Trang chủDestinationsQuảng NinhNgười chăn nuôi thua lỗ nặng

Người chăn nuôi thua lỗ nặng


Giá thành chăn nuôi tăng cao, giá đầu ra lại giảm kéo dài khiến người chăn nuôi điêu đứng, thua lỗ nặng buộc phải “treo chuồng”.

Tiêu thụ gia cầm giảm

Có nhiều thời điểm giá bán sản phẩm chăn nuôi gia cầm chỉ bằng 2/3 giá thành, khiến nhiều doanh nghiệp, trang trại đứng trước nguy cơ phá sản. Hàng nghìn cơ sở chăn nuôi đã giảm quy mô sản xuất hoặc phải tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài.

Nguyên nhân bởi thức ăn chăn nuôi và nguyên liệu nhập khẩu là chi phí hiện chiếm 60 – 75% tỷ trọng trong cơ cấu giá thành sản phẩm chăn nuôi. Giá thế giới lên chi phí trong nước cũng lên, trong khi giá bán trong nước liên tục giảm vì sức mua hạn hẹp.

Bà Hoa là tiểu thương bán gà tại chợ dân sinh Khương Đình, Hà Nội. Chợ đầu mối gia cầm Hà Vỹ là nơi bà thường xuyên lấy gà về bán lẻ. Trước đến mối hàng quen, bà lựa chọn mua bán thường rất nhanh nhưng giờ cầm gà lên rồi đặt xuống nhiều lần bà mới quyết định cân vài con.

“Hàng ngày có thể bán 15 – 20 con nhưng bây giờ chỉ được vài con thôi. Hôm nào đắt hàng chỉ được chục con, hôm nào không đắt hàng thì được mấy con thôi”, bà Nguyễn Thị Hoa chia sẻ.

Người chăn nuôi thua lỗ nặng - Ảnh 1.
Hàng nghìn cơ sở chăn nuôi đã giảm quy mô sản xuất hoặc phải tạm ngừng hoạt động do thua lỗ kéo dài. Ảnh minh họa.

Theo các tiểu thương kinh doanh tại chợ Hà Vỹ, lượng gà tại các trang trại hiện còn nhiều. Nhập về bán giá thấp nhưng tiêu thụ lại rất chậm, mà trong những ngày nắng nóng, vận chuyển, kinh doanh sẽ bị ảnh hưởng nhiều.

Ông Lê Ngọc Giang – Tiểu thương kinh doanh tại Chợ Đầu mối gia cầm Hà Vỹ, Hà Nội cho biết: “Lượng tiêu thụ năm nay bằng nửa năm ngoái. Năm ngoái ngày vài tấn, năm nay chỉ một nửa”.

Bà Lê Thị Yến – Tiểu thương kinh doanh tại Chợ Đầu mối gia cầm Hà Vỹ, Hà Nội cho hay: “Bắt một buổi mà phải bán 2 – 3 ngày mới hết được. Nắng nên gà hao cân lắm, không có lãi đâu”.

Chợ đầu mối gia cầm Hà Vĩ là nơi cung cấp lượng lớn gia cầm cho các tỉnh thành khu vực miền Bắc. Theo Ban Quản lý chợ, những tháng trước, trung bình mỗi ngày lượng tiêu thụ gia cầm khoảng 45 – 50 tấn, nhưng hiện tại con số này giảm gần một nửa, chỉ khoảng 25 – 30 tấn.

Giá bán gia cầm đang thấp dưới giá thành

Nếu như cách đây 10 năm, cả nước có tới 10 triệu hộ chăn nuôi, hiện nay chỉ còn chưa tới 2 triệu hộ. Trước những khó khăn kéo dài, tình trạng “treo chuồng” hàng loạt tái diễn ở nhiều địa phương.

Chăn nuôi gà là nghề đã gắn bó với gia đình bà Cấn Thị Quy (phường Trung Sơn Trầm, thị xã Sơn Tây, Hà Nội) từ nhiều năm nay. Giống gà mà bà nuôi là gà mía bản địa và tổng đàn luôn duy trì 6.000 con

Bà Quy cho biết, thời điểm này năm ngoái, chăn nuôi gia cầm mang lại lợi nhuận cao cho các hộ nuôi. Gà chưa đến lứa xuất chuồng thương lái đã đặt mua với giá từ 95.000 – 105.000 đồng/kg Tuy nhiên, thời điểm này các hộ nuôi lại thua lỗ nặng.

“Tại thời điểm này người chăn nuôi đang rất vất vả về vấn đề giá cả. Như nhà tôi giá gà sản xuất ra là 85.000 đồng/kg, trong khi đó giá bán ra chỉ 70.000 – 75.000 đồng/kg. Như vậy, nhà tôi bán lỗ tại cửa chuồng là 15.000 – 17.000 đồng/kg”, bà Quy cho biết.

Một số doanh nghiệp lớn vừa sản xuất thức ăn chăn nuôi, vừa chăn nuôi với tổng đàn lớn cũng không tránh khỏi tình trạng thua lỗ. Giá bán đang ở mức 70 – 75% giá thành chăn nuôi nhưng khó khăn nhất vẫn là khâu tiêu thụ. Chăn nuôi thua lỗ, các hộ nuôi giảm đàn thậm chí treo chuồng và theo đó đầu ra của thức ăn chăn nuôi cũng bị giảm theo.

“Năm 2021, chúng tôi đã nuôi quy mô tổng đàn là 4 triệu con. Nhưng hiện nay do 3 năm liền thua lỗ, chúng tôi chỉ còn quy mô 2 trại, trong đó tại Bắc Giang chúng tôi nuôi 60.000 con. Trước đây chúng tôi sản xuất và cung ứng thức ăn chăn nuôi tới 12.000 tấn/tháng nhưng bây giờ chỉ còn 3.000 tấn/tháng”, ông Bùi Đức Huyên – Tổng giám đốc Công ty cổ phần dinh dưỡng Việt Tín nói.

Người chăn nuôi thua lỗ nặng - Ảnh 2.
Nếu như cách đây 10 năm, cả nước có tới 10 triệu hộ chăn nuôi, hiện nay chỉ còn chưa tới 2 triệu hộ. Ảnh minh họa.

Ông Nguyễn Thanh Sơn – Chủ tịch Hiệp hội Gia cầm Việt Nam nhận định: “Do khủng hoảng của COVID-19 kéo dài, ảnh hưởng của bão giá thức ăn chăn nuôi và đặc biệt là do ảnh hưởng của khối lượng lớn thịt gà nhập khẩu thị trường tiêu thị sản phẩm gia cầm vốn đã khó lại càng khó hơn”.

Sẽ cần nhiều giải pháp bình ổn để chống đứt gãy và ổn định ngành chăn nuôi cả trước mắt và lâu dài. Khâu chế biến sâu còn yếu, thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi tồn tại nhiều bất cập trong việc kết nối giữa sản xuất và thị trường, hiện khâu trung gian có nhiều lợi nhuận nhất. Ngoài ra việc kiểm soát nguồn cung để bảo vệ sản xuất trong nước cũng cần được đặc biệt quan tâm.

Trước phản ánh của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam về tình trạng vận chuyển, buôn bán gia cầm nhập lậu, Thủ tướng đã có công điện hỏa tốc yêu cầu chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố, nhất là các địa phương giáp biên giới, tăng cường kiểm soát gia cầm vận chuyển trái phép vào Việt Nam. Trường hợp phát hiện các lô hàng gia cầm, sản phẩm gia cầm nhập khẩu bất hợp pháp phải thực hiện tái xuất hoặc tiêu hủy ngay; xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm.





Nguồn

Cùng chủ đề

Hiểm họa từ hiệu ứng nhà kính trong chăn nuôi

Gây biến đổi khí hậu, đe dọa an ninh lương thực  Hiệu ứng nhà kính trong chăn nuôi là hiện tượng gia tăng lượng khí nhà kính, chủ yếu là khí metan (CH4) và nitrous oxide (N2O) do các hoạt động chăn nuôi gây ra. Việt Nam là một nước có số lượng đầu gia súc gia cầm lớn trong khi đó phương thức chăn nuôi nhỏ lẻ, chăn nuôi tận dụng tỷ lệ còn cao (trên 50%) nên...

tiên phong đưa giống mới vào sản xuất

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi, Thủy sản và Thú y Hà Nội, Hà Nội là TP có tổng đàn bò lớn nhất trong khu vực Đồng bằng sông Hồng. Từ năm 2012 đến nay, thực hiện chương trình thụ tinh nhân tạo bò miễn phí, thành phố đã đưa các giống bò mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất. Chất lượng đàn bò đã được nâng lên rõ rệt. Tỷ lệ thụ...

Tăng cường quản lý kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật

UBND tỉnh vừa có công văn đến Sở Nông nghiệp và PTNT và UBND các huyện, thị, thành phố trong tỉnh về tăng cường quản lý kiểm dịch vận chuyển, kiểm soát giết mổ động vật, đảm bảo vệ sinh thú y. Theo đó, UBND tỉnh giao Sở Nông nghiệp và...

Chăn nuôi trong nước điêu đứng vì thịt ngoại ồ ạt tràn vào Việt Nam

Tình trạng nhập khẩu ồ ạt thịt gia súc, gia cầm vào Việt Nam đã khiến ngành chăn nuôi trong nước gặp nguy hiểm. Liệu các loại thịt nhập ngoại này có an toàn? Thịt ngoại giá rẻ đang được bán tràn ngập thị trường có an toàn? Trả lời câu hỏi của PV về việc tại sao ngành thú y để thịt ngoại được "thả nổi" cho nhập khẩu vào Việt Nam cạnh tranh khốc liệt với các sản...

Tăng cường kiểm tra, kiểm soát vận chuyển heo trên địa bàn tỉnh

Sở Nông nghiệp và PTNT vừa có công văn đề nghị các địa phương trong tỉnh tăng cường quản lý, kiểm soát giết mổ động vật bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm. Trong đó tập trung chỉ đạo các phòng, ban liên quan phối hợp với...

Nổi bật

Mới nhất

Cùng tác giả

Triển khai công tác tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh

Chiều 17/8, tại Bộ CHQS tỉnh, Tiểu ban diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng tổ chức hội nghị hiệp đồng triển khai công tác chuẩn bị tổ chức diễu binh, diễu hành, biểu dương lực lượng kỷ niệm 60 năm Ngày thành lập tỉnh Quảng Ninh 30/10 (1963 - 2023). Đồng chí Đại tá Lê Trọng Hòa, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ CHQS tỉnh, Phó trưởng Tiểu ban chủ trì hội nghị. Tham dự...

Đã tạo ra bước đột phá mới trong phát hiện, xử lý tham nhũng, tiêu cực

Chiều 16/8, Ban Nội chính Trung ương tổ chức thông báo kết quả Phiên họp thứ 24 của Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực. Ngày 16/8, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ 24 để thảo luận, cho ý kiến về kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2023 và nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng,...

Quảng Ninh và Ninh Bình thúc đẩy hợp tác, kết nối cùng phát triển

Ngày 16/8, Đoàn công tác của Tỉnh ủy Ninh Bình do đồng chí Đoàn Minh Huấn, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy làm trưởng đoàn đã đến thăm và trao đổi kinh nghiệm với tỉnh Quảng Ninh về xây dựng Đảng và hệ thống chính trị, cải cách thủ tục hành chính, phát triển du lịch, xúc tiến và thu hút đầu tư. Làm việc với đoàn có các đồng chí: Nguyễn Xuân Ký, Ủy...

Loạt phim Hollywood sắp ra mắt có sự góp mặt của ‘đả nữ’ Việt

Việt Nam "đóng góp" hai cái tên khá quen thuộc của giới võ thuật trong nước, gồm Nhung Kate và Ngô Thanh Vân, cho hai phim có thương hiệu hoặc là chủ đề “nóng” đang được quan tâm hiện nay. Sự góp mặt của các nữ diễn viên cho thấy nỗ lực của các tài năng Việt Nam trong việc vươn ra thế giới, góp mặt vào các dự án được chú ý. Hai bộ phim dưới đây sẽ...

Quan tâm tạo nguồn, phát triển đảng viên ngành Y tế

Thời gian qua, công tác phát triển đảng viên trong đơn vị sự nghiệp y tế luôn được cấp ủy, tổ chức đảng toàn tỉnh quan tâm chỉ đạo, đạt kết quả tích cực. Tuy nhiên, số đảng viên kết nạp mới trong ngành chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. Hiện ngành Y tế Quảng Ninh có 30 đơn vị sự nghiệp với gần 8.000 viên chức, người lao động. Xác định công tác phát triển đảng...

Bài đọc nhiều

Cùng chuyên mục

Nhà trình tường của người Sán Chỉ – nét đặc trưng văn hóa độc đáo

Nhà trình tường là một trong những biểu tượng văn hóa đặc trưng của nhiều dân tộc thiểu số ở Việt Nam, trong đó có người Sán Chỉ. Những ngôi nhà này không chỉ là nơi cư trú mà còn mang đậm dấu ấn về lối sống, phong tục tập quán và sự khéo léo của người dân. Cũng như các dân tộc khác, người Sán Chỉ sử dụng chủ yếu các vật liệu có sẵn trong tự nhiên để...

Lễ hội đình Trà Cổ – di sản bất biến

        Lễ hội Đình Trà Cổ là một trong những lễ hội truyền thống đặc sắc và mang đậm bản sắc văn hóa của người dân vùng biên Móng Cái, Quảng Ninh. Được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp Quốc gia, lễ hội không chỉ là dịp để người dân địa phương tưởng nhớ đến các vị thần linh, tổ tiên mà còn là cơ hội để cộng đồng sum họp,...

Soóng Cọ trong đời sống thường ngày của người Sán Chỉ

Soóng Cọ là một nét văn hóa đặc sắc và độc đáo của người Sán Chỉ, gắn liền với đời sống tinh thần của họ từ bao đời nay. Đây không chỉ là một điệu hát mà còn là một phong tục, một cách để người Sán Chỉ giao tiếp, thể hiện tình cảm và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

Bảo tồn điệu hò giã ruốc Quảng Ninh

Hò giã ruốc là một điệu hò lao động truyền thống của người dân Quảng Ninh, gắn liền với nghề làm muối từ thời xa xưa. Điệu hò này thường được cất lên bởi những người phụ nữ khi họ đang giã ruốc, một loại gia vị được làm từ cá biển. Hò giã ruốc có giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết, thể hiện sự vất vả, nhọc nhằn của người phụ nữ trong công việc mưu sinh. Tuy nhiên,...

Những nghệ nhân thổi hồn vào than đá

Than đá Quảng Ninh không chỉ là sản phẩm đồ mỹ nghệ hay là nguồn thu nhập cho những người thợ làm ra nó. Ở than đá còn là nguồn cảm hứng sáng tác nghệ thuật đặc biệt cho những người nghệ sĩ vùng đất mỏ. Họ đam mê đến trọn đời với nghệ thuật than đá, họ tìm thấy trong than một vẻ đẹp đắm đuổi tiềm ẩn, mê mẩn với trường phái nghệ thuật mà mình theo...

Mới nhất

Quân chủng Phòng không – Không quân tổng kết Thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm...

(Bqp.vn) - Sáng 17/9, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) tổ chức Hội nghị Tổng kết Thi hành Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng năm 2015 (sau đây gọi tắt là Luật). Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với các điểm cầu...

200 ngày bứt tốc hoàn thành nhà ga T3 sân bay Tân Sơn Nhất

Chiều 17/9, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) tổ chức lễ sơ kết thi đua 120 ngày đêm hoàn thành kết cấu thép mái chính nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế (sân bay) Tân Sơn Nhất, đồng thời tiếp tục phát động 90 ngày đêm hoàn thành toàn bộ mái, tường kính và...

Rút kinh nghiệm thành lập Quân đoàn 12

Ngày 17/9, tại Hà Nội, Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì Hội nghị rút kinh nghiệm thành lập Quân đoàn 12. ...

Vụ khay cơm “bèo bọt”: Các giáo viên mầm non bật khóc khi đối thoại với Chủ tịch huyện

Để các giáo viên thoải mái trao đổi, buổi đối thoại này không có sự tham dự của Ban giám hiệu nhà trường, chủ tịch, phó chủ tịch công đoàn, lãnh đạo Ban thanh tra nhân dân, các...

Tạo chuyển biến về chất lượng giáo dục đại học

Sinh viên Trường đại học Phenikaa thực hành nghiên cứu khoa học. Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, năm học vừa qua, ngành Giáo dục đẩy mạnh triển khai quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục đại học, thực hiện tự chủ đại học, nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực gắn...

Mới nhất