Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước và sự hỗ trợ tích cực của cấp ủy đảng, chính quyền địa phương nên cuộc sống của đồng bào dân tộc Bố Y tại xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang đang ngày một đổi thay tích cực. Đặc biệt, đồng bào đã thay đổi tư duy, nhận thức, không còn trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ mà đã chủ động vươn lên xóa đói, giảm nghèo, xây dựng cuộc sống mới.Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Chiều 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khởi công dự án nhà ở xã hội Golden Square Lào Cai tại phường Bắc Lệnh, thành phố Lào Cai.Chiều tối 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Đoàn công tác đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai, đánh giá tình hình, kết quả triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế – xã hội năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới.Chiều ngày 22/12, trong chương trình công tác tại Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã khảo sát phương án xây dựng, hướng tuyến đường sắt Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng kết nối Việt Nam với Trung Quốc.Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai và tặng quà một số gia đình giáo dân nhân dịp Giáng sinh.Những năm qua, Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS trên địa bàn khu vực biên giới biển của tỉnh Sóc Trăng luôn phát huy vai trò của mình trong các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân tích cực tham gia bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới. Đồng thời, họ còn là những “cột mốc sống” mẫu mực chung tay xây dựng, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc.Xác định công tác giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ quan trọng, triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025, huyện Tràng Định, tỉnh Lạng Sơn đã tập trung xây dựng nhiều kế hoạch, mục tiêu, chỉ tiêu, cùng với những giải pháp cụ thể để thực hiện. Trong đó, huyện chú trọng tập trung nguồn lực đầu tư cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho người dân, từng bước giảm thiếu hụt các dịch vụ xã hội cơ bản cho người nghèo. Xung quanh vấn đề này, phóng viên Báo Dân tộc và Phát triển đã có cuộc trao đổi với ông Chu Việt Hà, Trưởng phòng Lao động Thương binh-xã hội-Dân tộc (LĐTBXH-DT) huyện Tràng Định.Bản tin tổng hợp của Báo Dân tộc và Phát triển. Bản tin sáng ngày 21/12, có những thông tin đáng chú ý sau: Đưa dân vũ vào đời sống đương đại. Tiềm năng du lịch xanh ở Bình Thuận. Viên ngọc thô đang dần tỏa sáng. Cùng các tin tức thời sự khác trong vùng đồng bào DTTS và miền núi.Nhân dịp Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), sáng 22/12, Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng, Hội Chữ thập đỏ thị xã Vĩnh Châu và chính quyền địa phương tổ chức nhiều hoạt động thiết thực, ý nghĩa chăm lo cho gia đình chính sách, hộ gia đình khó khăn trên địa bàn khu vực biên giới biển thuộc địa bàn xã Lai Hòa và Vĩnh Tân, thị xã Vĩnh Châu.Chào mừng kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024) và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989-22/12/2024), sáng ngày 22/12, Đồn Biên phòng Lai Hòa phối hợp với Hội Phụ nữ Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng và chính quyền địa phương tổ chức bữa cơm tri ân Liệt sĩ tại gia đình Mẹ Việt Nam Anh hùng Lê Thị Hai, xã Lai Hòa, thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng).Theo thông tin từ Cục Bảo vệ thực vật, Việt Nam và Mỹ đang đàm phán về biện pháp kiểm dịch thực vật với trái chanh dây tươi. Dự kiến sau khi quá trình này hoàn thành, Việt Nam sẽ có thêm sản phẩm chanh dây xuất khẩu sang thị trường Mỹ vào năm 2025.Lượt trận cuối bảng B AFF Cup 2024, Đội tuyển Việt Nam tiếp đón Myanmar trên sân vận động Việt Trì (Phú Thọ). Trong trận đấu này, Đội tuyển Việt Nam đã dễ dàng đánh bại đối thủ với tỉ số 5-0 cùng màn ra mắt ấn tượng của cầu thủ nhập tịch Nguyễn Xuân Son.Sáng 22/12, tại thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ khánh thành Dự án tái thiết Khu dân cư: thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; thôn Nậm Tông, xã Nậm Lúc và thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà, tỉnh Lào Cai.
Nói về điều kiện kinh tế của người Bố Y, Chủ tịch UBND xã Quyết Tiến-ông Nguyễn Việt Tiến cho biết: Toàn xã có 180 hộ, với 626 nhân khẩu sinh sống tại các thôn Nậm Lương, Tân Tiến, Lùng Thàng, Bó Lách… Trong đó, tập trung đông nhất tại thôn Nậm Lương, với 110 hộ và 321 nhân khẩu. Đời sống kinh tế của đồng bào dân tộc Bố Y tại địa phương tương đối ổn định, từ lao động sản xuất tự cung tự cấp, đến nay nhiều hộ gia đình đã chuyển đổi sang hướng sản xuất hàng hóa; thu nhập bình quân từ 3-5 triệu đồng/tháng/hộ gia đình. Nguồn thu chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt và trồng rau củ các loại. Nhìn vào tỷ lệ hộ nghèo toàn xã, có thể thấy đời sống đồng bào dân tộc Bố Y đã có những khởi sắc.
Đặc biệt, những năm gần đây, nhờ nguồn lực hỗ trợ từ các Chương trình mục tiêu quốc gia: Nông thôn mới; Giảm nghèo bền vững và Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế – xã hội vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021 – 2030, giai đoạn I từ 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) mà đời sống văn hoá, tinh thần, kinh tế của người Bố Y ở Quyết Tiến càng có nhiều chuyển biến tích cực.
Theo báo cáo của địa phương, thực hiện Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế – xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016 – 2025, cán bộ và Nhân dân xã Quyết Tiến đã tiến hành xây dựng 2 tuyến đường bê tông dài 3km với tổng kinh phí hơn 3,7 tỷ đồng tại thôn Nậm Lương; Hỗ trợ 07 hộ gia đình đồng bào dân tộc Bố Y xây dựng và sửa chữa nhà ở theo nguồn vốn của Chương trình MTQG Giảm nghèo bền vững, với tổng kinh phí hơn 240 triệu đồng; Mở lớp truyền dạy văn hóa truyền thống, mua sắm trang thiết bị nhà văn hóa dân tộc Bố Y thông Nậm Lương, thôn Hoàng Lan…
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc tại địa phương, cũng còn có những vướng mắc nhất định. Cụ thể, đồng bào dân tộc Bố Y ở xã Quyết Tiến là một trong 14 dân tộc có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 – 2025 theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính Phủ; là đối tượng thụ hưởng nguồn lực đầu tư, hỗ trợ từ Tiểu dự án 1 – Dự án 9 thuộc Chương trình MTQG 1719, nhưng do Quyết Tiến là xã khu vực I, không thuộc địa bàn đầu tư của Tiểu dự án, cho nên, đồng bào dân tộc Bố Y ở xã Quyết Tiến vẫn chưa được thụ hưởng nguồn lực đầu tư trực tiếp từ chính sách dành cho dân tộc có khó khăn đặc thù.
Cũng theo Chủ tịch UBND xã Nguyễn Việt Tiến: Cùng với thay đổi về đời sống kinh tế, trình độ nhận thức, mặt bằng dân trí của người Bố Y có nhiều chuyển biến tích cực. Con em đồng bào Bố Y được Nhà nước quan tâm hỗ trợ học phí và nhiều chính sách ưu tiên khác.
Hiện tại, trong cộng đồng dân tộc Bố Y tại địa phương có 01 thạc sĩ; 26 người có trình độ đại học, cao đẳng; 30 người có trình độ trung cấp. Số lượng người Bố Y tham gia công tác xã hội cũng đang dần tăng lên.
Đặc biệt, xã Quyết Tiến cũng là một trong những địa phương của huyện Quản Bạ luôn quan tâm, chú trọng giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Nhất là việc bảo tồn và phát huy trang phục dân tộc Bố Y.
Một người dân ở xã cho biết, dân tộc Bố Y thường mặc áo ngắn năm thân, xẻ nách phải. Viền cổ áo, ống tay áo được khâu hay thêu trang trí hoa văn sặc sỡ. Trang phục phụ nữ Bố Y đẹp và đặc sắc hơn trang phục nam giới, là nhờ chiếc khăn đội đầu, váy và tạp dề phía trước. Váy của phụ nữ Bố Y được dệt nhiều màu sắc như xanh, đỏ, tím, ghi và chàm…Thường trong những dịp quan trọng, đồng bào Bố Y đều mặc trang phục truyền thống.
Nhờ chính sách hỗ trợ, hầu hết phụ nữ Bố Y đều biết dệt vải, tự may trang phục truyền thống. Mỗi bộ trang phục mất thời gian khoảng 10 ngày để hoàn thiện. Bên cạnh đó, ngay từ năm 2015, Nhà văn hóa cộng đồng dân tộc Bố Y cũng đã được xây dựng tại thôn Nậm Lương theo lối truyền thống của đồng bào.
Trên hành trình thăm cao nguyên đá, du khách có thể dừng chân, khám phá và tìm hiểu hơn 60 hiện vật, hình ảnh về các đồ dùng sinh hoạt, văn hóa về đời sống, lao động sản xuất và tinh thần của dân tộc Bố Y. Từ đó, du khách có thể hiểu một cách khái quát về cuộc sống của người Bố Y nơi Công viên địa chất toàn cầu.
Có thể thấy, việc triển khai các chính sách hỗ trợ cho đồng bào DTTS trong thời gian gian qua, đã góp phần làm thay đổi tích cực đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào Bố Y ở Quản Bạ, Hà Giang. Điều ấn tượng là, hiện nay đồng bào Bố Y không còn tồn tại tư tưởng trông chờ, ỷ lại vào các chính sách hỗ trợ của Nhà nước, mà rất chủ động vươn lên để xóa đói giảm nghèo, cùng chung sức xây dựng quê hương ngày một phát triển.
Nguồn: https://baodantoc.vn/nguoi-bo-y-voi-cuoc-song-moi-tren-cao-nguyen-da-ha-giang-1734782443200.htm