi Trẻ Online đăng bài "Vì...

Khép lại Ngày hội Việt Nam Xanh, trao giải Tuổi Trẻ Start-up Award 2024 và Tái tạo xanh

Sau hai ngày hội, Ngày hội Việt Nam Xanh đã chính thức khép lại tối 10-11 với những con số ấn tượng, những đơn hàng xanh đã được kết nối, thúc đẩy xu hướng tiêu dùng xanh, sản xuất xanh. Thêm chuyên mục, tăng trải nghiệm với Tuổi Trẻ Sao ...

Lo ngại giá giảm, nông dân đua nhau bán cà phê tươi

Lo ngại giá giảm, nhiều nông dân tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước… tranh thủ hái cà phê để bán tươi ngay đầu vụ. Theo nhiều chuyên gia, giá cà phê khả năng vẫn tốt vì cung đang thiếu cầu. Hơn một tuần...

Quản lý thuế đối với các sàn TMĐT xuyên biên giới chưa được cấp phép như thế nào?

(PLVN) - Các nhà quản lý sàn TMĐT có trách nhiệm đăng ký, tự tính, tự khai, tự nộp thuế trực tiếp thông qua Cổng TTĐT của Tổng cục Thuế … Trước băn khoăn của dư luận về việc quản lý thuế đối với các sàn TMĐT xuyên biên giới đang hoạt động tại Việt Nam nhưng chưa đăng ký cấp phép, thông tin với báo chí hôm 8/11, đại diện Bộ Tài chính cho biết, hoạt động kinh doanh...

Mới nhất

Góp sức xây dựng Tiểu vùng Mê Công mở rộng phát triển bền vững và thịnh vượng

Dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tham dự các hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính có các phát biểu quan trọng, vừa đúc kết những bài học kinh nghiệm vừa chỉ ra hướng đi phù...

Kon Tum cho thuê hơn 175.618 m2 đất thực hiện Dự án Thủy điện Đăk Tô 1

UBND tỉnh Kon Tum vừa quyết định cho Công ty TNHH Thủy điện Đak Lô 1-3 thuê 175.618,11 m2 đất tại thôn Măng Krí, xã Ngọk Tem, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum để xây dựng Thủy điện Đăk Lô 1. Kon Tum cho thuê hơn 175.618 m2 đất thực hiện Dự án Thủy điện Đăk Tô 1UBND tỉnh Kon...

Mê “chất sống hàng hiệu”, cư dân tấp nập đổ về San Hô

Được bao quanh bởi “thiên đường vui chơi - giải trí - nghỉ dưỡng” đa trải nghiệm, phân khu San Hô - Vinhomes Ocean Park 2 được khách hàng ưa chuộng vì nhìn thấy “chất sống hàng hiệu” vừa tiện nghi, hiện đại, vừa tĩnh tại, an nhiên. Mê “chất sống hàng hiệu”, cư dân tấp nập đổ về San...

Chưa xuất hiện cổ đông nước ngoài tại hãng bay Vietravel Airlines

Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không vừa được Bộ GTVT cấp lại cho Vietravel Airlines, toàn bộ cổ đông của hãng bay du lịch này đều là các pháp nhân trong nước. Chưa xuất hiện cổ đông nước ngoài tại hãng bay Vietravel Airlines Giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không vừa được Bộ GTVT cấp lại...

Thúc đẩy hợp tác giáo dục và tăng cường dạy học tiếng Việt tại Hungary

Sau chuyến thăm và làm việc tại Ba Lan, đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) do Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng làm trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc...

Mới nhất